Một Số Đặc Điểm Nổi Bật Về Nghệ Thuật Truyện Ngắn Của Nam Xương


truyện ngắn hay của Nguyễn Cát Ngạc. Tác phẩm đã đi tới sự tận cùng của sự tha hóa con người. Với kẻ vô liêm sỉ và thiếu nhân tính, thì tình mẫu tử, đạo hiếu nghĩa rút cục cũng chỉ là phương tiện phục vụ cho những mưu cầu cá nhân xấu xa, nằm ngoài bản chất nhân văn mà con người cần phải xây dựng cho mình. Nhà văn đã phơi bày sự tha hoá đến mức tột cùng của con người, chỉ vì quyền lực, danh vọng mà phạm đến cả tội đại nghịch, đại bất hiếu. Nhân vật chính được miêu tả trong lời kể và trong sự nguyền rủa của một nhân vật khác, nhưng đã hiện ra với tất cả sự xấu xa, mà đạo lý dân tộc Việt Nam và không một nền đạo đức nào có thể tha thứ được.

Tiếp nối cái nhìn phê phán sắc sảo về tầng lớp thống trị trong xã hội đương thời từ khi viết Ông Tây An Nam, Nguyễn Cát Ngạc không bỏ qua bộ mặt bi hài nhem nhuốc, thói đạo đức giả và những trò lố bịch của lớp trí thức, quan chức bù nhìn trong xã hội đương thời. Những thầy thông phán, những nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng… hiện ra dưới ngòi bút của ông với những thói xấu xa, trò lố bịch, và sự hiện diện của họ làm nên bức tranh châm biếm về bộ máy thống trị đương thời. Tiêu biểu là chân dung của một nhà cách mạng được ông vẽ lại bằng ngòi bút giễu nhại sắc sảo, lột tả được sự giả dối của một kẻ nhân danh cách mạng để trục lợi và hưởng thụ - hình ảnh của những kẻ ôm chân Pháp, “làm cách mạng đầu lưỡi” vốn xuất hiện khá nhiều ở vùng tạm chiếm trong giai đoạn 1946 - 1954, trong truyện ngắn Một nhà cách mạng. Hình ảnh nhà cách mạng Văn Giang, “tay phải dí miếng phó - mát khổng lồ vào gần mũi cụ Ký, thay trái cầm quả chuối khuấy một vòng lên không trung, Văn Giang nói:

- Tôi cho rằng cách mệnh phải ăn cho khoẻ mới có sức mà tranh đấu…a! ” được nhân vật cụ Ký bình luận:

“Thì ra tay phải hắn dí phó - mát vào mũi tôi, để nói rằng một tín điều của hạng cách mệnh như hắn là nốc được nhiều phó - mát. Tay trái hắn khuấy


không khí của chiếc phòng rộng là để bảo cho tôi rằng: Trường hoạt động của hạng cách mạng như hắn là một chiếc nhà lầu!”.

Những kẻ nhân danh nhân sĩ trí thức cũng trở thành nhân vật của Nguyễn Cát Ngạc. Ông mỉa mai, chế giễu và mượn lời nhân vật tỏ thái độ khinh bỉ kẻ dối trá, “leo thang công danh bằng cách vô liêm sỉ”. Như trong truyện ngắn Vô sỉ, một viên chức làm nghề trắc địa, vì trình độ kém nhưng lại bị cấp trên thử thách nên nửa đêm phải đến cầu cứu một người đồng nghiệp giỏi nghề. Nhưng một thời gian sau, y quay ngoắt lại, dè bỉu người đã giúp mình là “Hắn là bạn học của tôi! Nhưng tuy là bạn, mà hắn dốt hơn tôi nhiều! Xưa tôi dạy hắn mà bây giờ tôi cũng nhiều khi phải bảo hắn làm việc! ”.

Những chuyện bi hài trong giới văn chương nghệ thuật cũng là chủ đề mà Nguyễn Cát Ngạc hay khai thác. Có đến 5/37 truyện ngắn về chủ đề này, đó là Nước Tri vi tri, Hội đồng vĩ nhân, Vẽ mặt văn khôi, Yêu nghệ thuật, Nước Tự do. Mỗi truyện là một bức tranh hài hước về một góc bi hài của đời sống văn nghệ sĩ, trí thức trong xã hội đương thời, qua cái nhìn giễu nhại của nhà văn.

Với câu chuyện Yêu nghệ thuật, nhà văn châm chọc thói háo danh vốn đồng hành với các văn sỹ bất tài. Đó là câu chuyện về một nữ thạc sĩ du học ở Pháp về , hay chữ và đẹp nổi tiếng, rất say mê văn hoá dân tộc. Với mong muốn tìm hiểu nền văn chương nước nhà, cô tìm được cuốn sách “Các danh sĩ của thế kỷ XX” của Phó Văn Mát có những lời ca tụng hết lời về nhân sĩ Bách Lang, tác giả tập thơ „Bên cầu”. Cô khao khát được tìm gặp, bèn nhờ sở mật thám tìm giúp. Việc mật thám đến nhà làm vợ chồng nhân sĩ Bách Lang tá hoả. Hỏi ra mới biết rằng nguồn cơn là từ cuốn sách của Phó Văn Mát, bà vợ liền nói toạc ra sự thật: thì ra nhân sĩ nhà ta xui Phó Văn Mát ca tụng mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Ở một mức độ nào đó, thói háo danh của các văn sĩ gây ra những chuyện bi hài, làm khổ người yêu nghệ thuật. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm nằm trong lời than thở ngậm ngùi của cô Dorothy Lan: „Tôi chỉ tiếc là không


Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của nam xương - nguyễn cát ngạc (ở hai thể loại: kịch bản văn học và truyện ngắn) - 8

nghe lời các thầy tôi dạy dỗ nên sai lầm to!...Các thầy tôi dạy: thưởng thức nghệ thuật mà để ý đến lợi riêng thì không sao nhận được vẻ đẹp. xây dựng nghệ thuật mà cốt cho thu hoạch lợi riêng cũng chỉ di tới một kết qủa xấu xa.” Nước Trivitri là câu chuyện hư cấu về những chuyện xung quanh chế độ kiểm duyệt ở một nước có tên là Trivitri. Do Chính phủ thiết lập chế độ kiểm duyệt quá gắt gao nên giới báo chí rủ nhau kiến nghị, rồi biểu tình. Nhưng biểu tình vô hiệu, họ rủ nhau chạy sang nước láng giềng, xuất bản báo bằng tiếng Trivitri đề công kích Thủ tướng và người có quyền hành kiểm duyệt, dẫn đến sự bất hoà giữa hai nước, nên phải tổ chức Đại hội nghị quốc tế về kiểm duyệt. Vì chia làm hai phe, một phe ủng hộ nước Trivitri, phe kia phản đối, nên hay bên tuyệt giao rồi gây chiến với nhau, dẫn đến…đại chiến thế giới. Với truyện ngắn này, nhà văn thể hiện thái độ châm biếm chế độ kiểm

duyệt hà khắc và ngu dốt trong xã hội đương thời.

Trong truyện Hội đồng vĩ nhân, thông qua trò bi hài ở một cuộc thi văn chương, mà kết cục của nó là: giới báo chí, sau khi tiếp xúc với “thần đồng ”- người giành giải cao nhất, đã nhận ra rằng, “không phải các áng văn chương của danh nhân thua áng văn của thần đồng, mà vì các áng văn trên có ý tứ thâm trầm, khó hiểu, nên bị sổ toẹt, còn áng văn sau thì vừa tầm trí thức của các giám khảo viên hơn”, bèn tặng cho hội đồng giám khảo tấm mi môn thêu bốn chữ vàng “Hội đồng vĩ nhân”, nhưng “có cái nghĩa nhà quê là người có đuôi, nghĩa là người không được giỏi” (Hội đồng vĩ nhân). Đọc truyện ngắn này vào thời buổi mà “chân, giả” lẫn lộn, hư danh lên ngôi, những văn nghệ sĩ “vĩ nhân”, “khinh người bằng nửa con mắt... hay làm thơ, viết báo, tuy chỉ là một vài bài thơ ve gái, hay một vài bài phóng sự ô tô đổ, nhưng ở một thành phố nhỏ, như thế là đủ nổi tiếng rồi” mà nhà văn châm chọc, chúng ta không khỏi liên tưởng và suy ngẫm về một cái gì đó lớn hơn, rộng hơn, mang ý nghĩa xã hội - con người.


Có thể nói, toàn bộ mảng truyện ngắn mang nội dung phê phán quyết liệt sự tha hoá của con người làm nên một phần quan trọng về giá trị tư tưởng của truyện ngắn Nguyễn Cát Ngạc. Thái độ phê phán và cái nhìn châm biếm giễu nhại của ông thể hiện bản lĩnh, tài năng và nhân cách của ông, khi nhìn rõ mặt trái của xã hội Việt Nam giai đoạn giao thời, ở đó những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang bị đẩy lui bởi cái Ác, cái xấu xa, vong bản. Những truyện ngắn của ông, nhất là tập Bụi phồn hoa, phát hành trong vùng thực dân Pháp chiếm đóng, là ngọn roi quất vào xã hội đương thời. Cùng thời với Nguyễn Cát Ngạc, các tác giả như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Hồng, Nguyễn Công Hoan…, đặc biệt là Nam Cao đã mô tả rất xuất sắc sự tha hóa của con người qua truyện ngắn và tiểu thuyết. Tất nhiên, trong thực tế, sự tha hóa là muôn hình muôn vẻ. Điều đáng nói là nhà văn đã nhận diện ra đâu là điều cần viết, và nên viết như thế nào. Hiển nhiên, một cây bút đã từng viết Ông Tây An Nam như Nguyễn Cát Ngạc thì không thể quay lưng với sự tha hóa ngày càng sâu - rộng trong đồng bào ông và ông thấy cần mô tả để cảnh báo. Các nhân vật của Nam Xương mà chúng tôi vừa phân tích trên đây đã đánh mất những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đó là yêu nước thương nòi, trọng tình trọng nghĩa, tôn thờ đạo hiếu. Họ trở thành những kẻ méo mó, dị dạng, đáng ghê tởm về nhân cách, thậm chí có kẻ không còn nhân tính. Nguyễn Cát Ngạc đã nhận ra điều đ ó. Ông xây dựng được những hình tượng nhân vật tha hoá, dị dạng đáng kinh tởm như những quái thai của xã hội đương thời, để nhằm phê phán một bộ phận hiện hữu trong cộng đồng người Việt đương thời. Nhưng điều quan trọng hơn, là ông phê phán chính cái xã hộ i xấu xa, vô nhân đạo đã đẻ ra những loại người ấy. Xã hội ấy không thể là tốt đẹp, bác ái, xã hội ấy cần phải bị phủ định, cần phải được thay thế bởi một xã hội khác tốt đẹp hơn, nhân ái hơn. Đó là một trong những thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua các truyện ngắn của ông.


3.3. Một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn của Nam Xương

- Nguyễn Cát Ngạc

Về nghệ thuật truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà nhận xét: “những truyện ngắn được viết khá công phu, được tổ chức theo lối kịch bản, có thắt nút cởi nút, đặc biệt tác giả thường khai thác một cách tinh tế những tình huống có khả năng khắc họa hình ảnh lố bịch của những kẻ bán nước hại dân... Về thời gian, để cho chuyện kể có logich và thủ pháp cài đặt tình huống được tự nhiên, truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc thường chọn lối hồi ức hoặc dựng tình huống theo cách kể một câu chuyện được lưu truyền trong xã hội. Lối viết này giúp người đọc dễ theo dõi câu chuyện, tạo ra sự hấp dẫn và bài học về lòng yêu nước được chuyển tải đến người đọc một cách giản dị, có sức thuyết phục”.[14]

Chúng tôi tán đồng với nhận xét của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà. Là người nắm vững các nguyên tắc sáng tạo của nghệ thuật kịch nói, có lẽ khi viết truyện ngắn, Nguyễn Cát Ngạc đã khai thác, vận dụng những ưu thế của kịch nói cho sáng tác truyện ngắn. Vì vậy, truyện ngắn của ông thường được tổ chức theo lối kịch bản, chú trọng đến cốt truyện và hành động của nhân vật nhiều hơn là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. Lời văn nghệ thuật vì thế cũng ít được chau chuốt theo lối hoa mỹ, mà thường được diễn đạt gọn gàng, súc tích. Theo chúng tôi, tính hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Cát Ngạc nằm ở cốt truyện và các tình huống mà qua đó nhân vật bộc lộ tư tưởng, tính cách của mình. Các truyện ngắn của ông theo chúng tôi là thành công hơn cả như Một nhà cách mạng, Ngôi đất công khanh, Trên chòi Khâm Thiên là những truyện tiêu biểu cho lối viết này.

Bên cạnh những đặc trưng nghệ thuật được Nguyễn Hoà phát hiện ở trên, theo chúng tôi, truyện ngắn Nguyễn Cát Ngạc còn có những nét đặc trưng khác nữa.


3.3.1.Nghệ thuật kết cấu truyện theo kiểu truyền thống và xây dựng nhân vật theo lối “tỏ chí”.

Ở nghệ thuật tổ chức truyện, ông thường sử dụng lối kết cấu truyền thống. Kết cấu bề mặt của các tác phẩm được tổ chức chủ yếu theo lối kết cấu tuyến tính (theo trục thời gian), có 21/ 37 truyện ngắn kết cấu theo lối này. Ở bề sâu, kết cấu hình tượng nhân vật theo lối song tuyến chính - tà, thiện - ác, chính diện - phản diện.

Hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc đều có được tổ chức theo kiểu thắt nút - mở nút, khi “nút” đã được “gỡ” thì mọi chuyện đều được giải quyết theo hướng “có hậu”, tức là kết thúc theo theo kiểu cổ tích. Những kẻ gian ác thường phải trả giá, người ở hiền sẽ gặp lành. Chưa kể những truyện ngắn khai thác cốt truyện đã mang sẵn lối “kết thúc có hậu” trong dã sử, như Lưu bình – Dương Lễ, Hoàng Trừu, thì trong truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc có 8 truyện tiêu biểu cho lối kết thúc này: Một nạn nhân, Ngôi đất công khanh, Bụi phồn hoa, Vàng, Kiếp bình bồng, Một tấm lòng vàng, Có chí thì nên, Tái hợp, Chữ Quý, Vô liêm sỉ. Lối tổ chức truyện theo kiểu truyền thống cho thấy sự nhất quán về tư duy sáng tác của ông: dùng văn chương để “tỏ chí”, gửi gắm tinh thần cách mạng, lòng yêu nước, trung thành với các giá trị truyền thống của dân tộc. Ít tìm được truyện ngắn nào đi “chệch” lối đi truyền thống này.

Tương ứng với tinh thần này, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Cát Ngạc cũng theo lối “tỏ chí”. Nguyễn Cát Ngạc thường sử dụng nhân vật để nói thay suy nghĩ của mình, nhân vật là người phát ngôn tư tưởng của tác giả, vì vậy ông thường xây dựng các nhân vật loại hình, mà ít xây dựng các nhân vật tính cách. Thủ pháp này ảnh hưởng thi pháp cổ điển, bắt nguồn từ quan niệm truyền thống về văn chương là “văn dĩ tải đạo”, cùng với mục đích rất rõ của tác giả là dùng văn chương để truyền bá tri thức, tư tưởng tiên tiến, tinh thần cách mạng của mình, góp phần giác ngộ công chúng. Vì vậy, trong


các truyện ngắn của ông, Nguyễn Cát Ngạc thường tìm cách đưa thông điệp đến người đọc thông qua suy nghĩ, lời nói của một nhân vật nào đó.

Thông qua lời nhân vật Dorothy Lan, nhà văn đưa ra quan niệm và thái độ về thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật: “Thưởng thức nghệ thuật mà để ý đến lợi riêng thì không sao nhận được vẻ đẹp. Xây dựng nghệ thuật mà cốt cho thu hoạch lợi riêng cũng chỉ di tới một kết qủa xấu xa” (Yêu nghệ thuật). Thông điệp này là sự công phá mạnh mẽ vào những kẻ lợi dụng nghệ thuật để mưu danh lợi, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh những ai tiếp nhận, thưởng thức nghệ thuật mà lại bắt đầu từ những yếu tố ngoài nghệ thuật.

Thông qua lời nhân vật Thanh Mai, tác giả thể hiện thái độ phê phán xã hội đương thời đang nhiễm bẩn bởi lối sống phồn hoa:

“Một cơn gió tung cát, làm bẩn cả áo Thanh Mai, chị bạn nói:

- Ta hãy vào trong quán kia kẻo bụi bẩn cả.

- Có gió mát, hãy cứ đi, chị ạ. Bụi này tuy làm bẩn quần áo, nhưng không đáng sợ bằng bụi phồn hoa, làm bẩn cả tâm hồn” (Bụi phồn hoa).

Hoặc tác giả lên án những kẻ hám danh lợi mà làm chuyện thất đức qua lời cụ Ký: “Hẳn bây giờ ông không lấy làm lạ thấy tôi xua hắn như xua tà! Một người vì lợi danh, đang tâm chôn sống mẹ, ai mà không tởm!” (Ngôi đất công khanh).

Còn đây là lời trăng trối của Tâm, người thiếu phụ không giữ được lòng trinh bạch trong một xã hội đầy ly loạn, nhưng cũng là thông điệp mà tác giả gửi tới người đọc nhằm cảnh tỉnh về trách nhiệm đối với thế hệ tương lai: “Không biết tự hào về mẹ, chúng sẽ không biết tự hào về cha ông, về nòi giống, về tổ tiên, về lịch sử. Thù ghét xã hội, chúng có thể làm hại dân, hại nước mà không đau lòng. Chúng sẽ sống trong vô danh dự” (Một nạn nhân).

Việc dựng chuyện theo lối truyền thống và sử dụng nhân vật làm “người phát ngôn” của tác giả đã giúp ông thực hiện được dụng ý của mình, chuyển tải được tư tưởng tác giả đến người đọc nhằm cảm hoá họ. Tuy nhiên, việc


làm này dễ dẫn đến tình trạng tác giả ít chú ý xây dựng tính cách và chiều sâu nội tâm của nhân vật. Điều này phần nào đã trở thành hạn chế trong nhiều truyện ngắn hiện thực của Nguyễn Cát Ngạc, ngoại trừ một số truyện như Một nhà cách mạng, Ngôi đất công khanh, Trên chòi Khâm Thiên

Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc cũng thường nói rõ lý do ra đời của tác phẩm, bằng những lời “thưa trước” với người đọc, biến tác phẩm thành một kiểu chứng minh cho luận đề. Nhà văn thường bộc lộ rõ ý đồ của mình (nói cách khác là chủ đề - tư tưởng tác phẩm) trong phần nhập đề, dẫn chuyện. Ở nhiều truyện ngắn của ông, phần nhập đề khá dài, thường là nêu ra một nhận xét khái quát nào đó, và nội dung chuyện là minh chứng cho nhận xét ấy. Ví dụ:

“Chiến tranh đã gây ra bao nhiêu cảnh eo le. Nhưng mắt dân Hà - thành nào biết là éo le! Quen nhìn những cảnh đó hàng ngày, nhất là khi chúng lại được bao phủ bằng một nước sơn văn minh bóng nhoáng, người ta cho đó chỉ là những cảnh tầm thường.

Những cảnh đó nhiều khi có những kết thúc bi thảm. Phải được chứng kiến những điều bi thảm đó, mới hiểu được đạo đức của người Việt Nam vẫn mạnh, có khi chồm dậy một cách bất ngờ, ngay trong số các người mà ta tưởng chỉ biết sống điên cuồng cho vật dục.

Một chứng cớ là câu chuyện kể sau đây của một thiếu phụ rất mới đã dung nạp được hết các phong thói tân kỳ mới nhập cảng...” (Một nạn nhân).

So với nhiều nhà văn xuất sắc cùng thời như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam về mặt thi pháp truyện ngắn thì Nguyễn Cát Ngạc chậm thay đổi. Có lẽ bởi vì ông không phải người viết văn chuyên nghiệp. Mặt khác, theo cách nhập đề, diễn giải khá nhiều, cách viết dung dị của tác giả, và qua bút tích để lại cho thấy truyện của ông chủ yếu viết để in báo, chúng tôi suy đoán rằng: đối tượng ông hướng tới có lẽ là tầng lớp công chúng bình dân. Vì vậy cách viết theo “lối cũ” ở đa số truyện của ông là điều dễ hiểu, bởi nó gần gũi với xu hướng tiếp nhận văn chương theo lối “tả thực” và giúp


người đọc bình dân thuận tiện hơn trong khi tiếp nhận ý nghĩa tư tưởng - thẩm mỹ của tác phẩm.

3.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp sáng tác kịch nói cổ điển và luật

“ba duy nhất” trong truyện ngắn

Bên cạnh những truyện ngắn có lối kết cấu cổ điển đã phân tích ở tiểu mục trên, còn có những truyện ngắn chịu ảnh hưởng của phương pháp sáng tác kịch nói cổ điển làm phong phú thêm nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc.

Có thể thấy ảnh hưởng của phương pháp sáng tác kịch nói cổ điển và luật “ba duy nhất” trong truyện ngắn Nguyễn Cát Ngạc khá rõ, khiến cho nhiều truyện ngắn của ông mang dáng vẻ một vở kịch ngắn, và có thể dễ dàng chuyển thể sang kịch ngắn. Nhân vật trong truyện ngắn của ông thường được xây dựng với tính cách duy nhất, theo nguyên tắc bất biến, thể hiện trong lát cắt hành động của nhân vật, tại một thời điểm, một hoàn cảnh nào đó. Ông sử dụng thủ pháp nghệ thuật “lát cắt hành động” trong mối quan hệ với không gian, thời gian nghệ thuật. Lát cắt ấy là một hành động trung tâm, có diễn biến gắn liền với sự vận động của nhân vật. Với ông, “lát cắt” ấy không chỉ là một phiến đoạn thông thường, mà có khả năng giúp người đọc hồi suy về quá khứ, đồng thời lại gợi mở các liên tưởng về tương lai.

Trong truyện Bụi phồn hoa, tác giả lựa chọn không gian truyện là căn nhà sang trọng của Thanh Mai, thời điểm xảy ra sự việc là lúc cô đang chuẩn bị quần áo, trang sức lộng lẫy để chờ người chồng “giỏi giang” của mình về nhà đón để cùng đi dự tiệc. Ngay lúc ấy, một người bạn chồng xuất hiện, vô tình tiết lộ cho cô sự thật kinh hoàng về thủ đoạn làm giàu của người chồng. Trong khoảnh khắc ấy, Thanh Mai đã nhận ra sự thật ấy, đã thay đổi nhận thức và hành động. Đỉnh điểm của hành động là “nàng ngả dần tấm thân để tránh cái mặt đó, nhưng không sao tránh được, nàng ẩy nó ra, rồi bỗng như chớp nhoáng, hình như nàng không kìm hãm nổi tay, nàng tát cho nó một


chiếc nên thân”. Kết thúc truyện là một hành động tất yếu: Thanh Mai bỏ đi, nhất quyết xa rời chốn phồn hoa bụi bặm; cho thấy cuộc đời nhân vật đã thay đổi. Không gian nghệ thuật của truyện cũng thay đổi chuyển từ căn phòng lộng lẫy với những đồ đạc sang trọng ra ngoài con đường gió bụi, nhưng như lời của nhân vật, “Bụi này tuy làm bẩn quần áo, nhưng không đáng sợ bằng bụi phồn hoa, làm bẩn cả tâm hồn”.

Ngôi đất công khanh, câu chuyện lại được bắt đầu từ một cuộc “ngả bàn đèn” của nhân vật phụ là cụ Ký trong “một căn buồng liền với phòng khách”, dùng để hút thuốc phiện. Nhân vật “tôi” - người kể chuyện thứ nhất đang trò chuyện với cụ Ký - người kể chuyện thứ hai - thì xuất hiện nhân vật chính, một ông già “chạc 60 tuổi, gầy đét, mắt ốc nhồi, môi sám sịt, mặc bộ quần áo nâu rách, đội khăn lượt màu nước dưa sồng sộc bước nào, chắp tay vái cụ Ký tới gần đất”. Sau khi mắng nhiếc và ném gói sảm cho nhân vật này, rồi xua đi như xua tà, cụ Ký mới kể lại câu chuyện đáng ghê tởm mà nhân vật chính gây ra và chịu hậu quả. Dòng suy tưởng về quá khứ mở ra một không gian khác, thời gian khác, xen vào không gian thời gian hiện tại, làm cho câu chuyện đa chiều hơn. Kết thúc câu chuyện, là không gian thực tại với lời bình thể hiện thái độ của cụ Ký: “Một người vì lợi danh, đang tâm chôn sống mẹ, ai mà không tởm!”

Ở một truyện ngắn khác là Giao lương sơn, tác giả chọn không gian là đỉnh núi Giao lương sơn, vào thời điểm nhân vật “tôi” - người kể chuyện thứ nhất - trên đường lên núi, thì suýt ngã xuống một cái rãnh lớn “sâu tới ba thước, nằm ngang đường đi, vắt từ sườn núi bên này, sang sườn núi bên kia”. Hỏi người thổ dân dẫn đường, thì anh ta trả lời rằng, “đây là vết dao của Cao Biền chém cổ rồng”. Và người thổ dân - trong vai người kể chuyện thứ hai - bắt đầu kể về một cuộc chiến bi hùng xảy ra trên đất này từ thời nhà Đường giữa người bản xứ và quân Tàu; kết cục của nó là việc Cao Biền dùng phép thuật làm đứt cổ rồng, cắt đứt long mạch khiến cho đối phương thua cuộc, vùng đất này cũng hết vượng khí.


Phù hợp với thủ pháp “lát cắt hành động”, Nguyễn Cát Ngạc sử dụng kết cấu thời gian theo lối hiện tại - quá khứ - hiện tại trong xây dựng tác phẩm, mà trung tâm (nói cách khác là điểm xuất phát của tác phẩm) thường là một hành động nào đó trong hiện tại. Nghiên cứu các truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc, chúng tôi thấy ông khá chắc tay trong việc thiết lập quá trình hành động của nhân vật, đẩy quá trình ấy đến đỉnh điểm và ở đó, bước ngoặt của số phận nhân vật sẽ diễn ra như một điều tất yếu. Những truyện ngắn: Bụi phồn hoa, Một nhà cách mạng, Vô liêm sỉ, Một tấm lòng vàng, Nước Trivitri, Đánh ghen trong mồ, Hai lần ly biệt, Tình quê, Yêu nghệ thuật,… và nhiều truyện khác nữa đều sử dụng thủ pháp này.

Phải chăng vì thế có thể nói rằng nghệ thuật kịch nói và những ảnh hưởng của luật “ba duy nhất” làm cho truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc hấp dẫn người đọc về sự kiện, về logich của hành động hơn là diễn biến của chiều sâu tâm lý nhân vật?

3.3.3. Nghệ thuật “hư cấu lịch sử” để thẩm mỹ hoá hình tượng nhân vật

lịch sử.

Phải khẳng định một đóng góp đáng kể của Nguyễn Cát Ngạc với văn chương nước nhà là: ông là một trong số không nhiều nhà văn đương thời đưa đề tài lịch sử vào văn chương, sử dụng nghệ thuật “hư cấu lịch sử” để thẩm mỹ hoá hình tượng nhân vật lịch sử. Trong các truyện ngắn Trên chòi Khâm Thiên, Huyền Trân công chúa, Nguyễn Thị Lộ,Lưu Bình - Dương Lễ... các nhân vật lịch sử như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Huyền Trân, Trần Khắc Chung, Nguyễn Thị Lộ, Châu Long, Lưu Bình, Dương Lễ... hiện lên với diện mạo, diễn biến tâm lý, tính cách rõ rệt, tạo được cảm xúc thẩm mỹ trong người đọc. Với Lê Lợi (Trên chòi Khâm Thiên), ban đầu, Nguyễn Cát Ngạc “dụ” người đọc vào một chân dung phàm tục qua cái nhìn của Trần Nguyên Hãn: “một người chừng ba mươi tuổi, béo phục phịch, quần nâu lá toạ, để hở rốn sâu hoắm, đang ngồi thái một khúc giò. Khi thái, thỉnh thoảng lại bốc một khoanh,


đút phồng mồm và nhai nhồm nhoàm rất là thô tục”. Hình ảnh này đã làm Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi thất vọng sâu sắc, định bỏ về. Nhưng rồi sau đó Nguyễn Trãi bắt gặp một Lê Lợi hoàn toàn khác: “Giữa chòi, một người ngồi ngoảnh lưng về phía ông, bận áo dài đen, quấn khăn lượt, đang xem thiên văn một cách im lặng chăm chú… Nét mặt thô tục biến đi đâu hết. Dáng dấp lợn ỷ tự nhiên đổi thành đường bệ uy nghi. Lê Lợi đang như nghĩ ngợi thâm trầm, miệng lẩm bẩm, tay bấm đốt có vẻ một triết nhân quân tử, khác hẳn với ông ngồi thái giò lúc hoàng hôn. Rồi Lê Lợi ngồi xuống chiếu trước yên, sau khi thắp ba nén nhang trên bệ. Bấy giờ Nguyễn Trãi mới hiểu: Lê Lợi sắp tính Thái Ất, là một môn mà Nguyễn Trãi rất tinh thông”. Hai hình ảnh về Lê Lợi làm nên hai trạng thái tâm lý của nhân vật, cũng là của người đọc.Và hình ảnh thứ hai xoá đi hình ảnh ban đầu, chỉ còn lại một nhân vật uy nhi, đường bệ, giỏi giang, xứng đáng là minh chủ của một cuộc chiêu binh vì nghĩa lớn. Đó là một thành công đáng ghi nhận của nhà văn.

Trong truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ, bà Nguyễn Thị Lộ hiện lên thật đẹp, từ nhan sắc đến tâm hồn, khí phách. Dường như với mục đích chiêu tuyết cho một người mà hơn sáu trăm năm nay chưa rửa được mối oan khuất, nhà văn đã dùng hết khả năng miêu tả nhan sắc phụ nữ vốn không phải là sở trường của mình để tả Nguyễn Thị Lộ trong cuộc gặp kỳ ngộ với Nguyễn Trãi ở Tây Hồ: “…dáng điệu mềm mại uyển chuyển, và hai bàn tay xinh xinh trắng buốt đang đặ chiếc đòn gánh trên bó chiếu và đang cầm vành nón để sắp quạt… khuôn mặt thanh tao lạ lùng,da trắng nõn, càng thêm trắng bởi đôi mắt bồ câu đen láy… Đôi môi không son mà thắm như san hô, hé ra một cách ý nhị, làm tươi gương mặt trái xoan kiềm diễm đang đỏ bừng dưới ánh quái của chiều hôm”. Một vẻ đẹp thuần hậu, thánh thiện. Lối đặc tả của nhà văn cho thấy sự trân trọng yêu quí của ông dành cho nhân vật của mình.

Người thiếp xinh đẹp và tài hoa đã vâng lời chồng, lên kinh đô làm Lễ nghi học sĩ. Vừa giúp vua trị nước, vừa cứu được Thứ phi Ngô Thị Ngọc

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí