Nhân Vật Nữ Với Những Nghịch Lý Tình Yêu Và Số Phận:



CHƯƠNG 3


MÔT

́ THỦ PHÁ P NGHỆ THUÂT

TRONG TRUYÊN

NGẮ N

TRẦN THÙ Y MAI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

3.1. Nhân vât

trong truyên

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 9

ngắ n Trần T hùy Mai.

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Không nói quá rằng: phụ nữ là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của văn học Việt Nam nói chung và là một nội dung nổi bật của văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới nói riêng. Có thể nói, chưa bao giờ người phụ nữ lại dành được sự quan tâm lớn của đông đảo người cầm bút như hôm nay. Sự “lên ngôi” của người phụ nữ trong văn xuôi đổi mới như nói trên là một kết quả hợp lý và là sự gặp gỡ, sự cộng hưởng giữa nỗ lực đổi mới của nhà văn và hiện thực cuộc sống đất nước ta sau chiến tranh và nhất là khi bước sang thời “mở cửa”. Bởi nếu như nói “chiến tranh không mang khuôn mặt đàn bà”[51], chốn của họ là nơi im tiếng súng. Để cổ vũ cho sức mạnh dân tộc trong chiến tranh thì tốt nhất nên nói về những đấng nam nhi, những trang hào kiệt. Còn để nói chuyện đời thường, chuyện thế sự đời tư thì còn cách nào hơn là nói chuyện đàn bà. Mặt khác, thời nào cũng vậy, nếu người đàn ông dũng cảm, mưu trí xông pha trên chiến trường để viết nên bản hùng ca chiến trận thì người đàn bà lại lặng lẽ hát khúc âu ca nhắc nhở về hạnh phúc chân chính của con người nơi cuộc sống đời thường. Chỉ cần điểm qua một số tác phẩm ta cũng phần nào thấy được thế giới phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn hôm nay đa dạng và đa sự. Không chỉ là những người đàn bà viết văn mới trình bày được trên trang giấy những gì thuộc về giới mình như truyện ngắn: Những người đàn bà

bên sông (Thùy Dương); Người đàn bà đứng trước gương; Và anh, một phần ba của cuộc

63


đời em; Đàn bà sinh ra trong bóng đêm; Người đàn bà và những giấc mơ; Người đàn bà có ma lực; Ước mơ của cô bán hàng rong; I am đàn bà, đàn bà xấu thì không có quà; Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban); Thời thiếu nữ (Cẩm La); Hồn trinh nữ, Góa phụ đen, Hành trang của người đàn bà Âu Lạc (Võ Thị Hảo); Người đẹp xóm chùa (Đoàn Lê); Em lấy chồng xa (Kim Loan); Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ); Tập yêu chồng (Phạm Thái Lê); Người đàn bà tên Hạ (Thùy Dương); Linh (Ngô Thị Bích Hạnh); Phượng (Lý Lan); Hạnh (Nguyễn Thị Minh Dậu); Ngày cuối cùng của Thị Lộ (Trần Thị Trường),.vv... mà cả những người đàn ông viết văn cũng không thể sao nhãng một nửa thế giới thể hiện qua những tác phẩm như: Người đàn bà trên đảo (Hồ Anh Thái); Người đàn bà trên bãi tắm (Dương Hướng); Mẹ già, Gái có con, Chọn chồng (Ma Văn Kháng); Người đàn bà tóc trắng (Nguyễn Quang Thiều); Tâm hồn mẹ, Con gái thuỷ thần, Nguyễn Thị Lộ (Nguyễn Huy Thiệp), .v.v…Chúng ta đã được gặp gỡ đủ loại phụ nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ. Bằng kinh nghiệm bản thân, các nhà văn đã phô bày đời sống của người phụ nữ ở tầng sâu bản thể. Họ đem đến cho văn học những trải nghiệm mới, những hiểu biết mới về người phụ nữ. Và đây cũng là nhân vật trung tâm trong sáng tác của Trần Thùy Mai.


3.1.1. Nhân vật nữ với những nghịch lý tình yêu và số phận:


Ở những phần trước, chúng tôi đã có dịp phân tích kiểu nhân vật đời thường, nhỏ bé, những người phu ̣nữ có hoàn cảnh trớ trêu , bất hạnh trong tình yêu, ở phần này chúng tôi xin đi sâu vào các khía cạnh khác nhau trong các kiểu nhân vật được xem là đặc biệt trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.


Kiểu nhân vật nữ bứt phá, “nổi loạn”:


Chúng tôi cho rằng đây là kiểu nhân vật tiêu biểu thể hiện phong cách sáng tạo của Trần Thùy Mai. Sự bứt phá, nổi loạn không thể hiện ở hình thức bên ngoài, đó có thể là Nguyệt (Quỷ trong trăng) “không đẹp. Mọi nét trên khuôn mặt đều tầm thường (…) chân cô lại có tật hơi cà nhắc, bước đi khập khiễng”, có thể là Akiko (Thuốc ba màu) với ấn tượng kỳ lạ: “sự phối hợp giữa mảnh mai và tròn trĩnh, với khuôn mặt, mái tóc cuốn tròn, chiếc cổ cao mảnh dẻ và đôi mắt to đen”, không kể đến chuyện hình thức xinh hay xấu, sự bứt phá

64


nổi loạn nằm ở bên trong con người họ. Có những người phụ nữ là “Trăng nơi đáy giếng”, lặng lẽ tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn, đức hy sinh, nhường nhịn; Có những người phụ nữ là “Quỷ trong trăng”, cái dịu dàng của ánh trăng kia tựa bản tính muôn đời của thiên tính nữ vẫn tiềm ẩn những điều không thể lường trước, họ đã có những phút giây sống cho mình, bằng cả hành động hay có khi chỉ là trong tâm tưởng. Chợt nhớ nhà văn Phùng Quán từng viết: “Nắng, bùn hoá đá. Mưa, đá hoá bùn/ Sông dịu dàng như dáng một lưỡi gươm/ Những người nhút nhát tự thiêu khi nổi giận”. Ở góc độ nào đó, nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai rất đúng với điều đó. Đến với tác phẩm “Quỷ trong trăng” trong cách viết truyện đậm nét hiện đại pha màu sắc huyền ảo, chúng ta bắt gặp mẫu người điển hình cho kiểu phụ nữ bứt phá, nổi loạn. Trần Thùy Mai tâm sự: “Tôi viết Quỷ trong trăng với ý niệm muốn phác hoạ một “chân dung Huế’’ tiêu điều và buồn lạnh ngày xưa. Trong đó, có những kiếp người bình lặng đang tìm cách bứt phá”, “Sao lúc nào em cũng như đang đợi. Thế nhưng em, em cũng không biết mình đợi điều gì”, “người ta bảo cuộc đời còn hai bi kịch, một là không đạt được ước mơ, hai là đạt được nó, Nguyệt rơi vào bi kịch thứ nhất, cho nên “Nguyệt đã đi vì không chịu nổi cảm giác ấy: sức nặng của một vùng đời hoang vắng luôn chờ bão tới ”.


Có nhiều “vùng đời” như thế trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, họ sẵn sàng đương đầu với bão, dẫu khi bão đi qua, mọi thứ đều có thể bầm dập. Như Nguyệt “bỏ một anh thi sĩ chân đất, lại theo một anh chân đất thi sĩ. Bỏ một xứ hiu hắt, lại đến một nơi hắt hiu”, cuộc đời của Nguyệt là một hành trình dài đi đến tận cùng cõi yêu. Cũng như Nguyệt, chiếc thuyền tình của đời Trang trong Khói trên sông Hương” kiêu ngạo, bất chấp và cũng đầy xót xa. Thiên truyện kết thúc khi Trang cảm nhận rất rõ những gì đang diễn ra trong mình “có gì đấy nóng bỏng dưới lòng sông”. Chút nóng bỏng kia phải chăng là cuộc đời còn lại của một người đàn bà không sợ thác ghềnh, âm thầm chảy một mình, “tới cùng”. Vì một Tình yêu cao hơn... Như Xuyến trong Hải đường tăng, chẳng nề hà lao vào chốn linh thiêng đòi trả món nợ tình với người đã quy y cửa phật. Như Lan trong Thương nhớ Hoàng Lan chẳng mấy người trên đời dám như cô mất ăn mất ngủ vì tương tư chú tiểu Đăng Minh. Không thể buộc người đã đi vào cõi đạo quay về cõi đời, không thể chọn cái chết thân xác mà giải thoát khỏi cõi tình vì nếu thế Đăng Minh sẽ không yên lòng mà tu hành. Lan đã chọn cách

65


lấy chồng Việt Kiều dù cách đó khiến cô “còn khổ hơn là chết”. Tất cả những gì Lan làm đều chứng tỏ khả năng chịu đựng và yêu thương đến tận cùng. Như Akiko trong Thuốc ba màu đã sống trọn vẹn cảm xúc và làm tất cả để có thể đến được với người đàn ông cô yêu. Akiko đủ tự tin để thích nghi với cuộc sống gia đình. Tình yêu của cô dành cho Vũ chẳng khác nào thứ nước quý đã đổ đầy cái chai không là Vũ - vốn trống rỗng tận đáy. Vũ yêu Akiko, nhưng con người anh không đủ tự tin và dũng cảm ôm chứa thứ hạnh phúc quá lớn lao của người đàn bà. Ai đó nói đúng, tình yêu với người phụ nữ phải dẫn đến hôn nhân, nhưng với đàn ông, tình yêu chỉ đơn giản là tình yêu. Trong phút nổi loạn, Akiko đập vỡ những chai rượu. Nàng cầm từng cái chai quật vào vách trong cơn kích động mãnh liệt không ai ngờ có thể xảy ra nơi một cô gái vốn “dịu dàng dường ấy”; chai vỡ, thứ chai đã trống rỗng tận đáy, Akiko đập vỡ hình ảnh người đàn ông cô không thể có được trong đời. Nàng ra đi, mang theo tình yêu “rướm máu” không dấu chấm, không hứa hẹn. Mặc Vũ với những viên “thuốc ba màu”, luẩn quẩn trong sự nuối tiếc, chờ đợi.


Tình yêu là căn nguyên cho những cuộc bứt phá, nổi loạn ấy, là đôi cánh giúp người phụ nữ qua giới hạn của chính mình.


Kiểu nhân vật nữ hèn kém về địa vị:


Có thể thấy rõ những tác động xấu của cuộc sống thị trường, gấp gáp đã ảnh hưởng đến người phụ nữ. Trần Thùy Mai không đề cập trực diện mặt trái ấy, kiểu nhân vật này tự thân họ ý thức rất rõ những gì mình làm. Viết về họ, Trần Thùy Mai không đay nghiến, chì chiết, khinh bạc hay loại trừ, lắng nghe họ sẽ thấy có rất nhiều tâm sự trong đó. Tấm lòng bao dung của tác giả đã xoa dịu bớt nỗi đau vốn đã quá đầy với những nhân vật như Mận (Trái xanh), Ái Duy (Nàng công chúa lạc loài), Hà (Nốt ruồi son), Ngọc (Mắt nhân sư), Quỳnh (Bầy thú bông của Quỳnh) …Đó là những nguời phụ nữ dù làm cái việc mà trong mắt thiện hạ là nhơ bẩn, đáng khinh rẻ, nhưng trong những con người ấy vẫn có điều gì đó đáng quý, đáng trân trọng. Như Mận trong Trái xanh, mơ ước được quay lại quê nhà, nơi chỉ có “vài căn nhà xây blô đơn giản. Những bức vách không tô trát, những cánh cửa gỗ ván cong vênh”. Nơi ấy có người ông, có đứa em gái đang tuổi ăn tuổi học mà Mận không muốn chỉ vì vất vả mà nó phải vào đời sớm. Không ai tự hào về Mận thì Mận có thể tự hào về em

66


của mình. Mận làm tất cả để em gái cô có một cuộc sống khác mình, một tương lai sáng sủa hơn. Mận nuôi dưỡng những điều mình không có, nhưng bù lại, em gái cô sẽ đủ đầy. Như một bát nước hất vào mặt, sự sa đoạ của đứa em thực sự khiến người chị sụp đổ. Một người sống vì mọi người như thế không đau sao được khi mọi thứ đều bị cuốn theo cơn lốc mưu sinh.


Viết về những người phụ nữ xấu số, truyện ngắn Nốt ruồi son thể hiện nỗi đau dai dẳng của người đàn bà quẩn quanh trong những cuộc mua bán thân xác, đến mức thân tàn ma dại, bệnh tật héo hon không có ai nương nhờ. “Không đi khách thì không có tiền chữa bệnh, mà đi thì bệnh lại nặng thêm. Cứ lui tới trong cái vòng lẩn quẩn, năm này qua năm khác”, khiến Hà ngày một tiều tuỵ xác xơ. Thế nhưng dẫu dưới đáy xã hội, Hà vẫn giữ cho mình chút tự trọng của một con người chẳng “ lấy không của ai thứ gì”. Hà vẫn khao khát sự cảm thông, yêu thương dù khi đến với Tấn cô không đủ tự tin để đối mặt. Tấn ban đầu dẻo miệng là thế, hứa hẹn với Hà đủ thứ. Lúc anh đang chữa bệnh sự xuất hiện của Hà khiến anh xao xuyến, cô “không đẹp nhưng giữa đám bệnh nhân gầy ốm, xương sườn nổi từng dãy, cô nổi bật như một con chim câu, trắng trẻo, vui tươi”. Khi biết Hà là người gái ăn sương, Tấn cao chạy xa bay, dè bỉu. Cái kết với sự đan cài yếu tố hư hư thực thực, đẩy cao bi kịch của người con gái đáng thương “Những đường nét của xương sọ lờ mờ hiện ra sau lớp đầu khiến tôi có cảm giác đấy không phải là người ở dương thế mà chỉ là một hình bóng hiện về từ cõi âm ti”.


Cũng có thể nói Trần Thùy Mai là một cây bút rất nhạy cảm với những cái gọi là hiện tượng trong cuộc sống hiện đại. Viết về những chuyện khó nói của người phụ nữ, Trần Thuỳ Mai coi đó là một sự tự nhiên, không đáng bị đem ra phơi bày hay trì chích. Truyện Bầy thú bông của Quỳnh là một ví dụ. Tình yêu của Quỳnh và Minh, một thứ tình yêu đồng tính dưới góc nhìn của nhân vật tôi thì đó là “một tiếng gọi tha thiết và nung nấu từ trong bản thể đã khiến họ chấp nhận bước lên con đường đầy bất an và đau đớn”.

Những người phụ nữ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, hoặc là kiểu nhân vật truyền thống có vẻ đẹp dễ thương, ngoan hiền; hoặc là kiểu nhân vật “nổi loạn”, mạnh mẽ, can đảm, soi chiếu ở góc độ nào thì trước sau họ vẫn cũng chỉ là những cá thể yếu đuối và cần


67


chở che, chọn đời mong tìm được một bờ vai để nương tựa. Với nhân vật nữ bao giờ Trần Thuỳ Mai cũng dành chọn cho họ một sự trân trọng đáng quý.

3.1.2. Nhân vật nam - những hình bóng nhạt nhoà, thụ động.

Trần Thùy Mai tự nhận truyện của chị “tính nữ” rất nhiều, bởi lẽ giản đơn chị là một người phụ nữ viết văn. Tuy nhiên, người đọc sẽ bất ngờ biết bao khi nhận thấy, Trần Thùy Mai hoá thân cái tôi của mình thành phái mạnh không hề phô chút nào. Dường như lúc ấy, chị đã lấy cái bản ngã lớn nhất của người đàn bà để hiểu về người đàn ông. Chị có một tôn chỉ trong nghệ thuật: đó là sự chân thành. Khi một người đàn bà, sống và yêu hết mình, chân thành với người khác, tất trái tim người đàn bà ấy sẽ hiểu người đàn ông của đời mình. Có lẽ vì thế mà qua các trang viết của Trần Thùy Mai dù có miêu tả những người đàn ông đớn hèn, ích kỷ, hời hợt hay những người đàn ông tử tế, thì chị luôn thấu hiểu họ, bao dung và tha thứ. Khó tìm thấy những trang viết chị dằn hắt hay nặng nề báng bổ những sai lầm cho dù những gì người đàn ông đem đến cho người đàn bà là những đau đớn tột cùng. Nếu nhân vật nữ đóng vai trò trung tâm chiếm số lượng lớn, thì nhân vật nam đóng vai trò không thể thiếu, liên quan trực tiếp đến số phận của người phụ nữ. Họ cũng có một thế giới tinh thần riêng, phức tạp chứ không hề đơn giản. Trong một câu hỏi của một phóng viên: Sự lạ” ở tác phẩm của Trần Thùy Mai là tác giả nữ nhưng thường hóa thân vào các nhân vật nam để kể về những mối tình của mình. Chị tự tin là khi không đóng vai của mình chị cũng có đủ am hiểu và thông cảm với “đối phương” để nói hộ những câu chuyện của họ? Trần Thùy Mai trả lời rằng: “Tin chứ. Sở dĩ đôi khi tôi kể chuyện với một cái “tôi” nam giới, là vì câu chuyện ấy vốn do một đấng mày râu nào đấy kể và tâm sự với tôi. Còn những “tôi” nữ giới thì có thể là tôi hoặc các bạn gái của tôi”.

Khi hóa thân vào nhân vật nam, Trần Thùy Mai đã mở rộng biên độ phản ảnh, tránh được sự phiến diện, góc nhìn trở nên đa diện và phóng phú hơn. Qua góc nhìn của người đàn ông, người phụ nữ được soi chiếu một cách khách quan hơn.

Quan niệm về tình yêu của thế giới đàn ông dưới ngòi bút của Trần Thùy Mai đa dạng, sâu sắc và nhiều cung bậc khác nhau. Với Hiếu trong Gió thiên đường thì “chỉ cần một ngày, một giờ chàng trai đủ tạo nên một huyền thoại phiêu lưu mới”. Hay người đàn ông trong Thập tự hoa đã đem tình yêu cùng cả thế giới đặt vào trái tim người phụ nữ rồi

lặng lẽ ra đi để lại cho người mình yêu một khoảng trống cả cuộc đời, bởi vì “trong tình yêu

68


đàn ông rất khác đàn bà. Đàn ông khởi đầu một cách điên cuồng rồi dịu di trong cơn hèn nhát, còn đàn bà lúc giam mình trong kỷ niệm ngu dại và xót xa” (Thập tự hoa). Còn người đàn ông Ý trong Hoa sứ trắng thì tình yêu với anh như “một cuộc viễn du vào một miền văn hoá lạ”.

Bắt gặp trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai kiểu người đàn ông bứt phá, đó là Hưng trong Eva dại đột ( trước tên là: Chuyện ở Phố Hoa Xoan), là nhân vật anh trong Giông mùa xuân

Cuộc đời Hưng trong Eva dại dột đầy những bất hạnh, chỉ vì tình yêu mà anh mang tiếng là “sa đọa, trác táng”. Không còn tình yêu, Hưng quay trở về thì cũng là lúc anh bị gạt ra khỏi vòng tay của gia đình, những người thân bỗng trở nên xa lạ “khuôn mặt nào cũng lạnh lẽo, những ánh mắt nhìn ra hướng khác”, cha mẹ anh quen dần với ý nghĩ mất con. Khi thấy tồn tại của mình là vô nghĩa lý, Hưng cũng khép luôn sự giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nhưng có một điều kỳ diệu đã xảy đến bắt đầu từ sự xuất hiện của một cô gái đặc biệt: Vy ngây, “trí óc thì không lớn lên mấy mà thân hình lại quá phổng phao trắng trẻo, vẻ đẹp ở Vy cứ lồ lộ như chiếc kiềng vàng một lượng trên cổ đứa bé lên ba”. Hưng chua chát xót xa khi nhận ra một tâm hồn trong trẻo luôn bị hăm dọa, lợi dụng từ nhiều phía. Hưng cảm thấy thương cho Vy, “ hóa ra trong suốt mười mấy năm, cuộc sống văn minh này chỉ dạy cô được một điều, ấy là sự hóa giá những nhu cầu. Trí khôn của cô đủ cho cô hiểu: Muốn được một cái gì đó, cần phải có một cái gì để trao đổi. Bỗng Hưng chợt nghĩ, liệu có thể dạy cho cô hiểu thêm rằng có những thứ không thể trao đổi không? Hưng vượt qua tất cả những đàm tiếu xung quanh, anh không giống những gã đàn ông chạy theo Vy để suồng sã, Hưng đã chăm sóc, nâng niu Vy như tình cảm của một người cha đối với con, bảo bệ Vy như anh trai, luôn quan tâm lo lắng đến em gái và yêu Vy với tất cả những gì còn lại trong anh. Anh không bao giờ đổi Vy vì bất cứ thứ gì khác trên đời. Sẽ có người cho rằng Hưng là kẻ dại khờ hay ngốc nghếch khi buộc mình vào người con gái ấy. Nhưng Hưng là một người sâu sắc và đặc biệt nhạy cảm. Đã quá ư thừa thãi những điều tàn nhẫn rồi, cuộc đời anh cần thêm những gì trong trẻo, thuần khiết. Vy là hiện thân như thế.

Còn nhân vật anh trong Giông mùa xuân trước khi cưới một ngày quyết định chạy trốn khỏi cô dâu trẻ, sẵn sàng cạo trọc đầu để chứng tỏ với người anh yêu rằng anh không

thể đóng vai trò chú rể, anh chỉ có chị, người đàn bà hơn anh 16 tuổi.

69


Nếu bắt đầu tình yêu của mình bằng sự mạnh mẽ nhường ấy, thì trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, họ cũng lại là những người đàn ông đuối sức về sau, không đủ dũng cảm để kết thúc tốt đẹp chuyện tình của mình bởi hiện thực cuộc sống có quá nhiều sự níu kéo như người đàn ông trong Thị trấn hoa quỳ vàng, anh chàng họa sĩ trong Thập tự hoa, hoạ sĩ Vũ trong Thuốc ba màu.

Kiểu người đàn ông biến chất, ty tiện, đớn hèn:

Trước hết khi miêu tả mẫu đàn ông kiểu này, Trần Thùy Mai đã tạo được độ sâu trong từng lớp lang của truyện, không phải ngay từ đầu đã hiện nguyên vẹn bản chất tồi tệ hay nói một cách khác, càng lúc nhân vật càng bộc lộ bản chất đớn hèn và bị tha hóa bởi hoàn cảnh. Quan trọng là, họ không xứng đáng với những gì mà người đàn bà đã hy sinh.

Tuấn trong Người bán linh hồn đã chịu đánh đổi mình trước cơ hội tiến thân và những cám dỗ của vật chất tầm thường. Không ai nói mạnh được rằng sống mà không cần vật chất. Nhưng cung cách và thái độ có được nó mới là điều đáng bàn. Tuấn là một hoạ sĩ tài năng, bất lực trước cảnh ngộ nghèo hèn của mình. Anh chật vật xoay sở sống một cách khó nhọc và mệt mỏi. Tuấn đi con đường tắt để đổi đời. “Tuấn đã bán linh hồn mình cho một người đàn bà tuyệt đẹp”. Trần Thùy Mai đã dùng một hình ảnh cực đắt để minh chứng cho sự tha hoá của Tuấn, trước tiếng hét chết điếng của Na “ Tuấn không ngừng tay đập những tảng mầu lên khung vải. Đó là bức chân dung của nàng, giờ đây Tuấn đang vội vã trét những đường nét mới lên. Vẫn màu nền đó, nhưng thay vì mái tóc xõa rối là mái tóc búi cao quý phái và bộ ngực đồ sộ mỡ màng của nữ chủ nhân gallery Kình Dương… một bức chân dung chắp nối dị dạng, vô hồn, trông giống như một thứ côn trùng đang biến thái dở dang. Vậy là Na đã bị thay thế bằng một người đàn bà khác, trong mắt Tuấn lúc này, chủ gallery Kình Dương là bà hoàng ban phát một cuộc sống đủ đầy như anh hằng ao ước. Tuấn ngày xưa hết mình vì nghệ thuật đã chết, Na thắp nén hương trước bức chân dung Tuấn như một hành động vĩnh biệt cuối cùng. Tiếc thay cho Tuấn, một người đàn ông nông cạn đã vĩnh viễn đánh mất người duy nhất yêu anh thực sự.

Một người lợi dụng lòng tốt của người đàn bà lúc nguy khó rồi cao chạy xa bay như Dõng trong Lửa của khoảnh khắc, một người như Bent trong Lời hứa coi “nói dối là một trọng tội, sẽ không bao giờ hạ mình làm chuyện đó” lại nhanh chóng chạy theo một bóng

hồng khác, hay thầy giáo Phương trong Trăng nơi đáy giếng thản nhiên sống trên nỗi đau

70

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí