Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 12


hạnh phúc của hai vợ chồng đang đến trên bờ vực tan vỡ trong Một chút màu xanh. Đó là sự rạn vỡ đáng tiếc của cặp đôi anh chị trong Giông mùa xuân. Đó là Ng. trong Thị Trấn Hoa quỳ vàng trong trí nhớ đầy lưu luyến những huyễn tưởng và chuyện thần tiên. Nàng vẫn thường bị ám ảnh bởi lời của bà tiên dặn cô bé lọ lem không được vì chơi quá nửa đêm. Cô bé đã quên và đã trở về với y phục tả tơi rách nát. Những phép màu của các bà tiên thời nhỏ, nay nàng đã hiểu là phép màu của tình yêu. Nàng tự biết người đàn ông của mình là một luồng gió ngang ngược không chịu dừng lại trong bất kỳ thung lũng nào, nên đã quyết tâm cầm giữ anh bằng sự vô hạn của cả vòm trời”.

Cũng có khi, trong độc thoại nội tâm có hai chủ thể phát ngôn là người kể chuyện và nhân vật. Ngôn ngữ của người kể và của nhân vật hoà lẫn vào nhau, khó phân biệt được đâu đó là lời của người kể hay lời nhân vật.

Trong Thị trấn hoa quỳ vàng bắt gặp kiểu độc thoại này: “Bây giờ căn phòng đầy gió ấy ở đâu. Tại sao tôi có thể quên được căn nhà thiết thân dường ấy chỉ vì nó thiếu đi một cái tên, một tấm bảng. Dù sao thì cũng không phải chỉ duy nhất trí nhớ của Ng. có lỗi. Đúng là đã có sự thay đổi dần dần từ rất lâu nhưng đến bây giờ Ng. mới thực sự nhận ra. Trong ánh sáng chập chờn - thứ ánh sáng kỳ lạ có màu của ráng chiều và bọt nước- Ng. rẽ thẳng ra bờ biển, sóng ào xô vào ghềnh đá”.

Hay trong Thập tự hoa: “người đàn bà nghẹn không nói được. Vả lại, người ta bảo sai lầm của mẹ là luôn thấy những người đàn ông đều tốt. Có thể người ta nói đúng, nhưng mẹ không thể khác đi, mẹ luôn nghĩ mọi người đều tốt. Thắng à, Aventura, đối với cậu là một dự phòng, còn đối với tôi chỉ là một ước mơ hoang tưởng mà thôi”.

Ở đây, ngôn ngữ người kể hoà điệu với ngôn ngữ nhân vật khiến cho dòng độc thoại có sự cộng hưởng đồng cảm tuyệt vời.

3.3.2 Ngôn ngữ đối thoại.

Đối thoại là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Trong truyện ngắn, hình thức đối thoại được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung. Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời thoại được nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật nhằm giản lược hoạt động giao tiếp…Tuy nhiên, người trần thuật vẫn có thể biến lời thoại của nhân vật


87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


thành lời của bản thân. Đây là một dạng phát ngôn đặc biệt, thể hiện tính chất nhiều giọng của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại.

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 12

Trong nhiều truyện ngắn của Trần Thùy Mai, lời nhân vật không được sắp theo thứ tự đối đáp mà đan xen trong lời người trần thuật. Ở Trăng nơi đáy giếng đối thoại giữa Hạnh và bà Thu, thư ký công đoàn trường nơi chồng Hạnh công tác bị ngắt quãng bởi lời người trần thuật xuất hiện:

“Vì trách nhiệm, tôi buộc lòng phải thông báo chị Hạnh biết: người ta đồn anh Phương có vợ nhỏ…

Cô Hạnh nghe, ngồi nhìn thẳng vào mắt bà Thu, không tỏ vẻ ngạc nhiên… hỏi mãi không nghe nói gì, bà Thu Phát cáu “chuyện đến thế, chị tính sao? Chị phải có thái độ đi chứ? Hay chị là phật đấy?

Cô Hạnh thở dài:

-Hoàn cảnh em không có con, dù anh ấy có thế, em cũng không oán trách.

- Nói thế, nghĩa là chị đã biết anh ấy phản bội mà chị còn cố tình giấu giếm tổ chức? “Anh ấy không phản bội tôi” Cô Hạnh ngẩng phắt lên. Vâng, dù rằng ông Phương đã

có một người đàn bà khác, có một đứa con không do cô sinh ra, ông vẫn là vị thánh sống đối với cô”.

Rõ ràng, với sự xuất hiện lời của người trần thuật, khiến tâm trạng đằng sau lời thoại của nhân vật được cụ thể hoá hơn, khiến cho giọng điệu đối thoại trở nên đa thanh hơn.

Trong một số truyện ngắn của Trần Thùy Mai, lời người trần thuật là nhân vật xưng tôi, vừa kể chuyện vừa tham gia giao tiếp. Nghĩa là giữa những lời đối thoại, có khi vẫn có những phát ngôn lạc khỏi giao tiếp - những phát ngôn mang tính độc thoại của người trần thuật. Ẩn trong một vai giao tiếp, người trần thuật không chỉ trực tiếp trao đổi với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện. Như đoạn độc thoại sau đây trong Cuốn sách “Ôi chào, sách với vở! Lo ăn với mặc cũng hết cả hơi! Kim nhớ có lần một người bạn đồng nghiệp trong khoa đã thẳng thừng thốt ra như vậy. Lúc nghe câu nói ấy, cô bật cười. Dường như cũng có lý do đấy chứ: có thực mới vực được đạo cơ mà. Và cả cô, dù không tuyên bố trắng trợn ra như thế, lâu nay cô cũng đã quản lý cái kinh tế nho nhỏ của gia đình theo phương châm “ dĩ thực vi tiên”. Nhân vật được thổ lộ nỗi lòng của mình: “Cô Thơi hứ một tiếng đỏng đảnh: đã

thương thì thương cho trót, đã vót thì vót cho tròn. Đã giữ thì giữ riết luôn, đã cho thì cho

88


đứt”. Tôi ngượng ngùng, không khóc được nữa. Ừ, đã cho thì cho đứt luôn, sao tôi đã nói hy sinh mà còn tiếc nuối. Nhưng là người có máu có thịt, làm sao bỗng chốc cắt lìa? Tôi đâu phải thánh mà một phút dứt bỏ nửa cuộc đời… Không, không phải nửa cuộc đời, anh là cả cuộc đời tôi”(Trăng nơi đáy giếng).

So sánh rộng ra sẽ thấy hơi thở gấp gáp của cuộc sống đã đi vào các trang viết của các nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Y Ban. Trong từng ngữ cảnh mà “cách xây dựng ngôn ngữ của nhân vật rất khác nhau, nhưng tần suất sử dụng những câu thoại ngắn, gấp gáp ở các nhà văn này khá dày đặc”. Ví như đoạn hội thoại sau:

Người đàn ông quay sang hỏi ta:

- Anh yêu em? Vì lẽ gì? Anh đã biết gì về em đâu?

- Anh yêu em, chỉ biết vậy thôi. Còn vì lẽ gì thì anh không cần biết. Em cũng yêu anh chứ?

- Vâng. “Người với người sống để yêu nhau”.

- Chà!

- Vậy em lại yêu người đàn ông đánh giậm kia đi?

- Nếu có thể, khi ông ta tỏ tình với em.

- Em...

- Em cũng yêu anh có phải không?

- Vâng.

(Người đàn bà có ma lực - Y Ban)


Khảo sát hầu hết các tập truyện ngắn của Trần Thùy Mai, thật khó để có thể tìm những đoạn đối thoại mà tác giả dùng những câu văn ngắn gọn, tỉa gọt tất cả những cảm xúc, tâm trạng liên quan đến ngữ cảnh của đoạn hội thoại như trích dẫn trên. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai thường đầy đủ lời dẫn chuyện, tâm trạng, hành động, thái độ nhân vật khi tham gia đối thoại. Ngay cả đoạn thoại ngắn vẫn thấy đầy đủ hành động của nhân vật trong đó: “Khánh sợ. Nàng mở mắt, cầm lấy hai bàn tay tôi dịu dàng: Anh làm sao thế?”. Chẳng sao cả”, tôi với tay tắt đèn. Khánh giữ tay tôi lại: “Đừng


anh”, “Tại sao? Em còn định làm cao với anh đến bao giờ?”. “Không phải em làm cao mà là…” Nàng cương quyết vùng vẫy giữa vòng tay tôi. Tôi buông Khánh ra. “Em đừng hiểu lầm anh. Xem kìa trăng đẹp quá. Anh chỉ muốn tắt đèn để ngắm trăng thôi”. Khánh ngẩng lên nhìn qua cửa sổ. “Sao em không thấy?” “Vì ánh đèn. Này anh tắt đèn đi em hãy nhìn” (Ngôi đền sống).


Trong cách xây dựng đối thoại của Trần Thùy Mai xuất hiện nhiều đoạn thoại mà nhân vật kìm nén lời nói. Những khoảng trống này đều có sức gợi tả rất lớn. Ẩn sau đối thoại là cả một dòng tâm trạng sâu kín. Đối thoại là để làm rõ hơn cái nội tâm đầy biến động. Đoạn hội thoại đầy khoảng trống sau đây cho thấy rõ điều đó:


“Đi làm về, chưa thay áo, tôi nghe mẹ nói:


- Com Bim mới về, có bồng con qua đây thăm.

- …

- Lấy chồng Việt Kiều, đi Tây về mà không mập lại còn gầy đi nữa chớ.

- …

- Đi ba năm về mà không có được món quà cho ra hồn.

- …

- Sao Măng im như thóc không nói gì cả vậy?

- Thì có gì đâu mà nói. Tôi ừ hử. (Biển đời người)

Đoạn hội thoại được xác lập trên chủ thể là giữa nhân vật mẹ và tôi. Ở đây, bà mẹ đối thoại mà như độc thoại một mình, nhân vật tôi chỉ im lặng, khoảng lặng chứa đựng bi kịch ấy vẽ nên sự khác biệt của hai thế giới liên quan tới một con người: Bim của ba năm trước và Bim sau khi lấy chồng Việt kiều. Qua đó thấy được tâm trạng xót xa cho một thân phận mà nhân vật tôi là người hiểu rõ hơn ai hết.

Những đoạn đối thoại mà nhân vật kìm nén lời nói trong truyện ngắn cuả Trần Thùy Mai có khi còn có sức nặng hơn ngàn vạn lời nói tại thời điểm đó. Dường như chị rất ý thức trong việc đặt nhân vật vào đường biên của việc nói hay không nói.


Nhân vật Xuyến trong Hải Đường Tăng đến chùa Phật tích trong lửa hận với sư thầy Viên Tâm, quyết tâm kéo bằng được sư thầy ra khỏi thế giới nhà Phật. Khoảng lặng xuất hiện trong đoạn đối thoại của sư thầy Viên Tâm với Xuyến trong lúc lòng nàng đang sôi lên chứng tỏ Xuyến đang lúng túng và bị thuyết phục:

“Xuyến thốt lên:

Ông định làm gì tôi?

Nhà sư nhìn nàng. Mặt ông đầy bóng tối.

Bà sợ à? Lúc nãy bà vừa nói không còn gì để mất.

Bàn tay gầy và rắn chắc của nhà sư nắm lấy vai Xuyến, đưa nàng đến sát vành bao làm bằng tre, những sợi thừng lỏng lẻo dùng làm tay vịn đang đu đưa, đu đưa… Độ cao làm nàng chóng mặt. Nàng run. Giọng nhà sư vẫn đều đều:

- Bà thấy đấy, cũng chỉ vì bà đã đưa tôi đến đường cùng.

Mồ hôi Xuyến chảy ròng ròng theo sống lưng. “và bà phải thông cảm cho tôi- nhà sư tiếp tục. Vì chuyện này hoàn toàn là do bà gây nên.

Do mình gây nên? Hai mươi năm trước chính ông đã đưa tôi vào chân tường. Ông đã đạp lên cuộc đời tôi để đi vào cõi Phật.

- Đêm nay, bà đã đưa cả hai chúng ta vào một tình thế không lối thoát . Cho nên, tôi và bà, chỉ có một người tồn tại được thôi…

“…”

“Nghĩa là, nếu bà không nhảy xuống con vực này, thì chính tôi phải nhảy xuống đó. “…”

Sư Viên Tâm buông tay Xuyến, ngồi xuống ghế và… từ từ pha một ấm trà.

“Bây giờ bà hãy kể hết tội của tôi và tôi cũng kể hết tội của bà. Mỗi chén trà là một tội. Người nào nhiều tội hơn là thua cuộc. Và ai thua cuộc… Bà hiểu chứ?”.

Ngay cả khi tình huống chuyện được đẩy lên cao trào nhất như đoạn hội thoại này thì vẫn thấy các nhân vật hết sức từ tốn, cẩn trọng với lời nói và hành động của mình. Nhân vật thường nói ít, đối đáp chậm rãi, số lượng luân phiên những lời đối đáp, đặc biệt, ngôn ngữ đối thoại không gai góc, trần trụi, bỗ bã. Nhưng không vì thế mà những đoạn thoại trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai bị giảm sút trong nó hơi thở cuộc sống. Cái tài của chị

chính là ở chỗ đó, có một đường biên nhất định giữa ngôn ngữ đời sống với ngôn ngữ đối

91


thoại trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, nhưng cái tài của chị là xóa nhòa đường biên đó bằng việc thổi hồn vào trong ngôn ngữ đối thoại mà chúng tôi gọi đó là chất riêng. Cái hồn của nhân vật được thể hiện ngay trong chính đoạn thoại. Có đôi khi nhân vật đối thoại đấy, nhưng lời nói không phải là để đáp lại câu nói với người đối thoại, nhân vật nói là để nói với chính mình: Người phụ nữ trong Thập tự hoa độc thoại ngay trong câu hỏi thơ ngây của con gái:“Mẹ, mẹ ơi, mẹ sai lầm lắm vì đã đi quá vội vàng. Con biết chú Thắng sẽ đi tìm con, nhưng làm sao chú biết được mình đã đi đến tận đây.

Người đàn bà lắc đầu “con ạ, chú ấy đã lên một con thuyền lớn, và sẽ đi rất xa”.

“Con không tin!” Đứa bé phụng phịu kêu lên, và người đàn bà bối rối. Huyền thoại đã cũ, nhưng tiếc thay, là một huyền thoại có thực. “Con biết không, mỗi người đàn ông đều có con thuyền và giấc mơ của mình, họ đến bến để rồi lại đi, mẹ không muốn ngăn cản những chuyến đi ấy bao giờ”.

Còn con, con thì khác. Nếu con thương yêu ai, con sẽ giữ lại bên con”. Có lúc nào đó, con sẽ như mẹ, cảm thấy sợ giữ lại bên mình những cuộc đời bị giam hãm. Vả lại…”.

Đây là đoạn thoại giữa hai mẹ con: đứa con là người hỏi rất tò mò trước sự ra đi không một lời từ biệt của mẹ với một người đáng mến như chú Thắng. Còn người mẹ là người được hỏi, đối thoại với con nhưng dường như tất cả lòng chị đang hướng về một chỗ khác, hướng về quá khứ với tất cả sự chiêm nghiệm của một người đàn bà không bao giờ giữ lại người đàn ông bên mình nếu người đó thực sự muốn ra đi. Chị an phận với hiện tại cũng chỉ vì chị biết “mỗi người đàn ông đều có con thuyền và giấc mơ của mình, họ đến bến để rồi lại đi”.

Truyện ngắn của Trần Thùy Mai không lạm dụng quá nhiều đối thoại, hay nói một cách khác, chị gia giảm liều lượng rất vừa phải. Có cảm giác đối thoại giữa các nhân vật đều xuất hiện rất đúng thời điểm. Đối thoại là một phần của câu chuyện nhưng nó tham gia vào việc việc tạo tình huống. Do đó, tất yếu phải hướng tới kết thúc truyện. Đối thoại trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai là đối thoại thường có tính chất ngoài cốt truyện. Và khi cần thiết, đối thoại sẽ làm sáng tỏ những góc khuất để đi đến kết thúc. Đoạn đối thoại sau đây giữa nhân vật Trúc Ty với hoạ sĩ Diên trong Chiếc phao cứu sinh cho thấy điều đó:

“ Khi thầy báo tin em được mời đi Hồng Kông cũng là khi em nhận được tin bệnh

khớp của chồng em trở nặng, ngày mai em phải đi Singapore. Nếu bệnh tình không khá lên

92


được thì từ nay em cũng xếp hội hoạ qua một bên để dành thời gian chăm sóc ông. Từ giờ phút này, em không còn phải đánh bóng mình làm gì nữa.

Diên cười gằn:

Hay thật đấy. Từ giờ này cô sẽ vào vai người vợ thủy chung. Nhưng cô thuỷ chung với cái gì, ông ấy hay là mớ tài sản của ông ấy?

Trúc Ty đã dợm bước đi, chợt dừng lại. Câu nói thô bạo quất vào nàng như ngọn roi.

Nàng nói , chậm rãi, dịu dàng:

- Mười bảy năm nay sống với em, suốt ngày ông ấy lăn lộn ngoài thương trường, bao nhiêu lo nghĩ hằn lên mặt, vậy mà về nhà thấy vợ là lập tức tươi cười, sợ vợ thấy mặt mình mà lo lắng. Ông mà nghĩ em cần gì thì dù hy sinh mấy ông cũng tìm kiếm cho em bằng được. Khi nhỏ em không có tình thương của cha, lớn lên lấy chồng rủi ro gặp người chồng vũ phu cờ bạc. Ông đã vớt em lên từ cảnh khốn cùng, ông chính là chiếc phao cứu sinh của em..


đã…


yêu.

Diên há hốc miệng. Hồi lâu anh mới lắp bắp, anh quá độ sân si nên mất trí khôn:

- Nhưng cô làm sao có thể hạnh phúc với… với …một người đàn ông mà, giờ đây


Không biết anh đã nói thế nào đó mà Trúc Ty hiểu ý, nàng nhìn anh mỉm cười:

- Thầy ạ, với em sex là món quà lớn của tình yêu, nó không thể lớn hơn chính tình


Nói rồi nàng xuống thềm. Diên bụm mặt, ho sặc lên một tiếng, khi đưa hai bàn tay ra

anh thấy những vệt máu cam nóng đỏ”.

Đoạn đối thoại và cũng là đoạn kết truyện cho thấy rõ hơn những ngộ nhận, đánh giá sai lầm của Diên về Trúc Ty, điều mà phải mất rất nhiều thời gian hoạ sĩ Diên mới nhận ra được.

Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai bao giờ cũng đi kèm với lời trần thuật có đủ cung bậc trạng thái cảm xúc. Điều này tạo nên văn phong trữ tình, đằm thắm của nữ nhà văn xứ Huế này.

3.3.3. Ngôn ngữ địa phương.

Phương ngữ được sử dụng có chủ ý chứ không chỉ thuần túy do chất giọng “bản địa” của nhà văn. Người trần thuật không những “tải” nội dung truyện kể mà còn “chuyển”


những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ. Để tạo không khí, ra được chất vùng miền, ở những truyện ngắn lấy bối cảnh ở nông thôn hay nói về người nông dân, Trần Thùy Mai sử dụng ngôn ngữ với liều lượng rất khác nhau.Từ ngữ trong từng mối quan hệ của nhân vật: có thể là lời nói giữa mẹ và con, nàng dâu với mẹ chồng, chị và em. Từ lối xưng hô: tui, ni, mi đến các danh từ, động từ: lui cui, chưn, trựt, bất nhơn.v.v..Các đại từ chỉ định: chi, mô, tê, mần, răng, rứa, nờ, hỉ, há, hí, he… khiến không gian ở những truyện này có âm sắc rất riêng, nét duyên dáng rất Huế, từ ngữ địa phương trong tác phẩm nghe rất ngọt, tự nhiên, sinh động, lúc này, hơi thở cuộc sống như tràn vào trang viết khiến người đọc thực sự thú vị trước vốn từ địa phương mới lạ.

Chẳng ai lại không thấy đáng yêu cái giọng nói của đứa cón nhỏ làm nũng mẹ như thế này:

“Mệ ơi! Mệ! Con không có chi ăn hết . Đói bụng bắt chết nì” (Chuyện cũ ở quê nhà). Đây là câu chuyện qua ký ức chảy trôi của nhân vật tôi kể về những tháng ngày xưa cũ sống bên gia đình trong một làng quê Trung bộ, lớn lên trong giọng nói chân chất mộc mạc của người mẹ chịu bao đau thương, nuôi con và cư xử với mẹ chồng. Nghe lời nói cô con dâu với mẹ chồng: Mạ đừng nghĩ tào lao. Dâu ở đây, cháu ở đây, mạ đi mô. Ba mấy đứa là con mạ thì tui cũng là con mạ”. Nếu không sử dụng từ ngữ địa phương khó tạo được vẻ chân chất, mộc mạc như thế.

“Thấy mẹ, Thắm gắt:

- Mạ lui cui ra đây làm chi… Lỡ mà trợt chưn gãy cẳng có chết không.


Bác Mèn gái không nói gì, chỉ sà vào chõng, bồng lấy thằng bé, ôm vào lòng. Đang nhay núm vú mẹ lạnh ngắt, đứa nhỏ được ôm vào tay bà ngoại, chừng như ấm và dễ chịu hơn, nó bắt đầu im, mắt nhắm lại. Bác Mèn gái nói:

- Con nằm trùm mền lại, người lạnh tanh rứa, làm răng mà ấp con.

Thắm co quắp thu mình trong cái mền cũ. Nước mắt chảy ra lặng lẽ. Bác Mèn gái nói như an ủi:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024