trong bất kỳ một vị vua quan hay văn nhân tài tử nào cũng có một con người.
Mà cái phần con người đó mới là bản chất thực.
Viết về Nguyễn Ánh nhà văn không khai thác sức mạnh quân sự, thao lược ở vị vua nhiều tiếng tăm này mà tiếp cận nhân vật ở khía cạnh đời thường nhất: quan hệ luyến ái. Miêu tả sức mạnh của Ánh, nhà văn không nhắc tới tài nghệ, hay những chiến công, mà dùng chính khí lực của người đàn ông để nói về sức mạnh: “Cung tần qua đêm với Ánh, dù ngực hằn đầy vết hồng đỏ của bàn tay thô ráp cầm kiếm, hai đù nhiều vết răng bầm tím, sáng ra vẫn nhuận sắc, nuối tiếc trong niềm hân hoan, mắt sáng long lanh, mặt mày rạng rỡ…mắt ướt rượt, thịt da căng mẩy, no nê, thỏa mãn”. Và công chúa Ngọc Bình thì không giấu được cảm xúc thăng hoa trong lời cảm tạ “Thần thiếp đội ơn nhuần mưa móc của người… Phải như Vương năng lượng đế vương thừa thãi, tính dục đàn ông dồi dào. Thần thiếp lấy làm sung sướng mãn nguyện lắm”. Lấy khả năng tính dục để nói đến sức mạnh của Ánh, là một cách xây dựng nhân vật lịch sử đầy sáng tạo. Thêm vào đó, tham vọng và sức mạnh của Ánh được bộc lộ ngay trong mối quan hệ tình ái với Ngọc Bình công chúa. Ngay khi lần đầu tiên thấy nàng khỏa trần tắm bên bờ suối, “bóng Ánh đổ dài kéo thành vệt đến bên giếng nước… chỏm đầu của Ánh đã đổ bóng đen lên ngực nàng” báo hiệu một sự chiếm đoạt khốc liệt. Về sau, khi đã thành thân sự chiếm đoạt của Nguyễn Ánh với Ngọc Bình càng dữ dội và sau mỗi lần như vậy, Đức phi tam cung Ngọc Bình lại héo rũ như tàu lá, bao nhiêu dị hương biến mất như cái đẹp bị lụi tàn trước sức mạnh của bạo lực. Ý nghĩa của nhân vật giả lịch sử này không dừng lại ở một khía cạnh kể, tả mà nó còn đạt đến tầm hình tượng mang triết lý về cái thiện - cái ác, chiến tranh - hòa bình, cái đẹp - sự hủy diệt…
Chương 3
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH
1. Cốt truyện
Khi nói đến thể loại tự sự, người ta thường hay nhắc nhiều đến vai trò của yếu tố cốt truyện và coi đó là một trong những phương diện nghệ thuật quan trọng mà qua đó nhà văn thể hiện tài năng, phong cách, quan niệm nghệ thuật của mình. Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”[5, tr. 70]. Còn theo nhóm tác giả Hà Minh Đức thì “cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [4, tr.137]. Dù hiểu theo định nghĩa nào ta cũng có thể thấy tầm quan trọng của yếu tố cốt truyện đối với một tác phẩm tự sự nói chung, với truyện ngắn nói riêng. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, cốt truyện mẫu mực thường bao gồm các bước: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Tuy nhiên, trên thực tế không phải truyện nào cũng được triển khai đầy đủ và theo đúng diễn tiến các bước trên. Vận dụng linh hoạt công thức ấy hoặc phá vỡ kiểu kết cấu truyền thống sẽ tạo nên nhiều kiểu cốt truyện khác nhau, ứng với dụng ý nghệ thuật của nhà văn, ứng với sự phát triển văn học của từng thời kỳ.
Sự vận động của các hình thức cốt truyện trong lịch sử văn học Việt Nam khá phong phú. Từ kiểu cốt truyện đơn giản chủ yếu được kể theo trật tự tuyến tính, chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dân gian trong thời kỳ trung đại, đến văn học Việt Nam 1930 - 1945 đã xuất hiện nhiều kiểu cốt truyện hơn, hoặc là dựa vào những mâu thuẫn, xung đột đa dạng trong cuộc sống, hoặc là dựa vào diễn biến tâm lý nhân vật tạo nên kiểu truyện ngắn trữ tình, bên cạnh đó còn có xu hướng tiểu thuyết hóa truyện ngắn…. Đến giai đoạn
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Nhân Vật Trong Văn Học Giai Đoạn Trước Và Sau 1986 Và Đặc Điểm Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Sương Nguyệt Minh
- Các Kiểu Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Sương Nguyệt Minh
- Nhân Vật Giả Huyền Thoại, Giả Lịch Sử
- Kết Cấu Sắp Xếp Nhiều Mạch Truyện
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 12
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 13
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
1945 - 1985, nhiều truyện ngắn cũng xây dựng được những cốt truyện hay, tái hiện lại những khoảnh khắc tiêu biểu trong chiến tranh. Thời kỳ này, kiểu kết cấu truyện chia làm hai tuyến nhân vật và dòng truyện ngắn trữ tình mang cảm hứng lãng mạn, bộc lộ những cảm xúc ấn tượng của các nhà văn với sự đổi thay của đất nước tỏ ra có ưu thế. Do quan niệm về hiện thực còn giản đơn, nên các cốt truyện chủ yếu được xây dựng dựa trên những biến cố, tập trung vào việc xây dựng xung đột và giải quyết xung đột. Chuyển mình sang thời kỳ đổi mới, các tác giả truyện ngắn vừa kế thừa những kiểu cốt truyện từng có trong truyền thống, vừa dày công sáng tạo những cách thể hiện mới, trong đó xu hướng nới lỏng, phân rã cốt truyện, đảo lộn yếu tố không gian thời gian, tạo nên nhiều kiểu kết truyện mới… đã tạo nên những thành công bước đầu đáng ghi nhận.
Đọc sáng tác của Sương Nguyệt Minh người đọc sẽ thấy nhà văn rất có ý thức khi xây dựng những cốt truyện hấp dẫn, không theo lối mòn. Tác giả thường rất linh hoạt trong việc tạo dựng các cốt truyện nhằm mục đích liên kết các nhân vật, các sự kiện… một cách chặt chẽ, giúp bộc lộ rõ tính cách nhân vật và tăng khả năng phản ánh những xung đột trong xã hội. Các kiểu cốt truyện của anh khá phong phú, có lúc thiên về khai thác những vấn đề gay cấn trong đời sống, có khi hướng đến những điều nhỏ nhặt trong đời thường, đôi lúc lại đi vào chiều sâu trong tâm hồn người. Càng ở giai đoạn sau, cốt truyện càng có độ mở lớn, tạo nên những khối hình khác nhau cho mỗi truyện. Trong đó tiêu biểu là những kiểu cốt truyện sau:
1 .1. Cốt truyện truyền thống được kế thừa và phát triển
Cốt truyện truyền thống là kiểu cốt truyện mà các tình tiết trong đó thường được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, các sự kiện được trình bày theo các bước trình bày–thắt nút–phát triển–cao trào–mở nút. Kiểu cốt truyện này tuy không mới, song rất chặt chẽ. Ở một phương diện nào đó kiểu cốt truyện ngày gần với một vở kịch, tạo nên sự lớp lang khi trình bày các sự kiện, cuốn hút được người đọc vào kịch tính. Truyện ngắn hiện đại không hiếm những tác phẩm triển khai theo kiểu cốt truyện này, song các nhà văn thường tỏ ra linh hoạt hơn khi xây dựng các bước của truyện.
Sương Nguyệt Minh áp dụng kiểu cốt truyện truyền thống này với các tác phẩm ở nhiều đề tài khác nhau có khi phản ánh những sự kiện lớn, có khi chộp lấy một tình huống éo le mà đứng trước nó con người bị đẩy tới những cao trào tâm lý hoặc hành động, từ đó bộc lộ tính cách một cách rõ ràng.
Truyện Người đàn ông làng Yên Hạ kể về cuộc đời đầy thăng trầm, biến cố của Trương Hạ với những tình tiết như sau:
- Hạ cầm côn về làng sau mười năm biệt tích, trả thù tên anh rể, nhưng anh rể đã chết.
- Hạ trả thù Hội Dục - kẻ đã từng làm hắn khốn khổ thời ấu thơ, phải bỏ làng tha hương.
- Hạ làm chánh trương, bắt đầu tự tung tự tác.
- Hạ lập mưu với Hội Dục, ăn cắp hài cốt cha của Nhất Cẩn để cưới người vợ bé nhan sắc của hắn, rồi sau đó còn làm bậy với con gái ông thủ quỹ và cưới cô ta làm vợ bé
- Hạ được mụ Lài chăm sóc và trả ơn mụ
- Trương Hạ trải qua thời kỳ sóng gió của cải cách ruộng đất, con trai hắn không được người ta cho học tiếp.
- Cuối đời, Trương Hạ sống thu mình nơi vườn cây ven sông. Đứa con trai bỏ nhà đi khi không được lấy cô bí thư đoàn, cô con dâu hụt cũng bỏ đi cùng đứa con trong bụng mẹ.
- Trương Hạ tự treo cổ lên xà nhà, kết thúc một cuộc đời nổi chìm, đa đoan, đa sự.
Mặc dù có những đoạn hồi cố, song về cơ bản, truyện ngắn này phát triển theo các bước của một truyện ngắn truyền thống. Truyện bộn bề các chi tiết, được sắp xếp lần lượt, sự kiện này kéo theo sự kiện kia và chạy mãi cho tới hồi kết. Dung lượng của truyện tuy không dài, nhưng có khuynh hướng “tiểu thuyết hóa” hút người đọc vào hết sự kiện này đến sự kiện khác. Nhà văn không chỉ dừng lại ở chỗ lấy chất truyện làm chủ đạo mà còn muốn tác phẩm của mình có chất tiểu thuyết, khi đưa ra chủ đề có tính chất phức hợp, đề cập tới nhiều mảng hiện thực đời sống, không dừng lại ở một góc nhìn, một cách đánh giá nhân vật. Tất cả những tình tiết trong truyện dù dày đặc
vẫn nằm trong mạch diễn tiến xác định và phục vụ cho chủ đề tác phẩm. Xây dựng nhân vật Trương Hạ, nhà văn muốn tạo dựng lên một chân dung nhân vật kiểu Chí Phèo mới, song có nhiều nét tính cách phong phú, trái ngược, bộc lộ khi đặt trong môi trường có nhiều tác động của xã hội, của con người hơn. Mục đích của tác giả cũng giống như một số tác giả văn học đổi mới khác “Đặt cá nhân con người vào trung tâm quan sát và thể hiện, nhà văn đã từ số phận, tính cách, đường đời của họ mà soi chiếu trở lại lịch sử và xã hội để từ đấy, khơi mở những vấn đề triết lý nhân sinh”[22, tr.30]
Trò đời lại là một tác phẩm đi theo khuynh hướng chộp lấy một tình huống, một khoảnh khắc của đời sống để “phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người”[15,tr. 240]. Cốt truyện của Trò đời không phức tạp, được phát triển dựa trên một chuỗi sự việc chính như sau:
- Nhân vật tôi thích đi xem ca nhạc, sân khấu nhưng ông chồng sỹ quan thì lại chỉ thích ở nhà hút thuốc lào, đánh tổ tôm. Tôi bèn đi xem một mình.
- Ở rạp hát tôi tình cờ gặp lại Hoan - người yêu cũ, nay là nghệ sĩ xiếc
thú.
- Tôi nhớ lại kỉ niệm thời con gái đã từng yêu Hoan một cách trong sáng,
nồng nàn, song vì Hoan đã có vợ, nên mối tình bị cấm đoán, chia rẽ.
- Dưới ánh đèn, trông Hoan thật quyến rũ, lung linh khiến cho nhân vật tôi không thể không so sánh với “ông chồng âm lịch” của mình.
- Tôi chạy vào phòng chờ biểu diễn vừa để muốn chúc mừng thành công của Hoan, vừa muốn nhào vào vòng tay ngày xưa.
- Tôi nhìn thấy Hoan đang gỡ từng đồng tiền lẻ trong tay con khỉ xiếc nên thất vọng bỏ về.
Cốt truyện nhẹ nhàng được xây dựng theo kiểu đơn tuyến truyền thống, được kể lại ở ngôi thứ nhất, có sự xáo trộn nhỏ về kết cấu thời gian phù hợp với cảm xúc của nhân vật. Truyện tuy ngắn nhưng mang một bài học nhân sinh thấm thía về cách nhìn nhận đánh giá con người, hướng con người thực tế hơn trong đời sống tình cảm, tránh rơi vào tình trạng “thả mồi bắt bóng”.
Bên cạnh những tác phẩm vừa nêu trên, kiểu cốt truyện truyền thống còn giúp Sương Nguyệt Minh đạt được nhiều thành công với các truyện Lửa cháy trong rừng hoang, Làng động, Chim sâm cầm lại về…Có thể nhận thấy rằng, kiểu cốt truyện truyền thống tuy không mang lại những ấn tượng mạnh mẽ, không có chiều sâu của những chiêm nghiệm tâm lý, song vẫn tạo cho văn Sương Nguyệt Minh sự hấp dẫn bởi tính chân thực, giản dị khi phản ánh cuộc sống.
1.2. Cốt truyện tâm lý
Đây là kiểu cốt truyện khá phổ biến trong văn học hiện đại. Khi văn học hướng tới xu thế phản ánh hiện thực từ góc độ đời tư, các nhà văn thường coi diễn biến tâm trạng, tình cảm con người là một thế giới bí ẩn, vô tận để khám phá. Nhà nghiên cứu Bích Thu nhận xét : “Truyện ngắn hôm nay ngày càng tăng cường cốt truyện bên trong, bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật chính, giảm bớt cốt truyện miêu tả hành động bên ngoài. Cốt truyện với đầy đủ chi tiết, sự kiện không còn chiếm giữ vai trò cơ bản mà lùi xuống hàng thứ yếu sau tính cách”[51, tr. 33]. Giờ đây con người không chỉ có nhu cầu ý thức về xã hội xung quanh nữa, mà còn có khát vọng muốn được giãi bày, muốn tự ý thức về mình. Việc đi sâu vào thế giới tâm hồn mở ra cho văn học chiều sâu nhân bản và chiều rộng nội dung, giúp văn học thời kỳ này trở nên phong phú hơn.
Khám phá thế giới bí ẩn bên trong đời sống nội tâm con người, các nhà văn thường không chú ý nhiều đến yếu tố cốt truyện mà chủ yếu phân tích diễn biến tình cảm của nhân vật, vì thế chất truyện trong các tác phẩm này không được coi là yếu tố hàng đầu. Ví như trong Mây bay cuối đường, tác giả không chú ý nhiều vào các tình tiết mang tính sự kiện mà chủ yếu đặt Mây vào một số cảnh huống để từ đó khai thác những suy nghĩ của cô về cuộc sống nơi thôn quê, những trăn trở của cô về sự lựa chọn đi ra nơi thị thành hay ở lại mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Sự bộn bề trong tâm trạng nhân vật làm mờ đi những tình tiết, các khoảng thời gian bị đảo chiều theo dòng tâm tư của nhân vật, khi thì Mây nhớ tới Toàn, khi thì nhớ tới chị gái, lúc thì hình dung cảnh người cha già còm cõi trong gian nhà trống không. Có khi sức
tưởng tượng đưa nhân vật tới một miền đất thị thành đầy hứa hẹn gợi nên những khát khao, có khi những hình ảnh thôn quên bình dị yên bình lại gợi lên cảm giác ấm áp không muốn rời xa …. Triển khai truyện theo dòng tâm trạng, cho nên mối liên kết hệ thống các sự kiện thường diễn ra không chặt chẽ mà chủ yếu dựa trên một số trạng huống tâm lý nhất định. Ở những truyện kiểu này, người đọc bị cuốn vào dòng tâm trạng nhân vật nhiều hơn là mong đợi sự phát triển cao trào của tình huống.
Kiểu cốt truyện này trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh không nhiều, ngoài Mây bay cuối đường chỉ có một vài truyện như Đi qua đồng chiều, Đêm thánh vô cùng có cùng kiểu cốt truyện, vì nhà văn thường thiên về việc phản ánh hiện thực qua sự kiện và các biến cố. Nhân vật chính trong kiểu truyện này chủ yếu là nữ. Ngay khi đi sâu vào miêu tả dòng tâm trạng của nhân vật, nhà văn vẫn thể hiện thế mạnh trong việc dựng cảnh, dựng người. Đa phần các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh không đơn thuần thiên về khai thác yếu tố nội tâm mà bỏ qua yếu tố tình tiết như một số nhà văn cùng thời. Yếu tố nội tâm trong truyện của anh thường đi đôi với những tình tiết, tạo ra sự hài hòa giữa cảnh với tình.
1.3. Cốt truyện phân rã
Đây là kiểu cốt truyện được sử dụng nhiều nhất trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh. Trong kiểu truyện này, vai trò của cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhà văn sẽ không tập trung thiết kế một khung truyện với đầy đủ các bước mà hướng sáng tác của mình vào những thành tố trước đây được đánh giá là có vai trò ít quan trọng hơn như tình huống, chi tiết… Có thể hiểu đặc điểm của kiểu cốt truyện này như lời nhận định của tác giả Phạm Xuân Thạch: “Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn liền với hành động của nhân vật chính, tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các mảnh vỡ của cuộc đời nhân vật chính… Thay vì triển khai tự sự bám vào cuộc phiêu lưu của nhân vật, nhà văn lại biến tự sự thành một cuộc phiêu lưu của cái viết, nghĩa là sự chắp ghép ngẫu nhiên các mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc”[dẫn theo Lưu Thị Thu Hà, 32, tr. 41]. Cốt truyện phân rã có nhiều biểu hiện khác
nhau, trong đó tập trung vào cách đảo lộn trật tự thời gian; tạo ra nhiều kiểu kết thúc khác nhau; hay hướng tới một kết cấu liên văn bản, cốt truyện lồng… Những kiểu cốt truyện này đem lại cho sáng tác của Sương Nguyệt Minh sự phong phú trong cách tiếp cận và phản ánh hiện thực, khiến các câu chuyện của anh trở nên linh hoạt, lôi cuốn hơn.
1.3.1. Kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính
Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu văn học, cấu trúc của một văn bản tự sự được hình thành từ ba lớp: chuyện, truyện và tự sự. Trong đó truyện là kết quả của hành vi kể lại một câu chuyện. Chuyện diễn ra với các sự kiện tuân theo dòng chảy thời gian, nhưng truyện không phải lúc nào cũng được kể tuân theo trật tự tuyến tính. Qua sự nhào nặn của tác giả, các sự kiện sẽ được sắp xếp cho phù hợp với dụng ý nghệ thuật. Với các tác phẩm truyền thống, việc xử lý thời gian trong truyện thường đơn giản, cơ bản là tuân theo trình tự chuyện kể, nhưng trong truyện ngắn hiện đại, các tác giả thường thả lỏng cốt truyện, mở rộng các chiều kích không gian, thời gian để tăng dung lượng hiện thực được phản ánh. Trong đa phần các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh đều có sự đảo lộn các sự kiện, biến cố tạo nên sự không trùng khít của thời gian lịch sử và thời gian trần thuật. Thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai được trộn lẫn tùy thuộc vào dòng ký ức của nhân vật, tùy thuộc vào ý đồ sáng tác của tác giả. Có thể kể đến những tác phẩm có kết cấu đảo tuyến nổi bật như: Mười ba bến nước, Nơi hoang dã đồng vọng, Bản kháng án bằng văn, Chuyến đi săn cuối cùng, Đồi con gái…
Mười ba bến nước có thể coi là một tác phẩm thành công về cả nội dung tư tưởng cũng như sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm không dài, song có khả năng khái quát số phận của những người phụ nữ trong và sau chiến tranh. Những sự kiện được kể lại trong truyện có sức gợi rất lớn, yếu tố hiện thực đan xen với kỳ ảo tạo nên nhiều mảng màu khác nhau và mạch thời gian được sắp xếp có sự đảo chiều đáng lưu ý. Có thể quan sát kết cấu của truyện theo trật tự 13 phần được tác giả cố tình đánh số từ đó thấy được sự đảo lộn trình tự thời gian như sau: