Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 15


với một người phụ nữ thôn quê: “Ngân sẽ sống ra sao nhỉ? Vẫn phải sống. Con người vẫn phải sống. Tôi lặng người, tôi xót xa, chạnh lòng.

... chạnh lòng. ngoái lại xa xôi.

cái màu áo cỏ đứng ngồi đâu đây! vui, thì chưa đủ gang tay.

buồn, ai nỡ buộc tháng ngày dở dang...”

Lời thơ trong tác phẩm có thể của chính Sương Nguyệt Minh , có thể của một nhà thơ khác, song khi được đưa vào những trang viết của nhà văn áo lính, nó vẫn khiến cho lời văn của anh trở nên tha thiết hơn, dư âm của những câu văn đọng lại lâu hơn trong hồn người. Đó là một nét riêng không phải nhà văn nào cũng có.

4.2. Giọng khách quan gai góc, lạnh lùng:

Mặc dù không thuộc số nhà văn đi theo dòng khuynh hướng “hiện thực nghiệt ngã”, song ở một số tác phẩm, Sương Nguyệt Minh đã chứng tỏ khả năng khám phá và tiếp cận hiện thực khá sắc sảo. Càng ở những sáng tác về sau, giọng văn của anh càng trở nên phong phú và ở một số tác phẩm nổi lên giọng điệu khách quan đầy lạnh lùng. Điều đó thể hiện qua việc khi tái hiện hiện thực, nhà văn không còn bộc lộ tình cảm, chính kiến của mình một cách rõ ràng nữa. Quan điểm và cách nhìn nhận của cái tôi người sáng tạo được giấu kín đi bằng một giọng trần thuật gần như trung hòa về sắc thái biểu cảm. Ngôn ngữ trong tác phẩm càng ngày càng gần với hiện thực cuộc sống, nhà văn đưa cả cái bộn bề của hiện thực vào tác phẩm thông qua một lớp từ ngữ gần như không đẽo gọt. Vì thế mà hiện lên những cảnh: “Ông chủ xoay gông đẩy cái chốt lên cao. Khi cái chỏm đầu con mèo trắng nhô khỏi lỗ tròn ở đỉnh lồng, ông chốt chặt lại. Bốn thực khách mặc com lê màu tối ngồi bết lên bốn cái ghế cũng bằng gốc cây cưa phẳng chầu quanh lồng mèo. Chát. Dùi đục phang mạnh. Miếng chỏm đầu con mèo trắng bay khỏi lưỡi tràng bạt sáng loáng. Eo. Mèo trắng vẫn kịp gào lên một tiếng. Rồi nước đái nó tức thì bắn vọt vào mặt ông chủ. Thân mèo co rút, giật giật. Cả bốn thực khách cười hô hố. Ộc. Ộc. Rượu tràn ly. Bốn vị cầm bốn thìa con múc. Mỗi lần thìa thọc vào


óc con mèo, chân nó lại co lên. “Mẹ kiếp! Mưa”. Lắc rắc những hạt bụi nhỏ rơi xuống bát nước chấm, rơi xuống đầu khách. Lành lạnh ở gáy, tóc nhơm nhớp. Vị khách mặt chuột, người nhỏ thó ngước nhìn lên vòm lá : “Nước đái mèo. Trời ơi!”. Nói đến sự tàn nhẫn vô cảm của con người với loài vật và với chính đồng loại của mình Nơi hoang dã đồng vọng phơi bày sự độc ác của con người bằng một kiểu giọng văn rất lạnh lùng. Trong một quán ăn nhỏ mà xảy ra bao điều độc ác, nơi đó có một người vợ bị cụt chân phải sống với lũ chuột trong một ngôi nhà cuối vườn, có những con thú còn là các bào thai bị người ta mổ thịt để tẩm bổ, có con người chuẩn bị biến thành một “món ăn” “giải đen” cho chính đồng loại của mình… Ở đây ngôn ngữ kể thoát hẳn lời nói hàn lâm, quyền uy, cao đạo hoặc lời nói nặng về khái niệm, ước lệ, thay vào đó là hệ thống ngôn ngữ trần thuật gần đời sống, sát đời sống. Tất cả hiện thực hiện lên đằng sau một lời kể hết sức khách quan, mặc dù chuyện được kể lại ở ngôi thứ ba song người dẫn chuyện hầu như không xuất đầu lộ diện mà cứ để cho sự việc tự nó nói lên lời. Điều đó khác hẳn với cách kể chuyện của người thứ ba theo kiểu “người biết tuốt” trước đây. Giọng kể và điểm nhìn ở tác phẩm này đã “trao quyền” phán xét cho người đọc, phản ánh đúng kiểu trần thuật của văn học đương đại như lời nhận xét của nhà phê bình văn học Vũ Tuấn Anh: “Văn học đương đại mất đi tính giáo huấn trực tiếp, không đặt các giá trị xác quyết mà tăng cường đối thoại, một cuộc đối thoại phong phú trên các vấn đề xã hội và con người”[22, 36].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Thậm chí, nhà văn còn cố tình đưa vào tác phẩm những chi tiết hiện thực nghiệt ngã hoặc thô ráp phục vụ cho ý đồ sáng tác của mình. Khi đưa ra một bài học cho những kẻ đánh mất mình vì những dục vọng cá nhân, những kẻ biến kỉ vật quá khứ thành một công cụ cho những cuộc chơi trác táng, Sương Nguyệt Minh không ngần ngại đưa vào văn mình chi tiết: “Lê Mãnh nằm nghiêng, người cứng đờ. Xương cụt ông bị chọc choe choét máu. Cái nanh sấu trắng vấy máu tươi rơi xuống nền nhà. Giang chột dạ sờ lên cổ. Cô nhìn ông đạo diễn nhắm nghiền mắt, tay ông còn nắm chặt cái quần xilíp mỏng màu đỏ.” (Nanh sấu). Hình ảnh của những bộ đồ lót vốn là một hình ảnh ít tế nhị (trước đây bị coi là cấm kỵ với văn chương) khi được sử dụng trong các


Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 15

tác phẩm của Sương Nguyệt Minh thường trở thành ẩn dụ cho thứ vật chất tầm thường, có khi là hình ảnh đối lập với những gì lãng mạn, thơ mộng (Đêm mùa hạ tuyết rơi), có khi làm lộ rõ cái kệch cỡm giữa sự đua đòi kiểu vô học và văn hóa sống tối thiểu (Cái nón mê thủng chóp)… Đưa hình ảnh sống sít ấy vào văn chương với một giọng điệu lạnh lùng, nhà văn ngầm phơi bày một hiện thực đáng buồn về sự tha hóa trong đạo đức con người thời hiện đại. Điều đáng ghi nhận ở Sương Nguyệt Minh là ngay cả khi đưa hiện thực vào văn chương, sử dụng những từ ngữ, hình ảnh “thật như cuộc sống”, anh cũng vẫn vững vàng giữ phong cách của mình, không biến trang viết thành nơi tập trung những ngôn ngữ quá xô bồ hoặc tự nhiên chủ nghĩa như một số nhà văn cùng thời mắc phải.

4. 3. Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt

Khác với giọng điệu trang trọng, ngợi ca của văn học giai đoạn 1945 - 1975, văn học giai đoạn đổi mới tăng cường chất mỉa mai, hài hước, “Đó là một kiểu giọng kể không mang tính chất răn dạy mà chỉ đơn giản là thuật lại, một thứ giọng kể có vẻ “không nghiêm túc”, thậm chí như đùa giỡn, vừa coi điều mình kể là thành thực, vừa coi nó như chẳng có gì là quan trọng” [53,tr.40]. Kiểu giọng điệu này chịu sự chi phối của cảm hứng trào lộng và nhu cầu phản ánh và phê phán cái xấu trong xã hội. Giọng điệu ấy khiến cho các tác phẩm văn học trở nên dễ tiếp nhận hơn, tạo cho người đọc cảm giác thoải mái trong cảm thụ.

Trong văn của Sương Nguyệt Minh các tác phẩm viết với giọng điệu này (hoặc có biểu hiện của giọng điệu này) khá phong phú. Nhà văn khai thác rất nhiều các yếu tố trong tác phẩm để tạo nên tính trào phúng trong giọng điệu. Người đọc sẽ thấy nụ cười kín đáo của nhà văn khi đọc những dòng văn vẽ lên chân dung của một số nhân vật. Mô tả một người đàn bà nhà quê đang chạy đua cho theo kịp mốt thị thành nhà văn viết: “Tối nào vợ tôi cũng mặc áo thể thao màu đỏ chót liền mảnh hở đùi hở nách hở vai, chạy bịch bịch trên đường băng tải cao su, rồi lắc mông, thụi eo, véo mặt,... , vợ tôi mặc váy ngủ mỏng tang, co một chân lên ghế, nhẩn nha cắt từng khoanh dưa chuột đắp vào mặt dưỡng da. … Chân nàng bắt chéo gác lên tay ngai ghế. Hai gót chân vẫn


còn vết nứt nẻ, ở quê thì bảo do váng phèn chứ ở phố ăn trắng mặc trơn mà sao nó lâu khỏi thế. Vợ tôi thích diện váy ngủ màu hồng, sức nước hoa hiệu Chanel... Nàng thải quần áo cũ ra, rất thích cầm kéo cắt các dây dợ lằng nhằng của cái coocxê - từ thuần Việt là nịt vú, lấy nguyên hai mảnh trần mút cong như núi đôi để làm cái lót tay bưng nồi xoong khi nấu nướng. Xilip, còn gọi là quần lót, thải ra nàng cuộn lại làm giẻ lau bàn….”(Cái nón mê thủng chóp)! Và có cả chân dung biếm họa của một người đàn bà đồ tể kiêm nhà thơ, một chân dung mà người ta gặp không ít ở ngoài đường: “Người đàn bà và tôi cùng ngồi ghế đằng sau. Nước hoa madam phun quá tay thơm ngát mũi. Lúc này, tôi thực sự cận kề bà chủ Mộng Hoa. Phồn thực quá. Thân hình phốp pháp, ngực vú vồng to ninh ních dưới làn áo thun màu mỡ gà. Váy đỏ ngắn nửa đùi. Giầy cao gót màu trắng. Cổ tay đeo đồng hồ vàng Omega lấp lánh. Bàn tay dầy, ngón to và ngắn như quả chuối mắn. Đúng là trời chẳng cho không ai cái gì. Bàn tay chị thô ráp, dường như nó được sinh ra chỉ để cầm búa đập huyệt gáy trâu và lách dao bầu lột da xẻ thịt. Và lấp lánh chiếc nhẫn mặt đá hồng ngọc ở ngón áp út. Một vẻ xấu - đẹp lẫn lộn, cái cao sang đi cùng cái kệch cỡm.”(Mùa trâu ăn sương). Các nhân vật cũng được đặt những cái tên ngộ nghĩnh, bà chủ lò mổ với tay nghề điêu luyện giết trâu như giết một con ruồi thì tên là Mộng Hoa, hai chị em trong Giếng cạn khi ở nhà gọi tên là Bống, nhưng sau lấy chồng ngoại quốc rồi cô chị đổi tên là Ngọc Bích cho sang trọng; cô vợ trong Cái nón mê thủng chóp thì vẫn bị gọi là Tèo, dù hàng ngày đã biết sức nước hoa Chanel và đi nhảy đầm với bồ…!!!

Những điều lố bịch, phản cảm hàng ngày hàng giờ đang diễn ra trong cuộc sống là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn khai thác. Sương Nguyệt Minh thường tìm ra cái đối lập trong các sự việc, con người để phát hiện ở đó cái đáng cười, đáng trách. Giọng điệu hài hước thường lộ rõ khi nhà văn đặt những điều lệch lạc ở bên cạnh nhau. Miêu tả một mối tình trong mơ, đẹp như thơ của một đôi trai gái, nhà văn liên tục đan lồng những sự lệch pha trong cảm xúc của hai người với nhau. Trong lúc chàng thấy đang bay giữa “Đêm mùa hạ tuyết rơi” cùng cảm xúc yêu thương nồng nàn, thì nàng lại đang mơ về một thằng cha nào đó trên vịnh Bái Tử Long. Nàng viết thư với những


lời có cánh Những gì anh có là những gì mà em đang tìm kiếm. Và trong tình yêu này, mọi thứ đúng như em đã hình dung về một tình yêu đích thực, thậm chí vượt quá cả những gì em hình dung. Còn trong thực tế nàng đi lại với bao nhiêu thằng đàn ông thì không ai hiểu nổi?! Điên người vì người tình “ngoại tình trong tư tưởng”, người đàn ông liền tưởng tượng ra cảnh tượng thật hài hước “Tôi muốn ôm nàng từ sân thượng tòa nhà cao 170 tầng nhảy xuống đất. Xuống đất, váy nàng sẽ tốc lên. Hai chân dài dạng ra thẳng thớm, đẹp như chân người mẫu. Không! Chân nàng ngắn tũn khuỳnh ra hình chữ bát. Cái xi líp màu đỏ lộ rõ. Cặp đùi phơi trần. Vai ngực hở tận chân vú. Nàng sẽ hóa đá và biến thành tượng đài, tượng đài của lòng phản trắc…”

Có khi sự tương phản diễn ra ngay trong một sự việc, một con người ví như trong hình ảnh “người đàn ông lý tưởng” trên sân khấu, lấp lánh như một ngôi sao lại là một kẻ bần tiện, bòn mót từng xu của dân tỉnh lẻ bằng cách cho con khỉ đi xin tiền; trong hình ảnh một nhà thơ già “tóc dài muối tiêu, búi tó củ hành điều hành hội thảo. Chân đi guốc mộc. Hai túi áo thổ cẩm lèn chặt các tập thơ nặng trĩu vạt ”, lại ẩn hiện bóng dáng của một tên “dê cụ” “Thi nhân đi dọc theo khoảng trống giữa hội trường, đảo mắt như rang lạc liếc gái, chẳng nể gì các cụ ông cụ bà. Cứ người đẹp nào cổ hở, ngực to mông nẩy là ông dán mắt vào. Cứ như đi tìm cảm hứng nghề nghiệp. Cứ như không có gái thì thơ bay biến mất, buổi hội thảo bất thành.” (Mùa trâu ăn sương). Những sự trái chiều trong tính cách của những con người ấy được giấu đi đằng sau vẻ bên ngoài mỹ miều chỉ được phanh phui ra dưới ngòi bút sắc sảo và hóm hỉnh của nhà văn.

Giữa muôn vàn các hiện tượng của cuộc sống, nhà văn biết chộp lấy những khoảnh khắc trào phúng mà từ khoảnh khắc ấy có thể làm sáng lên một khía cạnh cuộc đời. Để làm rõ cái “loạn” của những làng quê thời mở cửa, Sương Nguyệt Minh tả cảnh đánh ghen “Được thể, thím Hào lu loa, kể lể. Hóa ra chú Hào đi hát Kara ô kê, già đời rồi còn hát, năm mươi lăm tuổi, tóc bạc gần hết còn đi hát. Trước mang tiền mua rượu đi hát, sau tiền mua rượu hết thì xúc trộm thóc nhà đi hát. Thím Hào sinh nghi. Quái thật! Chuột bọ bẫy bả hết rồi, nhà thì ăn tiêu tùng tiệm, có dám bán đâu mà cót thóc cứ vơi dần,


lại đúng lúc con Hĩm giặt quần áo bố thấy vết son đỏ in rõ hình cái môi trên vai áo. Thế là nghi lại càng nghi, hai mẹ con thím bàn nhau chui hàng rào đi lối vườn sau rình bắt đúng lúc con bé tóc vàng đang quàng tay lên vai chú

hát” (Làng động), hay là cảnh dở khóc dở cười khi “sáng hai ba tháng Chạp,

người ta đi chợ mua cá chép cho ông Táo đi lên giời thì vợ Bần đi bán thóc. Vợ Bần bắt bốn đứa con gái đội thóc trên đầu, đứa lớn đội thúng lớn, đứa nhầng nhầng đội thúng nhỡ, đứa bé đội thúng con...; còn vợ Bần quẩy quang gánh đi sau cùng. Gặp người làng, vợ Bần bảo cả bốn đứa cùng đồng thanh chào thật to. “Bác ạ!” hoặc “Cụ ạ!”. “Khi mọi người hỏi ra, vợ Bần nói: “Thôi thì, nhà cháu bớt ăn bớt mặc đi để mộ cụ họ ta to đẹp hơn mộ cụ tổ các họ khác là nhà cháu mừng đấy ạ.”. Vì tội “phỉ báng” việc xây mộ, vợ Bần bị chồng đánh cho một mẻ te tua, khiến cả làng xúm lại xem (Đi trên đồng năn). Những cảnh dở khóc dở cười ấy là những màn bi hài kịch diễn ra ở nông thôn thời kỳ đổi mới. Ẩn sau giọng điệu hài hước không phải là nụ cười vui mà là một nỗi nhói lòng của một nhà văn nặng lòng với quê cha đất tổ.

Một phần quan trọng tạo nên giọng điệu hài hước mỉa mai trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trào phúng được thể hiện ở nhiều phương diện, có khi tác giả dùng cách giễu nhại, nhắc lại lời nhân vật với ý mỉa mai, như kiểu chép lại nguyên văn những lời thơ sặc mùi trâu bò của bà chủ Mộng Hoa, hay nhại lại lời nói ngọng líu ngọng lô của một “ông chủ” mới nổi ở làng (Trần gian biến cải). Đôi khi, xen vào giữa tác phẩm lại có một vài câu thơ dí dỏm theo phong cách dân gian hoặc theo kiểu Bút Tre, khiến giọng điệu hài hước thêm rõ nét (Đêm thánh vô cùng, Giếng cạn…). Khác hẳn với lối viết nghiêm trang mực thước trước đây, Sương Nguyệt Minh cũng giống những nhà văn trẻ thời đổi mới, thích một lối viết bông đùa nhẹ nhàng. Giọng điệu hài hước mỉa mai trong văn của anh cũng không quá thiên về phê phán nặng nề, trào phúng sâu cay, nó chỉ dừng lại ở độ hóm hỉnh vừa phải giúp người đọc thấy được những điều còn bất cập, phản tiến bộ trong cuộc sống, giống như lời đánh giá của tác giả Lê Ngọc Trà về kiểu giọng điệu này trong văn chương đổi mới:“Tính chất “nửa đùa nửa thật” không chỉ làm tăng sự phong phú và vẻ thoải mái, lôi cuốn của giọng kể mà còn làm nhòa đi


những đối lập triệt để về nghĩa, về tư tưởng và do đó làm giàu thêm nội dung tinh thần của tác phẩm”[53,tr.41].

Một lần nữa có thể thấy rằng, giọng điệu là một yếu tố nghệ thuật có vị trí quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó được tạo thành từ sự gắn kết hô ứng và hài hòa của nhiều thành tố nghệ thuật khác, đồng thời bản thân giọng điệu cũng góp phần chi phối và làm sáng rõ những yếu tố đó. Có được một giọng điệu riêng cho sáng tác của mình không phải là điều dễ dàng, song với tài năng và niềm đam mê văn chương của mình, Sương Nguyệt Minh đã thể hiện sự cố gắng không ngừng để tạo cho tác phẩm của mình một giọng điệu không trộn lẫn. Và có thể khẳng định rằng anh đã gặt hái được những thành công đáng kể, khiến những trang viết của mình đọng lại trong tâm hồn bạn đọc một dư vị riêng.


PHẦN KẾT LUẬN


Cùng với sự vận động đi lên của xã hội, văn học Việt Nam sau 1975 có nhiều khởi sắc mà trong đó truyện ngắn được đánh giá là thể loại tiên phong. Đã có nhiều tác giả truyện ngắn thành công trên nhiều phương diện như lối viết, cách viết mới mẻ, đa dạng, đa chiều phù hợp với thực tế bề bộn ngổn ngang và đầy biến động của xã hội Việt Nam đương đại. Các kĩ thuật viết truyện ngắn ngày càng được chú ý khi các tác giả luôn có ý thức tìm tòi đổi mới nhất là về mặt nghệ thuật. Trong sự thành công của thể loại truyện ngắn thời kỳ này có đóng góp của không nhỏ của những nhà văn mặc áo lính, trong đó Sương Nguyệt Minh nổi lên như một tên tuổi sáng giá. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn này giúp cho chúng ta không chỉ có một cái nhìn sâu sắc hơn về chính tác phẩm của anh mà còn có cái nhìn khái quát hơn về sự phát triển chung của văn học thời kỳ đổi mới.

Là một nhà văn nghiêm túc trong nghề nghiệp, Sương Nguyệt Minh có những quan điểm sáng tác đề cao các giá trị chân, thiện, mĩ của văn chương. Nói về quan niệm về nghề văn, anh nói “Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người” và đồng thời tâm niệm “Nhà văn phải khác biệt”. Suy nghĩ đó không mới, song đặt nó làm kim chỉ nam cho công việc sáng tạo của mình, Sương Nguyệt Minh luôn cố gắng và đã đạt được nhiều thành công trong việc tìm tòi và phản ánh số phận của con người. Sự nghiêm túc trong hoạt động sáng tạo được anh thể hiện bằng chính những sáng tác của mình.

1. Cảm hứng sáng tác của nhà văn quân đội này bao giờ cũng bắt nguồn từ chính cuộc sống. Ở những tác phẩm đầu tay, trong những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của anh có sự đan xen giữa cảm hứng lãng mạn, ngợi ca với cảm hứng bi kịch. Không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi một chiều những người lính, những người vợ hậu phương, nhà văn có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn với những nhân vật vốn đã từng là trung tâm của một thời văn học chiến tranh. Tiếp tục phát huy khả năng quan sát, đánh giá, nhìn nhận của mình, càng ở giai đoạn sau Sương Nguyệt Minh càng mở rộng đề tài sang nhiều vấn đề khác của cuộc sống, phát hiện và phản ánh những bi kịch đang ngấm ngầm

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí