Cuốn Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975
[121] của Nguyễn Văn Long và Trịnh Thu Tuyết là một tài liệu tham khảo thiết thực đối với chúng tôi. Các tác giả đã tìm hiểu quá trình vận động và đổi mới ý thức nghệ thuật (trong quan niệm về nhà văn và văn học, về con người, về hiện thực); đổi mới thế giới nhân vật (nhận diện các kiểu loại nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật), đổi mới kết cấu và nghệ thuật trần thuật (kết cấu tác phẩm, điểm nhìn, nhịp điệu và giọng điệu trần thuật). Lấy “khoảng cách” giữa tác giả và nhân vật làm tiêu chí phân loại, các tác giả đã xác định hình thức trần thuật từ NT3 có khoảng cách và trần thuật từ NT3 với sự hòa nhập song trùng chủ thể. Trần thuật từ NT1 có thể thực hiện với vai trò người dẫn chuyện (thực chất là kiểu trần thuật từ NT3 mà người dẫn chuyện được nhân vật hóa để thực hiện vai trò dẫn chuyện) hoặc thông qua những nhân vật hướng nội (tự kể về mình). Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra kết luận: “Từ cái TÔI trong dạng thái của cái TA cộng đồng tới cái TÔI cá nhân đích thực, đại diện cho bản ngã, tự soi chiếu mình trong ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn chân chính, Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho hình thức trần thuật khá mới mẻ này những giá trị nghệ thuật to lớn, đóng góp vào công cuộc đổi mới của văn học Việt Nam trong thập kỷ 80” [121, tr. 183].
Tương tự như vậy, luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Thanh Nga với đề tài Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu [138] cũng đề cập đến vấn đề điểm nhìn và giọng điệu trong mối quan hệ với lời trần thuật (lời NKC). Với mỗi loại điểm nhìn, lời văn kể chuyện lại có đặc điểm riêng. Với điểm nhìn toàn tri, “lời văn chịu sự chi phối của điểm nhìn và giọng điệu của NKC. Ngôn ngữ có tính chất đơn giọng” [138, tr. 45]. Với điểm nhìn không biết hết, người đọc phải bám sát “bản chất và đặc điểm của lời văn kể chuyện để phát hiện ra điểm nhìn trần thuật và giọng điệu của NKC” [138, tr. 45]. Phần này, tác giả luận án tìm hiểu thông qua một số tác phẩm cụ thể và khẳng định: “Trên dàn hợp âm nhiều màu sắc của giọng điệu trần thuật: giọng ngợi ca, trang trọng; giọng hài hước, giễu nhại; giọng triết lý; giọng xót xa, thương cảm; giọng cảm thông, chia sẻ… điều đáng chú ý là sự đan xen, phối hợp nhiều giọng điệu được biểu hiện rò ngay trong một sáng tác” [138, tr. 10].
Trong bài viết Đọc “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” [79], Huỳnh Như Phương đã khẳng định: “Sự kết hợp giữa các mảng thời gian và các khoảng không gian xa cách nhau, sự đan xen giữa ý thức và tiềm thức, hồi ức và tưởng tượng, sự hòa quyện của các giọng văn khác nhau (lời buộc tội và lời biện hộ, độc thoại và đối thoại, tiếng tranh luận và tiếng thì thầm của nội tâm...) tất cả đã tạo ra một số truyện đạt đến chiều sâu nhất định cả về phương diện tự sự lẫn phương diện tâm lý, tất nhiên là trong giới hạn về dung lượng phản ánh của thể loại” [79, tr. 154].
Bài viết Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 [153, tr. 249 - 256], tác giả Nguyễn Tri Nguyên có phát hiện: “Để thể hiện được cái con người ấy trong con người này như một thực thể phức hợp nên giọng kể của tác giả không còn đơn thanh điệu nữa mà đã chuyển sang đa thanh điệu và phức điệu: có sự lên án, có sự bào chữa, có sự lẩn tránh trách nhiệm và sự tự xỉ vả mình” [153, tr. 253]; “Trước và sau 1975, cốt cách nhân bản của con người Nguyễn Minh Châu là nhất quán cho nên giọng điệu trần thuật ngợi ca, thông cảm, thương xót, trân trọng vẫn còn toát lên âm thầm ở nơi này nơi khác…” [153, tr. 254].
Đối với luận văn thạc sĩ, chúng tôi khảo sát các đề tài nghiên cứu từ góc nhìn tự sự. Đề tài Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu [161] của Nguyễn Thị Hải Phương đã xác định một số loại hình NKC trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (NKC kể theo điểm nhìn biết hết, NKC kể theo điểm nhìn hạn chế và sự chuyển biến của NKC giai đoạn trước và sau 1975) và giọng điệu kể chuyện với hai giọng cơ bản, chủ đạo của hai giai đoạn trước và sau năm 1975 (giọng điệu trang trọng, tôn kính mang âm hưởng sử thi; sự đan xen của nhiều giọng điệu hay xu hướng "tiểu thuyết hóa" trong giọng điệu kể chuyện). Đề tài Nghệ thuật trần thuật trong sáng tác Nguyễn Minh Châu [80] của Phạm Thị Hồng đã nghiên cứu về ngôi kể và điểm nhìn, lời văn nghệ thuật và giọng điệu trần thuật. Đề tài Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp
[42] của Phạm Văn Dũng nghiên cứu vấn đề: quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu; nghệ thuật kết cấu và xây dựng tình huốn; nghệ thuật tổ
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 1
- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 2
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Nghệ Thuật Tự Sự Trong Truyện Ngắn Sau 1975 Của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Tự Sự Học
- Quá Trình Vận Động Của Truyện Ngắn Việt Nam Từ Sau 1975 Đến Nay
- Từ Hiện Thực Chiến Tranh Sang Hiện Thực Thời Bình
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
chức không gian - thời gian và lựa chọn giọng điệu trần thuật và khẳng định: “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là những sáng tác đa thanh phức điệu” [42, tr. 131]. Đề tài Lạ hóa trong truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu
[176] của Hồ Thị Thanh đã chỉ ra truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 có sự thay đổi rò rệt “vai” của NKC (NKC không còn là người kể thông thái mà “trở thành người đi tìm sự hiểu biết và sẻ chia” dù là kể ở NT1 hay NT3). Trong đề tài Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 [72], Nguyễn Thúy Hạnh cho rằng từ sau 1975, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có nhiều đổi mới về giọng điệu. Đề tài Hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 [65] của Nguyễn Việt Hà đã khẳng định hình tượng tác giả thể hiện qua giọng điệu trần thuật với các sắc thái ngợi ca cùng chất trữ tình “trầm lắng”, “đượm nhiều trắc ẩn”; triết lý suy tư; hài hước, giễu nhại; hoài nghi, chất vấn; xót xa, thương cảm… và những sắc thái giọng điệu đan xen trong một tác phẩm. Có thể nói, các công trình này đã có những đóng góp khoa học ý nghĩa. Song, vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật lại không phải là trọng tâm của nhiệm vụ nghiên cứu.
1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải
Cuốn Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm [169] tập hợp tương đối đầy đủ bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn bàn về sáng tác của Nguyễn Khải. Công trình gồm ba phần: Những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; Sức chinh phục của tác phẩm; Chuyện văn - chuyện đời. Qua bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945 [169, tr. 94-121], Vương Trí Nhàn khẳng định: “Trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một NKC thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã, vừa hiện đại” [169, tr. 20]. Nhận xét này rất đúng với những sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975. Nguyễn Thị Bình trong bài viết Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết [169, tr. 133 - 142] cũng nhận xét về NKC: “Người kể chuyện luôn luôn là nhân vật quan trọng
của câu chuyện, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, khoảng cách giữa anh ta và các nhân vật khác được rút ngắn tối đa để cho quan hệ đôi bên hoàn toàn bình đẳng, thân mật” [169, tr. 120]. Nhà nghiên cứu Bích Thu lại tìm hiểu mối quan hệ giữa điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong bài Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay [169, tr. 122 - 132]. Tác giả đã chỉ ra ba giọng chủ đạo: Giọng điệu triết lý, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ và giọng hài hước, hóm hỉnh. Trong bài viết Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải, Đoàn Trọng Huy cũng nhận xét: “Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu…” [169, tr. 92]; “Tác giả còn biết biến hóa thành nhiều giọng điệu phong phú: có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp…” [169, tr. 93]. Đào Thuỷ Nguyên qua bài viết Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích lại cho rằng:“Nguyễn Khải đã sử dụng một chất giọng chủ đạo, ôn hòa, trầm tĩnh cùng với sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn và khéo léo nhiều chất giọng khác: lạnh lùng và nồng ấm, chua chát và ngọt ngào, nghiêm nghị và hài hước” [169, tr. 164]. Như vậy, vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật đã được các tác giả quan tâm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nhận xét chứ không phải là vấn đề nghiên cứu trọng tâm của các bài viết.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Nga với đề tài: Tìm hiểu phong cách văn xuôi Nguyễn Khải [135] đã tìm hiểu các vấn đề: Quan điểm nghệ thuật, quan niệm về hiện thực và con người; Hiện thực trong văn xuôi; Giọng điệu, thời gian và không gian nghệ thuật của Nguyễn Khải. Ở công trình này, người viết nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống tác phẩm của Nguyễn Khải, từ việc tìm hiểu phong cách tác giả chỉ ra những đóng góp về nghệ thuật của nhà văn vào thành tựu chung của nền văn học. Ở chương 3, tác giả luận án đã chỉ ra và làm rò giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải (giọng điệu kể chuyện kề cà, hóm hỉnh và dân dã, giọng điệu triết lí tranh biện và một giọng điệu đa thanh). Cuối cùng, người viết khái quát: “Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải luôn là một giọng
điệu vừa khách quan vừa được cá thể hoá. Người kể chuyện vừa phải tự thể hiện mình với tư cách là một hình tượng” [135, tr. 139]. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu của luận án này là tìm hiểu văn xuôi Nguyễn Khải dưới góc độ phong cách học. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các sáng tác văn xuôi nên đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Khải chưa được làm rò.
Tìm hiểu quá trình hình thành các loại hình nhân vật trong sáng của Nguyễn Khải, chuyên khảo Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại [146] của Đào Thuỷ Nguyên đi theo hướng nghiên cứu mới, tránh những lối mòn trong tiếp cận mà vẫn khắc họa được chân dung tinh thần, phong cách riêng của nhà văn và làm sáng tỏ quá trình vận động của văn học Việt Nam đương đại. Công trình này có đề cập đến vấn đề Ưu thế của nhân vật NKC trong việc mở rộng và đào sâu vào các vấn đề triết lý nhân sinh của đời sống. Tác giả cuốn sách cho rằng: “Người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải có một gương mặt riêng, cụ thể và sinh động, có cá tính, có lai lịch tiểu sử, có ý kiến, có tư tưởng riêng trước mỗi vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Người kể chuyện đã trở thành một nhân vật văn học” [146, tr. 177].
Chú ý những vấn đề: Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện; Hình tượng NKC; Tác giả và NKC trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Khải, Hà Huy Dũng đã lựa chọn vấn đề nhiên cứu Người kể chuyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Khải [41]. Với hướng nghiên cứu đó, người viết đã góp phần giúp người đọc tránh được sự nhầm lẫn phổ biến giữa tác giả, NKC và nhân vật NKC xưng “tôi”. Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ đề cập đến vấn đề NKC - một phương diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết và truyện ngắn Nguyễn Khải.
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Anh với đề tài Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới [4] đã dành chương 3 để nghiên cứu về Giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. Người viết đã đề cập lối trần thuật ở NT3 và lối trần thuật ở NT1. Tác giả luận văn đã làm rò hai dạng trần thuật: “tôi” là nhân chứng, là người quan sát kể lại câu chuyện và “tôi” là nhân vật chính tự kể về mình. Ở đây, người viết phát hiện giọng điệu trần thuật là nét đặc sắc của hình tượng
tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải với các sắc thái giọng điệu: giọng điệu xót xa, cảm thông, chia sẻ; giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tự trào; giọng điệu tranh biện; giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý. Phần nghiên cứu này cũng không phải là nội dung trọng tâm của đề tài vì thế người viết không đi sâu tìm hiểu.
Lê Nguyễn Hạnh Thảo với đề tài luận văn thạc sĩ Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kì đổi mới [177] đã tìm hiểu một số vấn đề: Nguyễn Khải - triết nhân trong địa hạt văn chương; Nguyễn Khải - cuộc tìm kiếm một thế giới nghệ thuật giàu tính triết luận; Nguyễn Khải - Những tìm tòi thể nghiệm trong kĩ thuật triết luận. Ở chương 3 của luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu về thế mạnh triết luận trong kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật trần thuật và lời văn nghệ thuật. Người viết có nói đến phương diện kĩ thuật trần thuật nhưng điều đó được nghiên cứu để làm rò mục đích của đề tài là tính chất triết luận. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là văn xuôi chứ không tập trung vào truyện ngắn.
Có thể nói, rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tâm huyết tìm hiểu về sáng tác Nguyễn Khải như Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy, Chu Nga, Vương Trí Nhàn, Đào Thuỷ Nguyên, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Bích Thu... Song, các tác giả chủ yếu đi sâu tìm hiểu về Nguyễn Khải với những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; giá trị các sáng tác; phong cách tác giả; chuyện văn, chuyện đời của nhà văn chứ chưa tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn của ông nói riêng.
1.3.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng là một trong những cây bút gây nhiều chú ý trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Với đề tài luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng (qua một số tác phẩm tiêu biểu) [178], Đỗ Phương Thảo đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá về nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng theo chiều dài thời gian cầm bút gần 50 năm, đồng thời làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật phong phú và độc đáo của nhà văn này. Tác giả luận án đã đi sâu vào vấn đề nghệ thuật tự sự trong tác phẩm mang tính sử thi và trong tác phẩm về thế sự, đời tư ở ba phương diện: cốt truyện, nhân vật, trần thuật. Trong đó, người viết có đề cập đến vấn đề NKC với các luận điểm: NKC trong tác phẩm thế sự, đời tư đã kéo đối tượng trần thuật xích lại gần
hơn; NKC hàm ẩn trong tác phẩm của Ma Văn Kháng do nhìn đối tượng trần thuật bằng cái nhìn gần gũi, thân mật, suồng sã nên đã mở cánh cửa chia cắt quá khứ với hiện tại; đa số được kể ở NT3 với người kể hàm ẩn. Đỗ Phương Thảo cũng chỉ ra một số đặc điểm của lời văn trần thuật: Dòng trần thuật đan xen kể - tả với bình luận; trữ tình ngoại đề và mạch trần thuật nhiều giọng điệu. Luận án khẳng định: “Giọng NKC mạnh hơn giọng nhân vật nhưng điều đáng nói là lời văn trong tác phẩm thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng không đơn điệu về phương diện phong cách”; “Ma Văn Kháng sử dụng rộng rãi khẩu ngữ dân gian, đem văn nói hòa trộn văn viết tạo nên thứ ngôn ngữ đặc biệt dung dị, đời thường mà vẫn sâu sắc, gợi cảm” [178, tr. 176].
Bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn [143] của Lã Nguyên xác định diện mạo, hình hài riêng của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Ngay những sáng tác đầu tay, người cầm bút đã đến với người đọc trong tư cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng của mình. Người viết đưa ra những nhận định rất xác đáng: “Người kể chuyện thường xuyên bắt mạch tả, mạch kể phải dừng lại để bình luận, đánh giá, giải thích hoặc cất lên tiếng nói trữ tình đầy thâm trầm, sâu lắng” [143, tr. 27]. Trong bài này, Lã Nguyên cũng cho rằng ở truyện ngắn của Ma Văn Kháng “giọng tranh biện cất lên từ mạch trần thuật, ngôn ngữ nhân vật, từ những hình tượng được xây dựng cứ như là để đối chọi lại với hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn nào đó” [143, tr. 6]. Một số bài viết khác quan tâm đến nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Ma Văn Kháng như Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị Huệ [83], Trữ lượng Ma Văn Kháng của Phong Lê [117], Con người giữa dòng xoáy của những ham muốn đời thường của Nguyễn Ngọc Thiện [180]…
Cùng hướng nghiên cứu ấy, luận văn thạc sĩ với đề tài Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980 [3] của Phạm Mai Anh đã phát hiện ra một số phương diện nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như cốt truyện, các kiểu kết cấu, nhân vật, một số nét về ngôn ngữ, lời thuyết minh, luận bàn… Đề tài thạc sĩ Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới [206] đã tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
ở các phương diện điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian và thời gian trần thuật. Từ đó, người viết khẳng định sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn. Luận văn khảo sát về điểm nhìn trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng và làm rò các luận điểm như: Điểm nhìn bên ngoài; Điểm nhìn bên trong; Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật. Khi nghiên cứu, khảo sát về giọng điệu trần thuật, tác giả đã phát hiện những giọng điệu chính trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới như giọng điệu ngợi ca; giọng điệu xót xa, ngậm ngùi; giọng điệu triết lý, tranh biện; giọng điệu trào lộng, trang nghiêm. Bên cạnh đó là những luận văn thạc sĩ đi sâu định hình phong cách tác giả như: Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975 [182]; Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 [141]; Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới [112].
Đề tài cấp Bộ của Đào Thuỷ Nguyên Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi [147] đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định một cách đầy thuyết phục những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật, các tác giả cho rằng: “Dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài vào bên trong thế giới tâm hồn nhân vật, bằng một ngôn ngữ nửa trực tiếp, Ma Văn Kháng còn có khả năng diễn tả lời nội tâm của người dân miền núi theo đúng cách cảm cách nghĩ của họ” [147, tr. 76]. Tuy nhiên, đề tài không nghiên cứu theo hướng tìm hiểu truyện ngắn Ma Văn Kháng từ phương diện tự sự học.
Qua khảo sát, có thể nhận thấy hầu hết các chuyên luận đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tự sự như đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ… Dù vậy, những vấn đề đưa ra không phải là đã được lí giải hoàn toàn thấu đáo, nhiều điều vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm, xem xét như các hình thức kể chuyện, dấu hiệu nhận biết, các phương tiện biểu hiện giọng điệu trần thuật…
Có thể nói, vấn đề NKC đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các bài viết đã ít nhiều đề cập đến ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Song, đó