Lố I Số Ng, Cung Cá Ch Ứ Ng Xử .


Như trên đã phân tích, là người sống ở Huế quá nửa đời người, Trần Thùy Mai đem hơi thở của cuộc sống Huế hòa tan trong văn chương. Có những điều có thể gọi tên nhưng có những thứ chỉ là cảm giác mơ hồ, nhưng tất cả đều nói lên một điều rằng văn của Trần Thùy Mai ở dòng nào, chữ nào cũng bảng lảng chất Huế. Tìm hiểu nét văn hoá Huế trong các sáng tác của chị có rất nhiều điều thú vị.

2.3.1. Lố i số ng, cung cá ch ứ ng xử .

Lối sống, cung cách ứ ng xử của người dân ở mảnh đất kinh đô xưa có những chuẩn mực không thay đổi. Trần Thùy Mai mở rộng bình diện mô tả trong các mối quan hệ xã hội để thấy lối cư xử của người Huế dù trải qua bao thay đổi thăng trầm vẫn giữ được những lề thói căn cốt.

Đó là lối ứng xử theo phép tắc, nề nếp gia phong, trên dưới phân cấp rõ ràng, ăn nói, xưng hô cho đúng tam cương ngũ thường. Thể Cúc trong truyện ngắn cùng tên trước khi bước chân về nhà chồng đã được cha căn dặn: “Lấy chồng thì phải theo chồng, chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo” được mẹ căn dặn “con gái lớn thì phải xuất giá, ai chẳng thế? Mẹ dặn con đã đi lấy chồng thì phải trọn đạo vợ. Bổn phận làm dâu thì trước hết phải thờ cha mẹ chồng cho trọn vẹn. Trong nguyên tắc đạo đức này ta không thấy ngoài quan hệ được quy định trong xã hội phong kiến: “xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”.

Cung cách ứng xử còn thể hiện qua quan hệ nàng dâu với mẹ chồng trước sau chọn đạo nghĩa dâu con. Trong Chuyện cũ ở quê nhà, người con trai cảm nhận được tình yêu của mẹ mình dành cho bà nội qua lối xưng hô chân chất mộc mạc như thế này: “Tôi nhớ có lần bà tôi nói gì đấy, mẹ tôi bảo: mạ đừng nghĩ tào lao. Ba mấy đứa là con mạ thì tui cũng là con mạ… người ta bảo: nàng dâu nuôi mẹ thế gian mấy người, nhưng mẹ tôi đã tần tảo theo con đò nuôi đủ bà và cháu chúng tôi”. Cho đến thời hiện đại, trong nhiều truyện ngắn nói về mối quan hệ trong gia đình, Trần Thùy Mai cũng không đi chệch ra khỏi lối cư xử đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của những người con gái Huế. Người phụ nữ Huế nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung yêu chồng, yêu con rất mực. Một Hạnh cung phụng, lo từ bữa ăn, giấc ngủ cho chồng trong Trăng nơi đáy giếng, chẳng hạn như việc “xách tô ra đầu ngõ mua bún cho chồng. Những hôm mưa lâm thâm. Cái dáng gầy của cô co ro, tay cô cầm chiếc nón cố che cho tô bún, chứ chẳng nhớ che đầu.Vì Hạnh vô sinh, nên Phương lấy

Thắm, Hạnh cô đơn và buồn sau khi Phương rời nhà đến ở với Thắm, Hạnh đi tìm an ủi

47


bằng cách lấy chồng ảo. Hạnh sắm lễ và cúng người âm. Chưa đến mức gọi là ẩn dụ, tượng trưng trong các cảnh đó, nhưng sức gợi khá mạnh mẽ bởi nó nói lên bản chất hai chiều của nhân vật Hạnh: vừa chịu khó, tận tâm, an nhiên hết mình với chồng và tổ ấm nhưng cũng vừa nhẫn nại, chịu đựng, rồi mạnh mẽ đến như cực đoan phủ định quá khứ để hi sinh hết mình cho niềm tin mới - dù ảo, khi hạnh phúc trần thế tan vỡ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Là hy sinh ước mơ của mình khi nghĩ đến chồng đến con của Kim trong Cuốn sách, là sự nhẹ nhàng nhẫn nại của chị trong Giông mùa xuân, là sự kín đáo như Khánh trong Ngôi đền sống. Cũng trên những nét chung ấy của tính cách, trong quan hệ với "người" khác, người Huế lấy "cái tâm" làm gốc. Cái tâm bao gồm tình thương, sự nhường nhịn, lòng bao dung để bỏ qua thù hận, sự điềm tĩnh để không cuồng tín... Cái tâm có sức chứa đựng tất cả, nhưng tóm tắt lại là tấm lòng tốt muốn đem tâm hồn mình làm quà tặng, mà người Huế nói là “của ít lòng nhiều”.. Theo phong tục Huế, trong đêm tân hôn cô dâu và chú rể làm lễ “cúng tơ hồng” lễ vật chỉ có khoai lang, muối và gừng. Ðó là lời nguyện lấy cái tâm để sống với nhau suốt một đời; nên lưu ý thêm rằng tình trạng ly hôn có tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng người Huế. Cái tâm hoặc gọi là “tấm lòng” chỉ để sống với người khác, chỉ để cho mà không cần “nhận” lại chút gì cả, người Huế cảm nhận sự vật bằng trực giác hơn bằng lý tính, tâm hồn Huế thì thơ hơn là thực, và vì thế tính cách Huế là Thiền hơn là Nho. Nói thế, không có nghĩa là con người hành động bị loại trừ khỏi tính cách Huế.

Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trích trong Huế - di tích và con người) cho rằng: hiển nhiên trong đời sống tinh thần của người Việt, Huế đã là một trung tâm văn hóa có thực, với cộng đồng dân cư từ xưa không lớn lắm (khoảng trên dưới 10 vạn người) nhưng đã tạo ra một truyền thống văn hóa nghệ thuật riêng, một hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua những tập quán ứng xử và thờ phụng riêng, cách nấu ăn, may mặc, giải trí, cách xây dựng nhà ở và đô thị riêng và người Huế có cả những khát vọng và những mê tín riêng. Từ đó, người ta thường nói đến một nghệ thuật sống mang bản sắc Huế hoặc nói cách khác, một "tính cách Huế".

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 7

Người Huế, dù cách xa Huế bao đời vẫn gắn bó mật thiết với ngôi làng nơi tổ tiên họ sinh ra, sống bằng chất dinh dưỡng của văn hóa làng. Đó là một thiếu phụ Huế, dù theo chồng đi làm dâu nơi tràn ngập sắc vàng của những bông hoa mimosa, khi gặp người đàn


ông Huế “nàng nói rằng nàng nhớ Huế, nhớ mùi rau diếp xanh trong vườn mẹ… khi trở lại

48


ông mang cho nàng một chậu nhỏ trồng đầy rau diếp xanh. Rau diếp mới ăn hăng nồng, nhưng lâu ngày thành nghiện (Trò chơi cấm). Đó là tâm trạng của một người con xa xứ nhớ “Làng tôi nằm ven bờ sông Hiếu, ngôi làng nhỏ nép sau tre xanh…tưởng chừng tuổi thơ tôi gắn liền với tiếng lá tre khua xào xạc, nhớ như in cái tiếng ru trầm trầm, khan khan của người (mẹ) hòa trong tiếng là tre xào xạc, tiếng những thân tre nghiêng ngả cọ vào nhau và tiếng võng đưa kẽo kẹt ...ôi những ngày tháng tuổi thơ tôi” (Chuyện cũ quê nhà).

Huyền thoại chim phượng, một truyện ngắn có thể coi là duy nhất Trần Thùy Mai gọi tên trực diện phong cách Huế với truyền thống và hiện đại, cũ và mới, năng động qua cái nhìn của thầy Ninh đối với Phượng. Vẫn những bước chân nhẹ nhàng, không âm vang. Mái tóc cuốn sau gáy, chiếc áo sơ mi trắng đơn giản và chiếc quần xanh sẫm. Đôi dép cao, quai bằng sợi lưới đen tuyền lộ ra những ngón chân hồng hồng. Trông cô gái chẳng khác gì mọi thiếu nữ ở bất cứ nơi đâu, nhưng trong dáng đi và vẻ nhìn vẫn có một cái gì rất dễ nhận ra: đấy là một cô gái Huế…“Cô gái đưa tay vuốt nhẹ mấy sợi tóc mai lòa xòa hai bên thái dương. Cái cử chỉ vuốt tóc mềm mại, lại đưa ông Ninh về với cảm giác quen thuộc cũ: cử chỉ muôn đời của những cô gái Huế. Em thích giới thiệu với mọi người những cái gì đẹp. Em tin rằng khi nhìn một cái đẹp, người ta sẽ mới hơn, tốt hơn”.

Dù văn hóa Huế qua lối sống, cung cách ứng xử ở góc độ này góc độ khác ít nhiều thay đổi thì cái còn lại vẫn là niềm tin rằng “chất Huế” căn cốt vẫn luôn có sức sống lâu bền.

2.3.2. Thế giới tinh thần độc đáo.

2.3.2.1. Xu hướng duy mỹ.

Người Huế là người thích sống trong cái đẹp, thích thưởng thức cái đẹp. Họ có một đời sống thiên về nghệ thuật. Đó phải chăng bắt đầu từ tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn Huế, đến nỗi nó mang màu sắc của một triết học chi phối toàn bộ cuộc sống tinh thần của người Huế. Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người là nguyên lý căn bản trong tư duy kiến trúc Huế, từ tổng thể đô thị cho đến tận chỗ ở của mỗi gia đình bình thường. Ý niệm “vườn” là nhất quán trong mọi loại hình kiến trúc Huế và người ta có thể nói đến chùa - vườn, nhà - vườn, lăng - vườn, và Huế là một thành - phố - vườn. Vườn Huế hoàn toàn không nhằm mục đích kinh tế, mà là nơi con người được sống với cây cỏ trong một tình bạn lớn. Qua đó, con người có thể từ ngôi nhà nhỏ của mình bước vào ngôi nhà lớn của vũ trụ.


Người ta dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của Triết học Phật giáo trong mô hình vườn Huế. Như không gian vườn trong Quỷ trong trăng, biết bao bài thơ đã ra đời hay rất nhiều bản nhạc được cất lên từ những con người Huế như “Thìn đa tài, chữ đẹp, biết làm thơ, thích đọc sách thiền. Từ lúc hắn về đây, căn chòi trở thành tụ điểm để các nghệ sĩ lang thang như chúng tôi nhóm họp. Các nhà thơ nghèo rớt mồng tơi, chỉ sống nhờ mưa nắng, khí trời và thơ”. Hay như tiếng thảng thốt vang động trong lòng đấu tranh lựa chọn giữa nghệ thuật và tình yêu “Trang ơi! Mi sẽ chẳng là gì cả nếu tách rời dòng sông và tiếng hát” (Khói trên sông Hương). Người Huế tìm thấy ý nghĩa đích thực của đời mình khi được sống trong nghệ thuật.

Bản sắc Huế là âm nhạc và mỹ thuật, Giáo sư Trần Văn Khê cho rằng chính do tính nội tâm của người Huế, nhạc Huế không thích được trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh mặt trời - nhạc Huế cần không gian thân mật và bóng đêm, là nỗi lòng để trở thành tài sản riêng của tâm hồn gửi đến người tri âm, tức là người hiểu được mình. Ðó là tính cách Huế trong âm nhạc. Âm nhạc hòa trộn trong cuộc sống của người Huế. Lấy Dòng suối cạn nguồn là ví dụ, theo khảo sát tác giả đã vận dụng trên 20 câu ca dao, hò vè để bộc lộ tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật Lài và Phàn. Khi là thái độ thăm dò:

Khoai to voồng (vồng) thì tốt cộ (củ) Độ (đậu) ba lá thì vừa un

Gà mất mẹ thì lâu khun (khôn) Gái thiếu trai thì thậm khổ Trai thiếu gái (cũng) thậm khổ

Khi là thái độ mạnh dạn tìm hiểu nhau: “Chiều chiều trời nổi gió dông. Chàng đây ơi thiếp, băng đồng tìm ai”.

Rồi giọng hò thể hiện nỗi lòng tê tái:

Hò ơ…

Chàng ở bạc chứ thiếp không ở bạc

Vì dao vàng lỏng ngạc nên đèn bát lu li Trách lòng ai đem nút bạc đổi khuy chì Để lòng em khô héo từng khi với người!


50


Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai có những cuộc gặp gỡ luôn ngập tràn trong âm nhạc, hội họa: Trò chơi cấm, Gió thiên đường, Thập tự hoa, Ngôi đền sống, Chiếc phao cứu sinh, Eva dại dột, Người bán linh hồn, Bức tranh cuối cùng, Quỷ trong trăng. Âm nhạc hay hội họa khiến con người đến gần nhau hơn, họ hiểu nhau hơn. Không có những bản khiêu vũ tình tứ Mi đã không thể có cảm xúc với Hiếu đến thế (Gió thiên đường) không thể kéo Khánh ra khỏi vỏ ốc để đến với Cường (Ngôi đền sống). Những bức tranh đã làm một thầy giáo dạy nhạc có thể hiểu nguời đàn bà vẽ tranh lại mang trong lòng nhiều uẩn khúc (Thập tự hoa). Con người sống và cần đến nghệ thuật như một phần da thịt.

2.3.2.2. Xu hướng tâm linh:


Những yếu tố văn hóa thoát thai từ tôn giáo luôn tiềm tàng trong đời sống tinh thần của con người. Xu hướng tâm linh là dòng chảy tiềm ẩn nhưng sâu bền trong tính cách Huế, mà chắc người Việt Nam các nơi cũng đều vậy, dù rằng biểu hiện có khác nhau ít nhiều.

Đó là xu hướng nội tâm và tâm linh của người Huế, chịu ảnh hưởng nhân sinh quan và vũ trụ quan phương Đông. Trần Thùy Mai tâm sự: “Thương nhớ hoàng lan là một truyện tình lãng mạn trong sáng giữa một chú tiểu và một cô gái thơ ngây, được viết trong khung cảnh chùa chiền xứ Huế. Ở Huế có nhiều chùa đẹp. Riêng vùng Nam Giao tôi ở có hơn một trăm ngôi chùa. Đặc điểm của chùa Huế là thường gắn liền với thiên nhiên trong lành, có sông hoặc núi đồi gần bên. Tôi cũng thường đi chùa, và không khí trong trẻo đượm phong vị Đông phương cho tôi nhiều cảm hứng để viết. Ở Huế không chỉ Phật tử mới đến chùa, và đến chùa không hẳn lần nào cũng để lễ Phật. Đi chùa là tìm đến một không gian văn hóa để làm lòng mình thanh tĩnh lại và tâm hồn phong phú hơn trước cuộc sống”.

Trần Thùy Mai có lối tiếp cận đề tài tôn giáo, tâm linh theo cách riêng: một thế giới không khép kín mà rất đời; liệu ở đây có nghịch lý hay không, chữ đời không thể dùng để nói về những người đã xuất gia. Bởi, điều đầu tiên mà những người hành đạo cần phải làm là gột rửa bụi trần. Nhưng các nhân vật tôn giáo trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai trước khi tu thành chính quả đều là những con người bình thường, có số phận, có những uẩn khúc, lý do họ tìm đến con đường hạnh đạo đều hết sức rõ ràng.

Chú tiểu Đăng Minh trong Thương nhớ hoàng lan có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Chú là con trai của một sư tăng từng được cử là giáo sư ở một trường tư thục của Giáo Hội

51


đã không đi trọn nghiệp tu hành bởi vướng vào duyên đời khi gặp Yến, một “nữ sinh tinh nghịch có đôi mắt hút hồn, đôi môi đầy đam mê”. Về sau, mẹ của Đăng Minh đã bỏ hai bố con đi biệt xứ, bị họ hàng nguyền rủa “là con yêu tinh, khi trước đã phá đời tu của cha mi, chừ lại phá luôn đời tục của ông”. Đăng Minh “đi tu không phải là mong lọng vàng che đầu. Chỉ vì nguyện giữ thân trong sạch để tụng cho mẹ một nghìn lần kinh Thủy Sám”. Niết trong Lửa của khoảng khắc sống với chồng nhưng không yêu chồng, khát khao có một đứa con của Niết (Vãi Thông sau này) dồn vào người đàn ông khác. Kết quả của mối tình tội lỗi ấy là sự ra đời của đứa con dị dạng. Quá nửa đời người đau khổ, Niết - Vãi Thông đem hết lưng vốn thu gom xây một ngôi chùa tư nho nhỏ, tìm đến cửa phật cầu “xin ngủ yên, những gì lầm lỡ một đời”. Sư thầy Viên Tâm trong Hải đường tăng tìm đến cửa Phật vì “ông phát hiện ra con đường mình phải đi” mấy ai nghĩ sau hai mươi năm tu hành vị sư trụ trì chùa ấy vẫn bị khuấy động cõi tu bởi mối hận tình của một người đàn bà bị bỏ rơi. Hai mươi năm trước, khi ấy sư thầy Viên Tâm đã thoái hôn với Xuyến, một cô gái mười tám tuổi trong lễ ăn hỏi linh đình, trước sự ngỡ ngàng của họ hàng đôi bên. Suy nghĩ trở đi trở lại của nhân vật Xuyến “Một vị thiền sư thì cũng là một người đàn ông…Cái hấp dẫn nhất với người đàn ông là quyền lực và danh vọng…” đủ để chứng tỏ Trần Thùy Mai luôn đặt các nhân vật của mình trong mối liên hệ với quá khứ, với người trần tục, không khép mình tuyệt đối với cõi trần. Tư tưởng lớn, quán xuyến hầu hết các truyện ngắn đề tài tôn giáo, tâm linh của Trần Thùy Mai, trước sau đều lấy chữ Tâm mà soi thấu mọi điều, ngộ ra chính mình ấy mới thật là chân tâm. Giáo lý nhà Phật có câu: Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình. Câu nói này rất quan trọng. Trong đời người, dù ít, dù nhiều thường gặp một số bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Đó là kẻ thù hiện hữu ngay trước mắt, là nhân tố khách quan hoàn toàn có thể phòng trừ. Nhưng có sự hiện diện vô hình, khó nắm bắt, kẻ thù lớn nhất của con người chính là mình. Biết mình, hiểu mình, nếu chiến thắng được mình thì cái gì cũng công phá được, sẽ là người bách chiến bách thắng. Cái đáng sợ là tự mình mắc bệnh mà không biết: có khi do dự không quyết, có lúc lại đánh giá mình quá cao; có khi tự cao tự đại, có lúc lại sùng bái người... chỉ có chiến thắng bản thân mới có thể mở ra được cục diện vững chắc, tâm mới tĩnh mà tu hành đắc đạo. Những người như cha của Đăng Minh, Đăng Minh, Vãi Thông, Sư thầy Viên Tâm, Hạnh… đều phải trải qua sự nhận diện như thế. Hành trình để tu tâm không thể nóng vội, ngộ nhận. Tu căn cốt không ở cách tu hành xác, ép xác, cũng


không phải là lối nguỵ biện “tu lên núi thì dễ, tu giữa chợ mới khó. Không ở giữa đời làm sao hiểu đời đục mà tránh”. Mỗi người ai cũng nên đem bộ kinh của đời mình ra đọc cho kỹ, học cho thuộc. Ðời ta mới chính là bộ kinh điển chân chính nhất, ngày ngày, tâm càng an lạc thanh thản bao nhiêu thì cuộc sống càng hạnh phúc bấy nhiêu.

Nhẹ nhàng và nhiều ẩn ý, Hoa Phù dung dưới núi là câu chuyện về hành trình sa ngã của một chú tiểu mới bước chân vào con đường tu hành. Trẻ người non dạ, không ý thức được hết những hiểm họa cạm bẫy từ trò chơi thời @, Phước Tuệ tưởng có lúc đánh mất mình trong thú vui thâu đêm suốt sáng. Nhưng cuộc gặp gỡ định mệnh với Dung muội kéo theo sự cố khủng khiếp đã thức tỉnh quãng đời bồng bột của chàng trai trẻ. Khởi đầu từ một trò chơi thời thượng - Game online, kế đến là những trượt dài của một chú tiểu trong chốn tu hành, kết cục là sự tỉnh ngộ, làm lại cuộc đời của nhân vật chính, Hoa phù dung dưới núi tựa một lời cảnh báo ý nghĩa không chỉ với những người trẻ tuổi. Cuộc sống hiện đại có vô vàn cám dỗ, ma lực của những trò giải trí thời thượng đã và đang len lỏi, có nguy cơ làm kinh động cả chốn thâm nghiêm, cách biệt. Có những sai lầm có thể sữa chữa, nhưng cũng có những sai lầm phải trả giá bằng cả tuổi trẻ và tính mạng.

Tâm không an có cầu cũng vô ích. Ngược với tâm an là tâm bất an, Trần Thùy Mai lý giải cho sự bất an ấy là do chữ tình. Đó là chướng ngại duy nhất khó. Phật dạy: tâm an lạc thanh thản, chớ lầm lẫn với tâm niệm vô ký, lạnh lùng, và hoàn toàn vô tri, bất giác, rỗng không. Ðó chẳng phải nghĩa là tâm an lạc bình thản. Nghĩa là cái gọi là cảm xúc trong bản tính không thể bị triệt tiêu. Cũng từ đây, co kéo giữa cõi đời và cõi đạo diễn ra dai dẳng, khắc nghiệt.

Hai cha con trong Thương nhớ hoàng lan xem tu hành là chuyện sinh tử, không lường được trước chữ ngờ, vì cô bé “đã yêu thầy đến phát bệnh”, cha của Đăng Minh đã lội ngược dòng, làm cái chuyện lâu nay chẳng mấy ai dám phạm điều cấm kỵ của nhà Phật: rời chùa thoát tu để về giữa cõi tục lấy vợ, sinh con. Đáng thương thay cho cõi tâm không an ấy, trở về giữa đời vẫn không dứt nổi nghiệp tu, “ông vẫn ăn chay, mặc áo nâu và tụng kinh sớm chiều” vì “không bỏ đời theo đạo được thì ông đem đạo về giữa đời” “tiếng tụng kinh


đêm khuya nghe chừng khắc khoải. Chao ôi, với những con thuyền khắc khoải, kiếp nào cha mới đến Tây Phương?”.

Người nguyện chèo tiếp con thuyền tới cõi đạo của cha mình là Đăng Minh. Đăng Minh đến với cửa Phật như một định mệnh, như trên đã phân tích, con đường tu hành của chú tiểu Đăng Minh được định hình sáng tỏ, cha muốn Đăng Minh tu tại gia “kinh sách ở đây, chuông mõ ở đây, con còn đi đâu?” nhưng Đăng Minh muốn dành trọn kiếp tu hành của mình tại am Bích Vân. Nhưng cũng giống như cha, đi theo vết xe đổ, chú tiểu Đăng Minh không tránh khỏi lưới tình. Sống trọn cảm xúc của một người đàn ông đang yêu. Đối diện với Lan, chú tiểu Đăng Minh bối rối, hốt hoảng thấy mình đỏ mặt, “ngắt những cọng cỏ, vò nát trong đôi tay run run. Đăng Minh ám ảnh bởi một người con gái có “ánh mắt thơ ngây mà não nùng” để rồi thú nhận “bao nhiêu đêm, cứ chợp mắt là thấy Lan hiện ra, mảnh dẻ, thanh thoát, đầu đội chiếc mâm vàng sóng sánh nước đi thẳng đến bờ vực. Tôi nghe tiếng thét của nàng vang động cả giấc mơ, nàng nhào xuống rơi thẳng vào không gian mênh mông như chiếc lá lìa cành trước gió”. Lo lắng, bất an, nhân vật trở đi trở lại cảm giác mông lung, mơ hồ: “Vẻ đẹp này có phải phù du?vẻ đẹp này là sắc hay không? chỉ thấy ngợp vì trăng (…) trước mặt tôi chập chờn lấp loá những con đường. Những mê lộ giữa đạo và đời, giữa ma và phật…”. Nhân vật của Trần Thùy Mai đã sống trong cảm giác mâu thuẫn giằng xé nội tâm, cách tốt nhất không phải là chạy trốn, kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình để đắc đạo, hẳn trên hành trình gian khổ, người tu hành phải sống trọn bản tính người, rất đời, đủ trải nghiệm để nhận ra mình, vượt lên những tham, sân, si ở đời. Giữa đạo và đời, buộc phải lựa chọn, bởi đó là hai thế giới hoàn toàn khác nhau, không thể sống lỡ cỡ trong hai thế giới ấy. Để đến được cõi Niết Bàn, Phật dạy không được sát hại chúng sinh “Thầy ơi nếu vào Niết bàn mà phải đạp lên một chiếc lá, Phật có làm không? trời đất nặng hơn hay chiếc lá nặng hơn?. Thầy nhìn vào mắt tôi: “chỉ có con tự trả lời được con thôi. Ngày mai con hãy về, cứ nhìn thẳng vào nghiệp duyên mà tự quyết lòng mình”.

Làm đau một tấm lòng e là không làm đúng lời khuyên răn của đạo Phật. Chú tiểu Đăng Minh nguyện “tụng cho Lan một lần kinh siêu thoát”. Đoạn kết truyện ngắn là sự ngộ của Minh trước hi sinh của Lan thấm đẫm tinh thần nhân ái, từ bi, hỉ xả của đạo Phật. Những giọt nước mắt tự nhiên, rất đời đúng với quy luật tâm lý, tình cảm của con người,

54

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí