Đặc Điểm Lời Văn Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Viết Về Miền Núi Của Tô Hoài

Hoài muốn những đứa con tinh thần của mình giản dị, chân thực hồn nhiên như bản thân chính ngoài cuộc sống nên Tô Hoài cũng ít khi đi phân tích các nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ nên những tác phẩm của ông không có nhân vật nào thiên nặng về suy nghĩ. Điều này rất phù hợp với thực tế ở miền núi.

Chúng ta có thể thấy trong 30 năm kháng chiến và những năm nền văn học còn đang có xu hướng viết sử thi, ít có nhà văn nào lại xây dựng được những nhân vật cán bộ, nhân vật tích cực theo hướng hiện thực đời sống và ánh những nét rất đời thường có những tình cảm vô cùng đáng quý. Tô Hoài có Cái nhìn rất khách quan về con người từ trong những năm đầu của cuộc cách mạng nhà văn đã mang nhân vật trong tác phẩm của mình bám sát với thực tế. Cùng viết về miền núi nhưng quan niệm của Tô Hoài mang đậm chất miền núi đầy chân thực không mang tính lí tưởng, không có ý định xây dựng về tính cách nên trong những tác phẩm của mình những con người khó đoán định thường không được xuất hiện.

Có được những tình cảm đáng yêu như vậy thật là một điều tự nhiên đáng trân trọng khi Tô Hoài đã thật sự sống và cùng trải nghiệm nhiều cùng đồng bào dân tộc chứ không phải chỉ vài ba ngày cùng với nhân vật của mình cùng đi vác củi, cùng thổi sáo, cùng đi bắt chuột, đào núi,bắt cá suối, rồi lại đi “cướp vợ”. Cùng đồng bào chịu khổ ăn rêu đá, thịt ngựa không muối, bọ hung xào.Trong mỗi chuyến đi thực tế lên vùng vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Tô Hoài đã rất nghiêm túc trong việc ghi chép lại những sự việc và con người. Nhà văn đã ghi lại từ những chi tiết nhỏ nhất như tiếng chim gáy ở trong rừng sâu kia, tiếng chim gáy ở đồng bằng hay là tiếng chim nuôi trong lồng. Tất cả những điều ông tận mắt thấy tai nghe được tận tay làm đều được ghi lại một cách tỉ mỉ và đầy tinh tế những điều đó giúp cho chúng ta tin .Vì vậy, là một nhà văn người Kinh Tô Hoài khi viết về đề tài miền núi tuy bên trong có

những đặc điểm tư duy và vùng văn hóa có khác với người miền núi, nhưng những trải nghiệm chính bản thân mình trong quá trình thâm nhập thực tế có quá trình sống gắn bó và hòa nhập với người dân miền núi đã bồi dưỡng nên vốn sống , tính chất hiện thực trên những tác phẩm về miền núi của Tô Hoài. Vì vậy hình ảnh đồng bào người dân tộc thiểu số giữa núi rừng hiện lên qua từng câu, từng chữ trong tác phẩm của Tô Hoài quá đỗi thân quen và ấm áp đầy chất thơ.


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI

2.1. Lời văn giản dị, chân thực, đậm chất đời thường

2.1.1. Lời văn giản dị tich lũy từ kho tàng ngôn ngữ nhân dân

Từ những ngôn ngữ bắt nguồn từ đời sống của quần chúng nhân dân đã được đưa vào trong tác phẩm viết về đề tài miền núi của Tô Hoài một cách rất tự nhiên và quen thuộc. Tô Hoài từng nói: “nhà văn là thư ký của thời đại. Trách nhiệm và vinh dự định nghĩa cuộc sống đã dành cho những ngòi bút chân chính”[5,34]. Chính nhà văn đã cho rằng đó là những tài liệu vô cùng quý giá và nhà văn đã biết cách tuyển lựa, tô điểm và nghệ thuật hóa từng câu từng chữ trong các sáng tác của mình để tăng thêm cho nó những giá trị mới.Tô Hoài đã từng nói rằng: “Tôi thường chăm chép chữ và tiếng nói vào sổ riêng. Đi Tây Bắc, một lần ghi được hơn một nghìn tiếng và câu nói hay nghe được của người các dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mèo”[5,119] và nhà văn luôn tỉ mỉ trong lời văn của mình: “Khi sửa tôi lục lại, soát mỗi chữ mỗi câu. Vặn vẹo lại mỗi câu, đọc lại từng chữ, nhất là những chỗ xung yếu, xem thật đã đúng, thật đắt chỗ, thật mất công khó nhọc mới tìm ra được chưa? Câu ấy thừa chỗ nào[5, 157]. Từ những điều nhà văn từng chiêm nghiệm ấy mà Tô Hoài đã luôn miệt mài tìm tòi “những hạt ngọc chữ” ngay từ trong cuộc sống đời thường dung dị và giản đơn xung quanh của mình, xung quanh đồng bào mình, viết tác phẩm chân thực, đời thường do chính mắt nhà văn nhìn thấy và từng được trải qua. Tô Hoài khẳng định: “nhà văn phải viết những gì quanh mình và với mình”. Chính vì vậy dưới cái nhìn của Tô Hoài cuộc sống thật bình dị như thuộc về những cái vốn có của nó, không thi vị hay lý tưởng hóa nó lên. Ở đó mọi sinh hoạt đời thường đi vào tác phẩm một cách hết sức tự nhiên và chân thực và giàu hình ảnh. Trong tác phẩm của

Tô Hoài lời văn nghệ thuật giúp cho nhà văn miêu tả chân thực về cuộc sống đầy khổ đau của những con người nơi đây tất cả được thể hiện qua những câu văn ngắn gọn mà hàm súc. Trong Truyện Tây Bắc Tô Hoài đã miêu tả về cuộc sống đầy đau khổ của Mị cuộc sống chẳng khác gì một cỗ máy, làm việc không có phút giây nào để nghỉ ngơi, cuộc sống của cô đã bị cái thế lực tàn ác của bọn chúa núi đè ép, kìm kẹp đến mức mọi ý thức làm người đã bị vùi dập bởi cả cường quyền và cường quyền : "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trồng ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Mị nghĩ rằng, mình đành ngồi trong cải lỗ vuông ấy trông ra, đến bao giờ chết thì thôi [4,136], đau khổ tột cùng khiến cho con người ta quên đi thời gian và không gian khiến cho Mị: "Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi. Bây giở thì Mị tưởng mình là con ngựa, là con ngựa phải đổi cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, con ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi[4,133-134],và cuộc sống hằng ngày, hàng tháng, hằng năm là mỗi năm mất mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại và cứ thế, mật năm, suốt đời là thế[13,tr 134]. Qua lời văn Tô Hoài không trực tiếp xuất hiện bộc lộ cách cảm cách nghĩ của bản thân mình giúp cho mỗi số phận nhân vật rất đau khổ đã giảm bớt vơi đi nhiều nhưng cũng in hằn sâu trong tâm trí độc giả những ám ảnh sâu lắng, khó quên. Nhà văn đã làm nổi bật lên cuộc sống hiện thực vùng đồng bào thiểu số này về cuộc đời của những con người nơi đây là những ngày thật tăm tối mù mịt không biết đến ngày mai sẽ ra sao và như thế nào đó là những cảnh rất thực. Hiện thực được phản ánh trong truyện Mường Giơn rất rò nét và ám ảnh khi bị bọn xâm lược đến đánh chiếm khiến cho cộc sống thanh bình là thế ở nơi đây không còn mà ở đó chỉ còn lại nỗi đau khôn cùng, không chỉ bọn quân xâm lược mà còn cả sự thống trị của bọn thống trị cũ, chúng đè đầu cưỡi cổ gây nên biết bao nỗi đau cho Mường Giơn như cướp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

của, giết người, đốt nhà, bắt lính, bắt đi phu. Bọn chúng đã gây nên cho cuộc sống đầy yên ấm nơi đây một cuộc sống ảm đạm vô cùng đau thương trong bầu không khí bao trùm bởi tang tóc và đầy nỗi đau. Ánh mắt mỗi người nơi đây đều hằn lên những nỗi đau khôn nguôi khi gia đình người thân của chính mình phải li tán vì cha đau khổ khi mất đi đứa con của mình “cô Mát lên châu lên đồn. Có đến năm hôm, mười hôm cũng chẳng nghe tin trở lại. Bang Kỳ lấy cô Mát làm người hầu, bị vợ cả nó ghen, mỗi ngày vợ cả đánh cho cô Mát ba trận, đêm nó bắt đứng dưới gậm sàn”[4, 45] chị em đau khổ vì phải lìa xa còn biết bao nỗi đau khi bị bắt đi phu mấy năm nay, Tây bắt người làng đi lính nhiều quá. Cả Mường bắt đến hang trăm thanh niên [4, 45]

Tính chất hiện thực đời thường đã tạo nên cho Tô Hoài một phong cách rất mới và đầy chất mới lạ nên lời văn trong tryện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài giản dị, chân thực và đậm chất đời thường.

Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 4

Như chúng ta đã biết văn học phản ánh hiện thực qua đó hiện thực khách quan hiện lên ở trong mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được nhìn qua cái nhìn qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ. Đó là mỗi tác phẩm nghệ thuật bám vào các hiện tượng trong tự nhiên nhưng ẩn chứa sâu bên trong là có một sức mạnh riêng, một chiều sâu riêng khác biệt để ghi lại những giây phút sâu sắc nhất của cuộc sống làm cho giá trị của cái đẹp được nâng lên hoàn thiện nhất. Chính vì vậy mỗi nhà văn đều có một cảm nhận rất riêng về thế giới bên ngoài về hiện thực khách quan nên cách miêu tả cũng khác nhau và được thể hiện trong mỗi tác phẩm, trong đời cầm bút của họ.

Tô Hoài là một nhà văn vô cùng nhạy cảm nên đã nhanh chóng bắt được những nét thần, nét tiêu biểu của vùng miền núi qua lời văn thật giản dị đầy chân thực mang đến cho bạn đọc tích lũy được những kinh nghiệm về cuộc sống và con người vùng Tây Bắc của đất nước ta, để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong tâm trí mỗi người, mỗi bạn đọc. Tô Hoài có lối cảm nhận

rất riêng được tích lũy từ sự hiểu biết sâu sắc về hiện thực khách quan từ sự quan sát tỉ mỉ, về sự yêu mên những con người vùng dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc của đất nước giúp cho lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về miền núi của Tô Hoài đậm chất hiện thực và đời thường.

Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng trong sáng tác về đề tài miền núi của nhà văn Tô Hoài đã dành một sự quan tâm đặc biệt và có một niềm đam mê mãnh liệt tràn đầy với cuộc sống và con người đậm chất đời thường trước hiện thực cuộc sống muôn vàn sắc màu của nó đó chính là cuộc sống sinh hoạt, thế sự hay những sinh hoạt phong tục, tập quán trong đời thường của những con

người lao động bình thường. Cuộc sống của con người và thiên nhiên hùng vĩ nơi núi rừng Tây Bắc dường như có một ma lực rất lớn thu hút nhà văn giúp cho nhà văn viết nhiều, viết hay và đầy chân thực.

Ở đây Tô Hoài đã dùng ngòi bút để hướng về cuộc đời và số phận của những con người miền núi bằng lời văn đầy chân thực và đậm chất nhân văn. Nhà văn có thế mạnh khi viết về đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là quá trình mà chính bản thân đã cùng trải qua, cùng đồng cam cộng khổ với nỗi đau của quần chúng từ đó vươn đến lẽ sống của nhân dân. Những truyện ngắn viết về đề tài miền núi của nhà văn đang dần hướng về Cách Mạng, về một tương lai tươi sáng tràn ngập niềm vui. Điều đặc biệt ở đây những con người biết bao phẩm chất quý giá đáng trân trọng ấy họ tự mình cởi trói cho mình để có một cuộc sống tự do, một con người có ước mơ khát vọng họ hằng ao ước. Nhà văn đã miêu tả đầy chân thực những con người nơi đây- vùng núi Tây Bắc. Cô Ảng trong Cứu Đất Cứu Mường ngày trước đẹp nổi tiếng nức tiếng Mường Cơi nhưng phải chịu một số phận bất hạnh vì bị bắt đi hầu hạ quan Tri Châu Né thậm chí đến khi ông ta chết tuy được về Mường nhưng vẫn phải đi hầu các quan khi bọn chúng về làng. Cuộc đời đầy đau thương có con tuy là con của quan nhưng không ai dám nhận mà còn bị

phạt vạ, không ai dám lấy cô nên Ảng già đi rất nhanh và cuối cùng trở thành một bà lão ăn xin: “mười mấy năm đã qua. Rách quá, ốm quá, già quá, chảng mấy lâu mà người Mường Cơi đều đã gọi cô Ảng là bà lão Ảng, bà lão Ảng ăn mày”[4,11]. Cuộc sống cứ ngỡ đau khổ đáng thương như vậy cứ tiếp diến đến khi chết thì Chấn- đứa con trai bà đưa bà lên vùng tự do để có một cuộc sống đúng nghĩa là con người và khi đó bà Ảng trở về đúng là một người phụ nữ đầy đức tính tốt đẹp vốn có của những con người miền núi nơi đây, được trở về với cuộc sống vốn dĩ bà đã có từ rất lâu rồi bà đương nghĩ: “một đời tao không biết mặt cái ruộng, tao không biết di làm nương. Bây giờ già sắp chết mới biết được ngồi canh nương của mình thế này. Nghĩ thế trong lòng vừa bùi ngùi, vừa vui”[ 4, 15]. Nhờ có Đảng có ánh sáng của Cách mạng đã đem đến không chỉ cho riêng bà Ảng mà cho cả Mường Cơi một luồng không khí mới đầy niềm vui hân hoan. Giờ đây bà Ảng đã trở thành một con người của tự do khác trước đây đó là con người cứng rắn của Cách mạng, một lòng căm thù bọn cướp nước khi kẻ thù đến cướp kho thóc của du kích không còn vẻ sợ sệt nữa mà hiên ngang nói những lời hết sức bình tĩnh và đầy quyết liệt thể hiện tinh thần của những con người núi rừng:

“ Một lũ chạy xuống suối lôi xốc bà Ảng lên,hỏi:

- Nhà bà già ở đâu?

- Nhà ta đây.

- Hôm nay Việt Minh đi đâu?

- Chỉ có người già ở trông nương, đã mấy năm nay ta cũng chưa nhìn thấy một người”[4, 16]

Hay sự phản kháng mạnh mẽ khi chứng kiến kho thóc bị cháy:

“Thóc tao! Thóc của tao! Cầm Né! Cầm Né con mày đốt thóc của mẹ con tao ư?”[4,18].

Bà Ảng Chết nhưng không phải vô nghĩa con trai bà đã cùng du kích tiêu diệt địch, bộ đội về làng càng giúp cho Mường Cơi thêm tin tưởng vào một ngày tự do sẽ đến không còn xa nữa Nhấn nghĩ một cách rất chân thực của con người miền núi: “Bộ đội về cứ quấy đồn Mường Cơi ba lần, ba lần nó phải ngồi trong đồn thì các lũng ta gặt qua mùa được yên. Rồi lại lan man, bồn chồn: “bao giờ ta đi bộ đội với anh Sơn về đốt đồn Mường Cơi đuổi hết Tây, hết thằng quan Châu, thì cứu được em ta về”[4,19]

Dù phía trước vẫn còn biết bao nhiêu đau khổ nhưng với ngòi bút Tô Hoài, lời văn đậm chất miền núi đã làm cho thấy một niềm tin tuyện đối của đồng bào Tây Bắc vào Cách mạng vào thắng lợi ngày mai ắt sẽ đến: “Nhấn trông thấy Mường Cơi thấp thoáng dưới bóng sương”[4,24]

Trong truyện Mường Giơn Tô Hoài đã hướng ngòi bút của mình về đồng bào dân tộc Thái trong quá trình giác ngộ cách mạng. Ở đó mọi người hướng về cách mạng một lòng một dạ. cuộc sống yên bình nơi đây bị phá nát bởi bọn Tây khi cô Mát đang thật hạnh phúc thì bỗng hay tin Sạ bị bắn chết, rồi cô cũng bị bắt đi hầu quan Bang Kỳ sống chết không ai hay biết khiến cho trái tim của người bố héo mòn vì thương con. Chị yên chồng cũng bị trúng đạn trong khi đi lính khố đỏ và chết khiến cho nhà chị bị thu hết ruộng đất ba mẹ con phải tìm củ rừng ăn sống qua ngày. Chúng đến làm nhục chị và biết bao nhiêu cô gái đáng thương khác. Với một lòng ngùn ngụt căm thù, bao đau đớn chị Yên đã tin tưởng vào Cách và đã thành hiện thực Mường Giơn được tự do, được giải phóng.

Cô Ính- một cô gái hiền lành, ngây thơ cũng đến với Cách mạng khi quê hương miền trời đất Tây Bắc thân yêu đang chìm trong đau thương, nỗi đau gia đình khi chị gái bị bắt đi hầu quan và chết ở một nơi xa, là một con người mang trong mình đầy nhiệt huyết và những tư tưởng tiến bộ, cô đi cày đi bừa không sợ mọi người cười nhạo: “Bởi vì, thù sâu không bao giờ nguôi,

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí