Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 12


Cung mở một công ty liên doanh, cả gia đình của nhân vật Tôi: người dì vốn nhân hậu, giàu tình nghĩa, “tôi” và cả đứa em trai đều đổi thay, chạy đua theo cuộc sống thời thượng. Ngay cả khi người cha khoác ba lô trở về, làm mọi cách cho cái gia đình ấy trở lại nề nếp như xưa thì mọi cố gắng của ông cũng trở thành vô ích. Mâu thuẫn trong gia đình ngày càng tăng cao, khi không ai chịu đựng được cách sống của ai. Rồi những sự kiện đau lòng bắt đầu xảy ra. Đầu tiên là “tôi” ê chề nhục nhã khi bị Đêvít Can ấn tiền vào tay bắt đi bỏ cái thai trong bụng, sau đó là việc “tôi” chứng kiến cảnh mẹ kế của mình - dì Hảo ân ái với Đêvít Can. Đỉnh điểm của bi kịch xảy đến khi trong cơn cuồng nộ, “tôi” cầm dao đâm chết tên “Sở Khanh” đốn mạt, dì Hảo hoảng sợ lao ra lan can, ngã nhào xuống tầng một. Tình huống truyện càng lúc càng căng thẳng và kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật. Xung đột và bi kịch trong ngôi nhà nhỏ bé đó không phải hiếm có trong xã hội thị trường. Xây dựng câu chuyện đầy kịch tính, nhà văn muốn phản ánh một phần hiện thực đáng buồn của xã hội từ những chuyện xảy ra trong một gia đình cụ thể. Kết cục của câu chuyện là kết quả tất yếu khi con người thiếu tỉnh táo khi đối diện với một cuộc sống nhiều cạm bẫy.

Mặc dù sở trường của Sương Nguyệt Minh là xây dựng những câu chuyện có cốt truyện rõ ràng, có tình huống nhiều xung đột, song ở một số tác phẩm, nhà văn cũng tỏ ra rất linh hoạt và khéo léo khi lựa chọn kiểu tình huống tự nhận thức cho nhân vật của mình. Tình huống tự nhận thức vốn là thế mạnh của hai tác gia nổi tiếng trong văn học hiện đại Việt Nam: Nam Cao và Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu từng nói về kiểu tình huống này như sau: “Có những nhà văn lại cố tình đưa nhân vật của mình vào những va chạm bình thường hàng ngày, những tình thế giao tiếp hàng ngày, ai cũng nhiều lần trải qua và các tình thế xảy ra lại nằm trong tâm trạng, tính cách nhân vật”. Kiểu tình huống này thường được xây dựng một cách tự nhiên, nhà văn cho nhân vật đứng trước một hoặc một vài vấn đề của cuộc sống, để từ đó nhân vật chiêm nghiệm hoặc vỡ lẽ về một điều gì đó. Tình huống tự nhận thức không tạo nên những xung đột hay gay cấn mạnh mẽ, điều tác động đến nhân vật đôi khi chỉ là những sự việc thông thường, nhỏ nhặt của cuộc đời,


thế nhưng nó lại khơi lên trong nhân vật suy nghĩ tự nhận thức hoàn cảnh, tự đánh giá bản thân và đôi khi thay đổi cả quan niệm sống của mình. Như Mại trong Chuyến đi săn cuối cùng bị nỗi ám ảnh về sự bạc tình của giống cái từ khi còn nhỏ, anh ta lại càng căm ghét giới nữ hơn khi chính bản thân cũng hai lần bị phụ tình. Nhưng khi chứng kiến cảnh con khỉ cái che chở cho chồng, rồi sau đó là hình ảnh Sim “vạch áo ấn núm vú vào miệng Lùng. Tay phải đỡ đầu, tay trái Sim nặn sữa. Người ốm bú tóp tép rất khó nhọc. Và ở bên là thằng bé níu áo mẹ, cười trơ lợi”, thì Mại đã phải nghĩ lại về những định kiến của mình với nữ giới .

Và ngay cả với những con người tưởng có những hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, đôi khi cũng giật mình trước những bài học lớn có thể rút ra từ những câu chuyện rất nhỏ quanh mình. Đó là tình huống giúp nhà thơ kiêm họa sĩ giàu kinh nghiệm Văn Ngọ ngộ ra nhiều điều sau một chuyến đi chơi về quê một người bạn. Triết lý về cách tiếp cận cái đẹp thiên nhiên, cái đẹp trong hồn người được gửi gắm nhẹ nhàng qua những điều Văn Ngọ khám phá ra khi được sống giữa đất trời thuần khiết và những người dân quê mộc mạc mà nghĩa tình.

Ở một số tác phẩm khác, Sương Nguyệt Minh lại sử dụng kiểu tình huống khác thường, nhằm tô đậm một ý tưởng nào đó trong tác phẩm của mình. Sự khác thường trong tình huống được tạo nên từ những phát hiện mới mẻ của nhà văn về một vấn đề trong cuộc sống. Với những trăn trở tìm tòi không ngừng, cùng với khả năng quan sát và nắm bắt tinh nhạy, Sương Nguyệt Minh nhìn thấy trong cuộc đời nhiều điều mà những người khác không phát hiện ra hoặc ít chú ý đến. Sự khác thường của tình huống truyện đôi khi được Sương Nguyệt Minh khai thác từ những điều trái chiều, cọc cạch cong vênh của các nhân vật hay trong chính một nhân vật. Đặt một bà chủ lò mổ - nhà thơ kiêm đồ tể bên cạnh một anh thạc sĩ văn chương tương lai (Mùa trâu ăn sương), đặt một bà vợ quê kệch gột rửa hàng năm trời vẫn không hết vết phèn ở gót chân trong một bối cảnh ngôi nhà sang trọng và ông chồng trí thức (Cái nón mê thủng chóp), đặt một cô vợ xấu người xấu nết nhưng con ông to bên cạnh một anh tiến sĩ giỏi giang nhưng “hơi hèn hèn một tí”… nhà


văn muốn nói tới những điều trớ trêu vẫn thường thấy trong cuộc đời. Các tình huống ấy góp phần làm cho hình tượng các nhân vật trở nên nhiều ý nghĩa hơn, mở ra những màn bi hài kịch vẫn thường ngày đang diễn ra quanh ta mà đôi khi ta không nhận rõ.

Trong khi đa phần các nhà văn đương thời viết về vấn đề ngoại tình của những người đàn ông, quy kết nguyên nhân sự tan vỡ gia đình cho người trụ cột, thì Sương Nguyệt Minh lại thấy việc người đàn bà không giữ được đức hạnh cũng không phải là hiếm hoi. Các tình huống ngoại tình, phụ bạc của nữ giới được nhà văn khai thác với muôn hình muôn vẻ. Những người phụ nữ cũng bị đặt trong những tình thế đa chiều của cuộc sống, họ phải lựa chọn và không ít người đã ngã lòng để rơi vào vòng tay của một kẻ thứ ba. Trong các tác phẩm viết về đề tài này, Đồi con gái thành công hơn cả khi xây dựng hình ảnh cô gái không tên trên bãi biển trong một tình huống ảo. Cô gái có thể có thực, có thể là không, nhưng cuộc đời bất hạnh và những khao khát tình dục bản năng của cô thì hoàn toàn thực. Rơi vào hoàn cảnh lấy chồng mà không được hưởng hạnh phúc gối chăn, cô gái như nắng hạn khát mưa rào. Chồng đi đánh cá ngoài khơi, vì sự an nguy của chồng, vì những tín điều được dạy dỗ trước, cô gái giữ mình trong dằn vặt khôn nguôi. Thế nhưng, tình huống bất ngờ xảy ra khi cô mải mê nghe tiếng hồ dưới bến và bị xâm hại khi một mình trong rừng trâm. Ở hoàn cảnh ấy, nếu những cây bút viết theo lối mòn hẳn sẽ khai thác sự khổ đau, nhục nhã của cô gái và đẩy chuyện đến một kết thúc bi thương, nhân vật tự vẫn. Song, với cái nhìn đầy chất nhân văn sâu sắc như đọc được những điều thầm kín trong tâm hồn, Sương Nguyệt Minh lại hé mở cho người đọc thấy những tâm trạng đầy mâu thuẫn của con người. Sau cái đêm nhục nhã ấy, người con gái lại có cảm giác “vừa sợ hãi vừa thích thú”. Một mặt đau khổ vì cô đã thất tiết với chồng, nhưng mặt khác đêm ở rừng trâm lại mang lại những cảm giác mà cô hằng khao khát bao năm trời phải sống với người chồng bất lực. Chuyện ấy xảy ra mà thậm chí người trong cuộc như cô cũng không biết nó có thật hay chỉ là sản phẩm của nỗi khát thèm. Tình huống truyện đã giúp nhà văn thể hiện một cách nhìn nhận rất thật về vấn đề bản năng con người. Con người vốn là một khối mâu thuẫn khó lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


giải, ranh giới giữa đạo đức và xấu xa đôi khi mong manh đến mức người đứng ngoài khó lòng đánh giá cho đúng phải trái ra sao. Và đàn bà còn yếu đuối hơn cả những gì yếu đuối nhất, tha thứ cho lỗi lầm của họ hay không phụ thuộc vào cách đánh giá của mỗi người. Cuộc sống hiện đại càng ngày càng mở ra nhiều tình huống phức tạp, khó nắm bắt, khó lý giải, khó đánh giá, nhất là những tình huống thuộc về đời sống tình cảm, tinh thần của con người. Nhà văn hiện đại có nhiệm vụ không chỉ phản ánh mà còn giúp người đọc có cách đánh giá của riêng mình trong từng cảnh huống ấy, hướng con người tới cái nhìn nhân đạo hơn với đồng loại của mình.

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 12

Nhà lý luận phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng mỗi tình huống tiêu biểu phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ nghệ thuật “1. Gắn kết các nhân vật vốn xa lạ cùng tham gia một sự kiện. 2. Bộc lộ quan hệ và tính cách các nhân vật. 3. Thể hiện chủ đề.”(). Nếu dựa vào các tiêu chí này, thì có thể đánh giá rằng Sương Nguyệt Minh đã thành công trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong các tác phẩm của mình!‌

3. Không gian - Thời gian nghệ thuật

3. 1. Không gian

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là “hình thức tồn tại của chủ quan hình tượng”[16. tr.209]. Mọi nhân vật, hình tượng, sự kiện, chi tiết… trong tác phẩm đều tồn tại trong không gian, vì thế không gian nghệ thuật có vai trò quan trọng “chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật” [5, tr.110]. Vấn đề không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học càng ngày càng được quan tâm hơn vì nó có đời sống riêng, ý nghĩa riêng không phụ thuộc vào cốt truyện, nhân vật. Nhiều tác giả đã cố gắng xây dựng cho tác phẩm của mình có một hệ thống không gian riêng, biến nó trở thành một công cụ truyền tải suy nghĩ và bộc lộ phong cách sáng tác riêng của mình. Nhìn nhận chiều dài lịch sử văn học dân tộc, ta cũng thấy cùng với sự chuyển biến của những yếu tố nghệ thuật từ cảm hứng, đến


đề tài, bút pháp…không gian nghệ thuật trong các tác phẩm cũng có sự vận động theo từng giai đoạn. Từ không gian huyền ảo nhuốm màu cổ tích của văn học dân gian, đến không gian trầm tư, nhàn dật của văn học trung đại và càng tiến gần về thời gian hiện tại, thì không gian trong các tác phẩm càng gần với không gian đời thường, không gian riêng tư. Nếu xét không gian nghệ thuật “như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng - thẩm mỹ của nhà văn” [16, tr. 211], thì khuynh hướng văn học đổi mới với tính dân chủ cao, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân con người, khiến không gian trong các tác phẩm văn học đương đại không chỉ dừng lại là những khoảng không gian bối cảnh (thiên nhiên, xã hội), không gian sự kiện mà ngày càng xuất hiện nhiều khoảng không gian đời tư, không gian tâm tưởng và thậm chí cả không gian tâm linh, không gian ảo…

Khảo sát không gian nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, ta thấy thật đa dạng. Phạm vi đề tài các tác phẩm của anh rộng nên không gian tác phẩm cũng rất phong phú để mở ra một cuộc sống muôn màu sắc và “đa đoan, đa sự” của thế thái nhân tình. Dựa vào cách phân loại không gian trong truyện của Nguyễn Thái Hòa [7, tr.88], có thể thấy trong truyện của Sương Nguyệt Minh nổi bật lên kiểu không gian bối cảnh và không gian ảo.

3.1.1. Không gian bối cảnh

Theo Nguyễn Thái Hòa không gian bối cảnh “là một môi trường hoạt động của nhân vật, một địa điểm có tên riêng hay không có tên, trong đó đủ cả thiên nhiên, xã hội, con người. Nó là điều kiện cần thiết cho mọi sự kiện, mọi hoạt động, một phạm vi thế giới không thể thiếu” [7, tr.88]. Trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh không gian bối cảnh mở ra ở nhiều địa điểm.

Trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, ta thấy có hình ảnh của những vùng chiến trường với “Bom đạn tơi bời. Tan hoang. Khói dựng đứng đúc thành những cây nấm rồi tan loang phủ trùm bụi. Nửa viên gạch vỡ cũng không vẹn nguyên. Sắt thép đấu với sắt thép, thuốc nổ đấu với thuốc nổ; hỏi da thịt nào chịu thấu?”(Hòn đá cháy màu lửa); rồi “ Đi ban ngày dễ lộ, không bị địch bắn chết thì cũng bị chụp, quẳng lên máy bay trực thăng Mỹ -


Ngụy. Cán gáo, Bồ nóc, Cá lẹp rà trên trời, chong chóng quay tít mù quạt gió. Gió xoáy ngọn cây rạp xuống, oằn oại, như phải bão. Gió bứt lá khỏi cành. Gió bứt cỏ khỏi rễ. Đêm, địch bắn pháo sáng soi rõ từng gốc cây, mô đất. Ngày, OV10 quần đảo, săm soi, không có gì qua mắt bọn Mỹ...”(Tháng ngày đã qua). Những khoảng không gian chiến trận trong truyện của Sương Nguyệt Minh không nhiều và hầu hết đều là không gian của một vùng kí ức được gợi lên trong tâm trí của những người đi ra từ cuộc chiến. Khi đặt những vùng không gian ấy vào truyện nhà văn muốn tái hiện lại những năm tháng, những vùng đất “đã hóa tâm hồn” mà những con người của thời hiện tại không thể quên và cũng không được phép lãng quên, dù cuộc sống hòa bình đã khác xa thời trước.

Vốn đi nhiều và có khả năng quan sát, Sương Nguyệt Minh còn có nhiều trang viết về không gian của vùng núi rừng với những hình ảnh đặc trưng của từng vùng miền. Có khi nhà văn đưa người đọc đến với vùng rừng núi phía Bắc mà: “ Ngày xưa, nhà người Mông ở triền núi Pú Nhung, mái lợp cỏ gianh, tường trình đất, chỉ một lối cửa ra vào, đêm cũng như ngày tối om om. Ngày đông, gió thổi tốc tác chỉ chực cuốn "những cái tổ chim" ấy bay vèo xuống thung lũng. Vậy mà những cái nhà người Mông như có rễ bám sâu vào đất đá, chẳng gió nào bứt được. Dân bản lại còn nuôi ngựa, chó, dê, ngỗng và trồng được ngô, cải ngồng trên mảnh đất đá khô cằn cao sát gần trời ấy. Ăn tết xong, ra giêng thì hoa đào nở hồng rực sườn núi; trai thổi khèn, gái ném pao cả tháng cho đến lúc tra ngô vào hốc đá mới thôi.” (Tiếng sét trên triền núi). Hay lên với vùng núi rừng Tây Nguyên để chiêm ngưỡng cảnh: “Núi rừng La Hai đang là mùa trăng, mùa trăng tháng ba. Dường như trận mưa rừng mấy hôm trước làm cho bầu trời trong trẻo, tinh khiết hơn. Trăng ngằn ngặt sáng. Gió núi thổi nhẹ đủ để xao động lá rừng. Những tổ ong trên cành cây xao xác, ong thợ đang quạt gió ù ù làm khô mật. Mùi phấn hoa và mùi mật ong rừng thơm lừng. Con suối đã vơi nước đang chảy hiền hoà, chỉ đến khi gặp gềnh đá dốc nó mới xô vào và rơi xuống tung ra trắng xoá. Dưới ánh trăng, con suối như một dải lụa nhỏ trắng ngoằn ngoèo vắt lên thảm xanh đại ngàn.” (Chuyến tàu đêm). Đôi khi có cả không gian tù túng theo cả nghĩa đen


nghĩa bóng của những vùng dân tộc xa xôi, nơi còn tồn tại nhiều tập tục cổ hủ tước đi quyền sống con người, nơi mà “…đá chất chồng đá. Đá ngờm ngợp đá. Đá chặn đứng trước mặt. Đá chắn sau lưng. Đá bủa vây bốn bề. Đâu đâu cũng chỉ đá là đá. Người Mông quê Páo sống trên đá, đi trên đá, chết cũng nằm trên đá. Đá làm cho cuộc sống người Mông cao nguyên đá sống khép kín, tù túng, tối tăm. Đá vây hãm làm người Mông quê Páo thật thà, dễ tin nhưng cằn cỗi, chắc nịch, dẻo dai, mãnh liệt bám vào đá mà sống. Bám vào đá mà sống nên mới có Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát tình yêu và có chợ tình.” (Chợ tình). Khung cảnh núi rừng như làm giàu thêm trang viết của Sương Nguyệt Minh, khiến hình ảnh trong văn của anh thường rất thoáng với nhiều mảng đời sống với những màu sắc đa dạng, phong phú.

Có khi không gian trong văn Sương Nguyệt Minh thu lại ở không gian của thị thành với nhà cửa, người xe tấp nập, phồn hoa. Song những khoảng không gian thị thành thường tạo nên cảm giác ngột ngạt, tù túng, bức bí. Đôi khi không gian thành thị như đầu độc làm thui chột mọi cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ “Thời tiết thành phố nóng nực bức xúc, mặt trời mới nhô lên khỏi khách sạn Deawoo, lòng đường phố đã chảy hắc ín, bánh xe máy lăn rạo rạo vì bắt nhựa. Hầu như hôm nào cũng tắc đường, giam hãm nhau có khi hàng tiếng đồng hồ ở Ngã Tư Sở. Mùi mồ hôi đàn ông đàn bà, mùi xăng dầu, nước hoa các loại và son phấn của các bà các cô bị nắng nóng khuếch tán trong không khí ngột ngạt, khó chịu vô cùng. Đêm, lại càng nóng hơn khi nhiệt lượng tích trữ từ ban ngày ở các nhà cao tầng toả ra. Muốn tìm một vầng trăng trong trẻo làm vợi bớt cái nắng nóng và bức xúc thì trăng lại bị các khối nhà bằng bê tông cốt thép che chắn.” (Hoàng hôn màu cỏ biếc). Thậm chí, không gian đô thị còn như cướp mất cả thế giới mộng mơ, đầy khao khát tự do của trẻ thơ “…ở căn hộ lắp ghép đầy đủ tiện nghi và nhiều phòng nhưng chỉ có một lối cửa ra vào. Lan can để hóng mát và nhìn trời, bố thuê thợ làm lồng sắt chụp vào để phơi phóng quần áo. Con đứng nhìn trời, nhìn mây, nhìn chim bay không phải qua ô cửa sổ mà qua ô vuông lồng sắt. Cái lồng sắt nhốt tuổi thơ con, nhốt cả nhà ta. Cái lồng sắt... như cái lồng nhốt cọp.” (Tuổi thơ của con ở đâu?). Và những ngôi nhà đầy đủ, giàu có, đầy tiện nghi ở thành


phố, vốn là không gian riêng tư được bao nhiêu người mơ ước, song đôi khi nhà đẹp không đồng nghĩa với gia đình hạnh phúc. Đa phần ẩn trong không gian nhà đẹp ấy lại có những bi kịch ngấm ngầm. Như ở trong một “căn nhà bốn tầng mặt phố lớn, có ga ra ô tô, mảnh vườn nho nhỏ trồng cỏ úc, cây cảnh, hòn non bộ và vòi phun nước.”, diễn ra vở kịch ngấm ngầm của cô con dâu, ngoài mặt thì “thơn thớt nói cười”, nhưng sẵn sàng giết con Cẩu già ở quê ra bằng thuốc diệt chuột và chắc sẽ không ngại gì làm như thế với bà mẹ chồng già ! Rồi cũng trong một không gian “Nhà mặt đường, vuông sân để xe, chậu cây cảnh. Tầng một cho Văn phòng địa ốc thuê”, phòng khách bày biện cầu kỳ theo kiểu “tân cổ giao duyên” không thiếu thứ gì, thì lại ẩn chứa đầy sự khập khiễng, dở tây dở ta, mất gốc, mất hết thuần phong mỹ tục của những kẻ “nhà quê ra tỉnh”(Chiếc nón mê thủng chóp)….Trong các tác phẩm này, nhà văn dùng thủ pháp đối lập, mang không gian sang trọng, đẹp đẽ đối lập với cảnh sống thực bên trong để mở ra cho người đọc thấy những trớ trêu trong xã hội hiện đại. Đúng như kết quả một vài cuộc trưng cầu ý kiến trên các phương tiện công chúng cho thấy đôi khi tiện nghi vật chất phát triển không cùng chiều với hạnh phúc con người. Nhất là khi người ta phải làm mọi cách để vươn tới cảnh sống giàu sang, rồi cũng vì giàu sang mà đánh mất chính mình. Đọc những trang viết này của Sương Nguyệt Minh, người đọc có cảm giác như bắt gặp một “cái tôi phản đô thị”, nhất là khi đặt cái ngột ngạt của không gian thị thành trong sự so sánh với sự phóng khoáng, đầy sức sống của không gian núi rừng, hay không gian thiên nhiên làng quê.

Đặc sắc nhất trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh là không gian làng quê bán sơn địa gắn với kí ức nhà văn về vùng đất Ninh Bình chôn nhau cắt rốn của mình. Như Phong Điệp đã từng nhận xét “Điều này có phần giống như truyền thuyết về thần Đantê, chỉ khi nào chạm chân trên đất Mẹ, thần mới thực sự có sức mạnh phi thường. Với Sương Nguyệt Minh sức mạnh của anh, nguồn mạch văn chương của anh bắt đầu từ chính bến sông Châu, từ làng yên Hạ được xuất hiện trở đi trở lại trong phần lớn các truyện ngắn của anh” [31, tr23]. Quả thực là như vậy! Xuyên suốt sáu tập truyện ngắn của anh là hình ảnh của một vùng quê Việt Nam quen thuộc gần gũi, tạo ra cho sáng tác của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024