- Chịu khó qua mùa mưa, mạ nghe trên Ủy ban họ nói, mai mốt có mấy nhà hảo tâm trong Nam ra, họ cho tiền xây lại mấy nhà tình thương bị sụp. Cha mạ có chỗ ở rồi thì thằng cứt ni không phải chui rúc trong cái mui đò như ri nữa, cu hỉ?
Thắm vẫn để mặc nước mắt chảy, lắc đầu:
- Con không ở đây mô mạ nờ, mai mốt cứng cáp, con lại bồng con vô Sài Gòn thôi.
- Thôi con. Ở nhà với cha mạ, ăn rau ăn cháo mà yên lòng. Mình nghèo, đi tới mô cũng chẳng nên vương nên tướng chi mô…”(Oan gia ngõ hẹp).
Rõ ràng, quan hệ chân tình, sự gắn bó giữa con người với con người càng trở nên khăng khít hơn khi nhân vật nói bằng ngôn ngữ thân thuộc.
Qua lối xưng hô của Tý trong Lên phố, khi sử dụng ngôn ngữ địa phương đúng chỗ còn hướng đến mục đích thể hiện, dường như ở người con gái chân quê, chất phác ấy, dù có làm ăn buôn bán nơi thành phố nhưng cô không bị cuốn đi trong cuộc sống như Dũng, cô vẫn là Tý của ngày nào chân thành và ngoan ngoãn.
Trong sử dụng ngôn ngữ, Trần Thuỳ Mai đã cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ đời sống, khiến cho tính hiện thực của tác phẩm được nâng lên. Lớp từ ngữ địa phương có thể xem là một đặc điểm thể hiện phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, chủ yếu có tác dụng phản ánh không gian Huế, con người Huế mà tác giả gửi gắm tình cảm sâu sắc. Chị sử dụng từ ngữ địa phương không đậm đặc, thực sự làm chủ ngòi bút của mình, làm chủ vốn từ để có một sự dụng công cần thiết trong việc lựa chọn và sử dụng hợp lý lớp từ ngữ địa phương trong truyện ngắn của mình.
3.4. Giọng điệu.
Trong tác phẩm văn chương, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng được mô tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thô sơ hay thành kính, suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[4].
Có thể bạn quan tâm!
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 10
- Giải Quyết Mâu Thuẫn, Xung Đôṭ .
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 12
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Có nhiều yếu tố tạo nên phong cách nhà văn, trong đó giọng điệu được xem như một phạm trù thẩm mỹ đóng vai trò rất lớn. Đọc tác phẩm, dựa vào giọng điệu mà có thể nhận ra đó là văn phong của ai. Một nhà văn nếu không tìm cho mình một giọng điệu riêng sẽ không tạo được phong cách. Chính vì vậy trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở
95
để tìm ra giọng điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình, nói như M. Khrapchepcô: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình (…), là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”. Trong mỗi tác phẩm, bên cạnh giọng điệu chủ đạo, bao giờ cũng tồn tại nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau, cũng theo M. Khrapchencô: “Giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những giọng điệu khác nhau”[67]. Chính vì thế khi nghiên cứu sáng tác của một nhà văn, không thể không nghiên cứu gịọng điêu nghệ thuật của nhà văn ấy.
3.4.1. Giọng trữ trình sâu lắng.
Trữ tình là sự bộ lộ trực tiếp suy nghĩ, thái độ, tình cảm của chủ thế với thế giới. Trần Thùy Mai là một cây bút giàu nữ tính, giọng điệu trữ tình ấm áp, giàu cảm xúc.
Cùng với khuynh hướng trữ tình hóa, giọng điệu tác phẩm của Trần Thùy Mai nghiêng về chất thơ, chất huyền thoại. Cùng với không gian. thời gian mang sắc màu huyền thoại, những chi tiết vừa thực, vừa ảo, với giọng trữ tình tha thiết, tác giả đã xây dựng thành công những nhân vật gắn với những cảm xúc chân thành trong cuộc tình mong manh, dễ vỡ. Chất giọng trữ tình trong văn Trần Thùy Mai nằm ngay trong cách xưng hô nhẹ nhàng, tình cảm như: Chàng, nàng, anh, chị, cô bé, cô gái nhỏ, người đàn bà, chị … tuyệt nhiên không thấy trong truyện ngắn của chị cách xưng hô gay gắt theo kiểu: hắn, y, gã, thị...
Trần Thùy Mai đặc biệt quan tâm đến những vận động tâm lý bên trong, những góc khuất trong nội tâm con người nên giọng điệu trữ tình tha thiết đưa người đọc đến gần hơn với những vận động bề sâu tâm lý. Có những truyện ngắn của Trần Thùy Mai đọc lên như một bài thơ, văn chị có vô số những động từ, tính từ mạnh nhưng nó được bao bọc trong dòng suy nghĩ miên man của nhân vật cứ đều đặn vỗ từng lớp sóng mà không bao giờ tạo thành giông bão. Trần Thùy Mai kể về một người đàn bà đơn thân nuôi con, chị tự nguyện không bao giờ cho phép mình có được thêm một lần hạnh phúc, vì chị đã đóng đinh đời mình vào quá khứ mất rồi, giọng trữ tình đằm thắm cộng hưởng với tâm trạng của chị : “Người đàn bà mỉm cười. Bỗng nhiên nàng thấy như tâm hồn mình đang tựa hẳn vào niềm hy vọng của đứa trẻ…con thuyền chở ngọn lửa trái tim non dại từ giấc mơ tro vùi của mẹ”.
Giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai còn được thể hiện trong miêu tả
thiên nhiên như chúng tôi đã phân tích trong Chương 2, mục 2.3. Trong truyện ngắn của chị,
96
thiên nhiên được miêu tả là cảnh sắc phong phú, gần gũi với con người. Đó là thiên nhiên bảng lảng sương trời xứ Huế: “mùa xuân hồi đó hình như nhiều hoa đào hơn, còn mùa thu thì tơ trời cứ bay bay, có lúc là xuống vắt trên những ngọn cây ven đường” (Khói trên sông Hương) là không gian trữ tình “những đêm lạnh trong cái chòi canh đồng, gió ngoài ruộng thổi vèo vèo, sàn sạt, như quất vào bờ tre, bụi cỏ…cái ổ rơm trong chòi xào xạc dưới mỗi cái cựa mình, ấm áp mùi tóc thơm mùi bồ kết …tiếng hò se sẽ tỉ tê” (Dòng suối cạn nguồn).
Một không gian bàng bạc chất huyền thoại không có thực: “nàng mặc chiếc áo đẹp nhất của mình, mớ tóc dài bay theo gió, ngồi một mình sau lưng bác xà ích, tiếng võ ngựa gõ rộn ràng như nhịp tim sôi nổi trẻ thơ. Chiếc xe đi qua những con đường bụi bặm, những con đường toát lên mùi tỉnh lẻ, với những hoa quỳ vàng mọc ngơ ngác từ lùm bụi ven đường. Điều đáng ghi nhận là tuyệt đại đa số hình ảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đều rất có hồn. Thiên nhiên trong truyện ngắn Trần Thùy Mai luôn gắn với biến thái tâm trạng và cảm xúc của nhân vật, khiến cho những câu chuyện kể mang dáng dấp những bài thơ văn xuôi, đậm chất trữ tình: “gió từ biển thổi lồng lộng qua cửa sổ, tấm drap trải giường được phủ sơ sài bồng bềnh những đợt sóng. Trăng cũng theo vào cửa sổ. Có vị mặn của biển và có vị mặn của da thịt; có dịu ngọt của trăng và có vị ngọt của những vuốt ve” trong Thị trấn hoa quỳ vàng thiên nhiên là một thực thể giao hòa với tình cảm con người.
Thiên nhiên không còn mang vẻ tự nhiên vốn có của nó nữa mà đã nhuốm sắc màu tâm trạng: “gió chiều thổi mạnh, mắt nàng bắt đầu nheo lại trước những đợt cát biển. Biển, biển và biển. Mặt trời đã xuống rất thấp, những đám mây hình thù quái dị sáng rực lên trên mặt sóng. Ng. thấy màu vàng của mây những hình ảnh quá khứ rõ ràng, lặng lẽ.
Chất trữ tình thấm sâu trong sáng tác của Trần Thùy Mai bởi những câu văn chậm rãi, nhẹ nhàng. Giọng văn tâm tình, thủ thỉ, duyên dáng mà “dữ dội” ngầm lôi cuốn chính là nét riêng và là thế mạnh của nữ nhà văn Huế này.
3.4.2. Giọng xót xa, cay đắng.
Trần Thùy Mai sử dụng nhiều câu cảm thán, câu hỏi mà theo chúng tôi là yếu tố quan trọng tạo nên giọng điệu xót xa, cay đắng. Thật khó để thống kê cho hết số câu hỏi mà nhân vật sử dụng trong từng tình huống, trước những xung đột nội tâm. Trong một số truyện ngắn, tác giả chọn lối kết bằng cách đặt câu hỏi, gây hiệu ứng nghệ thuật cao. Câu hỏi như
gieo vào lòng người còn sống sự đau đớn đến bàng hoàng trước cái chết của người con gái trong trắng “Thầy giáo đừng khóc nữa, tôi biết nó không chết đâu mà nó bay về biển đó. Tôi nằm ngủ , thấy nó đứng trên một chiếc thuyền đẹp lắm, căng lá buồm rất to ra khơi.
Avứ đại lượng ơi! Bác là người hay mơ, tôi là người hay mơ, hay cả nhân gian đều quờ quạng lần theo những giấc mộng… Avứ thì nằm lăn giữa sàn, miệng lẩm bẩm: thầy giáo ơi, không phải tại thầy, mà tại tôi, tại tôi đặt tên nó là H’Thuyền. Làm sao mà có thuyền ở trên núi cao?” (Thuyền trên núi).
Câu hỏi lột tả sự đối nghịch, trái hoàn cảnh của người đã lao mình theo uớc mơ rộng lớn trong khi thực tế lại chật hẹp và lạnh lùng.
Bên cạnh đó, tác giả thường kết hợp giữa những câu cảm thán và câu hỏi để tăng tính biểu đạt cho nội dung. Nhân vật xưng tôi trong Nàng công chúa lạc loài, không thể làm gì để cứu Ái Duy - người con gái trong sáng nhường ấy bỗng như cây non bị bầm được sự khắc nghiệt của đời, không bao giờ có lại những tháng ngày bình yên bên gia đình. Hình ảnh một Ái Duy thánh thiện và một Ái Duy sống buông thả khiến nhân vật Tôi xót xa. Anh là người hiểu Ái Duy nhất nhưng anh đã không thể làm được gì để thay đổi cuộc sống của nàng; anh chỉ còn có thể duy trì niềm tin mong manh, “Không, mãi mãi Ái Duy vẫn là Ái Duy! Mãi mãi em vẫn là em của đêm ấy, chính em đã ra đi với niềm tin của mình, bất chấp những lời tôi khuyên nhủ. Ở con người mảnh khảnh nhỏ nhoi ấy là sức mạnh mãnh liệt không tàn lụi…Ái Duy ngọn lửa nhỏ của tôi, bây giờ em ở đâu?”. Tâm trạng khắc khoải, hoang mang được bật lên sau những câu cảm thán liên tiếp.
Hay như trong Chăn Tha, không bao giờ người lính viễn chinh sang đất nước Campuchia có thể hiểu được người đàn bà vừa yêu vừa hận mình “Bất chợt, nước mắt nàng trào ra trên má: người con gái Campuchia không khóc trước cái chết, nay đã khóc khi vô tình nhớ lại khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi của một đời. Chăn Tha ơi! Từ biệt Chăn Tha! Chăn Tha hận thù và yêu thương, nồng nàn kiêu hãnh! Giữa hồi ức về những tháp đá Bayon bốn mặt, đâu mới thực là khuôn mặt của em?
“Hồi xưa anh tốt với em nhiều lắm, Khi ra đi, em cứ nghĩ sau này giàu có sẽ đền công anh… Giọng Bim nghẹn như sắp nức nở. Bỗng dưng, nước mắt tôi tràn ra không giữ nổi. “Bim ơi, lớn rồi, sao còn nói ngơ ngơ?”. Chiều đó, tôi về lại Trà Am, ngồi một mình
98
dưới gốc cây Ươi bên suối. Nước cứ chảy xuôi, chảy mãi. Bim ơi, biết nơi đâu là biển của đời người? (Biển đời người).
Cũng bằng việc sử dụng hình thức câu hỏi, hỏi chỉ là để hỏi, hỏi mà không mong câu trả lời, vì câu hỏi ấy được vang ngân trong thẳm sâu con người không dễ giãi bày. Nhờ lối đặt câu hỏi như vậy, Trần Thùy Mai khéo léo lồng vào đó những phân tích tâm lý như đoạn văn sau đây trong Nơi có cây tùng xanh biếc: “Nhiều người hỏi sao ông chồng nàng chẳng làm việc gì mưu sinh. Chie chỉ cười. ông ấy là một ông hoàng. Dù rất nghèo và chẳng hề có quyền uy. Ông chẳng làm được gì cho nàng cả, nhưng nàng yêu thương ông với tất cả sự trìu mến, xót xa. Trong lúc ông thì đau đáu chỉ muốn về quê hương - nghĩa là rời xa nàng. Nhưng nếu ông không có giấc mơ hồi hương, liệu ông có còn là người đàn ông mà nàng thương yêu không? Như trên đã phân tích, giọng văn xót xa, cay đắng không chỉ ở cách dung các tính từ, động từ tác động trực tiếp vào tâm lý người đọc, Trần Thùy Mai, sử dụng những câu văn cảm thán, vang lên rồi cuốn vào hư không. Thường tác giả sử dụng loại câu này khi diễn tả nỗi tiếc nuối khôn nguôi.
Vũ trong Thuốc ba màu sau khi từ chối tình yêu mà Akiko dành chon anh chỉ vì Vũ không thể ôm chứa được thứ hạnh phúc quá lớn lao, trở lại không Akiko, Vũ nuối tiếc khoảng thời gian cổ tích khi có Akiko bên cạnh. Anh gọi tên Akiko trong nỗi đau đã ngấm: “ngày nào còn sống tôi còn đợi. Dù em đã ra đi với lời vĩnnh biệt, nhưng biết đâu ít nhất một lần nữa trong đời, em sẽ đến, và dù chỉ trong khoảnh khắc, tôi sẽ sống lại cùng em những gam màu huyền thoại… Akiko! Dù chỉ một lần thôi, xin em hãy quay về! Hãy bay về cùng tôi từ xứ sở của ngàn cánh hạc”.
Hay là tiếng gọi bàng hoàng khi cảm nhận rằng người yêu mình đã chết của hoạ sĩ Kha: “Naoko! Nàng đã về! Tôi dụi mắt: không, chỉ có mình tôi trong căn gác. Chiếc phong linh đang rung lên. Những âm thanh trầm bổng như tiếng chuông ngân, văng vẳng, xôn xao. “Kha, Kha ơi…Tôi nghe trong tiếng rung ấy có giọng nói quen thuộc của nàng”.
Hay câu cảm thán nói hộ tiếng lòng của người con gái dành cho người con trai mình yêu: “Tôi biết. Có gì là dễ trên đời này đâu Nhụy. Ngay cả việc lái Thuyền trên phá Tam Giang…” Nhụy hiểu. Cũng như cô trước đây, Tạo cũng ước ao muốn biết bên kia chân trời có gì. Lâu lắm rồi Nhụy mới thấy mắt mình thấm ướt. Cô đang nhớ đến những gốc cây dầm
chân trong cát. Cát phù du mà vững bền. “Cứ đi đi nhưng đừng quên quay về, Tạo ơi!”.
99
Giọng văn xót xa cay đắng bàng bạc khắp các câu chuyện có kết cục buồn của Trần Thuỳ Mai, đọng lại nỗi niềm đáu đau với người, với đời mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
3.4.3. Giọng triết lý, suy ngẫm.
Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, giọng điệu triết lý xuất hiện rất tự nhiên, thường nó là lời chiêm nghiệm của nhân vật với những gì đang và đã trải qua. Tuyệt nhiên, Trần Thùy Mai không dùng lối tranh biện, đấu khẩu (dù có đối thoại thì đó cũng là những câu nói nhẹ nhàng, cách này hay được sử dụng trong truyện ngắn về đề tài tôn giáo). Giọng điệu triết lý, suy ngẫm thường xuất hiện trong những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật. Điều này cũng phù hợp với tạng nhân vật của Trần Thùy Mai, rất đằm sâu. Chị quan tâm đến khía cạnh đời tư, đến những con người gần gụi trong cuộc sống cho nên thường sử dụng giọng điệu chiêm nghiệm, nhẹ nhàng mà thấm thía về cuộc đời, hạnh phúc, tình yêu và hôn nhân.
Hầu hết các thân phận trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đều bất hạnh, mỗi người gặp bi kịch ở góc độ riêng, dù đó là người phụ nữ hay người đàn ông, ngay cả khi họ đã yêu thương hết mình, ăn năn đến tận cùng. Niết trong Lửa của khoảnh khắc chấp nhận mọi trừng phạt miễn sao có được một đứa con, có con, những tưởng đau khổ chấm hết nhưng bị kich mới nảy sinh. Sự tồn tại của đứa con với hình hài dị dạng khiến Niết càng bị ám ảnh bởi quá khứ tội lỗi. Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng không bao giờ có một đứa con do cô dứt ruột đẻ ra. Khánh trong Ngôi đền sống chết trong mối hận. H’Thuyền trong Thuyền trên núi chết khi chưa bao giờ được nếm vị ngọt của tình yêu…Còn rất nhiều những thân phận như thế. Con người là gì trong cuộc đời này? Câu hỏi nhận được nhiều cách trả lời khác nhau. Còn Trần Thùy Mai lý giải điều đó bằng những trang văn. Tác giả đã nhìn thấy nỗi bất an của con người trong cuộc đời, sự nhỏ bé và hữu hạn của kiếp người. Từ khổ đau đời mình, Niết ngộ ra rằng: “người ta chỉ có mặt trên đời này như những ảo ảnh, ảo ảnh hiện ra, di động, gặp nhau rồi dang xa. Rồi tan biến như bọt dầu sóng nước (Lửa của khoảnh khắc). Ở đây thấy hơi hướng câu nói trong kinh thánh “ thân cát bụi lại trở về với cát bụi”, tất cả rồi đều phải trở về với nguyên sơ, thì cuộc đời kia, bao đau đớn ấy rốt cuộc rồi cũng sẽ tan biến vào hư vô. Không có gì là bất biến cả bởi “chính mặt trời cũng không vĩnh cửu” (Thị trấn hoa quỳ vàng).
Tuy nhiên, dù con người tồn tại trên đời như ảo ảnh, nhưng “ảo ảnh hiện ra, di động”,
không thể chối bỏ sự tồn tại là có thực. Vậy vẫn phải sống trong “Cuôc
100
đời như dòng sông ,
ai nói trước đươc nó sẽ qua những ghềnh thać naò …lẽ nà o vì sợ thác gềnh mà sông không
dám chảy? (Gió thiên đường).
“Sông trôi về biển là sông mất. Nhưng sông không chảy thì còn gì là sông (Khói trên sông Hương).
Với quan niệm này, Hiếu trong Gió thiên đường chỉ sống cho hiện tại vì “Không ai nói trước được tương lai”, anh nhận thấy con người tồn tại trong cuộc sống với tất cả sự phức tạp và đa dạng của nó, “đi để nhìn, để thấy con người không đơn giản (Gió thiên đường) Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đa dạng về hoàn cảnh, góc khuất sâu kín nào đó luôn tồn tại trong bản thể, mỗi người có nỗi khổ tâm giêng, một lối hành xử riêng trước khi đưa ra quyết định. Nhân vật của chị dằn vặt, đấu tranh nội tâm rất nhiều đủ để thấy “Con người không đơn giản” ví như nhân vật Đăng Minh trong Thương nhớ Hoàng Lan, Phước Tuệ trong Hoa phù dung dưới núi…
Trần Thùy Mai là nhà văn của tình yêu, lấy tình yêu làm điểm tựa để viết và cũng là cái đích đi đến cuối cùng của văn chương. Truyện ngắn thuờng sử dụng giọng điệu triết lý, suy ngẫm về tình yêu, về hạnh phúc. Có một điều thú vị là, nếu xâu chuỗi những câu văn mang tính triết lý về tình yêu, hạnh phúc từ các truyện ngắn lại với nhau sẽ nhận được những luận giải rất thú vị, những tưởng chất suy ngẫm triết lý này không liên quan đến nhau nhưng thực ra lại rất logic.
Tình yêu là thứ rất cần trong cuộc đời này. Sống trên đời là phải yêu, phải gắn mình với một ai đó. Sau những được mất trong tình yêu, nhân vật Sư Mi nhận ra: “Trong tình yêu, hạnh phúc thật ngọt ngào, mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thật sự khủng khiếp”.
Yêu là một quy luật tự nhiên, không thể gượng ép, bắt trái xanh phải chín là trái quy luật. Hiếu trong Gió thiên đường có suy nghĩ nói thay cho nhiều người: “Người ta có thể cố gắng học, cố gắng làm nhưng không thể cố gắng yêu”, biểu hiện cho triết lý này trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai không ít. Như Niết, dù làm vợ nhưng không bao giờ yêu chồng “Niết luôn sống trong cõi đời với tư thế một người chấp nhận, trước cả nỗi buồn và niềm vui, chia xa và hội ngộ” (Lửa của khoảnh khắc). Người phụ nữ trong Giông mùa xuân khi biết người tình không còn dành cho mình tình cảm như xưa đã chấp nhận là người ra đi,
vì “không thể níu kéo những gì không thuộc về mình nữa”.
101
Hai thực thể tồn tại trong tình yêu cũng được đưa ra phân tích rất kỹ. Đàn ông cứ như một cái túi thủng hai đầu, túm đầu này thì hở đầu nọ (Tháng tư trở lại). Khi yêu con gái trở nên bạo dạn, còn con trai thì hóa ra nhút nhát (Gió thiên đường). Lối sống thực dụng đã tha hóa tình yêu của người đàn ông: “tiền đối với đàn ông bây giờ cũng như sức mạnh cơ bắp đối với những chàng dũng sĩ ngày xưa. Có điều thật ra, các cơ bắp thịt đâu đủ để làm nên chàng dũng sĩ” nhưng rốt cuộc “tài năng và danh vọng có thể làm người ta ngưỡng mộ, nhưng sự chân thành mới làm người ta thương yêu và xúc động (Dịu dàng như cỏ).
“Đàn ông khởi đầu một cách điên cuồng rồi dịu đi trong hèn nhát. Còn đàn bà càng lúc càng giam mình trong những kỷ niệm, ngu dại và xót xa (Thập Tự hoa). Nhân vật anh trong Giông mùa xuân đã: “khởi đầu một cách điên cuồng” bằng cách chạy trốn khỏi đám cưới, lao ra tiệm cạo trọc mái tóc để không bao giờ phải khoác bộ Veston chú rể. Anh làm tất cả để đến bên chị. Nhưng rồi khi chị bỏ đi anh đã không đi tìm dù chỉ một lần, đêm vũ hội lung linh với cô gái mới quen đang chờ anh. Ông Thanh trong Trò chơi cấm đã sống hết mình với một thiếu phụ người Huế, “rồi một ngày ông quyết định ra đi. Con nguời thật kỳ lạ, luôn muốn phiêu lưu nhưng không dám vượt ra khỏi những rào cản của cuộc sống bầy đàn… Bởi đau lòng hoặc bởi hiếu thắng, ông chọn đi trước để khỏi bị nàng bỏ lại”. Trước sau, trong suy ngẫm của những nhân vật nữ đều là sự bao dung và nhường nhịn. Họ chấp nhận chỉ là “lửa của khoảnh khắc” cháy lên một lúc nào đó trong cuộc đời của người đàn ông rồi tự nguyện né sang một bên, gặm nhấm quá khứ để sống nốt quãng đời còn lại. Người thiếu phụ trong Thập tự hoa nhận thấy: “mỗi người đàn ông đều có con thuyền và giấc mơ của mình, họ đến bến rồi lại đi xa”.
Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai có rất nhiều triết lý về hạnh phúc. Thế gian bấy lâu nay đâu có ai thấy được hình hài của hạnh phúc, bởi nó là thứ có thể cảm chứ không cầm nắm được. Với Vũ trong Thuốc ba màu thì “Hạnh phúc. Hạnh phúc không là tĩnh vật, không là người, không là phong cảnh, tôi không bao giờ vẽ nó được”. Còn chị trong Giông mùa xuân cảm nhận rất rõ nội lực có từ hạnh phúc: khi người ta hạnh phúc, người ta không cảm thấy mình đang trên đường đi đến cõi chết.
Phải chăng chính sức mạnh vô hình ấy mà nhân vật Nhím (Thể Tú) tuy bị gia đình ngăn cản cuộc hôn nhân với người đàn ông n goại quốc đáng tuổi cha, cô vẫn quyết định: “Con sẽ sống cuộc đời của con”, Thể Tú hiểu được giá trị tồn tại trong người đàn ông duy