Nghệ Thuật Biểu Hiện Cảm Thức Văn Hóa Qua Tập Truyện Ngắn Hà Nội Trong Mắt Tôi Của

đẹp đẽ mới được xem là trí thức. Cụ Thiếu Hà Đông vẫn cứ là bồi Tây. Còn Tổng đốc Hoàng Diệu mới là sĩ phu Bắc Hà” (Đất kinh kỳ).

Bởi thế mà người Hà Nội truyền nhau sống sao cho đúng, cho xứng : “Này, sống ở Hà Nội là phải rất cẩn thận! Anh vô danh thì không nói làm gì nếu anh đã có tí chút tên tuổi là anh sẽ được đánh giá. Ai đánh giá, không có tác giả, không có địa chỉ, chỉ biết một lúc nào đó dư luận chợt bùng lên để đánh giá về một con người, về một tầng lớp người, là bia miệng đấy, trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng…” Cái dư luận lợi hại ấy là một thứ luật không văn bản để người Hà Nội phải sống đúng theo lề luật của dân kinh đô. Và sự đánh giá của nó, của đất kinh kỳ, về việc về người là rất quan trọng, có giá trị lưu truyền hậu thế.

Nhân cách cao đẹp không chỉ hình thành và tồn tại trong ứng xử, giao tiếp giữa người với người. Ngay cả thú chơi hoa cũng lại nói lên con người đất kinh kỳ, người ta chơi hoa nhưng cũng tùy từng loại mà đánh giá như đánh giá một con người vậy, có loại lan Địa lan, Hoàng lan, Thanh lan thì được quý trọng nâng niu mà “ Lại có thứ lan Tứ Thời, thơm lừng lẫy, lá dài hẹp, cứng đơ, trồng dễ lại đẻ khỏe. Nhưng các cụ khinh, liệt vào loại hoa hèn cỏ nội. Vì sao? Vì thời nào nó cũng sống được, cũng thơm được. Cái thứ hoa nịnh đời, nịnh người đến thế thì trọng làm gì” (Đất kinh kỳ). Vậy mới thấy, người Hà thành sống có những quy tắc riêng ăn sâu vào máu thịt mới hình thành nên một vùng kinh sư để bốn phương mến mộ như vậy.

Ở đây họ truyền nhau lấy cái đức làm gốc, còn sang giàu chỉ là thứ yếu “Các anh chị nuôi dạy con cháu rồi cưới vợ gả chồng cho chúng nó, nhớ lấy cái đức làm đầu, tài sắc phú quý tính sau. Ở đời chỉ có cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt, không sợ thừa”. Một xã hội đề cao nhân đức là một xã hội đáng được ngưỡng vọng, nó đến từ những con người bình thường, nhỏ bé thôi nhưng không từ bỏ những giá trị tốt đẹp: “Người đàn bà tầm thường thôi nhưng cái cách ứng xử một đời không thay đổi của bà lão lại chẳng tầm

thường một chút nào: biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình”. Bản lĩnh và nhân cách của người Hà Nội đã xây dựng nên một Hà Nội phồn hoa, tráng lệ mà thâm trầm sâu sắc. Người ta coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, miễn sao được cùng mọi người sống và chết vì Hà Nội, vì đất nước: “Có một lần nào đó, khi tôi còn ở Hà Nội, Khang đã nói với tôi, rằng hắn không tiếc gì mấy cái xe hái ra tiền của gia đình. Bạn bè cùng lứa tuổi ở Hà Nội nhiều người ra đi kháng chiến mà không có ngày về thì sao? Cái chết còn dám coi nhẹ tựa lông hồng huống gì tiền bạc (Danh phận). Đó là lời của người thanh niên, còn các bà mẹ, bà vợ cũng mạnh mẽ và tự trọng không kém: “Không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nói phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Rồi cô chép miệng: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì” (Một người Hà Nội).

Đó là những người thuộc tầng lớp tư sản, những người khó khăn hơn cũng thể hiện mình là một người giàu lòng tự trọng, sống vì những điều tốt đẹp và chết cũng vì nó: “Chao ôi! Một anh thợ vô danh ở làng mà dám có cao vọng đoạt quyền tạo hóa bằng cái chàng cái đục của mình sao? Biết thế nào được! Còi mơ mộng của con người ta vốn vô cùng mà.” (Nghệ nhân ở làng).

Bản lĩnh và nhân cách của người Hà thành không xa xôi, cũng không quá khó để đi tìm, nó nằm ngay trong cách mà người với người đối xử với nhau, mang đến cho nhau hơi ấm của tình yêu. Đọc Nắng chiều, ta bắt gặp một tình yêu chân thành mà mong mỏi đến cuối đời của bà Bơ, của bà Đại. Tình cảm của hai người già khi đã ở tuổi thất thập sao đẹp đẽ và lung linh như ánh nắng ban chiều, vừa đủ đẹp nhưng cũng khiến cho người ta thấy nuối tiếc trước sự trôi chảy của thời gian và sự trêu ngươi của tạo hóa. Với Nắng chiều, điều đọng lại là lòng yêu thương của những con người dành cho nhau, luôn

nghĩ về người khác mong cho người khác được hạnh phúc cũng như bản thân được hạnh phúc.

Xuyên suốt tập truyện, tác giả khéo léo đan cài những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất và người Hà Nội, là người cũ, là người trẻ nhưng thấp thoáng đâu đó giữa những xô bồ khắc nghiệt của cuộc sống vẫn ánh lên sắc màu huyền diệu của vùng đất đế đô, những con người vẫn miệt mài gìn giữ truyền thống tốt đẹp của cha ông và truyền lại cho con cháu đời sau


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA

NGUYỄN KHẢI

Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa - 6

3.1 Thời gian và không gian văn hóa qua Hà Nội trong mắt tôi

3.1.1. Thời gian văn hóa qua Hà Nội trong mắt tôi

Trong thi pháp văn học, thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ và tương lai. Thời gian nghệ thuật được sáng tạo ra nên nó mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học bởi văn học là nghệ thuật thời gian. Điều đặc biệt, thời gian nghệ thuật là một biểu hiện, biểu trưng thể hiện quan niệm của nhà văn về đời sống và con người, nó có thể dài như thế kỷ mà có thể ngắn như cái chớp mắt. Trong tác phẩm văn học, thời gian nghệ thuật có thể dài, ngắn, đảo chiều, từ xa xưa tới thực tại hoặc ngược lại tùy thuộc vào quan điểm của nhà văn và cách anh ta nhìn hiện thực cuộc sống.

Thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắnHà Nội trong mắt tôi vừa là thời gian vật lý vừa là thời gian văn hóa mang dấu ấn văn hóa của thời đại. Nổi bật trong tập truyện là thời gian văn hóa quá khứ và thời gian văn hóa hiện tại.

Thời gian quá khứ thường được nhắc tới trong các câu chuyện của nhân vật, qua những phong tục, cách ứng xử của người xưa, từ đó chiếu rọi tới hiện tại làm nổi bật lên sự khác biệt văn hóa của quá khứ không xa lắm với hiện tại đầy xáo trộn của Hà Nội, của người Hà Nội. Với Nếp Nhà, thời gian dường như ngưng đọng lại nơi ngôi nhà của nhân vật bà cô, nơi đây mọi thứ dường như vẫn y nguyên từ “ba đời” trước từ lời ăn tiếng nói, từ cách ăn mặc, lối sống lối sinh hoạt… Thời gian ở trong Nếp Nhà còn là thời gian của phố phường, của tiết trời mùa xuân Hà Nội. Trong cảm thức của nhân vật “tôi”, “Mùa xuân ở Hà Nội bao giờ cũng đẹp. Với tôi đã nhiều năm không được sống ở Hà Nội vào mùa xuân lại càng thấy đẹp. Trong Nếp Nhà, tác giả đưa ta đến với Hà Nội qua các câu chuyện không liền mạch thời gian, lúc đột ngột đến, rồi đi sau đó trở lại. Với Đất Kinh kỳ, người đọc như được trở lại những năm năm mươi của thế kỷ trước với nghệ thuật trồng cây cảnh của cụ Vĩnh phố Hàng Trống. Với Một người Hà Nội, thời gian quá khứ dường như làm chủ trong những câu chuyện của nhân vật tôi và bà cô Hiền. Một nguời Hà Nội được tác giả chia thành 7 phần và có đánh số từng phần.

Mở đầu cho mỗi phần ấy đều là những mốc thời gian của quá khứ: từ kháng chiến trở về, Xưa kia, Chín năm xa phố phường, Tháng 12 năm 75, Nhiều năm đã trôi qua… dường như quá khứ là một chất liệu chính cho câu chuyện, thông qua những mốc thời gian ấy tác giả lồng vào những câu chuyện về một Hà Nội diễm lệ, hào hoa: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định/ khăn vấn bỏ đuôi gà, áo tứ thân bằng hàng tơ dệt thưa gọi là xuyến, mặc quần lĩnh Bưởi và đi hài”. Đấy cũng chính là một ước ao bình dị, chân thành từ Một người Hà Nội: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”.

Với Người của ngày xưa, thời gian quá khứ được khai thác triệt để, đưa người đọc trở về thời kì cách nay non thế kỷ cua những ông tuần bà phủ,

thông qua những câu chuyện của quá khứ mà răn dạy hiện tại, trong Người của ngày xưa thời gian quá khứ hoàn toàn chiếm trọn trong tác phẩm, cái hiện tại chỉ tô điểm thêm cho nhận định, là sự tự khẳng định như cuối truyện viết : “Cụ là cô gái nghèo, thuộc lớp đáy của xã hội, bỗng chốc thành phu nhân, danh vọng và tiền bạc đều dư thừa mà không lóa mắt, không đua đòi, không chịu để mất cái phẩm giá riêng, nghĩ lại thật đáng sợ. người đàn bà tầm thường thôi nhưng cái cách ứng xử một đời không thay đổi của bà lão lại chẳng tầm thường một chút nào” đó là việc biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình.

Đó cũng là cách ứng xử của những người Hà Nội có văn hóa xưa. Cốt cách của người Hà Nội đã được thể hiện qua những câu chuyện của quá khứ, để đúc kết lên như một triết lí, Hà Nội đẹp bởi những con người, của bề dầy truyền thống như “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội).

Cùng với thời gian quá khứ, trang viết của Nguyễn Khải có sự đồng hiện của thời gian hiện tại. Có thể nói, Nếp nhà mở đầu cho tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi là có lý do của nó. Thời gian nghệ thuật được tác giả đan xen nhau giữa hiện tại và quá khứ, từ những năm trước Đổi mới cho tới khi Hà Nội đã lột xác, nhưng đọng lại trong nếp nhà ấy vẫn phảng phất nét văn hóa của đất kinh kỳ. Thời gian hiện tại của Nếp nhà là mùa xuân, là sự điều chỉnh gia pháp theo thời đại, thời mà kim tiền bắt đầu đánh chiếm vào phên lũy của văn hóa. Trong Chúng tôi và bọn hắn thời gian cũng được trở đi trở lại, từ hiện tại ngược về quá khứ, từ quá khứ nối tiếp tới hiện tại. Hiện tại là những giá trị đang đảo lộn, những toan tính mưu cầu công danh bằng tiền bạc.

Trong truyện ngắn này tồn tại một thời gian thú vị, đó là thời gian ‘chờ đợi” khi kết thúc tác phẩm tác giả cài vào đó một câu “Vâng, để rồi xem, đó

là chuyện sau này chứ đâu phải chuyện ngay ngày mai. Cháu vẫn còn thời gian để chờ đợi mà”. Đó như một lời thách thức của hiện tại xô bồ vào quá khứ trầm mặc, sự thách thức của thực tại với những giá trị văn hóa truyền thống giữa những người trẻ và thế hệ cũ của Hà Nội.

Với Người của ngày xưa thời gian hiện tại không nhiều, nó bị thời gian quá khứ lấn át hoàn toàn, chỉ một đôi dòng thôi nhưng nó làm cái đối trọng nặng nề với thời gian quá khứ; Xưa kia những người chủ gia đình ở phố này chỉ nói có chuyện chính trị, chính trị trong nước, chính trị quốc tế và các bà vợ thì ngồi nghe ké. Bây giờ chỉ có các bà nói, các con nói, nói toàn chuyện tiền bạc, nói sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, nói cảnh sát kinh tế, nói cán bộ thuế vụ, giọng lưỡi chao chát, sát phạt, còn các đức ông chồng đã về hưu thì ngồi nín lặng với vẻ mặt sầu muộn của người đã mất quyền. Này, như thế có phải là thời thế đã đổi thay không nhỉ?”

Có thể nói trong tập truyện ngắn này, thời gian của hiện tại là thứ thời gian của những thay đổi, thay đổi trong cách nghĩ, cách nói, cách làm, thay đổi cả trong trật tự xã hội và thay đổi trong phông văn hóa. Nếu như thời gian quá khứ chủ yếu nói về những năm đói khổ, ăn không đủ no ngày nay ăn lo ngày mai, nhưng nếp nhà luôn yên ấm và nền nếp, người trẻ biết kính trọng người già và giữa người với người chưa có sự nghi kỵ lẫn nhau, thì với thời gian hiện tại hay nói cách khác đi chính là thực tại những năm sau Đổi mới, mọi thứ dường như đảo lộn, những anh chàng châm chọc người già ngay trên phố (Nếp nhà) những giá trị cũ lỗi thời nhường chỗ cho xe hơi, cho chức vụ và quyền thế, cho tiền bạc và giàu sang (Chúng tôi và bọn hắn) và cuối cùng là những trăn trở của một lớp người cũ nhìn về quá khứ, thở dài với thực tại, với những xô bồ náo nhiệt đang cướp đi văn hóa truyền thống ngay từ trong những ngôi nhà và ngoài xã hội. Hà Nội đứng trước cuộc chuyển mình vĩ đại nhưng đầy đau đớn, những giá trị văn hóa có nguy cơ bị nhường chỗ cho sự

lên ngôi của kinh tế thị trường. Thời gian nghệ thuật như một thước đo hữu hiệu cho điều ấy.

3.1.2. Không gian văn hóa qua Hà Nội trong mắt tôi

Cũng như trong thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu như mọi vật thể trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều là cao, rộng và sâu thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh nào đó. Không gian nghệ thuật là sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn của không gian địa lý đơn thuần, không gian nghệ thuật là sự biểu hiện mô hình thế giới của tác giả trong tác phẩm bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian. Theo đó, không gian nghệ thuật ấy cũng góp chuyên chở những dấu ấn văn hóa của quá khứ hay hiện tại. Với tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, Nguyễn Khải đã tái hiện cả không gian văn hóa quá khứ và không gian văn hóa hiện tại.

Trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, thời gian và không gian quá khứ luôn song hành cùng nhau, nó như một thước đo, một kiểu mẫu cho xã hội, biểu hiện văn hóa truyền thống của Hà Nội đối lập với thời gian và không gian hiện tại của Hà Nội những năm sau Đổi mới. Trong Nếp Nhà, không gian quá khứ chính nằm ở ngôi nhà cũ giữa Thủ đô, nó đại diện cho văn hóa truyền thống, nơi mà mấy thế hệ cùng nhau chung sống trong không gian nhỏ hẹp nhưng đậm đặc chất Hà thành, không xô bồ, không mưu toan và không xích mích. Một không gian nhỏ như thế nhưng giống như viên ngọc giữa bể khơi, các giá trị văn hóa tụ lại ở đây đã vài thế hệ không có gì thay đổi, những con người hằng ngày vẫn đi về, vẫn đạp xe xuống phố và bày bán những mặt hàng sơn mài nhỏ xinh.

Không gian trong các truyện ngắn ở tập truyện này không rộng, không mênh mang trải dài mà gói gọn trong lòng thành phố, thậm chí gói gọn trong

một ngôi nhà, với Hà Nội, dường như mọi thứ văn hóa nó tạo ra đều được đưa vào ngôi nhà, nhỏ thôi nhưng như ngự trên đất linh nên cũng khác thường. Một ngôi nhà đến mấy thế hệ chung sống, có già có trẻ lại có cả người điên nhưng vẫn giữ cái danh nhà làm bánh kẹo nổi tiếng đất Hà Thành (Tiền), ngôi nhà ôm lấy cái truyền thống như ông cụ giữ lấy cái nghề của mình vậy. Đến nỗi : “Cái miếng ngon không thể nói bằng lời, viết ra giấy mà làm được. Phải vừa làm vừa học mới biết. Rồi ông lại nói: Phàm đã làm gì cho đặc sắc thì phải có chủ có thợ. Thợ phải do chủ chọn, làm theo ý chủ, không được cãi. Nhưng nó lại trái với cái thời bây giờ. Hiền ao ước sẽ có ngày cô mua lại cả cái nhà này, sẽ mở lại cửa hàng làm bánh kẹo như ngày xưa, treo lại cái bảng hiệu của ngày xưa” (Tiền).

Cũng trong một ngôi nhà, nhưng ở ngoại thành Hà Nội, cái tinh hoa của làng nghề truyền thống nằm ở một người nghệ nhân chạm khắc. Người nghệ nhân ấy dồn hết tất cả tâm huyết của mình vào một cái lèo tủ, thật đáng ngưỡng mộ: “Em có làm theo sự đặt hàng đâu mà cần làm cho nhanh, làm cho xong. Mỗi ngày em chỉ đục có một cái mặt của bạn bè, lúc đưa cái đục vũm hay cái đục tách lên mặt gỗ lại như được sống trong khoảnh khắc với người ấy. Còn khi đã làm xong lại là chuyện khác, nó chỉ là khúc gỗ vô hồn thôi, mình với nó lại là hai, không còn là một. Làm xong cái lèo tủ em buồn mất mấy ngày vì lại phải xa nhau một lần nữa, lần này có thể là mãi mãi. Lắm đêm vắng lặng không ngủ được, em cứ lắng tai nghe chỗ để tượng có tiếng động đậy gì không?” (Nghệ nhân ở làng).

Nhịp sống xô bồ hình như không chạm tới nơi đây. Với Một người Hà Nội, không gian trùm lấp cả truyện là Hà Nội, từ Hà Nội những năm trước 54 tới Hà Nội sau giải phóng, đó là không gian lớn và xuyên suốt. Nhưng trong đó lại có một không gian nhỏ hơn, là không gian của một ngôi nhà cụ thể, ở đó có tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm đặt trước nơi tiếp khách suốt mấy chục năm không hề thay đổi. Một bộ sa lông gụ “cái khánh”,

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí