chính từ lúc ấy ông không dám đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức về làng chợ Dầu. Không gian nhỏ bé của căn nhà mụ chủ được nhà văn miêu tả đối lập với không gian Làng tươi đẹp của ông Hai trước đây trong niềm tự hào khôn xiết và giờ đây trong nỗi uất tắc nghẹn ngào: “Mỗi lần bước chân ra khỏi cái gian nhà tối thấp bề bộn những bồ, bị, nồi, niêu và những dây quần áo ẩm sì ấy là mặt ông lão tươi tỉnh nhẹ nhòm hẳn lên. Sao mà ông lão sợ cái gian nhà ấy thế! Nhất là những buổi trưa yên ắng, oi ả, có tiếng mụ chủ nhà nói léo nhéo ở bên ngoài, thì ông lão không chịu được. Ông lão phải đi cho nó khuất” [37,tr.213].
Không gian căn nhà càng lặng đi trong cả nỗi lo âu đè nặng tâm lý của bà Hai nữa: “Bà Hai nín bặt, gian nhà lặng đi, hiu hắt. Ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão” [37,tr.222]. Nỗi đau khổ bế tắc tuyệt vọng càng giày vò ông Hai khi bà chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi với lý do không chứa người làng Việt gian. Nhưng lúc được nghe tin làng theo Tây được cải chính ông Hai sung sướng hạnh phúc vô cùng.
Bằng việc sử dụng không gian hợp lý kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ, Kim Lân đã dụng công trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật Ông Hai từ đầu đến cuối truyện thật cảm động.
Những trang đầu truyện ngắnThượng tướng Trần quang Khải –Trạng vật là không gian tịch mịch êm ả của một đêm xuân. Người đọc thấu hiểu tâm tư nỗi lòng của người thiếu phụ tên Tần, luôn cần mẫn bên khung cửi, dệt nên những tấm vải thô sơ và mộc mạc như đời nàng. Với nỗi buồn chất chứa thẳm sâu về một kỷ niệm tê tái ngày xưa: “Cái kỷ niệm đã phá tan hết hạnh phúc đời nàng đó, lần lần hiện ra trong trí óc, từng việc xảy ra một cách rò rệt. Nàng cảm giác mình đang sống lại với cảnh xưa… Bốn năm trời đằng đẵng với bao nhiêu là thay đổi nhưng không thể làm dịu được vết thương lòng người thiếu phụ” [37,tr.116-117]. Cái tài tình của Kim Lân là ở chỗ nhà văn
không cần đi sâu kể lại cuộc đời nhân vật một cách cụ thể, mà thông qua không gian của truyện người đọc dần dần khám phá cuộc đời số phận nhân vật. Với tất cả những diễn biến tâm lý vui, buồn những hạnh phúc và khổ đau mà họ đã trải.
Không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách, số phận nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Qua việc xây dựng không gian bối cảnh, không gian sự kiện và không gian tâm lý trong nhiều tác phẩm của mình, Kim Lân đã cho chúng ta thấu hiểu cuộc sống và số phận con người làng quê Việt Nam với tất cả những buồn vui trong cuộc sống. Từ đó góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp của nhà văn về cuộc đời và con người.
Chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Không Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Kim Lân
- Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 8
- Không Gian Sự Kiện Trong Truyện Ngắn Kim Lân
- Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 11
- Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 12
- Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là dạng tồn tại mang tính đặc thù của vật chất, nghĩa là nghệ thuật có thời gian riêng để thể hiện phương thức tồn tại và triển khai thế giới. Nếu như không gian nghệ thuật không phải là không gian vật lý thì thời gian nghệ thuật cũng chưa phải tồn tại trong thời gian vật chất, mà thời gian nghệ thuật luôn vận động biến đổi gắn liền với sự cảm thụ về thời gian.
Các tác giả trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa "thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động, phát triển liên tục không ngừng" [15,tr.1186]. Tuy nhiên đây chỉ là khái niệm mang tính chất cơ bản đơn giản nhất, có tính phổ cập cho mọi người. Vì đi sâu vào tìm hiểu, ta lại có thể phân loại và tìm hiểu thời gian ở các góc độ khác nhau.
Đứng về phương diện triết học, “Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất bao những thuộc tính, độ lâu của sự biến đổi, trình tự xuất hiện và mất đi của sự vật, các trạng thái biến đổi khác nhau của thế giới vật chất” [15,tr. 1187].
Như vậy thời gian là một phạm trù cơ bản của cuộc sống. Thế giới tự nhiên và con người đều tồn tại trong quá trình vận động của thời gian. Tuy nhiên thời gian vật chất và thời gian nghệ thuật có những phạm trù riêng. Thời gian nghệ thuật được coi là một trong những vấn đề hiện đại của nghiên cứu lý luận. Những sự kiện trong tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại trong thời gian vật chất. Bởi ở tác phẩm nghệ thuật, con người có quá trình vận động và phát triển riêng. Trong tác phẩm nghệ thuật, con người có thể trải qua một cuộc đời, một ngày, trải qua nhiều thế hệ, hoặc quay về quá khứ hay
hướng tới tương lai. Vì thế “thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại quá khứ và tương lai” [55, tr.61]. Như vậy thời gian nghệ thuật có thể mang tính liên tục, cái này xảy ra sau cái kia theo một trình tự nhưng cũng có thể đảo ngược sự liên tục của nó. Bởi thế thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ. Người nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể là nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảng khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động mang đậm dấu ấn của tác giả.
Nhận định về thời gian nghệ thuật nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ý kiến của mình. Và tất cả đều đi đến một kết luận chung "thời gian nghệ thuật là những mã khoá vô cùng quan trọng. Đây là nơi cất chứa những ẩn ý nghệ thuật mà soi rọi được nó, ta có thể làm sáng rò những khúc mắc, giải mã được những vẻ đẹp sâu xa của tác phẩm" [24,tr.8].
Có nghĩa rằng trong bất kì một tác phẩm văn chương nào cũng đưa người đọc vào một khung thời gian nào đấy. Nhiều khi những yếu tố này góp phần tạo nên vẻ đẹp lung linh, hư ảo cho tác phẩm văn chương. Vì thế một tác phẩm sẽ tạo lập được cách hiểu đa chiều, nhiều cách cảm thụ văn chương khác nhau.
Trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian. Thời gian nghệ thuật vừa là hình thức hiện hữu, vừa là hình thức tư duy của con người được diễn tả bằng ngôn từ trong quá trình miêu tả tính cách, hoàn cảnh đường đời của nhân vật. Do đó “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [8,tr.219].
Thời gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Nhưng thời gian nghệ thuật cũng không phải là một hiện tượng của tâm lý mà cá nhân người đọc muốn cảm thụ nhanh chậm tùy ý. Thời gian nghệ thuật là sáng tạo khách quan trong chất liệu. Nếu như một tác phẩm có thể gây hiệu quả hồi hộp đợi chờ thì đối với ai, lúc nào, khi cảm thụ thời gian ấy đều xuất hiện. Điều đặc biệt là thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.
Khi đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan người đọc như đang được quay về quá khứ tuổi thơ êm đềm của mình qua việc nhà văn Thạch Lam đã sử dụng thời gian hồi tưởng khi miêu tả cuộc đời của nhân vật Thanh. Dù Thanh đã trưởng thành nhưng khi quay về thăm lại người bà yêu quý của mình, chàng lại thấy mình như bé lại. Bao nhiêu kỉ niệm thơ ấu ngày xưa của Thanh trong sự yêu thương chở che của bà nội chợt ùa về , cảnh vật và khu vườn yên tĩnh vẫn vẹn nguyên như xưa . Thời gian trong văn học có thể được các nhân vật cảm nhận khác nhau tùy theo hoàn cảnh sống của họ.
Với nhà thơ Xuân Diệu ông phân biệt hai phạm trù thời gian khác nhau, thứ nhất thời gian như một bộ phận cấu thành hệ thống quan điểm về vũ trụ nhân sinh của nhà thơ, vì thế Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới về thời gian với giọng tranh luận, biện bác trong bài thơ Vội Vàng. Thời gian Xuân Diệu lựa chọn cho mình là thời gian tuyến tính một đi không trở lại vì thế mỗi khoảng khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
( Vội vàng)
Từ đó nhà thơ muốn thể hiện một quan niệm về tuổi trẻ và cuộc đời. Thứ hai là phạm trù thời gian được xử lí như một yếu tố hình thức để kiến tạo nên từng tác phẩm cụ thể.
Như vậy thời gian nghệ thuật trong văn học khác với thời gian khách quan, nó có thể trôi rất nhanh, bị dồn nén hay kéo dài cái chốc lát thành vô tận.
Có thể nói thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người, phản ánh cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, thể hiện sự độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là sự sáng tạo của người nghệ sĩ để tạo ra “ một thế giới nghệ thuật có thể trường tồn trong thời gian” (Trần Đình Sử ). Như vậy thời gian nghệ thuật đã góp phần bộc lộ rò quan điểm và tư tưởng của nhà văn. Có khi nhà văn tổ chức vận hành thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của mình theo diễn biến câu chuyện được trình bày theo trình tự trước sau của thời gian . Đó là thời gian sự kiện, thời gian này được tạo theo độ dài thời gian mà nó diễn ra, các sự kiện được sâu chuỗi và xuất hiện một cách tuần tự, không đứt quãng. Tác phẩm không có thời gian chết và sức hấp dẫn của nó là ở nhịp điệu dẫn dắt câu chyện. Ví dụ như tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung- Ngô Thừa Ân, Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn Phái...
Bên cạnh kiểu thời gian này còn có kiểu thời gian tâm lý. Nhà văn kéo dài thời gian để diễn đạt tâm trạng chờ đợi của nhân vật, có khi buộc thời gian phải đứng lại vận động theo chiều ngược lại hay vận động ngược chiều để thể hiện sự hồi tưởng của nhân vật. Quá khứ, hiện tại và tương lai không tách rời mà đan cài lẫn nhau; cái hôm qua hiện hữu trong cái hôm nay, cái hôm nay dự báo cái ngay mai. Điều đó thể hiện quan niệm về sự vận đông biện chứng của con người và lịch sử.
Là một phạm trù của thi pháp học, thời gian nghệ thuật đã “cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học, cũng như nghiên cứu các loại hình, các hiện tượng nghệ thuật trong lịch sử” [55,tr.68].
Thời gian nghệ thuật rất đa dạng. Nó là một thuộc tính tất yếu của hình tượng nghệ thuật. Các nhà văn khi sáng tạo nên công trình nghệ thuật thường sử dụng yếu tố thời gian nghệ thuật như một phương tiện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống con người.
Khi nghiên cứu thời gian nghệ thuật, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số cách phân loại :
M.Bakhtin nhà nghiên cứu văn học Nga trong bài viết Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực đã phân chia thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học thành bốn loại: thời gian phiêu lưu, thời gian cổ tích , thời gian tiểu sử và thời gian lịch sử.
G.S Trần Đình Sử quan niệm trong tác phẩm văn học có thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật:
Thời gian trần thuật là thời gian theo dòng vận đông tuyến tính một chiều của văn bản ngôn từ. Người ta nói văn học là nghệ thuật thời gian bởi văn học diễn đạt các sự vật hiện tượng theo trật tự thời gian của lời nói liên tục, từ câu đầu đến câu cuối cùng, không đảo ngược. Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, của sự kể, nó có mở đầu và kết thúc; có tốc độ và nhịp độ riêng do người kể có thể kể nhanh hay chậm, kể lướt hay kể tỉ mỉ, dừng lại miêu tả chi tiết, có thể sắp xếp trật tự thời gian của sự việc đem cái xảy ra sau kể trước và ngược lại; nó luôn mang thời hiện tại (tương ứng với thời hiện tại của người nói).
Thời gian được trần thật là thời gian của sự kiện được nói tới bao gồm: Thời gian sự kiện, thời gian nhân vật, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian sinh hoạt lịch sử.
3.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân
Có thể nói, thời gian nghệ thuật là yếu tố đặc biệt, không thể thiếu góp phần tạo nên sức sống cho tác phẩm. Thời gian nghệ thuật đóng vai trò quan trọng tạo nên phong cách riêng cho tác giả, đem đến những thành công cho tác phẩm văn học. Thời gian nghệ thuật cũng như mọi phương diện của thế giới nghệ thuật, được soi rọi bằng tư tưởng tình cảm, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn. Khám phá giá trị của tác phẩm từ thời gian nghệ thuật trở thành vấn đề không thể thiếu của thi pháp học. Cũng từ đó, lý luận về thời gian nghệ thuật ngày càng hoàn thiện đóng góp cho nền phê bình, nghiên cứu. Trong nhiều truyện ngắn của Kim Lân các yếu tố thời gian được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật độc đáo nhằm chuyển tải tư tưởng nội dung tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của nhà văn góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn Kim Lân .
Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân, qua khảo sát chúng tôi thấy, thời gian nghệ thuật thể hiện trên ba bình diện: Thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt và thời gian tâm lý.
3.2.1. Thời gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân
Thời gian sự kiện là chuỗi liên tục các sự kiện trong quan hệ liên tục trước sau, nhân quả. Thời gian sự kiện có thể được tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra. Trong thời gian sự kiện người ta chia ra hai lớp thời gian: Thời gian tiền sử và thời gian truyện
Đọc truyện ngắn Thượng tướng Trần Quang Khải- Trạng vật người đọc nhận thấy thời gian của truyện diễn ra vào một đêm cuối xuân: Dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn dầu sở nhân vật Tần lặng lẽ gieo thoi trong cái tĩch mịch, êm ả của một đêm xuân. Dòng thời gian đã đưa người kể tiếp nối câu chuyện với những đêm trước trong suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông để