Không Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Kim Lân


Chương 2

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật

Trong thi pháp học, không gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn.

Không gian nghệ thuật góp phần tạo nên tính chỉnh thể của hình thức nghệ thuật, góp phần thể hiện quan niệm của nhà nghệ sĩ về thế giới và con người trong quá trình chiếm lĩnh và tái hiện hiện thực bằng nghệ thuật. Yếu tố không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố nằm trong chỉnh thể nghệ thuật làm nên hệ thống thi pháp trong tác phẩm văn chương.

Theo các tác giả trong cuốn Từ điển tiếng việt, không gian “là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia’’, là “khoảng không gian bao trùm mọi vật xung quanh con người’’ [15,tr.147]. Khi nhắc tới không gian nói chung, người ta thường quy nó về một không gian địa lý.

Nhưng không gian nghệ thuật lại là một phạm trù khác hẳn, nó thuộc về hình thức nghệ thuật, là “phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật “ [56,tr.42].

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó, không thể đồng nhất không gian trong tác phẩm văn học với không gian địa lí, không gian vật lí được. “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận mình ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy” [55.tr87]. Không gian nghệ thuật có thể xem là


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

một không quyển của tinh thần bao bọc cảm thức của con người, là hiện tượng tâm linh nội cảm, chứ không phải hiện tượng địa lí và vật lí.

G.S Hà Minh Đức quan niệm rằng: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật’’. Tức là để khắc họa hình tượng nhân vật, bao giờ người nghệ sỹ cũng đặt nó vào một không gian nhất định, nhờ vậy mà không gian nghệ thuật không chỉ là môi trường tồn tại của hình tượng mà nó còn thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ tính tư tưởng của hình tượng.

Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 7

Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, thấp, xa, gần rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý” [12,tr.162].

G.S Trần Đình Sử cũng chỉ rò “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất” [55,tr.87]. Chính vì thuộc về thế giới nghệ thuật, là thế giới của “cái nhìn và mang ý nghĩa” nên không gian nghệ thuật được mở ra từ một trường nhìn, một cách nhìn. Trong tác phẩm, từ cái nhìn của tác giả, từ điểm nhìn của người kể chuyện không gian được hiện diện rò nét. Dù là điểm nhìn của ai thì nó vẫn mang tính chủ thể, nhờ tính chủ thể này mà một mô hình không gian các chiều cao-thấp, rộng-hẹp, xa-gần…được xác định.

Trong mô hình không gian ấy, mỗi loại hình nghệ thuật có một cách chiếm lĩnh các chiều không gian khác nhau. Nếu “hội họa và điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại, nêu ra hàng đầu các nét và tỷ lệ không gian


của chúng”, thì “trong việc chiếm lĩnh không gian nghệ thuật, văn học lại có những ưu thế riêng so với điêu khắc và hội họa. Vận dụng từ ngữ để chỉ ra các sự vật, nhà văn có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền không gian khác nhau” [24,tr.26].

Khi nghiên cứu về không gian nghệ thuật, các tác giả còn đưa ra các tiêu chí cụ thể phân loại không gian nghệ thuật, trong đó có một số quan điểm đáng chú ý sau:

* G.S Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học:

- Dựa vào vị trí, giới hạn của sự vật, không gian được chia thành: Không gian điểm (địa điểm); không gian tuyến, không gian mặt phẳng (không gian khối).

- Dựa vào sự biến đổi, vận động của sự vật hiện tượng, không gian được chia thành: Không gian bên trong (phi thời gian, không biến đổi, trừ khi thảm họa làm nó hủy diệt); không gian bên ngoài (đổi thay, vô thường, ngẫu nhiên).

Ngoài ra còn có không gian hành động và phi hành động.

Như vậy không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật. Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian (các miền, phương vị, các chiều…) tạo thành các ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm.

* Tác giả Nguyễn Thái Hòa khi nghiên cứu Những vấn đề thi pháp của truyện, phân chia không gian nghệ thuật thành các loại cụ thể. Theo tác giả sự tồn tại của vật thể là tồn tại trong không gian. Nhận thức của con người được hình thành riêng rẽ, biểu đạt bằng lời và được “khúc xạ” theo chủ quan của người nói. Có thể chia thành các loại không gian sau:

Không gian bối cảnh: là không gian rộng lớn nhất mà câu chuyện xảy ra, bao gồm: bối cảnh tự nhiên, bối cảnh xã hội, bối cảnh tâm trạng.


Không gian sự kiện Không gian tâm lý Không gian kể chuyện Không gian đối thoại.

* Trong cuốn Lý luận văn học- vấn đề và suy nghĩ, PGS Huỳnh Như Phương cũng phân chia không gian nghệ thuật thành: Không gian nghệ thuật có thể là không gian thiên nhiên hay không gian sinh hoạt. Và những không gian này luôn gắn với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của con người. Không gian nghệ thuật có thể là không gian mở hay không gian khép. Không gian nghệ thuật cũng có thể là không gian linh hoạt, vận động đa dạng hay đa hướng, cũng có thể là không gian tĩnh bất động.

Như vậy không gian nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tác giả miêu tả cuộc sống, thể hiện và bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người.

Trong truyện ngắnVợ chồng A Phủ người đọc thấy rò sự đối lập giữa hai không gian đó là cuộc sống của nhân vật Mị ở nhà thống lý Pá tra nói rộng hơn là địa ngục Hồng Ngài với sứ sở Phìn sa của Mị Và A Phủ dưới sự giác ngộ cách mạng của cán bộ A Châu. Chính qua sự đối lập giữa hai không gian ấy cuộc đời và số phận của hai nhân vật Mị và A phủ đã đi từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”. Qua đó chúng ta thấy rò hơn khát vọng và lòng ham sống luôn tiềm tàng của nhân vật, nó sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp khi không gian nghệ thuật đổi thay tích cực. Hay trong truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải người đọc thấy rò những thay đổi trong tâm lý, số phận của nhân vật Đào trước hai không gian nghệ thuật đối lập. Đó là mảnh đất trước khi Đào đến với nông trường Điện Biên, cuộc sống của chị lúc đó “sớm đâu là nhà tối đâu là giường, chị luôn sống ghen tị với mọi người và hờn giận với chính mình”. Khi đến với mảnh đất nông trường Điện Biên, một không gian mới với cuộc sống lao động và sản xuất của những con người nơi


đây, tính cách của Đào đã hoàn toàn thay đổi chị sống trong tình yêu thương của những con người mới với bao khát vọng cao đẹp. Có thể nói, bằng không gian nghệ thuật đối lập tác giả đã thể hiện sâu sắc sự đổi đời của số phận nhân vật.

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học còn mang tính quan niệm. Chẳng hạn như trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao là một không gian sống mòn. Thứ muốn rời bỏ làng quê nghèo khổ, tù đọng mà cuộc sống ngày một mốc lên, mòn đi, rỉ ra, để đi tìm một chân trời mới cho lý tưởng của mình. Ở Sài Gòn không được anh lại ra Bắc lúc đầu dạy ở một trường tư, trọ ở gác hai, sau phải ra ngoại ô, ở chung với San trong một gian buồng kề chuồng ngựa. Nhưng cũng không lâu anh phải rời Hà Nội trở về quê. Thế là không gian mơ ước đó cứ teo lại mãi và kết thúc tiểu thuyết nhân vật lại đi chuyến tàu trở về nơi xuất phát.

Như vậy, không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng của tác phẩm văn học. Vai trò của nó trong văn bản không giản lược ở việc xác định nơi chốn diễn ra các sự kiện, nơi liên kết đường dây cốt truyện, nơi gặp gỡ các nhân vật. Nó cũng không hạn chế ở việc tái hiện những đặc trưng của miền đất này hay xứ khác. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực vốn tồn tại khách quan, mà nó trở thành một ký hiệu đặc biệt để diễn đạt những phạm trù ở ngoài thời gian, hoặc để thể hiện tâm trạng của nhân vật hoặc để đánh giá nhân vật đó về mặt đạo đức, thẩm mĩ. Chẳng hạn L.Tônxtôi đã miêu tả bầu trời Auxterlitx mà Anđrây nhìn thấy khi bị thương nằm trên cao nguyên Pratxen để thể hiện tư tưởng và tâm hồn của chàng. Bầu trời ấy là không gian để Anđrây tự soi mình và thức tỉnh. Chàng đối diện với bầu trời ấy, cũng khao khát được vươn lên, khao khát được sống với cái cao cả, vĩnh hằng mà bầu trời ấy đem lại. Lúc bị thương trước khi ngất đi, Anđrây kịp nhận thấy có một bầu trời: “Ở phía trên chàng lúc bấy giờ không còn gì hết, ngoài bầu trời. Bầu trời cao, không quang đãng lắm, nhưng vẫn cao vòi vọi, với


những đám mây xám chầm chậm lững lờ trôi qua…làm sao trước đây ta lại không thấy cái bầu trời cao vòi vọi ấy” (Chiến tranh và hòa bình-tập 1, 577).

Khi tỉnh lại ý nghĩ đầu tiên của Anđrây “bầu trời cao vòi vọi…ấy bây giờ đâu rồi? Chàng mở mắt ra. Ở trên đầu, chàng thấy lại bầu trời cao, vẫn bầu trời ấy, và những đám mây lơ lửng còn cao hơn sáng nay. Qua mấy đám mây ấy có thể thấy rò khoảng không vô tận màu xanh biếc…”. Trong mắt Anđrây sự vận động của bầu trời đã giúp chàng nhận ra tất cả. “Ngoài bầu trời cao rộng kia, tất cả chỉ là vô nghĩa, đều là lừa dối”. Chàng nhận ra sự cao cả của không gian trước mặt đối lập với cái lố bịch, nhỏ bé, tầm thường của thần tượng Napôlêông mà bấy giờ chàng không buồn nhìn nữa, chỉ nghe tiếng ông ta như “tiếng vo ve của một con ruồi”. Anđrây đồng thời cũng nhận ra cái vô nghĩa, giả dối của cuộc chiến tranh này, chàng yêu mến cuộc sống hơn bao giờ hết…Tâm hồn chàng chỉ còn hướng lên “bầu trời ở phía trên, xa xăm, cao lồng lộng và vĩnh viễn vô tận”.

Như vậy qua sự phân loại không gian nghệ thuật ta nhận thấy rằng các tác giả đều thống nhất quan điểm: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong hay hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Và không có nhân vật nào tồn tại bên ngoài không gian nghệ thuật. Đặc biệt không gian nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan niệm, tư tưởng, bộc lộ tâm tư, tình cảm và tâm hồn của tác giả cũng như nhân vật.

2.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim lân

Không gian nghệ thuật thường gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Xem xét không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân tất yếu cũng không tách rời điểm nhìn chủ quan của nhà văn. Có thể khảo sát không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân theo nhiều cách phân loại song với phạm vi giới hạn của đề tài chúng tôi đi vào khảo sát không gian được trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân ở ba phương diện là không gian bối cảnh, không gian sự kiện và không gian tâm lý.


Không gian trần thuật là người trần thuật nhập vào thế giới đang được trần thuật, là sống trong không gian của truyện. Khi kể chuyện, giữa người kể chuyện với thế giới xung quanh hình thành một khối không gian ảo với nhiều mối tương quan lẫn nhau. Tương quan giữa người kể với thế giới các nhân vật, các sự kiện, các quan hệ; giữa người kể và ngôn ngữ của nhân vật; giữa người kể với ngôn ngữ của chính mình.

Không gian được trần thuật là không gian được kể, được tả trong truyện.

Tác phẩm văn chương có khả năng gợi ra một không gian liên tưởng và tưởng tượng có biên độ rộng lớn hơn không gian thực, truyện có khả năng rút gọn hoặc kéo dài khoảng cách bằng sự tham gia của người kể vào từng hành vi, động tác của nhân vật.

2.2.1. Không gian bối cảnh trong truyện ngắn Kim Lân

Không gian bối cảnh là môi trường hoạt động của nhân vật, một địa điểm nào đó có đủ các yếu tố thiên nhiên, xã hội, con người. Không gian bối cảnh có 3 loại:

Không gian bối cảnh thiên nhiên: Bao gồm những hiện tượng thiên nhiên bao quanh con người như: trời, đất, núi, sông…làm khung cảnh rộng lớn, đa dạng. Thiên nhiên một mặt gắn liền với nhân vật và hoạt động của nhân vật, mặt khác cũng gắn liền với tâm trạng người kể chuyện.

Không gian bối cảnh xã hội: Bối cảnh xã hội bao gồm cuộc sống của những tầng lớp người, từng cá nhân, từng thế hệ… tạo thành bầu không khí xã hội phức tạp.

Không gian bối cảnh tâm trạng: Bối cảnh tâm trạng là thế giới nội tâm của nhân vật. Đó có thể là những dòng hồi ức, những niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ, những ám ảnh, băn khoăn được miêu tả trong tác phẩm. Cụ thể như bối cảnh tâm trạng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là sự buồn chán, cô đơn, lặng lẽ của hai đứa trẻ nơi phố huyện; trong Chí Phèo


là những ước mơ, khao khát cuộc sống lương thiện như bao người nông dân khác của Chí Phèo.

Trong quá trính sáng tác, người nghệ sĩ đã xử lí yếu tố này như một phương tiện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống và cấu trúc tác phẩm qua đó thể hiện quan niệm nhất định về cuộc đời, con người. Đọc một loạt truyện ngắn Kim Lân ta thấy nhà văn đã xây dựng khá thành công các hình tượng không gian nghệ thuật. Qua đó làm nổi bật không khí thê lương, ảm đạm của nông thôn Việt Nam những năm tiền khởi nghĩa. Đồng thời thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Điều đáng chú ý là hầu hết các không gian bối cảnh trong các truyện ngắn Kim Lân đều là những không gian hiện thực, được lấy nguyên mẫu từ chính làng chợ Dầu quê ông. Để từ đó tái hiện sức sống hiền hòa của nông thôn Việt Nam và những khát vọng nhân bản của người nông dân. Trong các truyện ngắn của Kim Lân ta luôn bắt gặp những không gian làng quê yên ả, thanh nhẹ, đơn sơ đó là bối cảnh thiên nhiên quanh căn nhà Tư trong tác phẩm Đứa con người vợ lẽ : “Trời đã về chiều, ánh nắng nhạt dần lùi ra gần hết mặt sân. Mặt trời chếch là là xuống sau nhà những cây cối ngả bóng trên mái. Thỉnh thoảng những bóng cây có giọt nắng lại rung lên vì gió. Mặt ao trong vườn gợn sóng, nổi giạt những váng ngầu về một góc. Trên cầu tre, một cô gái đang vo gạo, làm sóng sánh những ánh vàng của mặt trời rớt trên các đầu sóng. Mấy mái nhà tranh xám nhô ra khỏi bụi chuối, lá óng như lụa, đang thong thả bốc khói. Những làn khói lặng lẽ bốc lên dật dờ bay theo gió, in trên nền trời xanh ngắt một nét nhẹ nhàng, thanh thoát.. .’’

chiều tàn đã lâu. Cảnh vật thẫm lại. gió khua lá lao xao. Những lùm cây đen thẫm lắc lư trên nền trời sẫm đục” [37,tr.14]

Khung cảnh thiên nhiên chiều tàn rất đẹp đó tưởng chừng như sẽ gợi lên một sức sống lạ thường hay một câu chuyện đẹp, nhưng nó hoàn toàn đối lập với thực tế cái đói đang đè nặng lên cuộc đời nhân vật Tư: “Cảnh đẹp như

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí