Không Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 2. Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 3. Mối Quan Hệ Không


ra nhiều khả năng tiếp cận trong kịch tiểu thuyết, phê bình tiểu luận của nhà văn có tài và cá tính này.

Đóng góp vào thành tựu chung trong công việc nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai qua ba chương:

Chương 1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 3. Mối quan hệ không gian - thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

A. JA. Gurevich cho rằng: “Thời gian và không gian là những thông số quyết định sự tồn tại của thế giới, là những hình thức cơ bản của kinh nghiệm con người” [34; 30]. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào nằm ngoài không gian và thời gian. Đặc trưng cơ bản của không gian nghệ thuật là: Không gian nghệ thuật mang tính chủ quan ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm trạng. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới của tác giả hay một giai đoạn văn học.

Theo Nguyễn Thị Bình: “Trong văn xuôi sau 1975, không gian nghệ thuật phổ biến là không gian sinh hoạt đời thường, không gian mang tính chất cá nhân riêng tư” [15; 136]. Những căn phòng chật hẹp, bức bối, thế giới đồ vật chen lấn, chèn ép cuộc sống tinh thần. Đó là khoảng không gian xác thực bắt buộc con người phải bộc lộ đến tận cùng bản chất của mình, không có cơ hội lảng tráng trách nhiệm cá nhân, không gian đó làm cho mọi trò của con người diễn bị lật tẩy. Nó tham gia vào cuộc đời mỗi người, gắn liền với buồn vui, với cảm quan đời sống. Đồng thời, nó cũng là nơi chen chúc những dục vọng tầm thường và những ảo tưởng thê thảm của kiếp người bị tha hoá. Với tư cách là những người đi sau, tiếp thu thành quả nghiên cứu của người đi trước, dưới đây, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu về không gian bối cảnh xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 3


1.1. Không gian bối cảnh xã hội

R. Wellek cho rằng: “Văn học là một thể chế của xã hội, sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt và cũng là một tạo vật của xã hội” [34; 157]. Trên bình diện không gian bối cảnh xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy, nhà văn có nhiều sáng tạo bất ngờ độc đáo. Tất cả


mọi không gian, nhân vật đều có thể coi là sân khấu để làm trò, từ trò từ thiện, trò hiếu đễ, trò cưới xin, trò sinh nhật, trò làm quan…Nguyễn Huy Thiệp cũng tỏ ra thông hiểu nhiều vùng miền, nhiều thế hệ và nhiều thời đại. Vì vậy, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông thực sự phong phú và chính xác. Bên cạnh những không gian êm đềm thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên, sông núi, Nguyễn Huy Thiệp còn tạo ra không gian bối cảnh xã hội “tươi ròng sự sống”. Nó có thể là không gian trong lòng thuyền, trong phòng khách và trong phòng ngủ của thị dân: không gian chật chội của cửa hàng vàng bạc bà Thiều; “phòng ngủ” của Diệu, cô Phượng học thức; “căn bếp” nhà lão Kiền. Ở đấy, thói phàm tục của con người đã diễn ra để mặc cả mua bán tâm hồn, vừa lưu manh, vừa trơ trẽn. Tất cả, được thể hiện rất rõ qua tính chất “láo nháo thản nhiên rất đời và ô trọc”.

1.1.1. Không gian “láo nháo, thản nhiên rất đời và ô trọc”

Không gian bối cảnh xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường là không gian hẹp, chật chội, rất nhiều các sự kiện, các thông tin được dồn nén. Có khi, là không gian để các nhân vật diễn trò sân khấu: (Không có vua), không gian của nhà có cả đám ma lẫn đám cưới (Tướng về hưu). Cũng có khi, không gian đó còn rất ô trọc, và rất tục. Đó là không gian của cái “chợ phân” họp trong một tiếng đồng hồ (Chuyện ông Móng), không gian của “cái cống” (Huyền thoại phố phường), không gian ở “bến xe” với những tên để ria con kiến mắt hau háu đang ngắm nhìn những cô nàng “bò lạc”.

Tính chất sân khấu trong không gian gia đình lão Kiền là một minh chứng điển hình. Sau khi nhìn trộm con dâu tắm, bị bắt quả tang, lão Kiền cố vớt vát lấy chút sĩ diện, bảo Đoài: “Bây giờ mày giống đào kép diễn trên tivi” [110; 51]. Chỉ một không gian hẹp mà hai cha con đã làm hai nghề khác nhau, đủ cho thấy tính chật chội, bon chen, nhốn nháo: “Nhà lão Kiền trông ra mặt đường. Lão làm nghề chữa xe đạp. Cấn làm nghề cắt tóc...” [110; 42]. Nó còn


hẹp hơn nữa khi nhà văn miêu tả: “Lão Kiền loay hoay dưới bếp, nghe tiếng dội nước ở trong buồng tắm thở dài, bỏ lên nhà. Đi vài bước, lão Kiền quay lại vào trong bếp, bắc chiếc ghế đẩu, trèo lên nín thở ngó sang buồng tắm” [110; 50]. Có thể khẳng định, không gian trong gia đình này rất chật vì mọi sinh hoạt cá nhân họ phải “cúi xuống rất thấp”, hay “loay hoay”, “lúi húi”, “quanh quẩn”.

Theo thống kê của chúng tôi, trong truyện, từ bếp nhắc lại 10 lần; nhà nhắc lại 53 lần; căn phòng nhắc lại 03 lần; cửa nhắc lại 12 lần; và buồng nhắc lại 06 lần. Tuy nhiên, sự lặp lại của những từ ngữ này, tự nó chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng chỉ trở thành không gian nghệ thuật trong quan niệm biểu hiện mô hình thế giới của tác giả. Vì vậy, căn nhà xuất hiện với tần số cao nhất, trước hết, nhằm biểu thị tính chất chật chội, bon chen nhốn nháo, và đồng thời cũng chính là không gian trung tâm của truyện. Rất nhiều những biến cố, sự kiện, những suy nghĩ, hành động của nhân vật diễn ra trong không gian nhà ở, căn phòng, gian bếp mặc dù nhà văn không trực tiếp miêu tả không gian đó. Ngay đến căn buồng là nơi kín đáo nhất, nhưng lại là chỗ để Khảm “xúc trộm gạo cho vào cặp”. Do đó, không gian cư trú như một “sợi dây vô hình” thắt ngặt con người. Dường như trong gia đình lão Kiền mọi trật tự cha - con, chồng - vợ bị đảo lộn: họ chì chiết nhau, hạ nhục nhau, tìm cách “tống cổ” nhau và thậm chí còn mong nhau…chết!

Trong một “không gian bệnh viện” tức không gian hẹp, không gian có mái che và bên ngoài là không gian hành lang, chúng ta đã thấy sự đối lập: Trong phòng, các bác sĩ đang lo lắng mất 42 phút mổ khối u để cứu lão Kiền, vậy mà, ở ngoài, Đoài lại thản nhiên nghĩ đến “tài sản không biết chia chác thế nào”. Chứng kiến sự đối lập giữa hai không gian đó, người đọc không chỉ cười mà còn cám cảnh ghê tởm trước một trí thức “giả cầy” làm việc trong Bộ giáo dục: “Đoài bảo: Ông cụ đi rồi, thật may quá!” [110; 56]. Với Đoài,


không gian gia đình thực sự là nơi để hắn diễn trò phỉnh nịnh, hắn chẳng từ một ai. Đoài manh tâm dục vọng với cả chị dâu “nhìn chăm chú vào khoảng lõm ở ngực chị”, mặt khác, hắn không cũng hề có chút tình cảm với đứa em thủ túc bị tật nguyền. Đoài dùng ngay chính “căn phòng cạnh nhà xí, trước là chuồng lợn, nay để than củi. Cánh cửa bằng gỗ thùng đóng ghép” [110; 49] để nhốt em mình trong ngày giỗ mẹ. Có thể thấy, Nguyễn Huy Thiệp đã cho hắn bộc lộ hết mình một cách không cần giấu diếm, thậm chí, nhiều khi còn để hắn bộc lộ thái độ sống sượng: “Ở đâu không biết, chứ ở cái nhà này “lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống” là chuyện thường tình” [110; 44].

Như vậy, chỉ vẻn vẹn trong không gian một gia đình nhỏ hẹp ta đã thấy hiện lên rất nhiều nhân vật mà nhân vật nào cũng có tính cách riêng. Tất cả những nhân vật đó cùng ngồi chung mâm, chung bát với nhau: “ăn cơm chẳng ai mời ai, sáu người đàn ông ai cũng cởi trần…chan chan húp húp như rồng cuốn” [110; 42]. Qua không gian của gia đình lão Kiền, ta thấy, đó là nơi nhà văn thể hiện sâu sắc nhất những quan niệm bản thân về cuộc sống, về con người và được chuyển hóa vào trong những hình tượng nghệ thuật. Bằng khát vọng thể hiện cuộc sống trong chiều rộng vô cùng, chiều sâu vô tận, nhà văn đã đưa vào tác phẩm của mình một không gian đa chiều, lưỡng diện.

Nghiên cứu không gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi còn thấy, dường như tác giả đã tiếp nối các nhà văn hiện thực tiền bối như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, để bày tỏ thái độ phê phán tố cáo quyết liệt đối với những gì xấu xa, phi lí, đó là: “thái độ châm biếm phủ nhận hoàn toàn hiện tượng bị cười nhạo và dùng lí tưởng nằm ngoài hiện tượng này để đối lập với nó” [08; 98]. Qua mỗi dòng văn lạnh lùng kiêu bạc của nhà văn, người đọc dễ dàng nhận thấy tác giả không khoan nhượng trước những không gian lố bịch, khả ố và ô trọc: “Một huyện lị trung du hẻo lánh có khoảng ba chục ngôi nhà xây cất tạm bợ mà có tới gần chục điểm giải khát ăn


uống” [110; 340]. Trong đó lại “có ba điểm trá hình buôn bán gái mại dâm”, ở đấy, họ “chơi gái với năm nghìn trong túi” [110; 340]. Nhìn bề ngoài một không gian làng quê hẻo lánh tưởng như yên bình, nhưng kỳ thực bên trong nó đã băng hoại nhiều về đạo đức.

Không chỉ có thế, ở Tướng về hưu Nguyễn Huy Thiệp còn sáng tạo một không gian nghệ thuật, mà qua đó tác giả đã làm lay động, ray rứt lương tri người đọc. Đó là không gian diễn ra những sự kiện, những biến cố vừa hào hùng vừa đau đớn được đan cài vào số phận cá nhân vừa là một anh hùng nhưng lại là “nạn nhân” của con người trót được “phong thánh”. Ta đã biết, tướng Thuấn là niềm tự hào của gia đình, dòng họ, ông cũng là người hùng thỏa mãn: “Việc lớn trong nhà cha làm xong rồi” [110; 15]. Nhưng nghiệt ngã thay, vị tướng tài ba này vẫn bị bủa vây bởi những qui luật mưu sinh khắc nghiệt: “Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà nuôi chó và gà công nghiệp” [110; 17], nó không còn là không gian của “đường ra trận mùa này đẹp lắm!” [110; 28], thay vào đó, là thực tế cuộc sống với không khí tranh giành, thực dụng, dối trá vây quanh ông. Một vị tướng, xưa tung hoành ngang dọc, vậy mà, lúc nghỉ hưu lại bị cầm chân trong một không gian thường nhật chỉ để mưu sinh cuộc sống. Không gian chiến trận xưa trong ông, đôi lúc cũng có hiện về, nhưng giờ chỉ là không gian trong miền hồi ức: “Cậu còn nhớ cái xóm ở ven đường... cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột mì mốc” [110; 18].

Đối sánh giữa không gian chiến trận của tướng Thuấn ngày xưa và không gian thực tại tướng Thuấn bây giờ, ta chứng kiến được con người ở cả hai phương diện xã hội và cá nhân. Sự đối lập này cho thấy, nhà văn đã tạo nên một không gian ngổn ngang sự kiện, một thế giới tan rã thành muôn mảnh, một thế giới bộn bề vụn vặt, khoảng cách giữa tốt và xấu đan xen, lơ lửng. Ngay việc tướng Thuấn thương người, ngay thẳng, lên án việc kiếm tiền của cô con dâu thực dụng, nhưng bản thân ông lại không tự xem lại việc dùng


uy tín của một vị tướng để thu xếp những việc họ hàng nhờ vả. Tướng Thuấn là người duy nhất biết “cả tin là sức mạnh để sống” [110; 28], nhưng oái oăm thay, cũng lại là người đi tìm cái chết trong niềm tin đã lỗi thời!

Cũng ngay ở Tướng về hưu, bao điều giả dối và ngụy tạo, nhốn nháo, hiện diện ngay trong không gian một đám cưới: “Đám cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục…Năm mươi mâm cỗ như ế mười hai”, “lời ca tiếng hát khủng khiếp thật là một sự ô hợp láo nháo thản nhiên rất đời, thậm chí rất ô trọc” [110; 19]. Đó còn là những âm thanh hỗn tạp đối nghịch với dàn nhạc sống Abba và những ca từ “hiện đại” không biết họ nhặt ở trại lính nguỵ quân hay ở đâu về. Chứng kiến không gian ấy, ta thấy con người sống trong một thế giới tưởng chừng như không có một trật tự nào nữa: Ông Vụ phó thông gia hoảng hốt, luống cuống làm “đổ cả rượu xuống váy cô dâu”; “Thằng Tuân cầm dao chém bố may trượt” [110; 19]. Đó thực sự là thế giới “ê chề”, thế giới “không có vua”, “biển không có thuỷ thần”, cha không ra cha, con chẳng ra con, anh em chồng vợ mập mờ trong những mối quan hệ trắng đen, bất chính! Lồng ngược cái bi vào trong cái hài, Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp cận một khuynh hướng khá đặc biệt của văn học hiện đại, chia sẻ cảm giác lo âu của con người trước một trạng thái sống bất ổn và đầy bất trắc. Ở đó, cái ác thường sừng sững và lẫm liệt còn cái thiện thì thường cả tin ngu ngơ mỏng manh và yếu ớt: “Tôi bảo vợ tôi: “Anh đi nhé?” Vợ tôi bảo: “Đừng đi. Mai anh sửa cửa nhà tắm, cái cửa hỏng rồi. Hôm nọ cái Mi đang tắm, thằng Khổng đi qua định dở trò đểu” [110; 27].

Một điều dễ thấy, cho dù không gian trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp có hư cấu nhiều đi nữa, cũng chỉ nhằm phơi bày một hiện thực trần trụi, cay độc và lạnh tanh, chua xót: “Từ nhà tôi ra nghĩa địa đi tắt chỉ năm trăm mét nhưng đi đường chính ra cổng làng phải hai cây số. Đường bé, không đẩy xe đòn được mà phải khiêng vai…Họ khênh quan tài hồn nhiên như việc bình


thường…Có người nằm lăn ra nói mát thật” [110; 24]. Nó còn chua xót hơn nữa khi nhà văn miêu tả: “Vợ tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc chính là phá thai…Cha tôi dắt tôi xuống bếp chỉ vào nồi cám trong đó có những mẩu thai nhi bé xíu” [110; 20]. Người đọc không thể thờ ơ trước một hiện thực đầy phi lí, nhưng nó vẫn ngang nhiên tồn tại giữa cuộc sống đời thường, mà tồn tại nhiều nữa đằng khác. Đành rằng, trong cuộc sống đầy lo toan vất vả, đầy tranh chấp bon chen, con người phải suy tính, phải lao tâm khổ tứ để tồn tại. Nhưng trước cái chết của đồng loại mà họ vẫn ngang nhiên vui vẻ, vẫn thờ ơ một cách vô tư theo kiểu “ai đồng ý bố chết giơ tay” thì thật là ngán ngẩm.

Trong Giọt máu không gian sinh nhật diễn ra mới thật lạ kì, khi cuộc sống ở quê toàn đói khổ nhưng Phong lại làm cỗ to mời khách, khách ở Hà Nội về hơn ba chục vị “ô tô đậu kín một đoạn đê…Mấy ông kì mục trong làng dùng ngón tay nhón bánh bỏ vào mồm, dây bơ ra cả ngón tay, thấy bẩn lại bôi xuống chiếu” [110; 262]. Tính chất “láo nháo” nằm ngay ở chỗ: “Phong tổ chức sinh nhật linh đình, ăn uống xa hoa”, thế nhưng, vô tình bộc lộ rất rõ “sự quê mùa nhếch nhác”.

Bên cạnh đó, không gian thường ngày láo nháo thản nhiên rất đời, ô trọc được thể hiện ngay ở bến xe: “Chúng tôi đến Hà Nội tìm đến bến xe đi Tây Bắc. Anh Bường bảo: Chúng mày cẩn thận ở Hà Nội ăn cắp như rươi, nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày đấy” [110; 99]; “có ông đeo kính, để râu con kiến, tuổi bằng bố tôi bảo: “Cô em ơi, cô em đi với anh đi” [110; 99 ]. Đó là không gian diễn ra chạm trán tay đôi với lối nói vỗ mặt đối tượng. Trong bối cảnh chật hẹp, thời gian ngắn ngủi, khoảng cách giao tiếp bị kéo gần lại, các nhân vật va chạm với nhau, đẩy nhau vào tình thế đối đầu.

Ngay trong không gian của “lòng thuyền” chật hẹp đã có sự đan xen rất nhiều “hạng” người trong xã hội: Bọn buôn đồ cổ gian manh, ông giáo mở miệng toàn nói đạo đức, nhà thơ thì mơ mộng... Truyện ngắn Sang sông

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí