Không Gian Văn Hoá Ngoài Huế Trong Con Mắt Của Một Người Huế.


nhưng lại là cả một sự trưởng thành về giác ngộ của Minh “như ép cho hết những dòng tục lụy cuối cùng để đưa chiếc thuyền lòng neo nơi chữ Tâm an tịnh, bước hẳn từ cõi đời sang cõi đạo.

Hay trong Hải đường tăng, trước hành động bạo dạn, quyết liệt của Xuyến, sư thầy Viên Tâm tâm niệm rằng: “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình (…), một hạt mầm vô tình gieo hai mươi năm đã thành cây đắng trái độc. Không tránh khỏi. Nghiệp dĩ đã khởi, hãy để cho nghiệp đi đến cùng rồi mới có thể sánh vai với trời xanh mây trắng”. Ở đây bên cạnh ý nghĩa về hành trình như “lửa thử vàng” để đạt đến chân tu, còn chứng tỏ Đạo phật đã đi vào cuộc sống, đem những giáo lý của mình để phổ độ chúng sinh, hướng tới sự thanh thản trong cuộc sống, cái nhìn nhân ái giữa con người với con người. Đó là ý nghĩa nhân sinh cao cả trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai. Trong Hải đường tăng, những biến động trong suy nghĩ và thái độ của nhân vật Xuyến trước khi gặp và sau khi gặp sư Viên Tâm là rất đáng chú ý: một người đàn bà liều lĩnh chẳng còn gì để mất, đến để hạ nhục thanh danh một vị sư thầy “sắp thăng thượng toạ. Ông ta muốn thành phật, để ta đi xuống địa ngục một mình hay sao (…), một ý nghĩ điên cuồng loé lên. Với một người sắp chết, chẳng có gì là không làm được”.

Sau cùng “Xuyến bước đi. Nàng đã co rúm lại khi bước trước cặp mắt kinh ngạc của những tăng sinh đang quét lá trong sân chùa, không kịp hiểu rằng giờ đây nàng biết sợ, biết hối tiếc, biết ngượng là bởi trong tâm hồn nàng sự sống đang trở lại”.

Vì sao có sự chuyển biến nhường ấy trong một con người? Phải chăng bởi vẻ đẹp trong sạch của một vị tu hành, tụng kinh, niệm phật, tích thiện, sửa mình để cầu mong giải thoát và cứu độ chúng sinh? Nếu như Xuyến được soi tỏ cuộc đời bởi ánh sáng của lòng bao dung, độ lượng như thế thì con người còn tìm đến với cửa phật và sống trong cõi tâm linh như một sự cứu chuộc để tìm sự thanh thản, hay ít nhất đó là nơi bấu víu để họ nương lại cõi đời. Trong Trăng nơi đáy giếng có các cặp ý nghĩa: bình an - bất an , cổ xưa và mới mẻ, cổ điển và hiện đại, tinh tế và thực dụng, đúng và sai, ảo và thật, vật chất và tâm linh, nhiệt tình tận hiến và phũ phàng vô tình, thái quá và thờ ơ, niềm tin và đổ vỡ, nhẹ nhàng và quyết liệt…Nó như một bức tranh đa tầng ý nghĩa, trong đó vấn đề cứu rỗi bằng tâm linh được đề cao. Trần Thùy Mai coi tôn giáo như một thế giới mà ở đó, người ta tìm thấy niềm an ủi, sẻ

chia, nâng đỡ. Nhân vật Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng là điển hình cho mẫu người này.

55


Cô chỉ còn chỗ dựa duy nhất để sống và mãn nguyện hạnh phúc, đó là cõi vô hình. Ở Hạnh, niềm tin thần thánh, niềm tin tôn giáo đã thay thế niềm tin đời thường. Hạnh sống với cái bóng “trăng nơi đáy giếng”, cái bóng hạnh phúc, ông Hoàng Bảy và đứa con ở cõi tâm linh huyền bí. Có một sự thật là cõi vô định kia lại cho Hạnh cái mà cô không thể có ở cõi thực, Hạnh đi về trong niềm tin vào cõi vô định, cười nụ cười tê dại về một người chồng không có thực “xưa tôi là vợ mình, chỉ biết có mình, nay đã vợ ông Hoàng, tôi chỉ biết có ông Hoàng (…) Tôi không bỏ ông Hoàng vì ông ấy đỡ đần tôi khi thập tử nhất sinh, ông ấy không bỏ tôi, không ruồng rẫy tôi bao giờ”. Hạnh phúc đời thường không thể có. Chỉ có thể có hạnh phúc ở cõi vô định kia, thật quá chua chát.

Niết đã tìm tới Phật, tìm đến niềm an ủi của tâm linh mong cầu sự an lành, hi vọng một viễn cảnh siêu thoát nơi cửa phật. Nhưng “sau giờ trầm lặng trong hương hoa, kinh vệ với những cảnh siêu thoát mà vãi hằng khao khát, là những giờ đối diện với đứa con trì độn, với đôi mắt mở trừng trừng nhìn vào khoảng không”, Vãi Thông “sống lơ lửng giữa cõi tu và cõi tục”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Trần Thùy Mai một lần nữa khẳng định việc tu tại tâm trong truyện ngắn Phật ở GeongJu, nhân vật Hà Mi nhận ra điều “bí ẩn trên tay Kim, những nét đen mộc mạc mà linh hoạt trên nền trắng. Cũng một chữ quen quen nằm ngay phía dưới. Giờ đây tôi đã đọc rành chữ Hàn, đủ để nhận ra là chữ Phật. Nhưng khi nhìn sâu vào bức tranh, tôi ngạc nhiên không thấy Kim vẽ chân dung Phật tổ mà chỉ thấy hình ảnh rừng Kyong - Ju mênh mông, với những hoa cỏ mọc hồn nhiên bên nhau không oán thù”, Kim cũng như rất nhiều nhân vật khác trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai tìm đến tôn giáo vì thấy ở đó niềm an ủi, sẻ chia nâng đỡ con người.

Sống ở trên đời, con người cần có niềm tin vào cuộc sống trần thế và kể cả niềm tin tôn giáo. Không đứng ở góc độ phê phán thói mê tín, sùng bái, Trần Thùy Mai coi niềm tin tôn giáo như một lẽ tự nhiên trong đời sống tâm linh của người Việt, luôn hướng về chốn linh thiêng với một tình cảm thành kính, điều đó mang lại sự thanh thản trong cõi lòng người vốn đầy biến động.

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 8

2.3.3. Không gian văn hoá ngoài Huế trong con mắt của một người Huế.

Trần Thùy Mai kể rằng: “năm 2008, khi tập truyện Một mình ở Tokyo của tôi ra đời, nhà báo Nguyễn Thanh Bình đã viết trên báo Tuổi Trẻ: “Vẫn là một Thùy Mai nhẹ nhàng,

56


sâu lắng. Nhưng lần này, có vẻ như chất Huế không còn đậm đặc như trước nữa. Thật ra không phải như vậy. Vẫn là Huế, mặc dù trong truyện của tôi bây giờ xuất hiện nhiều nhân vật là người nước ngoài. Bởi vì Huế bây giờ đang là một thành phố du lịch, là nơi hội tụ của rất nhiều giao lưu văn hóa. Tôi vẫn nghĩ con người có rễ, nhưng cũng có ngọn nữa. Nếu đến Huế vào những ngày lễ, hoặc vào những tháng cao điểm của mùa du lịch mà không đặt phòng trước, sẽ chật vật lắm mới kiếm được khách sạn. Những năm gần đây nhiều người đến Huế. Người Huế cũng có dịp ra nước ngoài để học hành, làm việc, giao lưu văn hóa. Từ đó nẩy sinh quan hệ tình bạn, tình yêu, công việc. Đó cũng là một phần của Huế, hay một phần của Việt Nam ngày nay, qua những câu chuyện mình muốn viết về những chỗ gặp nhau và khác nhau giữa người Việt và người nước ngoài trong mắt nhìn của riêng mình. Điều gì đã có trong cuộc sống thì cũng sẽ in bóng trong văn chương”.

Trần Thùy Mai biến hóa ngòi bút đầy linh hoạt, khám phá và chia sẻ những gì chị trải nghiệm trong biên độ quan hệ mở rộng, hoặc là người nước ngoài đến Việt Nam, yêu mến Việt Nam và có nhiều duyên nợ với mảnh đất này, cũng như thế, người Việt Nam mở rộng tấm lòng, sải rộng tầm nhìn đến nhiều nơi trên thế giới. Ở đây, chúng tôi gọi không gian ngoài Huế trong truyện ngắn của chị với các sắc thái: không gian thiên nhiên, không gian đời tư, không gian tâm trạng.

Không gian gắn với thiên nhiên, cuộc sống, con người ở những miền đất rất xa Huế. Trần Thùy Mai hoà quyện vùng không gian ấy trong mạch truyện chính chứ không hướng ngòi bút của mình theo lối văn tả cảnh.

Trần Thùy Mai viết nhiều về về Nhật Bản, về Tokyo, nơi có chiều sâu văn hóa như Việt Nam, như Huế, đậm chất Á Đông. Bên cạnh một Tokyo ồn ào, náo nhiệt, con người luôn hối hả, tất tả trong guồng quay của công việc, còn một Tokyo rất trầm lắng theo quan sát của một bác sĩ lần đầu đến đến Tokyo trong truyện ngắn Một mình ở Tokyo “ngoài kia, sau một khúc quanh là những chuyến tàu miệt mài hối hả nối đuôi nhau chạy qua. Nhưng ở đây, chúng tôi có một góc yên tĩnh bé nhỏ, có cả hoa và nhạc (...). Quán cà phê nằm ngay dưới tầng sâu dành cho tàu điện ngầm, nhưng được thiết kế trong một góc khuất”. Người dân xứ sở Phù tang yêu thiên nhiên và sống khá khép mình “tôi một mình ngang qua công viên, hoa anh đào đã nở lác đác đây đó, những bông hoa trắng hồng mềm mại. Tiếng quạ

kêu chốc chốc vang lên trên mặt hồ. Con ngõ dẫn vào nhà Kyoko hẹp nhưng rất sạch sẽ với

57


những vạch vôi chỉ dẫn trên nền nhựa đường đen thẫm. Cuối ngõ, một cây anh đào đang nở hoa: tôi nhận ra nhà nàng giữa những ngôi nhà khác. Nhà Kyoko cũng như những ngôi nhà khác trong ngõ, ngõ nào cũng đẹp, cũng tĩnh lặng và đóng kín, với những cây tùng và trà mi nở hoa trước cửa. Trà mi ở đây cao vượt đầu người với những bông hoa đỏ nở lớn bằng bàn tay - những chấm đỏ ấm áp rực rỡ trong buổi chiều buôn buốt lạnh”

Không gian trầm lắng, thiên nhiên man mác buồn, chứa đựng điều gì đó bí ẩn như chính cô bạn gái Kyoko chưa một lần thổ lộ chuyện đời tư trước khi vị bác sĩ người Việt Nam bất ngờ ghé thăm nhà cô.

Trong cảm nhận của My, một du học sinh tại Hàn Quốc trong truyện ngắn Phật ở Geong ju mùa đông xứ Hàn có vẻ đẹp đặc trưng: “tuyết rơi lấm chấm những hạt nhỏ trong không trung; những cây phong lá đỏ, những cây ngân hàn lá vàng mùa thu giờ đây cũng đã rụng hết lá, phơi những cành trơ trụi trên mưa bụi tuyết”. Cái lạnh ở Seoul thật sự ấn tượng: “Tôi không biết rằng chỉ có áo da mới chống nổi cái rét mùa đông ở Seoul. Tôi không biết rằng những bộ quần áo có pha Nylon mà mẹ tôi sắm đến lúc này cứ như bị hút chặt, đeo dính vào da thịt. Tôi không biết rằng những chiếc khăn lụa tơ tằm quắt queo lại trong giá lạnh, không biết rằng ống chân tôi sẽ phồng rộp lên vì bị dị ứng thời tiết và những đôi giày từ Việt Nam sang vừa chạm phải khí hậu lạ đã có chặt lại, bóp nghiến vào đôi chân như những cái cùm sắt”. Không ngẫu nhiên mà Trần Thùy Mai lại đặt dòng cảm xúc này ngay phần đầu truyện, đó là cái cớ để Kim - một người đàn ông Hàn Quốc bắt đầu chuỗi hành động chăm sóc cho My, vì lạnh, Kim quan tâm đến My “nâng bàn chân tôi lên, nhìn những chỗ sưng rồi mang cho tôi những chiếc giày da mềm mà ông vừa đem đến”. Không gian thiên nhiên tựa chất keo gắn kết sự quan tâm, khởi đầu cho mối quan hệ mới. Đọc những đoạn miêu tả thiên nhiên trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, ngẫu nhiên kiến thức địa lý về một vùng đất xa xôi hiển hiện. Nục Thum, một tình nguyện quân Việt Nam chiến đấu ở Campuchia không thể quên những mùa mưa kỳ lạ: “mùa mưa nơi nào cũng lầy lội ướt sũng, vậy mà mùa khô tất cả giếng đều cạn, đất khô, cỏ héo, tất cả nước hình nhự bị hút xuống tận lòng quả đất. Đi hành quân, có lúc chúng tôi phải liếm những giọt sương trên lá cho đỡ khát. Nhưng, sương mùa khô thường rất mỏng…”, khi anh bị thương được cô gái Campuchia che chở, khung cảnh thanh bình gợi những tình cảm gần gũi, thân thương: “ngoài cửa chòi, những sợi khói xanh lam mỏng mảnh vươn cao rồi nhạt nhòa trên vũng nước sót lại một


bông súng lạc loài đỏ thắm” không gian văn hóa của miền đất này cũng cũng dần được khám phá “Tục lệ Campuchia, ai không được phép mà tự tiện nắm tay con gái sẽ có thể bị phạt vạ một bò. Nắm tay thiếu nữ và sờ đầu trẻ con, đó là hai điều tối kỵ”. Trong cảnh túng quẫn, nàng (Chăn Tha) được một người đàn ông Campuchia lớn tuổi đùm bọc. Chăn Tha sinh con và nhận là vợ người đàn ông. Tục ở Campuchia, con gái thách cưới rất cao, những người nghèo thường rất khó lấy vợ, chỉ lấy được các bà góa hoặc gái lỡ làng, nghĩa là người không có quyền thách cưới (Chăn Tha).

Trần Thùy Mai mặc sức thả lỏng dòng cảm xúc mình sang nhiều vùng đất mới, không bị kìm kẹp bởi bất cứ lý do gì. Bên cạnh một Châu Á đậm đà bản sắc là một Châu Âu hào nhoáng, hiện đại. Người đọc mở rộng trường tưởng tượng tới “Strasbourg, một thành phố tuyệt đẹp với những con đường xinh xắn và những trụ đèn viền đầy hoa leo” (Mưa ở Strasbourg), hay đến Berlin nhìn “chim bồ câu đang ra khỏi tổ, đường bay là sà trên phố rộng. Berlin bây giờ khác hẳn rồi. Sau khi nước Đức sát nhập, người ta đã phá đi những ngôi nhà cũ, xây mới lại trên khắp các con đường. Berlin bây giờ rộng, sáng và hiện đại (Onkel yêu dấu), hay biết đến mùa giáng sinh ở Icerland khắp nơi đèn lấp lánh, nhất là ở các quảng trường, mùa này không còn trăng sao nữa, đêm rất dài, mỗi ngày trời chỉ sáng có khoảng 3 giờ đồng hồ vào lúc giữa trưa” (Nến hoa hồng).

Chúng tôi cho rằng, sở dĩ những truyện ngắn mở rộng phạm vi phản ánh của Trần Thùy Mai không bị rơi vào trạng thái lạc lõng hay lệch tông so với các mảng đề tài khác vì đối tượng phản ánh được quy chiếu trong không gian đời tư, không gian tâm trạng. Con người được đặt trong mối quan hệ: tình yêu, tình bạn, tình thầy trò. Truyện ngắn Một mình ở Tokyo khắc hoạ chân dung một phụ nữ Nhật ngay trên đất Nhật, vị bác sĩ (nhân vật xưng tôi) nhìn nhận nàng dưới góc độ đời tư “Kyoko còn trẻ, xinh và dễ thương. Nhưng trực cảm của tôi có vẻ không nhầm. Dường như dưới vẻ thanh tú và dáng dấp cao quý, nàng có vẻ như đang mang vác một cái gì rất nặng (…) nỗi mệt mỏi nhiều ngày tích tụ, ngày nào cũng vậy, vội vã sáng đi, chiều về, đón con, đi chợ nấu ăn, đêm đến ngồi ủi từng chiếc áo, từng cái cà vạt cho chồng, đêm khuya chờ chồng về trong cơn buồn ngủ trĩu nặng trên mi mắt, nỗi mệt mỏi làm nàng ngủ không yên giấc, nhưng sáng mai nhất định sẽ phải cười rất tươi ở văn phòng Japan Airline…Bao nhiêu áp lực dồn lên vai một nhân viên công sở, cộng với


59


gánh bổn phận của một người vợ Nhật”. Rõ ràng, Kyoko như rất nhiều phụ nữ Nhật khác đang sống trong một lập trình khắc nghiệt.

Truyện ngắn Trần Thùy Mai vận động theo cuộc sống, như chị nói: “Điều gì đã có trong cuộc sống thì cũng sẽ in bóng trong văn chương”. Có một sự thật là, Trần Thùy Mai đề cập đến đề tài rất “nóng ”, đang được dư luận quan tâm: những cuộc tình xuyên quốc gia, hôn nhân với người ngoại quốc. Không gian đời tư, chuyện của riêng mỗi người được soi tỏ. Mối tình online, chăm sóc nhau trên mạng như Bent và Miên (Lời hứa), Stephano và Ngân (Nến hoa hồng), giữa Huân, cán bộ kiểm lâm với Lisa, cô gái da trắng đang làm cho một công ty du lịch lớn ở Châu Âu ( Sao la), giữa Malio, người đàn ông Pháp 65 tuổi với một ca sĩ trẻ (Brandy bé bỏng), giữa Nhụy và Steeve (Vẽ chân trời) hay cuộc sống bấp bênh bên xứ người của Út Liên trong “một phòng trọ năm người trong khu chung cư giá rẻ. Bên ngoài là những hành lang sạch sẽ ngăn nắp. Bên trong, vẫn là cảnh sống của người bình dân ở quê nhà, vẫn vẻ luộm thuộm cố hữu”. Út Liên theo đuổi ước mơ giàu có, lấy một người chồng xa lạ “có cái bụng phệ và vầng trán hói. Những dòng chữ vui nhộn được phóng lớn dàn ngay trên đầu cặp tân hôn: too fat, too old, no money, no house…Quá béo, quá già, không tiền, không nhà, vẫn cưới được vợ Việt Nam” (Gặp ở xứ người).

Trong những mối quan hệ kiểu này đều kết thúc không có hậu, có điều gì đó chua chát, đắng cay dồn lên từng con chữ. Trần Thùy Mai không phản đối hay ngụ ý đưa ra một lời cảnh tỉnh nào cả. Mỗi cuộc tình là một tâm sự đời tư góp nhặt lại đưa đến đáp số chung: ở bất cứ nơi chốn nào nếu không có sự chân thành, không có tình yêu, ở đó tồn tại khổ đau, bất hạnh.

“Người Huế cũng có dịp ra nước ngoài để học hành, làm việc, giao lưu văn hóa. Từ đó nẩy sinh quan hệ tình bạn, tình yêu, công việc. Đó cũng là một phần của Huế, hay một phần của Việt Nam ngày nay”. Đúng như chia sẻ của Trần Thùy Mai, những người bạn nước ngoài dưới góc nhìn cụ thể, tình huống cụ thể là những người đáng mến như quan hệ thầy trò giữa một người học đàn với thầy giáo dậy nhạc Rudolph “Thầy đã cho tôi nhiều quá, âm nhạc, thành tựu, niềm vui trong cuộc sống, tôi ngập ngừng nói với thầy, người Việt Nam tin rằng người ta có nhiều kiếp, có những món nợ lớn quá không trả được trong kiếp này thì trả ở kiếp sau (Dịu dàng như cỏ). Hay tâm trạng mừng vui khi Miên nhận ra “ lúc ở

Pháp nhiều khi em thấy Claude thật chán, vậy mà thực ra anh ấy lại là người rất có tâm hồn,

60


anh không đề xuất em đi chuyến đi này thì em không gặp được con người dễ thương như vậy” (Mưa ở Strasbourg).

Bắt gặp trong truyện ngắn Trần Thùy Mai tình yêu đất nước và con người Việt Nam của những người nước ngoài. Như nhân vật Kyoko “lúc ở Việt Nam, thường mặc áo lụa tơ tằm màu cánh sen, trông nàng thoải mái và nghịch ngợm” (Một mình ở Tokyo). Là người có thể bỏ hàng tá thời gian như Naoko “dạy tôi đọc những chữ nàng đã ghi lên đó hè năm ngoái. Đó là những bài thơ Haiku cổ viết bằng những chữ vuông vuông tròn trĩnh. Naoko chép cả bài thơ đang lơ lửng dưới chiếc phong linh nào đó và rồi ngồi suy nghĩ hàng giờ để dịch ra lời Việt” (Chiếc phong linh), thậm chí, coi tình yêu với một người Việt Nam như sự an bài của tạo hoá, sẵn sàng thích nghi hay thay đổi thói quen sinh hoạt để vun vén cho hạnh phúc của mình như Akiko trong Thuốc ba màu “say mê học cách nấu bún mọc, làm bánh đa nem và bún bò kiểu Huế. Việc học tập thật khó khăn…nàng mua sách dạy nấu ăn về để tự xoay xở một mình. Những tác phẩm nàng làm ra thường rất kém cỏi, tuy vậy thấy Akikô vui thích quá”. Dù ở bất cứ đâu, Akiko cũng nhớ Sài Gòn, nhớ Sài gòn không thể tả. Linh cảm ở Sài Gòn em đã gặp định mệnh của mình”.

Đọc đoạn thoại sau đây để thấy trong tình yêu, khoảng cách giữa hai con người ở hai nền văn hoá khác nhau nhiều khi bị xóa nhòa: “khi ở nhà nàng mặc kimono, những chiếc kimono lụa mỏng dành cho Sài Gòn mùa mưa. Khi tôi ngồi xuống ghế, Akikô trong bộ váy lê thật nhanh trên hai đầu gối đến bên tôi - cái cách di chuyển nhẹ nhàng và duyên dáng đặc biệt của người phụ nữ Nhật. Nàng ôm lấy chân tôi, trong lúc tôi ve vuốt tóc nàng.

- Akiko, ở Nhật đến bây giờ vẫn còn phong tục này sao?

- Không anh ạ. Thời ông bà em thì có, nhưng bây giờ thì không còn nữa.

- Thế sao em lại làm anh hư hỏng đi như thế này.

- Anh là vị chúa nhỏ của em cơ mà. Em tự phong cho anh như thế, không có phong tục nào bắt buộc cả”.

Sức hấp dẫn không cưỡng lại được đến từ Việt Nam biểu hiện ngay trong chính những con người đầy hoạt bát và tài năng như Miên trong Mưa ở Strasbourg, Claude, một người bạn Pháp thật sự đã bị Miên thu hút: “Cô Miên diễn thật tuyệt vời. Hình ảnh Mỵ Châu qua vai diễn của cô ấy làm tôi xúc động vô cùng. Tôi gần như bị ám ảnh về sự chân thành và trong trắng của người phụ nữ Việt Nam (…). Tôi có kế hoạch đi nghỉ ở Thái Lan nhưng nay


tôi đổi ý, muốn đi Việt Nam. Tôi cần có thêm chi tiết, không khí và cảm hứng cho vở kịch sắp tới”. Tràn ngập trong các trang viết của Trần Thùy Mai là những mối quan hệ mới được mở ra, phần nào thể hiện cái nhìn khai phóng về cuộc sống.

Trong không gian tâm trạng, Việt Nam trở thành nơi chốn đầy luyến nhớ. Truyện ngắn Phật ở Geoung Ju kể về Kim, một người đàn ông Hàn Quốc có kỷ niệm sâu sắc với Việt Nam trong chiến tranh “khi nghe tên em, tôi nhớ lại một ngôi làng, tôi đã từng hành quân qua đó. Đó là một kỷ niệm khủng khiếp trong đời tôi. Trong đêm, đạn cứ vãi ra và sáng mai vào làng, tôi thấy những người già và những trẻ em nằm chết. Hơn một trăm người, tất cả đều mở mắt. Ngày hôm sau tôi bỏ về Seoul, ngồi tù hai năm về tội đào ngũ. Đầu tôi đau nhức triền miên, không thuốc nào chữa được. Tôi ăn chay và hành thiền từ ngày ấy. Chiến tranh, thật điên rồ, người ta ấn vào tay người này một khẩu súng để đem lại cái chết cho người kia và bằng cách đó, hủy hoại cuộc đời cả hai”. Mảnh đất đau thương chiến tranh như Việt Nam trở thành nơi chốn đi về của những hoài niệm khắc khoải sâu sắc.

Hay với những người dù đã xa Việt Nam quá lâu vẫn không quên chốn cũ, trở lại tìm nơi mình sinh ra để xoa dịu bề bộn hiện tại. Trong Chiếc nhẫn ngọc lục bảo, Manuelle - người đàn bà lịch lãm, một biên đạo múa ở một nhà hát danh tiếng của Pháp tìm đến vùng núi A Lưới dựng một vũ kịch trong đó nhân vật chính là cô bé Kalang Nga, người Tà Ôi. Ở Pháp không có dân tộc ít người. Những đề tài về các dân tộc miền núi làm người ta quan tâm. Khó ai ngờ Manuelle chính là cô bé Kalang Nga 12 tuổi năm xưa phải chạy trốn khỏi đám cưới địa ngục.

Dù viết về tình yêu, lịch sử hay tôn giáo, Trần Thùy Mai vẫn luôn giữ lối viết nhẹ nhàng, đằm thắm. Đọc truyện của chị, người đọc rút ra cho mình những lối hành xử trong cuộc sống, hay ít nhất cũng có những phút giây thư giãn thả hồn phiêu lưu cùng các số phận khi thì đi sâu tận cõi lòng, khi thì rảo bước về một khoảng không nào đó để thấy những chân trời rộng mở khác ngoài cõi mình đang sống. Điều đó thật sự có ý nghĩa trong cuộc sống bộn bề hôm nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024