Giải Quyết Mâu Thuẫn, Xung Đôṭ .


linh hoạt kỳ lạ. Ngân vừa múa, vừa cười, say sưa. Khi Ngân ném xong mười hai vòng, cúi chào tươi tắn những tiếng la tung hô nhốn nháo của công chúng”. Với người nghệ sĩ như Ngân, được lao động phục vụ mọi người, đó là hạnh phúc lớn nhất.

Những người làm nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai sống chết vì nghệ thuật, hết mình vì nghệ thuật. Họ đa cảm, thế giới nội tâm tinh tế, đầy phức tạp. Theo Trần Thuỳ Mai thì “ phần lớn người làm nghệ thuật bị trời cho số khổ. Họ là người có cá tính nên thường sống cực đoan, sống trong cuộc đời với tâm trạng dị dạng”, xuất phát từ quan điểm này, cho nên hầu hết các nhân vật nghệ sĩ của Trần Thuỳ Mai đều có “ số khổ”, không mấy ai được yên ổn trong hạnh phúc, họ thường xuyên phải dằn vặt, đấu tranh lựa chọn giữa nghệ thuật và hạnh phúc riêng tư. Vũ trong Thuốc ba màu là một hoạ sĩ tài năng. Dường như “da thịt” “đã vào hết trong tranh”. Tranh anh vẽ là những bức tranh tuyệt mỹ đủ sức mê hoặc trí tưởng tượng của Akiko, cô gái đến từ nước Nhật, yêu tranh của anh rồi yêu anh.Vũ đã dốc hết mình cho nghệ thuật, tự sánh mình như “ một cái chai không, trống rỗng tận đáy, nằm chổng chơ trên bàn cạnh cái cốc đổ nghiêng”. Vắt kiệt sức mình vì nghệ thuật, sự cống hiến đến tột cùng này khiến nhân vật không thể tìm thấy điều gì khác nữa ngoài nghệ thuật “ngoài bức tranh ra tôi không còn gì nữa”. Cộng thêm cái đầu tỉnh táo, ý thức rất rõ sự mất cân bằng về tuổi tác, sức khoẻ khiến Vũ không thể mở cửa trái tim đón nhận một người con gái. Vũ xót xa khi nhận ra: “ bây giờ, tất cả những sinh lực gần một đời đã đi gần hết trong thế giới không bờ bến của những bức tranh. Khi trong tôi chỉ còn những giọt tinh huyết cuối cùng, sôi trào mãnh liệt để rồi một mai sẽ thình lình khô cạn”, anh biết nếu gắn bó với Akiko sẽ đem đến cho nàng thất vọng và đau khổ: “có thể một ngày kia Akiko nhận ra mình đi tìm những giọt cam thơm ngát, ngọt lành, nhưng chỉ gặp cái vỏ đã khô xác nằm lăn lóc giữa khu vườn hoang phế?”. Rõ ràng, hoạ sĩ Vũ có một niềm đam mê nghệ thuật, một tình yêu cháy bỏng, nhưng trên hết vẫn là một trái tim nhân hậu. Vũ từ chối không kết hôn với Akiko vì tương lai và hạnh phúc của chính nàng. Dẫu rằng, quyết định ấy khiến Vũ đau đớn “ tưởng chừng đang có một thỏi sắt nung đỏ xuyên thủng vào giữa trái tim mình, ở đó, máu cứ sôi trào lên, bỏng rát”. Trần Thuỳ Mai luôn đặt nhân vật nghệ sĩ tài hoa, đa tình vào những thế giằng co, buộc phải chọn lựa. Cũng giống như Vũ. Khi bắt buộc phải lựa chọn, Hưng trong Eva dại dột đã để người con gái anh yêu ra đi. Vy “ ngây”, nàng Eva của Hưng đã biết lành, biết dữ, biết xiêu lòng trước những cám dỗ vật chất. Hưng buộc phải để Vy ra


đi với những nhu cầu của cô trước cuộc sống. Không giữ lại những điều không thể thuộc về mình. Tự nguyện nhận về mình phần thiệt thòi, hy sinh. Đó phải chăng là số phận của những người nghệ sĩ đa tình?

Những người nghệ sĩ chân chính cô độc và bất hạnh trong cuộc sống, khi gặp được những con người đồng cảm và tình yêu đích thực, họ sẵn sàng cháy hết mình dù chỉ trong khoảnh khắc, lúc đó, thật sự có sự thăng hoa giữa nghệ thuật và tình yêu. Thế nhưng, đứng trước sự lựa chọn của hạnh phúc và tiền tài danh vọng, giữa cái được và mất trong tình yêu, họ sẵn sàng lui lại, không bao giờ trở thành rào cản của người họ yêu thương. Hầu hết các nhân vật nghệ sĩ của Trần Thuỳ Mai đều có vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất trong sáng. Họ không bao giờ đi trong cuộc đời mà không mang theo nỗi vướng bận nào, Trần Thuỳ Mai thấu tỏ điều ấy, chị đồng cảm và bao dung ngay cả khi trong số họ có những người bị trượt dài trong cuộc sống, đánh đổi cả bản thân và nghệ thuật để chạy theo những cám dỗ khác. Trong những trang viết của Trần Thuỳ Mai văng vẳng tâm sự của chị: “ tôi rất cần yêu thương để chống lại cảm giác bị bỏ rơi”. Đó phải chăng cũng là tâm sự của rất nhiều nghệ sĩ, sống ở trên đời luôn cần tình yêu.

3.2. Nghê ̣thuât‌

xây dưn

g cố t truyêṇ :

3.2.1. Nghê ̣thuât

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

tao

tình huố ng

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 11

Tình huống là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà văn thể hiện rõ nhất. Nhà văn Nguyễn Minh Châu gọi đó “là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc”, “một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người”[3,44]

Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống. Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn. Tình huống ấy “có khi nó treo lơ lửng ở đâu đó trong truyện, ở chỗ có vẻ như chẳng có gì đáng chú ý…nó giấu mình trong những chuyện vặt vãnh nhưng chính nó sẽ gây nên những “ cú nổ lớn”[57,119].


80


Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến tình huống: truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống”.

Chúng tôi nhận thấy trong Truyện ngắn Trần Thùy Mai chủ yếu được kết cấu dựa trên tình huống tâm trạng.

Loại tình huống này thường gặp trong loại truyện tâm tình, loại truyện không có truyện, nghĩa là không tiêu biểu về cốt truyện nhưng sâu sắc về tâm lý. Tình huống tâm trạng trong truyện nhiều khi khó nhận biết, có khi nó treo lơ lửng đâu đó trong truyện, ở chỗ có vẻ như chẳng có gì đáng chú ý. Ở những trường hợp này nó giấu mình trong những chuyện vặt vãnh nhưng chính nó sẽ gây nên những “cú nổ” lớn.

Trần Thùy Mai tỏ ra rất chú trọng với ý tưởng đi sâu khám phá thế giới nội tâm, những hoạt động tâm lý uyển chuyển của con người. Đó phải chăng là tâm niệm của nhà văn trên con đường đi tìm vẻ đẹp của văn chương. Trần Thùy Mai tỏ ra rất linh hoạt trong việc tìm kiếm những cách thức biểu đạt thích hợp nhất cho tình huống tinh thần của nhân vật, nhờ đó mà có thể đẩy cái tinh tế lên đến độ sâu sắc. Như ở truyện Thị trấn hoa quỳ vàng chẳn hạn. Dòng tâm trạng, hồi ức của Ng. được tác giả biểu đạt qua dòng suy tưởng khép kín của chính nhân vật đó. Ng. một mình đi tìm câu trả lời tại sao hai người chọn cái thị trấn xác xơ ấy làm nơi gặp gỡ, rồi Ng. đi đi về về trong kỷ niệm của những lần gặp trước đó, mỗi năm họ chỉ gặp nhau một lần duy nhất vào ngày ấy, tháng ấy, tại thị trấn ấy, rồi cũng một mình Ng. quyết định vùi sâu kỷ niệm ra đi không gặp lại người đàn ông của đời mình. Suy tưởng một mình như thế cho thấy tâm trạng cô đơn, hoang mang của nhân vật. Rõ ràng hạnh phúc ít ỏi mà Ng. đang có ấy quá phù du, nó có thể bị vùi lấp bất cứ lúc nào vì nó đi trái quy luật tự nhiên, không thể níu giữ những gì không thuộc về mình. Chủ ý của người viết tuy kín đáo nhưng hiệu quả nghệ thuật đạt được dường như quá hiển nhiên.

Hầu hết truyện của Trần Thuỳ Mai là loại truyện tâm tình, không tiêu biểu về cốt truyện nhưng sâu sắc về tâm lí. Có những truyện ngắn không thể tóm tắt và kể theo kiểu kịch tính thắt nút, mở nút. Cả câu chuyện trong Khúc nhạc rừng dương chỉ xoay quanh tình huống tâm trạng nhân vật “tôi” hiểu và đồng cảm với Thảo- cô bé chơi đàn piano. Bản nhạc

là chiếc cầu nối giữa hai con người ấy. Cũng giống như Khúc nhạc rừng dương , Cánh cửa

81


thứ chín không có những mâu thuẫn xung đột giữa các nhân vật, cũng không có nhiều hành động bên ngoài. Trở đi trở lại là tâm trạng muốn mà không thể bứt phá ra khỏi “ bốn bức tường vây kín” của Quyên

Để xây dựng được tình huống tâm trạng, chứng tỏ người viết phải có đời sống tinh thần sâu sắc. Trần Thuỳ Mai qua những trang viết cuả mình đã bộ lộ khả năng phát hiện và lựa chọn tình huống tiêu biểu trong dòng tâm trạng ở thời khắc quyết định nhất. Bi kịch nội tâm của nhân vật nhờ đó mà được thể hiện sâu sắc, gợi nhiều ngẫm suy và thương cảm ở con người.

3.2.2. Giải quyết mâu thuẫn, xung đôṭ .

Truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai không nhiều mâu thuẫn, xung đột. Nếu có, chị thường giải quyết vào cuối truyện.Một nhà nghiên cứu người Nga cho rằng: “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối, như vậy có thể hiểu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thường thể hiện có thể đột ngột và chỉ trong mấy dòng cuối văn bản”[66]

Nhiều nhà văn đều quan tâm đến đoạn kết khi viết truyện ngắn, Tsêkhop nhấn mạnh:” Viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”[57,90]

Nhà văn Đỗ Chu chia sẻ: còn như việc kết thúc một truyện ngắn, đó là hành động dễ gây xúc động đột ngột. Một cốt truyện đơn giản nhưng sở dĩ Cuốn sách gây xúc động chính là vì cái kết rất ấm áp. Xưa nay “cơm áo không đùa với khách thơ” chẳng có gì lạ, Kim ao ước mua được cuốn sách về Nicolai Gôgôn thế nhưng “muôn ngàn nhu cầu linh tinh cứ dàn ra, đẩy cái việc sách vở xuống hàng thứ yếu”, Trần Thùy Mai đưa người đọc đi từ trạng thái dồn nén khát khao đến xót xa mỗi khi Kim nghĩ đến cuốn sách không thể có, cứ thế, lối kể chậm rãi, không mấy sốt ruột, không có sự kiện gì đặc sắc. Trần Thùy Mai kết truyện ngắn của mình chỉ bằng mấy dòng cuối đầy cảm động, Khiêm - chồng Kim đã nói với vợ sau khi đưa cho cô cuốn sách: “Mua cho em đấy, anh biết em thích nhưng rồi em tiếc tiền chẳng bao giờ chịu mua đâu. Kim quay mặt đi, rồi không nín được, cô gục đầu vào ngực chồng. Niềm hạnh phúc đến bất ngờ làm cô không nói được”.

Rõ ràng kết truyện như thế, Trần Thùy Mai không tạo ra kết quả sự việc là Kim có được cuốn sách. Sâu xa trong đó là khẳng định sự lên ngôi của tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc, một chi tiết nhỏ thôi nhưng nó minh chứng cho rất nhiều điều lớn lao trong

cuộc sống.

82


Khảo sát trong nhiều truyện ngắn của Trần Thùy Mai, chị thường kết truyện bằng những cuộc ra đi, có những cuộc ra đi mãi mãi không trở về, có cuộc ra đi để thắp lên những tia hy vọng mới.

Cái kết trong Một chút mầu xanh là khá bất ngờ, sau dồn nén của rất nhiều chi tiết vặt vãnh đời thường đè nặng lên cuộc sống của đôi vợ chồng Tuấn và Loan. Đỉnh điểm cho sự căng thẳng ấy là cuộc to tiếng, Loan ức chế ném giỏ thịt xuống đất, không may trúng vào người Tuấn, trong lời đàm tiếu của hàng xóm thì chị đã là mất mặt khi đổ cả rổ thịt lên đầu chồng. Tuấn xin chuyển công tác đi xa, Loan đinh ninh rằng “vĩnh viễn anh khôn cần đến chị nữa…rõ ràng căn phòng này chỉ còn là một cái nhà giam ngột ngạt đối với anh. Căn phòng này, cuộc sống này, và chị…”.

Dường như, người đọc đã chuẩn bị tâm lý cho một cái kết không có hậu, Tuấn sẽ không bao giờ trở về. Tất cả những gì diễn ra trước đó chẳng mong chờ một mái ấm gia đình được cứu vãn. Nhưng thật bất ngờ, Tuấn ra đi, nhưng lòng anh còn ở lại, lá thư cùng hàng hoa giấy anh trồng đã xoá tan mọi dằn hắt, mệt mỏi trước đó “Có lẽ, muộn còn hơn không. Anh hy vọng giữa chúng mình còn một cái gì đó tươi xanh, và mong có bóng mát cho em trong cuộc sống - chút bóng mát đủ cho mình có thể nhìn vào mắt nhau, nếu một ngày kia anh còn trở lại”. Ở đây, Trần Thùy Mai đã giải quyết mọi căng thẳng diễn ra bằng lòng bao dung, nhân vật của chị bao giờ cũng biết nhường nhịn, ít khi cả hai cùng lao vào chảo lửa.

Thế nhưng không nhiều cuộc ra đi, một cái kết trọn vẹn không mất mát. Hầu hết những truyện ngắn về tình yêu của Trần Thùy Mai đều có sự ra đi của một ai đó. Hoặc là biệt tăm, biệt tích như Nguyệt trong Quỷ trong trăng, nhân vật chị trong Giông mùa xuân, Akiko trong Thuốc ba màu, Ái Duy trong Nàng công chúa lạc loài, Na trong Người bán linh hồn, hoặc là kết thúc bằng cái chết đầy nhức nhối như Khánh trong Ngôi đền sống, H’Thuyền trong Thuyền Trên núi, hoặc sống mà như chết như Lan trong Thương nhớ Hoàng Lan, Bim trong Biển đời người, Cường trong Ngôi đền sống, Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng.

Nói như tác giả Bùi Việt Thắng “cái kết thúc nào trong truyện ngắn cũng đều nhằm tái hiện nghệ thuật dòng chảy phức tạp của đời sống vốn luôn nhiều “chuyện”. Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức


sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tât yếu sẽ chiến thắng. Cốt truyện và đặc biệt là cách kết thúc hay là một cách giúp người đọc thấu thị được chân lý đời sống”.

Cái kết trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai thường gây bất ngờ cho người đọc. Mọi suy nghĩ có thể có thể bị thay đổi so với trước đó. Tác giả dùng mẹo đánh lạc hướng, sau đó, bất ngờ để người đọc nhận ra bản chất con người sự việc. Họa sĩ Diêu trong Phao cứu sinh đinh ninh người đàn bà đẹp như Trúc Ty không bao giờ lại có thể chung thủy với một ông chồng già, nàng chỉ dựa vào đồng tiền của ông ta rồi một ngày nào đó sẽ cao chạy xa bay nhưng, Diêu đã phải ngã ngửa người trước lời của người đàn bà đoan chính ấy: “Mười bảy năm nay sống với em, suốt ngày ông ấy lăn lộn ngoài thương trường, bao nhiêu lo nghĩ hằn lên mặt, vậy mà về nhà thấy vợ là lập tức tươi cười, sợ vợ thấy mặt mình mà lo lắng. Ông mà nghĩ em cần gì thì dù hy sinh mấy ông cũng tìm kiếm cho em bằng được. Khi nhỏ em không có tình thương của cha, lớn lên lấy chồng rủi ro gặp người chồng vũ phu cờ bạc. Ông đã vớt em lên từ cảnh khốn cùng, ông chính là chiếc phao cứu sinh của em...” Một cái kết bất ngờ đánh đổ mọi sự nghi ngờ trước đó về Trúc Ty. Trong cuộc đời cái để người đời ái mộ và khâm phục không phải là tiền bạc, danh vọng. Trong Người bán linh hồn, đến phút chót, ngỡ rằng Na sẽ phải buộc bán mình để có tiền cho Tuấn theo đuổi nghệ thuật, rốt cuộc, Trần Thùy Mai đã tạo bất ngờ khi xây dựng một cuộc mua bán khác, khủng khiếp hơn. Tuấn bán linh hồn để trở thành một người hoàn toàn khác. Trong Bầy thú bông của Quỳnh, người đọc không khỏi thắc mắc về những hành xử bất ổn của Quỳnh, cuối truyện, câu trả lời đã rõ, Quỳnh là một người đồng tính, cô không thể điều khiển nổi con tim và lý trí về phía người đàn ông.

Những cái kết bất ngờ cho phép người đọc thấu tỏ mọi hành vi, ứng xử của nhân vật.

Chính những cái kết này trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai tạo nên sự ám ảnh rất lớn.

3.3. Ngôn ngữ.

Điểm độc đáo nhất của văn học, khác hẳn các ngành nghệ thuật khác, là ở chỗ nó phản ánh mọi hoạt động ngôn từ của con người. “Văn bản tác phẩm văn học bao giờ cũng là một hệ thống gồm nhiều lời phát ngôn của người trần thuật, nhân vật, người kể chuyện, nhân vật trữ tình”[66].


84


Thu hẹp khoảng cách giữa truyện kể và những “chuyện” của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn không còn là lời nói quyền uy, cao đạo. Bên cạnh khẩu ngữ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh có thứ ngôn ngữ vỉa hè ở tác phẩm Phạm Thị Hoài. Có lời người trần thuật dân dã trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (đi năm lần bảy lượt, mời mẻ bát gẫy đũa…), Nguyễn Khải (cười thắt ruột, ăn nói quá quân trộm cướp...), Bão Vũ (nằm co tiểu sành khi hết phim…). Có kiểu phát ngôn trần trụi, không gọt dũa của thứ ngôn ngữ “chợ búa” ở Người hùng trường làng (Tạ Nguyên Thọ), Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Dạo đó thời chiến tranh (Lê Minh Khuê)... Trong truyện ngắn của mình, Trần Thùy Mai không sử dụng những tiếng lóng, những từ ngữ tục, những câu chửi thề. Văn chị bàng bạc ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng, trữ tình của người Huế.

3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Trong quá trình xây dựng và khắc họa tính cách nhân vật, các nhà văn luôn chú trọng tới ngôn ngữ nhân vật: đối thoại và độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là một trong những thủ pháp nghệ thuật giúp cho nhà văn miêu tả chính xác đời sống tâm lí nhân vật. Đồng thời cho phép nhà văn đi sâu khám phá và miêu tả những trạng thái tình cảm, những bí ẩn riêng tư trong suy nghĩ, tâm tưởng của nhân vật. Độc thoại nội tâm đã trở thành phương tiện nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong sáng tác của các nhà văn. Chúng tôi nhận thấy độc thoại nội tâm là lời của nhân vật tự nói (tự nhủ hoặc nói to) với chính mình, xuất hiện dưới nhiều hình thức lời nói khác nhau như trực tiếp, nửa trực tiếp nhằm thể hiện quá trình tâm lí nội tại, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Trong độc thoại nội tâm, điều quan trọng là tác giả nắm được những qui luật tâm lí và diễn đạt những qui luật ấy của nhân vật một cách hết sức tường tận, tỉ mỉ, sâu sắc. Truyện kể ngôi thứ nhất là dạng truyện tự bạch, được kể bởi một người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm với tư cách là một nhân vật. Đó là truyện kể về những sự kiện mà bản thân nhân vật ấy trải nghiệm, một sự trải nghiệm của cá nhân. Trong truyện kể ngôi thứ nhất, ngôn ngữ kể chuyện đồng thời là ngôn ngữ nhân vật. Trong truyện ngắn Gió thiên đường, Để nhìn thấy tuyết, Nốt ruồi son, Thuyền trên núi, Ngôi đền sống, Thương nhớ hoàng lan, Biển đời người, Non nước mùa đông, Bầy thú bông của Quỳnh, Một mình ở Tôkyô… câu chuyện được nhìn từ thế giới nội tâm của

nhân vật, với rất nhiều khoảng lặng cho độc thoại. Người bán linh hồn, Lễ cưới bạc là một

85


cách khác, ý tưởng được khai triển trên một chuỗi hành động, sự lạnh lùng của người viết nhằm hướng tới mục đích: cảm xúc của người đọc phải là một cảm xúc tự thân, không phải là do bị người viết dẫn dụ.

Chính ở những đoạn độc thoại nội tâm mà truyện ngắn Trần Thùy Mai để lại dư âm da diết, sâu lắng; các nhân vật của chị trở nên sống động, có hồn chính vì nó có một thế giới nội tâm phong phú, nhiều tầng bậc. Ở bất cứ truyện ngắn nào của Trần Thùy Mai cũng bắt gặp những đoạn độc thoại nội tâm với biểu hiện phong. Khi thì nhân vật xưng tôi nói về những gì mình đang trải qua hay nhân vật xưng ở ngôi thứ hai: anh, chị hay cả khi độc thoại nội tâm được lồng với lời người kể chuyện. Nhân vật tôi, với tư cách là người kể chuyện, người trong cuộc có cơ hội giãi bày lòng mình, lúc nào cũng chất chứa bao nghĩ suy vì những gì đang diễn ra xung quanh. Đó là tâm trạng cố tìm cho mình câu trả lời về sự đổi thay của Bim của nhân vật Tuấn trong Biển đời người: “tôi biết, Bim của tôi từ nhỏ loanh quanh nơi cái xóm thấp như rún biển, cả đời mới ra khỏi thành phố một lần. Gã phương xa kia với Bim là cả một chân trời. Cũng phải thôi. Ai muốn giam mình trong ao, mà chẳng muốn vươn ra ngoài biển rộng?”. Đó là tâm trạng đầy day dứt bất lực khi không đủ sức ôm chứa tình yêu của Vũ trong Thuốc ba màu: “Akiko! nếu nàng xuất hiện trong đời tôi sớm hơn, chừng mười hay mười lăm năm trước? Còn bây giờ, khi tất cả những sinh lực của một đời đã đi gần hết trong thế giới không bến bờ của những bức tranh? Khi trong tôi chỉ còn lại những giọt tinh huyết cuối cùng, sôi trào mãnh liệt để rồi một mai sẽ thình lình khô cạn? Có thể một ngày kia Akiko nhận ra mình đi tìm những giọt cam thơm ngát ngọt lành nhưng chỉ gặp cái vỏ đã khô xác nằm lăn lóc giữa khu vườn hoang phế?”. Đó là tâm trạng không thể sống trong một tình yêu đích thực, không thể vượt qua được Cánh cửa thứ chín của nhân vật Quyên: “Tại sao? Tôi không biết làm sao giải thích nỗi sợ hãi của mình. Dường như đã đến lúc tôi có thể nhận diện thứ tình cảm trong mình: Đấy chính là tình yêu đang mỗi lúc mỗi lớn lên, và tôi linh cảm cuộc đời tôi sẽ sụp đổ dưới sức nặng tình yêu ấy”.

Độc thoại nội tâm, với ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực diện phơi bày không giấu giếm những gì rất thật của mình. Thế giới nội tâm nhân vật quả có nhiều bề bộn. Tiếp tục góc nhìn đa chiều hơn, đối thoại nội tâm được thể hiện khi nhân vật là đại từ ngôi thứ hai: anh, chị, chàng, nàng. Lúc này, điểm nhìn trần thuật đứng ở ngoài câu chuyện, lắng nghe những vận động nội tâm của người trong cuộc để rồi miêu tả một cách khách quan, đa chiều. Đó là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024