Màu Sắc Văn Hóa Huế Trong Truyện Ngắn Trần Thùy Mai.


hầu Hoàng Quý Phi, ngón tay trơn nhẵn vì lật qua lật về quá nhiều lần những quân bài tứ sắc; đám thị nữ từ sáng đến chiều, hết hái hoa, tưới hoa, lại đập rũ những chăn màn bám bụi: thế giới của đàn bà, nhỏ nhặt, nhàm chán và lặng lẽ. Trần Thuỳ Mai khẳng định khát khao được sống tự do, phóng khoáng là ước mơ muôn đời.

Cuộc sống của những con người bị phụ thuộc, không được phép có nhu cầu được chạy theo những đòi hỏi riêng tư, tình cảm có được chỉ là sự ban phát, sắp đặt. Cho nên, thế giới đàn bà chỉ đóng khung trong những nhỏ hẹp. Họ không có quyền năng để khám phá một thế giới khác, “từ lúc sinh ra, các hoàng nam hoàng nữ ở chung với mẹ. Trên mười tuổi, các hoàng tử mới được đưa đi nơi khác, đánh dấu sự biệt lập của hai thế giới”. Một người con gái thông minh và chứa đầy sự tò mò như Quỳnh Thơ không lúc nào buông tha câu hỏi: “Đàn ông là thế nào?”, đó là hiển hiện những gì thuộc về một thế giới hoàn toàn khác, chỉ thấy những người đồng phái khiến tất cả những khao khát được hiểu thế giới bên ngoài của Quỳnh Thơ càng cháy bỏng. Ngày nào nàng cũng cố gắng dõi mắt ra xa nhất, vượt khỏi ngày tháng thầm lặng giữa bốn bức tường để được tưởng tượng. Khát khao khiến nàng đổ bệnh. Trần Thùy Mai đưa đến một ý niệm về khát khao, về tự do và tình yêu là ngọn lửa luôn cháy trong con người. Dù được ghi lại trong sử sách, người đời sau vẫn khó có thể tưởng tượng ra được cách bắt bệnh thuở trước lại đặc biệt đến thế, cũng lại là một ví dụ cho sự cách ly giữa nam và nữ. Quan ngự y sẽ đến khám và bốc thuốc, ông ta không được phép gặp trực tiếp người bệnh. Người bệnh được đặt nằm trên giường có chướng rủ, màn che, duy chỉ có cánh tay là được đặt ra bên ngoài trên một chiếc ghế nhỏ, đám thị tỳ vây xung quanh làm một việc rất quan trọng là quấn lụa mỏng quanh cổ tay người bệnh, để khi bắt mạch, da thịt của người bệnh không bị đụng chạm. Trần Thùy Mai đã không thừa khi đưa ra những chi tiết như thế để dẫn đến hệ lụy vô cùng khủng khiếp sau này đối với Quỳnh Thơ, một cô công chúa mười bốn tuổi dám làm một việc kinh thiên động địa chưa bao giờ sảy ra trong cung cấm: Công chúa đã vén bức màn lên nhìn thẳng vào Thái y đến xem mạch. Người thân của nàng bị liên lụy sau hành động ấy, còn phần nàng bị đày xuống lãnh cung. Dù chỉ miêu tả một góc rất nhỏ trong cung cách hành xử hàng ngày, Trần Thùy Mai đã hé lộ cho bạn đọc biết những điều cấm kị trong lề thói phong kiến, họ bị cương tỏa và sẽ bị trừng phạt tức thì nếu nổi loạn. Một biến cố đã giải thoát Quỳnh Thơ khỏi lãnh cung. Dẫu trong sử

sách không thể lần tìm ra dấu vết của nhân vật sau khi nàng chạy chốn với một tráng sĩ dũng

39


cảm. Không ai biết họ chính xác đi đâu, nhưng tất thảy đều tin họ đã cùng sống ở một nơi nào đấy tràn trề ánh lửa. Còn sáu mươi nàng công chúa khác trong cung thì sách vở còn chép rõ về cuộc đời của họ. Có ba mươi nàng được gả cho những ông phò mã lọm khọm với những tấm lưng dài cong gập trong chiếc áo the. Còn ba mươi tám nàng thì chết già trong cung, nhiều nàng chết lúc còn rất trẻ vì buồn chán những đêm Nguyên tiêu lạnh giá. Nói như thế để thấy, Trần Thùy Mai đã tạo ra những hư, thực trong câu chuyện ấy, có có, không không. Chị đã tạo ra những con số hư cấu, lướt nhòe sự thật lịch sử, không thật sự trung thành với sử sách bởi mục đích cuối cùng không phải là tái hiện hay miêu tả sự kiện lịch sử

Qua góc độ nhìn nhận của một người viết văn hiện đại, mối quan hệ giữa con người với con người ở thời đại nào cũng có những phức tạp. Ví như đám cung phi thường soi xét lẫn nhau, mối quan hệ tay ba giữa Hoàng Hậu, Nhị phi và Ngọc Bình, vợ ba của vua Gia Long trong truyện ngắnNàng công chúa té giếng cho thấy những ghen ghét, đố kỵ, hiềm khích, hạ bệ nhau vẫn là chuyện thường gặp trong cuộc sống xưa cũng như nay.

Quan tâm đến góc độ riêng tư nhất của cuộc sống gia đình, trong Thể Cúc dù tái hiện chi tiết có thật trong lịch sử về cuộc khởi nghĩa nhằm phế truất ngôi Tự Đức, một hoàng đế nhu nhược trước sự hăm doạ của giặc Pháp. Tác giả dành nhiều trang viết cho tình yêu giữa Đoàn Trưng và Thể Cúc. Khắc học Đoàn Trưng, một nhân vật tham gia khởi nghĩa lật đổ vua Tự Đức để phò Đinh Đạo, con trai của An Phong Công Hồng Bảo lên ngôi. An Phong Công là anh khác mẹ của vua Tự Đức. Rất nhiều người đã bị truy bức sau khi cuộc khởi nghĩa không thành công. Đoàn Trưng cùng 13 người khác bị xử lăng trì, bêu đầu. Tất cả những chi tiết trên chỉ là cái cớ, là phông nền để bật lên những giá trị khác. Tình nghĩa vợ chồng keo sơn thắm thiết giữa Đoàn Trưng và Thể Cúc mới là điểm sáng của truyện ngắn này. Đặt trong những chi tiết về đời tư, người đọc được gặp Thể Cúc với sự thẹn thùng, ngượng ngùng của một cô gái đang đến tuổi cập kê. Cách thức chọn rể giữa chốn đông người vàng thau lẫn lộn của đức ông Tùng Thiện Công; Một cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, nhưng rất may Thể Cúc kết duyên với Đoàn Trưng tài trí hơn người; Câu chuyện về nết ăn, nết ở của người con gái khi xuất giá tòng phu, tình vợ chồng trọn nghĩa trước sau đáng để hậu thế suy ngẫm.

Những câu chuyện mang tính dã sử, tái hiện cuộc sống nơi lầu son, gác tía, và cả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

cuộc sống của những người thường dân là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Truyện ngắn

40

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 6


đề tài lịch sử mà Trần Thùy Mai tâm đắc nhất là Thần nữ đi chân không. Trong đó chị muốn viết về số phận những người hùng chân đất trong lịch sử. Trần Thùy Mai đã kết câu chuyện của mình bằng những dòng ngắn gọn: “Không ai tìm ra họ cả. Tuy vậy sau này trong sử sách cũng còn ghi một dòng trong phần viết về con cái của nhà vua: Cô công chúa thứ 6, mẹ là thứ nhân họ Tống”, Trần Thùy Mai đã dựa trên những chi tiêt rất nhỏ trong lịch sử để chị gửi gắm tâm sự về những giá trị đích thực trong cuộc đời. Nhân vật chính là hai mẹ con nàng Tấm, khác hẳn suy nghĩ thông thường của rất nhiều những người dân lao động, nếu được ân sủng vua ban thì đúng là phước ngàn đời, chẳng mấy ai may mắn được nhìn thấy ngài, chứ không thể mơ được chạm tới mình rồng. Với nàng Tấm, mọi chuyện hoàn toàn khác. Nhà vua trong mắt nàng cũng là một người đàn ông bình thường, khi gặp gặp nạn nàng ra tay cứu giúp không tưởng đến ngày được đáp đền ân nghĩa. Sau này được triệu về cung, sống trong gấm vóc, lụa là, nàng Tấm vẫn là người con gái chân chất, một mạc, hồn nhiên thuở nào, cái nàng cần là tình yêu thương của vua dành cho nàng chứ không phải là nghĩa vụ phải quan tâm đến mẹ con nàng. Cuộc sống nơi cung cấm khắc nghiệt và phép tắc, nhà vua còn rất nhiều mối bận tâm mà nàng chỉ là giọt nước bé nhỏ trong biển đời rộng lớn. Nàng Tấm đã đưa con gái trở lại vùng quê nghèo, giữ lại trong mình hình ảnh người đàn ông mà nàng đã cứu sống bên bờ suối, đã giấu trong căn chòi canh bẫy nơi bìa rừng. Khai thác ở góc độ đời tư, trong truyện ngắn Khơi sông về quan trấn thủ Thụy. Không chỉ nhắc đến với tư cách là người có công rất lớn trong việc đào kênh Vĩnh Tế, một con kênh quan ttrọng đời nhà Nguyễn mà chuyện tình cảm hiếm có ông dành cho Châu Phu nhân cũng được miêu tả kỹ lưỡng. Trong khi giới quan lại ai cũng năm thê bảy thiếp, ngưòi đời thắc mắc tại sao quan trấn thủ Nguyễn Văn Vĩnh lại chỉ có trong lòng duy nhất một người đàn bà. Còn Quan trấn thủ thì lại hiểu rất rõ mình. Ông không là người dâm tục, không có ý đèo bòng thêm ai ngoài người vợ quan tâm đến công việc, hết mực chăm lo cho ông từng bữa ăn. Ông chẳng thấy bữa cơm nào ngon bằng bữa cơm do chính tay vợ ông nấu. Dành cho vợ tình yêu duy nhất, quan trấn thủ Nguyễn Văn Vĩnh đã lấy tên vợ mình (Châu thị Vĩnh Tế) đặt tên cho con kênh mới đào: Vĩnh Tế.

Nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Trần Thùy Mai xuất hiện như số phận cá nhân, con người đời thường trong cuộc sống. Đó là con người xuất hiện với những phần khuất lấp,

trong đó, có sự trộn lẫn giữa cái cao cả và cái thấp hèn, cái tốt và cái xấu, ánh sáng và bóng

41


tối, vẻ đẹp của sự vĩ đại xen lẫn với cái xấu xa ích kỉ, đê hèn trong cuộc sống hỗn tạp. Mỗi bi kịch của cá nhân đều hàm chứa những luận đề về thân phận con người trong dòng thác lịch sử.

2.1.2. Trí tưởng tượng, suy lý lic̣ h sử.

Trong bài Tiểu thuyết lịch sử đương đại với quan niệm nghệ thuật về con người, tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: “để giải quyết mối quan hệ sự thật và hư cấu, phần đông các nhà văn đã lựa chọn giải pháp lấy tâm điểm là con người để tiếp cận, soi chiếu qua quan niệm nghệ thuật về con người, biến con người làm mục đích chuyển tải giá trị tư tưởng dưới “lớp bọc” của đường viền lịch sử, giúp họ có cơ hội “chất vấn”, nhận thức cái tưởng như đã là chân lý của lịch sử nhưng vẫn đảm bảo quyền toàn bích của việc sáng tạo hư cấu”. Với Trần Thùy Mai, lịch sử có thật được ghi trong chính sử vẫn cần phải hư cấu thêm tình tiết nhằm tạo dựng những câu chuyện lịch sử sống động. Chị coi hư cấu là việc rất quan trọng “nếu chỉ là chuyện thật đưa lên giấy thì chẳng có gì cho độc giả đâu. Hư cấu tạo cho câu chuyện những tầng nghĩa mới, những bề sâu, để câu chuyện vượt qua sự tầm thường. Viết phải có lợi cho nhân loại, tôi viết với phương châm đó”.

Trong những truyện ngắn về đề tài lịch sử, Trần Thùy Mai đã vận dụng thủ pháp thường thấy trong cách viết văn hiện đại: độc thoại nội tâm. Với lối tiếp cận này, ít nhất Trần Thùy Mai đã làm được hai việc. Thứ nhất là từ điểm nhìn bên trong, Trần Thùy Mai để nhân vật tự thoát, cảm xúc tự trong lòng mà ra. Đương nhiên đó là cảm xúc thật, không bị áp đặt bởi góc nhìn trần thuật của người ngoài cuộc. Thứ hai, Trần Thùy Mai đã kéo nhân vật gần hơn với cuộc đời. Họ như đang trải lòng mình trên trang sách của ngày hôm nay.

Bằng ánh mắt, cử chỉ, hành động, lời nói, bằng cả giác quan của một người đàn bà tận tụy, phục tùng, Ando Chie dành trọn cuộc đời quan sát mọi biến động liên quan đến số phận Hoàng thân Cường Để (Nơi có cây tùng xanh biếc), hoàng đích tôn đời thứ 5 của vua Gia Long sống lưu vong trên đất Nhật. Thân phận của một ông hoàng hơn 30 năm sống lưu vong, trong quãng thời gian ấy, chưa một phút giây nào Hoàng thân nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà để rồi ôm mộng trở về xuống mồ. Quay quắt suốt phần đời còn lại vì mặc cảm tha hương, lặn sâu trong ấy là tinh thần thiết tha với Tổ quốc của những con người Việt Nam chân chính. Trong khúc quanh của lịch sử, có những con người bị trôi dạt về nhiều phía, nhưng khi còn đau đáu món nợ với đất nước thì còn rất nhiều những giấc mộng trở về đầy

xót xa như thế. Hơn lúc nào hết, hình ảnh Kỳ ngoại hầu Cường để hiện lên đời thường đến

42


như vậy: khóc rưng rức khi nghe tin cụ Phan Bội Châu mất, bao nhiêu ý chí, nghị lực của ông dường như được truyền sức mạnh từ con người này. Số phận đã bỏ rơi Cường Để giữa nơi đất khách. Mấy chục năm đã qua, lúc này, sứ mệnh cứu nước không còn nằm trong tay thế hệ những người như ông nữa rồi; Tâm trạng bàng hoàng sau cái tin được trở về nước nhưng rồi không thực hiện được khiến ông ra vào như một cái bóng. Ông không thể làm gì ngoài việc cả ngày ngồi chép lại những trang sách chữ Hán đã cũ nhàu. Thất bại thêm một lần tìm đường trở về nước, khiến Cường Để không bao giờ còn trở lại như trước kia nữa. Tuyệt vọng, suy sụp, ông hoàn toàn là một ông già trái tính trái nết, đau ốm triền miên.

Nhân vật lịch sử này được ôm trọn trong cái nhìn của Ando Chie. Một người phụ nữ Nhật không nhìn Cường Để với tư cách là một hoàng thân, được các cơ quan tiếp đón, các ký giả săn tin, được các nghị sĩ bảo trợ, với nàng, đây là người đàn ông tha hương, lạc lõng, túng thiếu, cô độc. Nàng yêu ông, tình yêu của một người đàn bà dành cho một người đàn ông. Ando Chie đã đấu tranh nội tâm quá nhiều giữa chuyện đi và ở lại đất Nhật của Cường Để, nàng nhận ra rằng: nỗi tủi thân của một người đàn bà chẳng thể so sánh với giấc mơ chính đáng của người đàn ông. “Ông chẳng làm được gì cho nàng cả, nhưng nàng yêu thương ông với tất cả sự trìu mến xót xa. Trong lúc ông thì đau đáu chỉ muốn về quê hương

- nghĩa là rời xa nàng. Nhưng nếu ông không có giấc hồi hương, liệu ông có còn là người đàn ông mà nàng thương yêu không?”.

Những con người thuộc về lịch sử, rất có thể Ando Chie không tồn tại đi nữa thì cũng không ai đặt câu hỏi nghi ngờ về điều đó, quan trọng là Trần Thùy Mai đã chọn cho mình xuất phát điểm từ lịch sử để nói những chuyện đời thường nhất.

Không hề giấu giếm, Trần Thùy Mai viết về bi kịch của những con người xa xưa thuở trước bằng sự cảm thông nhân ái của một con người hiện đại. Tác giả dẫn dắt người đọc khám phá lịch sử ở những góc sâu khuất của tâm hồn con người chứ không phải những sự kiện bên ngoài. Án lục về dâm nữ họ Tống viết trong bối cảnh lịch sử xảy ra vào thời chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên ở ngôi 22 năm (1613- 1635), thọ 73 tuổi truyền ngôi cho con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan. Năm Kỷ Mão 1639, vợ của Tôn Thất Kỳ là Tống Thị vào yết kiến chúa Nguyễn. Tống Thị xinh đẹp lại khéo ứng đối, nhân vào gặp chúa, kêu khổ, xin chúa thương tình và biếu chúa chuỗi ngọc vạn hoa. Phúc Lan thương tình cho lưu

lại cung phủ. Thị thần có người can, chúa không nghe. Khi được đưa vào cung, Tống Thị

43


thỉnh thác lấy lòng chúa rất khéo, của cải chất đầy. Chưởng cơ Tôn Thất Trung mưu giết Thị. Tống Thị viết thư và gửi chuỗi ngọc nhờ cha là Tống Phúc Thông (ở đất Trịnh) đem biếu chúa Trịnh, xin Trịnh Tráng cất quân đánh Nguyễn. Tống Thị nguyện đem gia tài giúp quân lương. Tráng nhận được thư, liền đem các đạo quân thuỷ bộ vào đánh. Nguyễn Phúc Lan phải tự cầm quân đánh lại. Về sau, Phúc Lan không được khoẻ, trao binh quyền cho con trai là Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật. Nhiều trận đánh lớn đã xảy ra, quân Nguyễn đại thắng bắt được vô số tù binh của Trịnh, có sách ghi lại thế, nhưng thực hư thế nào về tội trọng của Tống Thị không mấy rõ ràng. Trong câu chuyện của mình, Trần Thùy Mai thương cảm cho bị kịch của Tống Nương, một người tài sắc vẹn toàn một thời được chúa chiều chuộng, nâng niu, thời thế thay đổi, Tống Nương bị gán cho đủ thứ tội: phản nghịch, nội gián tiếp tay lật đổ chúa, nàng chết không mà nỗi oan khuất không được ai thấu tỏ, cuối cùng chỉ xin được ghi lại trong sử sách một câu rằng: “tội của thiếp là tôi dựa vào quyền thế, cứ tưởng như vậy là kế lâu dài. Xin hãy cứ ghi thế, để người đời sau hiểu rằng “quyền uy chẳng phải là tấm lá chắn vạn năng, mà cái chết của thiếp cũng không phải là vô ích”. Bi kịch của những người phụ nữ trong và ngoài cung cấm đều xa xót như nhau, nhưng nỗi đau của những người phụ nữ cận kề càng gần những đấng quân vương thì khắc nghiệt hơn, tức tưởi hơn. Truyện ngắn Nàng công chúa té giếng viết về cuộc sống bi kịch đau đớn của Ngọc Bình (con gái vua Lê Hiển Tông, một trong những vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến nước ta) vốn là vợ của Quang Toản (vị vua cuối cùng của Triều Tây Sơn). Nàng lấy chồng chưa đầy 3 tháng thì Triều Tây Sơn sụp đổ, Quang Toản bị triều đình nhà Nguyễn giải về Phú Xuân xé xác phanh thây. Ngọc Bình trở thành một chiến lợi phẩm, buộc phải làm vợ thứ ba của vua Gia Long. Trong ánh mắt của Nhị phi họ Nguyễn thì Ngọc Bình là “ phường phản chúa, lộn chồng, trơ trẽn và đứa con của Ngọc Bình - công chúa Ngọc Ngôn chắc gì đã là giọt máu của Vua Gia Long. Trong nỗi đau khôn tả của một người mẹ không thể làm gì cho đứa con gái bé bỏng mắc chứng bệnh “té giếng”, một chứng bệnh thần kinh khó chữa khỏi, Ngọc Bình đành bó tay. Trong truyện ngắn này, Trần Thùy Mai đã tái hiện một cuộc sống trong hoàng cung đầy ngột ngạt, tranh dành nhau sự ân sủng, Trần Thùy Mai đã sử dụng những chi tiết mang chất dã sử như chi tiết công chúa Ngọc Ngôn không giống nhà vua mà giống hệt Ngụy Toản, chi tiết Nhị Phi họ Nguyễn nhắc với Tống hoàng

hậu chuyện Tần Thuỷ Hoàng nằm trong bụng mẹ mười hai tháng mới sinh để nghi án cho

44


đứa con của Ngọc Bình…Tất cả như những mũi tên chĩa vào Ngọc Bình, một người chịu quá nhiều áp lực từ sự thay đổi chóng vánh của thời cuộc. Quang Toản tìm công chúa út của nhà Lê, lập làm hoàng hậu để tranh thủ sự ủng hộ của các cựu thần nhà Lê ở đất Bắc. Chỉ là một tấm bình phong, đến khi làm vợ vua Gia Long dù có được ân sủng thì nàng cũng chỉ là một người đàn bà yếu đuối, chẳng thể làm được gì. Bi kịch làm vợ của Ngọc Bình mấy ai thấu tỏ. Khi viết truyện này, Trần Thùy Mai viết bằng cảm thức của một người rất thương nhân vật của mình, chị nói: “Vẫn không xa đề tài tình yêu và thân phận, nhưng lần này nhân vật là những người đàn bà trong lịch sử. Cụ thể là một số bà công chúa, cung phi của vương triều Nguyễn. Ví dụ có một bà là vợ của Quang Toản, vua cuối cùng của triều Tây Sơn, sau trở thành vợ thứ ba của vua Gia Long.

Người đàn bà đó là chiến lợi phẩm, trong mấy mươi năm bà ta phải làm vợ và sinh con cho một người đàn ông đã xé xác chồng mình. Con gái của bà, công chúa Ngọc Ngôn, đã lớn lên như thế nào giữa ánh mắt kỳ thị trong một hoàng cung triều Nguyễn sau chiến tranh... Những con người ấy chỉ có cái tên nhỏ trong lịch sử nhưng bi kịch thì lớn, và bi kịch ấy không phải của riêng một thời nào...

Trong những câu chuyện dã sử ấy, người đọc không khỏi xa xót cho thân phận những người phụ nữ, dường như sự tồn tại của họ là quá mong manh, thân xác của họ một khi đã rơi vào thế lực của đồng tiền sẵn sàng bị dẫm đạp bất cứ lúc nào, họ không được quyền quyết định số phận. Họ chỉ có quyền được chọn cho mình cái chết. Truyện ngắn: Một đêm ở thành Phú Xuân, tái hiện không khí làm ăn buôn bán sầm uất một thời giữa các tàu buôn người Pháp với các thương cảng nổi tiếng miền Trung. Những tính toán lợi lộc, những cuộc thương thảo để kiếm lời bằng bất cứ giá nào, những trò tiêu khiển phung phí, xa hoa…Khán Xuân Lầu, nơi các cô gái bán hoa sẵn sàng làm bất cứ điều gì để hài lòng khách đến. Hà Hoa, một cô gái bị đưa đẩy đến chốn này sau khi gia đình lâm vào cảnh đói khát. Hà Hoa chỉ có một khao khát duy nhất là được thoát khỏi chốn lầu xanh quay về với ngôi nhà tranh ngày xưa ở làng quê, có mẹ, có em. Lần đầu tiên phải tiếp khách, Hà Hoa tiểm ẩn nỗi sợ hãi bản năng, nàng sợ những nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nàng cho là mình may mắn khi gặp lại Michael Cương đang làm thông ngôn cho đám khách ấy và thỉnh cầu Michael Cương chuộc thân nàng. Nhưng điều đó nằm ngoài tầm tay của Michael Cương, Hà Hoa đã treo cổ tự vẫn vì chỉ có cách đó nàng mới bảo toàn nguyên trinh thể xác và tâm hồn.


Cuộc sống bao lâu nay có quá nhiều sự đánh đổi như thế, đằng sau những xa hoa, phù phiếm là những mảnh đời bé nhỏ và tội nghiệp.

Bằng trí tưởng vượt không gian, trong truyện ngắn Lời hứa của Hoàng Đế, Trần Thùy Mai sống lại “tiếng kèn bầu tấu điệu Xuân phong, dân vùng Bến Ngự biết ngay: kiệu hai bà Chúa đã đến bến đò, chuẩn bị vào cung chầu Thái hậu”, đó cũng là cái cớ để cho hai nhân vật chính là công chúa: Ngọc Tú, Ngọc Du tâm sự chuyện đời, những bi ai khó nói, những mong muốn chỉ có hai chị em mới thở than với nhau. Không cần biết trong chính sử có cuộc du ngoạn trên thuyền đó không, Trần Thùy Mai đã làm được cái việc rất khéo từ xuất phát điểm đó, các chi tiết liên quan dần xuất hiện rất tự nhiên trong mạch hồi tưởng của công chúa nhà Nguyễn trở lại quãng thời gian đi lánh nạn, chốn tránh quân Tây Sơn. Đám cưới của Ngọc Tú với Lê tướng quân chẳng thể sắm được chiếc áo mới. Đám cưới của Ngọc Du với Võ Tướng quân thì linh đình, áo cưới may bằng gấm. Hai chị em đều góa khi còn rất trẻ. Sau cái chết của chồng thì hồn cốt của hai người cũng theo đó mà tàn lụi dần. Lời thỉnh cầy duy nhất gửi đến vua Gia Long là “Ngọc Tú muốn xuống tóc đi tu. Còn Ngọc Du thì muốn xin bức thư mà chồng nó viết trước khi tuẫn tiết, để con cháu sau này chép vào gia phả..."

Người phụ nữ từ bao đời này vẫn thế, chung thuỷ và khao khát sống trong tình yêu thương. Ở truyện ngắn này, chân dung vua Gia Long không chỉ được khắc họa trong tư cách người đứng đầu một nước mà còn trong quan hệ gia đình với mẫu hậu, với chị em gái, những u uẩn không thể nói ra, lối đối xử nghiêm khắc không phải lúc nào cũng khiến vị vua ấy an lòng.

Nói chuyện xưa để so sánh với chuyện nay, nói chuyện xưa để thấy có những điều cho đến hiện tại vẫn còn nguyên giá trị trong mối quan hệ gia đình và ngoài xã hội. Đây cũng là ý nghĩa mà truyện ngắn đề tài lịch sử của Trần Thùy Mai hướng đến. Xây dựng tác phẩm theo cách nhìn dân chủ hoá lịch sử, tư duy suy lý, trí tưởng tượng phong phú, rõ ràng, Trần Thuỳ Mai chỉ coi lịch sử là tấm phông, như chất liệu sáng tạo nghệ thuật. Đây là thế mạnh của Trần Thuỳ Mai nói riêng và là hướng tìm tòi đã được khẳng định qua các tác phẩm của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong Văn học Việt Nam sau 1975 nói chung.

2.3. Màu sắc văn hóa Huế trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024