Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 10


của vợ, ích kỷ, đớn hèn mà vẫn tưởng mình tốt đẹp. Cái thói đạo đức giả của người đàn ông trong Phương đã được đẩy đến mức tuyệt đối khi lừa dối Hạnh để đến với Thắm trong khi Hạnh cứ yên lòng rằng Phương phải khó khăn lắm mới nghe lời chị mà lấy Thắm làm vợ. Người đàn ông ấy đã khiến vợ anh ta ra nông nỗi nào? Một người chăm lo chồng hết mực, quên cả nỗi đau làm mẹ để cưới vợ cho chồng để rồi bị chính người chồng ấy dựa vào đó để sống một cuộc sống đôi lứa bỏ lại đằng sau sự cô đơn của người vợ cũ. Khuôn mặt trơ trẽn của Phương không hiếm gặp trong cuộc sống này, cái cao thượng của người đàn ông ít dần đi, họ nghĩ đến mình đầu tiên, trong khi tình yêu lớn là tình yêu biết nghĩ cho người khác.

Kiểu người đàn ông ăn năn, sám hối:

Tất nhiên, chỉ khi người đàn ông đó còn chút tình, còn lòng tự trọng, đau đớn vì những lỗi lầm đã qua và cả quãng đời còn lại sẽ nguyện sống trong ăn năn, sám hối. Sự ăn năn đã quá muộn màng vì hầu hết sau liên tiếp những hành động lỗi lầm của người đàn ông, người đàn bà đều tìm đến cái chết như một sự giải thoát hoặc sống mà hồn đã lìa khỏi xác từ lâu, sống mà như chết.

Sự ăn năn có thể không được gọi thành tên như kiểu của thầy giáo Y Đông trong truyện ngắnThuyền trên núi: nhân vật xưng tôi (Y Đông) kể câu chuyện của mình khi H’Thuyền đã mãi mãi đi xa, cái chết của nàng tức tưởi, làm đau đớn những người còn lại. Đôi mắt nàng khi còn sống luôn hướng về nơi có phía biển, tưởng tượng nơi xa xăm rộng lớn ấy có những ngọn sóng đùa giỡn xô nhau và đặc biệt có Y Đông ở đó. Nàng chết đem theo lời hứa rằng Y Đông sẽ đưa nàng đi thăm biển. Y Đông không thể ngờ người con gái ấy lại dành tình cảm cho mình sâu nặng đến thế, anh chạy trốn quá khứ sau một mối tình thất bại, rồi lại mơ mộng chạy theo một thứ tình cảm bồng bột, để lại H’Thuyền đứng mãi đó trong chờ mong. Ừ nhỉ, làm gì có thuyền trên núi, phải chăng H’Thuyền yêu anh như một nghịch lý trái ngang. Y Đông gục xuống trong nỗi đau đớn, không kịp nói với người con gái trinh trắng ấy điều cần phải nói.

Sự ăn năn nửa vời của ông Hải trong Tháng tư trở lại gợi lên nhiều điều đáng suy nghĩ, tuy đã yên bề gia thất, với một vợ và hai đứa con đã trưởng thành, đến cuối đời lại sa ngã đến mức có con với một cô gái trẻ. Ông cúi xin một chữ tha thứ từ người vợ đã bao năm chịu khổ vì ông. Nhưng rồi ngay sau đó lại tìm niềm vui bên người vợ mới. Hay nhân vật

ông Thanh trong Trò chơi cấm ở lần sinh nhật lần thứ 70 bất ngờ nhận một món quà khuấy

71


lại con tim ông về sự hèn nhát trong quá khứ; Món quà ấy chính là đứa con gái ông không hề biết có mặt trên đời. Trời đã trừng phạt ông bằng những năm tháng không yên ổn khi ông đã chạy trốn khỏi một người đàn bà. Người đàn bà đó đã nguyện giữ gìn cho ông đứa con gái quý giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Như vậy để thấy, có bao nhiêu tình yêu trên thế gian là có bấy nhiêu cảnh ngộ. Không chỉ người đàn bà mới đau đớn trong tình yêu. Đàn ông có những khổ tâm riêng, có những sự đau đớn khi được ý thức về sau còn khủng khiếp hơn cả cái chết. Trần Thùy Mai bằng ngòi bút bao dung đã vận dụng những cách kể linh hoạt để phát huy tốt nhất sở trường của mình. Thường cao trào hay rơi vào đoạn kết, làm vỡ òa những sai lầm chết người. Nhân vật “anh” trong truyện ngắn Suối Bạc, bỏ vợ bỏ con để xây dựng hạnh phúc mới, kể cả khi người vợ chết rồi anh vẫn nghĩ rằng mình hành động đúng, không thể kéo dài cuộc hôn nhân mà không kiểm soát được người bạn đời của mình.

Chưa một lần anh tìm hiểu nguyên nhân cho sự đổ vỡ ấy. Quá khứ hiện về rõ mồn một, tại sao vợ anh khi ngủ luôn quay lưng về phía anh. Cái mạnh mẽ của người đàn ông trong anh bị tổn thương. Mãi sau này câu nói ngây thơ của con gái khiến anh thật sự ăn năn, con gái anh bảo rằng: “Vì bà ngoại mất sớm, từ nhỏ mẹ ngủ một mình. Mẹ rất sợ ma, lúc mẹ ngủ tựa lưng vào tường. Lúc ấy mẹ cứ nghĩ nếu có gì nguy hiểm hiện ra thì nó sẽ đến từ phía ngoài, và mẹ quay về phía đó bởi vì ít nhất sau lưng cũng có bức tường che chắn”, “ba luôn nhìn thấy mẹ quay lưng về phía ba”, “Vì lúc đó, ba là chỗ dựa, là một chỗ che chắn tốt hơn”. Hạnh phúc ra đi có khi vì lý do thật giản đơn, nếu ai cũng có thể chia sẻ tất cả những gì đang uẩn khúc trong lòng để đối phương hiểu và cảm thông thì sẽ không có nhiều dang dở đến vậy.

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 10

Một trong những truyện ngắn minh chứng rất rõ sự ăn năn sám hối của người đàn ông là Ngôi đền sống. Cường, sau cái chết của Khánh, trên môi anh không bao giờ có lại được nụ cười. Người gián tiếp gây ra cái chết của Khánh không ai khác chính là Cường. Coi tình yêu là một trò chơi, khi hành động của anh đi quá đà, vô tâm bỏ rơi Khánh trong lời bàn ra tán vào của thiên hạ, Khánh, một cô gái trong sáng, yếu đuối không còn nơi bấu víu. Cái chết của Khánh cũng đồng nghĩa Cường đã đi theo cô xuống âm ty rồi. Người đàn ông đã từng lao vào vòng tay một người đàn bà khác đầy xinh đẹp và quyến rũ để rồi mười lăm

năm sau gặp lại nàng đứng trước lời đề nghị: Anh hãy ly dị bà ấy để cưới tôi.” Người đàn

72


ông đã đủ độ ngấm trước cái phù du của cuộc tình chớp nhoáng đủ nhận ra “vì sao nàng lại muốn một người đàn ông ở tuổi ngoài bảy mươi phải phụ rẫy một người vợ già đau yếu để đi theo nàng? Phải chăng nàng muốn biến ông thành một kẻ vô loài để thỏa mãn cái ý thức báo thù chưa bao giờ rời khỏi trái tim bão tố? Để chứng tỏ rằng bây giờ, ông không còn khống chế nàng được nữa, chính nàng mới là người nắm giữ ông ?” (Cố nhân).

Chút ăn năn ít ỏi còn xót lại của người đàn ông liệu có đủ khiến cho những người đàn bà từng yêu thương họ có được chút an ủi? Trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai không nhiều mẫu đàn ông có được sự nhìn nhận lại hành vi và thái độ của mình.

Kiểu người đàn ông tử tế:

Truyện ngắn của Trần Thùy Mai thường không nhiều nhân vật, mối quan hệ của họ bó hẹp trong không gian, thời gian nhất định. Chị thường tập trung lột tả mối quan hệ cụ thể, quan hệ của người đàn ông với người đàn bà sẽ cho thấy bản chất và tính cách của họ. Họ có thể rất tinh ý để thấy người phụ nữ tự ty đang cần sự giúp đỡ như Phan trong Không phải tình yêu, đủ nhạy cảm biết vợ mình đang muốn gì như Khiêm trong Cuốn sách. Họ đủ thông minh và lòng tự trọng để giúp đỡ Ly như một người em gái như Vĩnh trong Em đừng đi. Họ đủ tình yêu để níu kéo hạnh phúc gia đình, nâng niu chút gì còn sót lại để gây lại mầu xanh từ cuộc đời có quá nhiều thứ khiến những trái tim yêu trở nên khô cằn như Tuấn trong Một chút màu xanh

Có rất nhiều người đàn ông trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai được tôn làm vị thánh, là người đàn ông duy nhất mà người đàn bà nguyện cả cuộc đời quỳ sụp dưới chân để ngưỡng vọng, tôn thờ. Nhưng đáng tiếc, những “vị thánh sống” ấy rốt cuộc lại là người đê tiện, đớn hèn, lợi dụng lòng tốt của người đàn bà để tạo dựng cho mình một cuộc sống khác. Mặt khác, có những người đàn ông bình thường như bất cứ người đàn ông nào như Tuấn trong Một chút màu xanh biết gạt bỏ những nhỏ nhặt khi cần để níu giữ lại hạnh phúc gia đình mà không cần đến sức mạnh vạn năng của một vị thánh. Đã có lúc Tuấn và Loan, vợ anh có thời gian lãng mạn bên nhau. Trong căn hộ tập thể của hai người không thiếu bóng những bông cúc nhỏ li ti được chăm chút cẩn thận, trong so sánh tương quan như thế để thấy cuộc sống hôn nhân sau này không phải chỉ toàn mầu hồng. Loan trở thành một người vợ nhiều lời, hay cằn nhằn, cáu gắt. Càng ngày Loan càng đi quá giới hạn, chị giữ thái độ im lặng nhìn chồng bằng con mắt khinh khi, bất cần. Tuấn xem đó là điều bình thường khi anh


thấy cuộc sống lo toan khiến vợ phải tất tả, bận rộn. Anh thấy lòng dịu lại khi Loan đã lén lúc chồng ngủ mà lau những giọt mồ hôi trên trán anh khi trong nhà không thể sắm nổi một chiếc quạt. Anh mềm lòng sau mỗi lần giận nhau chị lại nép vào ngực anh thút thít. Chỉ khi gịot nước làm tràn ly, Loan xúc phạm thì anh quyết định ra đi. Tuấn hiểu mình cũng có lỗi khi mối quan hệ vợ chồng ngày càng xấu đi. Cũng có lúc anh càu nhàu, thờ ơ với vợ, không kiềm chế được bản thân. Ở truyện ngắn này, Trần Thùy Mai đã đặt nhận vật mình vào hoàn cảnh rất đời thường, nhiều khi những chi tiết rất nhỏ nhặt có thể giết chết hôn nhân. Nếu Tuấn cũng nhỏ nhen và buông xuôi thì hạnh phúc gia đình sẽ tan vỡ. Anh đã chủ động làm một hành động tưởng chừng rất nhỏ nhưng nó đã lấy lại cảm giác bình yên, một niềm tin trong Loan: hàng cây anh trồng trước khi đi xa sẽ tỏa bóng mát, xua tan cái nóng oi ả của tiết trời, xua tan cái nóng đay đả đang tồn tại trong lòng người: “có lẽ đã xa lắm rồi cái thời người ta có thể sống không cần chút tiện nghi nhỏ nào... Nhưng điều quan trọng không phải là mình không có chiếc quạt máy. Điều quan trọng là mình đã nghĩ đến nhau quá ít. Anh cũng như em , bây giờ mà làm lại một cái gì thì đã quá muộn. Nhưng có lẽ muộn còn hơn không. Một kết thúc mở gợi nhiều hy vọng, không né tránh những cảnh bát đũa còn có lúc xô nhau và trong hôn nhân cần người trong cuộc phải có thái độ tích cực.

Tình yêu làm con người ta đau, như một phản xạ tự nhiên, nhẽ ra người ta sẽ tránh xa cái làm người ta đau. Nhưng thật lạ, chẳng gì khác ngoài tình yêu mới làm cho người ta xoa dịu được nỗi đau đã qua. Tình yêu làm hồi sinh, thức dậy những giác quan tưởng đã xơ cứng. Một con người từ lâu không còn tồn tại trong mắt mọi người như Hưng trong truyện ngắn Eva dại dột, đã đến với tình yêu một cách tình cờ, tự nhiên sau cú ngã tinh thần cực lớn. Anh không thể ngờ một cô bé lớn về mặt thể xác nhưng tâm hồn chỉ lớn như trẻ lên ba lại khuấy động con tim anh đến thế. Ban đầu “ có lẽ anh đã đi cùng cô trước hết vì tò mò, cuộc sống anh từ lâu bị sấy khô trong sự thủ thế, cô độc tẻ nhạt, giờ đây nó không thể cháy bùng lên vì dục vọng hay vì lòng vị tha, mà chỉ vì sự sinh động đến từ một con người mới lạ”. Cô gái mà người ta đặt cho cái tên nghe rất tội nghiệp: “Vy ngây” đã cho anh hiểu ra rằng năng lực đàn ông ở anh vẫn tồn tại. Nó không chết vì chỉ ngất lịm trong một thời gian dài như một dòng suối bị tắc nghẽn vì một cơn địa chấn. Một cơn địa chấn khác sẽ khai thông toàn bộ những khô héo trong anh.


74


Che chở, bao dung và độ lượng với Vy, Hưng thật sự trở lại là mình. Không phải là tình yêu với những đòi hỏi về thể xác, Vy là hiện thân của một thế giới tinh khôi, trong trẻo, nó khác xa với thế giới xô bồ, thực dụng mà Hưng không muốn đặt chân vào, nhưng chỉ vì một phút chông chênh, “Anh không bao giờ đổi Vy để lấy bất cứ thứ gì trên đời” nhưng cùng nàng dừng cuộc đời lại bên ngưỡng cửa sẽ là một điều quá ư điên dại Hưng đã không đủ sức giữ Vy ở lại bên mình “một vẻ đẹp hoàn hảo không có gì che chắn, rất dễ bị cướp đoạt, bị bôi bẩn”, bởi sự khôn ngoan thời buổi này không khó tìm nhưng tìm một sự trong trắng vẹn nguyên thì thật khó. Hưng không thể chiến thắng nổi hoàn cảnh để đến với người đàn bà đã làm cuộc đời anh thay đổi.

Cũng như kiểu đàn ông ăn năn, sám hối, trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, không nhiều người đàn ông có thể đem đến hạnh phúc cho người đàn bà. Hầu hết, họ là nguyên nhân cho mọi đau khổ, bất hạnh

3.1.3.Kiểu nhân vât

nghê ̣sĩ tài hoa, đa tình.

Đây là kiểu nhân vật đặt biệt, thể hiện sự dày công trong cách xây dựng hình tượng và nét độc đáo của nhà văn. Những người làm nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai không bó hẹp trong khuôn khổ một ngành nghề nào nhất định, ngược lại rất phong phú, họ có thể là người nghệ sĩ trên sân khấu xiếc, là hoạ sĩ, ca sĩ, nhà điêu khắc, là giáo viên dạy nhạc, dạy nhảy, nhà văn, nhà thơ…Khi xây dựng nhân vật nghệ sĩ là trung tâm tác phẩm, Trần Thuỳ Mai đã tạo nên một không gian bầu không khí thấm đẫm chất nghệ thuật. Mọi cử chỉ, hành động của nhân vật dù ít, dù nhiều đều liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật của họ.

Trước hết, phải thấy được lý do vì sao họ lại say mê nghệ thuật đến vậy. Trần Thuỳ Mai lý giải theo cách riêng của mình. Trước hết, chị khẳng định sức mạnh nghệ thuật nằm ở sự kết nối. Nghệ thuật là chiếc cầu nối đưa con người đến gần nhau hơn, từ đó, họ nhận ra ý nghĩa cuộc sống của chính mình. Thông qua ngôn ngữ hội hoạ mà cô gái Nhật Bản Akikô mới yêu hoạ sĩ Vũ (Thuốc ba màu), những điệu khiêu vũ nhẹ nhàng kéo Hiếu đến gần My hơn (Gió thiên đường), Vy trở thành nguyên mẫu không thể thiếu cho những bức tượng của Hưng (Evadại dột), nhờ âm nhạc mà nhân vật tôi có thêm người bạn lớn là thày giáo dạy nhạc Rudolph (Dịu dàng như cỏ). Đặc biệt trong truyện ngắn Khúc nhạc rừng dương, qua tình bạn giữa nhân vật tôi và Thảo, Trần Thuỳ Mai khẳng định nghệ thuật sẽ kéo con người lại

gần nhau và tìm được tiếng nói chung. Trong không gian tràn ngập âm thanh thoát ra từ

75


chiếc đàn piano, nhân vật tôi cảm nhận rất rõ “một thứ không khí kỳ diệu, tạo nên bởi tiếng nhạc và tiếng gió lùa trên những lá màn bay phấp phới. Không khí làm cho ta trở nên dễ rung cảm và dễ trở thành thân thiết với nhau. Tự nhiên tôi có cảm tưởng như người con gái ngồi đó với mình là một người bạn đã quen từ lâu lắm”. Hoà mình trong không gian thấm đẫm chất nghệ thuật, con người sẽ sống nhân ái hơn với những người xung quanh.

Những người nghệ sĩ coi nghệ thuật là nơi trút nỗi lòng. Không một lĩnh vực nào khác ngoài nghệ thuật có thể đáp ứng được nhu cầu giãi bày đến tận cùng. Thảo trong Khúc nhạc rừng dương qua âm nhạc mong tìm được người tri ân với quá khứ như mình. “Những lúc ngồi trước Piano như thế này lúc nào em cũng cứ nung nấu ý nghĩ về một bản nhạc, nhưng em cứ băn khoăn tự hỏi khi viết ra, em có làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói không…Dưới bàn tay cô bé, những nốt nhạc như bắn vọt lên, đuổi theo nhau, va đập chan chát vào nhau. Cứ sau mỗi đoạn ngắn, cô lại đưa mắt nhìn tôi như muốn hỏi, câu hỏi ngấm ngầm, khẩn khoản trong ánh mắt. “ Anh hãy nghe, hãy hình dung, hãy nói đi, anh nghe những gì trong tiếng nhạc?”. Khao khát được thể hiện mình, mong gặp được những tâm hồn đồng điệu là trăn trở của nhiều nhân vật nghệ sĩ tài hoa trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai

Trong từng cảnh huống cụ thể, Trần Thuỳ Mai cho rằng nghệ thuật là sự cứu rỗi. Hưng trong Eva dại dột bị gia đình chối bỏ, xã hội dèm pha, anh nặn rất nhiều bức tượng “ hình như mỗi bức là một cục máu bầm thoát ra khỏi óc anh, làm anh dịu bớt cơn đau”. Không một ai ở bên Hưng, chỉ có những bức tượng “chúng cùng sống với anh”. Nghệ thuật lúc đó là chỗ dựa duy nhất cho sự cô đơn. Thường nhân vật nghệ sĩ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai đến với nghệ thuật không phải vì lý do nhất thời, phù phiếm. Họ tìm thấy sức mạnh và niềm tin của mình trong nghệ thuật. Nhân vật tôi trong Khúc nhạc rừng dương phát huy trí tưởng tượng và khả năng thẩm âm trời phú khi nghe bản nhạc của người bạn “cùng với tiếng nhạc, hình ảnh ngôi làng nhỏ xa xôi hiện về trong trí nhớ tôi, một ngôi làng chưa hề thấy, nhưng không hiểu sao lại gần gũi như chính nơi chôn rau cắt rốn. Tôi thấy lại những ngọn dừa, nghe lại tiếng xì xào trên những chùm trĩu quả. Rồi tiếng bom đạn, tiếng gió, tiếng cát, những âm thanh của hãi hùng kinh sợ, tiếng nỉ non của nỗi niềm đau khổ, xót thương, mất mát. Và những cồn cát…Những cồn cát duyên hải sừng sững như muốn đe doạ đồng bằng…Rồi thì…xen những âm thanh thô bạo, chợt có những tiếng dịu dàng, bền bỉ, liên tục,

những âm thanh nhẹ, réo rắt, đan quyện lấy nhau. Tôi lắng nghe…và tôi nhận ra tiếng

76


dương liễu reo trong gió…từ đấy, mỗi lần chán nản và sắp thất vọng, mỗi lần gặp những cơn gió cát trong đời, tôi nghe vọng lên từ đáy lòng những âm thanh thánh thót, dìu dặt: khúc nhạc của rừng dương, khúc nhạc không bao giờ dứt”. Âm nhạc, nói rộng ra là nghệ thuật tiếp sức và không cho phép con người gục ngã trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Vì thế thật dễ hiểu khi họ tìm thấy trong nghệ thuật niềm tin, lẽ sống. Đây cũng là nét điển hình trong kiểu nhân vật nghệ sĩ tài hoa của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Người đàn bà trong Thập tự hoa không bao giờ vẽ gì ngoài cảnh sông Hương, núi Ngự, phần vì do nhu cầu của khách, phần vì chị là người đàn bà an phận, không muốn đối mặt với những đổi thay. Không bao giờ vẽ biển, biển tượng trưng cho ước mơ rộng lớn đã bị vùi lấp trong chị từ lâu. Kết cục, khi chị “ vẽ biển cho con, bức tranh có một con thuyền, dáng nguệch ngoạc nhưng rất chói chang, một con thuyền có lá buồm mầu hoa hồng đỏ. Con thuyền chở ngọn lửa của trái tim non dại khơi từ những giấc mơ tro vùi của mẹ”. Chứng tỏ đã có một sự thay đổi lớn xảy ra, những bức hoạ chuyên chở niềm tin của người mẹ vào tương lai của con, con chị sẽ làm những điều mà chị không bao giờ làm được. Nghệ thuật là lẽ sống, là thánh địa duy nhất con người có thể tự tin yên ổn trong đó mà không sợ bất cứ một sự đe dọa nào. Như Trang trong Khói trên sông Hương tình duyên lận đận, không thể tìm hạnh phúc trên cõi nhân gian tâm sự với mẹ: “con không thể tin chắc chắn vào bất cứ điều gì, trừ những bài ca”, cô hỏi mẹ: “cả đời mẹ cứ nhìn bao nhiêu cánh chim bay qua, bay qua. Sao mẹ không bay theo một cánh chim ngang tàng nào đó?. Vì chẳng có cái tổ nào vừa cho mạ. Cuối cùng mạ nhận ra mình chỉ gắn bó với một điều: những bài ca”. Qua câu nói ấy nhận thấy cuộc đời dù có nhiều biến động, nhưng nghệ thuật lại thuộc về sự bất biến. Số đông nhân vật nghệ sĩ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai tìm ra mục đích sống duy nhất trong cuộc đời của mình là vì nghệ thuật.

Xuất phát từ sự tôn vinh này, người nghệ sĩ có thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc và đầy tự trọng. Nhân vật Trang (Khói trên sông Hương) luôn ý thức: “nghệ thuật cũng như tình yêu, phải khó khăn, không chấp nhận sự dễ dãi”, cô yêu những điệu ca Huế “để giữ lấy dĩ vãng”, ca hát đối với cô không chỉ để mưu sinh mà hơn hết nó là định mệnh, là một phần trong cuộc đời. Trong thời buổi bon chen này, những người nghệ sĩ yêu và nguyện gắn bó với nghệ thuật truyền thống như Trang không phải là nhiều. Trong khi cô bạn diễn Lài Hoa

với quan niệm thực dụng có lần nói với Trang: “ Bây giờ người sành đâu có mấy, khách du

77


lịch họ chỉ tới nghe cho biết của lạ xứ Huế ra sao. Tau chỉ cần thuộc hai bài, ca lui ca tới là đủ. Mỗi người khách chỉ đến một lần, dù mình có học tới ngàn bài, họ có biết mô tê gì đâu? Cứ vẽ mắt cho ướt, thoa son cho ấn tượng, nâng ngực cho căng, rồi khăn vành áo thụng vào là xong tuốt!”. Trang thì khác, cô hiểu biết rất sâu sắc “ca Huế là phải tươi tắn mà chững chạc, trang nhã mà nồng nàn. Đa tình mà không đa dâm…Nếu không được vậy, không mở miệng cất lời”. Lòng tự trọng nghề nghiệp không cho phép Trang sống khác mình. Vì không muốn lìa xa những câu hát mà Trang phải bỏ Hoàng, từ chối Tung, dẫu sự lựa chọn giữa hạnh phúc và nghệ thuật là đầy khó khăn và không kém phần đau khổ. Cũng về kiểu nhân vật nghệ sĩ tài hoa lao động hết mình, Ngân trong Đêm tái sinh thực sự là một minh chứng rất cụ thể. Chồng chưa cưới của Ngân - người đóng vai hề mặt thộn biết người yêu đang gắng chút sức lực cuối cùng thì anh vẫn đồng hành đến phút chót để đêm diễn kết thúc đầy thăng hoa và những tràng pháo tay không ngớt của khán giả. Ngân, người nghệ sĩ cháy hết mình trong đêm diễn dưới cái rét dưới 40 đã chết trong nụ cười mãn nguyện được cống hiến tài năng của mình cho những người hâm mộ. Trước đây chị đã chán nản khi thấy mình đang đi bên kia dốc. Là nghệ sĩ chân chính, Ngân coi nghệ thuật là cả cuộc đời, chỉ thật sự có ý nghĩa khi được sống bằng nghề, vì nghề. Ngân không chịu nổi cảm giác “chẳng ai người ta cần mình, chẳng đâu người ta cần mình”. Ngân trong Đêm tái sinh là một nghệ sĩ tài năng, nghiêm túc, đầy lòng tự trọng nhưng Ngân không thể yên ổn toàn tâm toàn ý đầu tư cho nghiệp diễn, nỗi lo phải phấn đầu bằng được vào biên chế để ổn định, và cũng có biên chế Ngân mới kết hôn.Trần Thuỳ Mai tỏ ra rất hiểu quy luật đào thải quá khắc nghiệt trong lao động nghệ thuật. Giữa chốn Hà Thành “ khán giả Hà Nội vẫn khó tính” “vì Hà Nội không thiếu diễn viên, những diễn viên sung sức, xinh đẹp. Thị hiếu càng được nâng cao, người ta càng tỏ ra khắt khe”. Sức căng trong công việc đến mức quá tải chưa phải là lý do đẩy họ đến chỗ bi quan, khi và chỉ khi những cống hiến của họ không được ghi nhận thì lúc ấy mọi thứ mới thật sự chấm dứt. “Ngân sợ hãi nhìn thấy bờ dốc bên kia, cô đang ở đầu dốc, đang chuẩn bị tụt xuống và rồi sẽ lăn tròn xuống tận đáy. Không ai cứu Ngân thoát khỏi cái chết nghệ thuật của cô” cho nên khi “người ta cần đến em thì thế nào em cũng tới”. Được sống trong lao động nghệ thuật mới thật là cuộc sống đích thực, chỉ nghệ thuật mới đủ sức mạnh sốc con người làm những điều ngoài sức tưởng tượng, như đêm diễn thăng hoa cuối cùng

trong đời “năng lượng trong người Ngân đã chuyển vào chiếc vòng cho nó có sự vận động

78

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024