Kết Cấu Sắp Xếp Nhiều Mạch Truyện


Trình tự sự kiện được kể

1. Tôi lấy vợ mới cho chồng

2. Tôi sinh nở quái thai lần đầu

3. Những lời đồn về con Thuồng luồng

4. Tôi lấy chồng, Tào đào ngũ

5. Tôi ở nhà đợi chồng và chịu tiếng oan

6. Chiến tranh kết thúc, chồng tôi về

7. Tôi tiếp tục sinh nở quái thai

8. Tôi nằm mơ về thuồng luồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

9. Vợ chồng tôi đi khám

10. Vợ chồng tôi đến nhà bạn chơi

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 11

11. Tôi lập kế hoạch lấy vợ cho chồng

12. Tôi sống một mình trong buồn bã. Người vợ mới cũng đẻ quái thai.

13. Tôi quay về với chồng

Thời gian xảy ra sự kiện

Hiện tại

Quá khứ gần Quá khứ rất xa Quá khứ xa


Quá khứ gần


Hiện tại


Hiện tại tiếp diễn


Như vậy, trật tự thông thường trước - sau của thời gian sự kiện đã bị phá vỡ. Nếu đánh dấu trình tự sự kiện bằng các con số thứ tự, còn thời gian xảy ra sự kiện là A1 (Quá khứ rất xa), A2, A3 (Quá khứ xa - trước chiến tranh), A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11 (Quá khứ gần - sau chiến tranh), A12 (Hiện tại), A13 (Hiện tại tiếp diễn), ta có mô hình xử lý thời gian như sau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13


A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 A13

Nhìn vào sơ đồ ta sẽ thấy các mốc quá khứ - hiện tại đan xen vào nhau tưởng như không theo một lôgíc nhất định, nhưng ngầm chứa trong đó là những nhân tố hợp lý, bởi đây là câu chuyện được kể lại bằng chính lời của


nhân vật tôi, nỗi đau khổ của thời hiện tại làm những vùng kí ức được tái hiện không tuân theo một quy luật lôgíc nào. Những sự kiện hiện thực nghiệt ngã tác động tới nhân vật tạo ra những cơn mơ, kết hợp với những câu chuyện đồn thổi hoang đường khiến cho nhiều mảng không gian, thời gian tâm tưởng được mở ra. Chuyện đồn về con thuồng luồng như dòng chảy phụ tạo nên không khí thực hư đầy ám ảnh cho tác phẩm, khiến câu chuyện phảng phất không khí truyền kỳ, liêu trai dân gian rất đặc biệt. Cả cuộc đời nhân vật chính chìm trong những nỗi bất hạnh của đời thực và gánh nặng tâm lý của những lời dị nghị đồn thổi, những ám ảnh duy tâm vốn không thiếu ở nông thôn Việt Nam. Có một gạch chéo nằm chồng lên các sự kiện như là mạch ngầm liên kết các sự kiện đó là việc Sao quyết định lấy vợ mới cho chồng

,chính chi tiết này mở ra những chuyện trước đó tạo mối liên hệ giữa các phần theo kiểu nhân quả khó thay đổi. Câu chuyện bắt đầu thời gian hiện tại với một sự kiện ngược đời “Tôi lấy vợ mới cho chồng. Một chuyện lạ chưa từng xảy ra ở làng Yên Hạ” cũng khiến tác phẩm tăng thêm tính cuốn hút. Từ chuyện lạ đang diễn ra ấy, những chiều kích thời gian trong cuộc đời một con người mở ra. Chuyện bắt đầu bằng một cuộc ra đi, “trốn chạy” đau khổ, bẽ bàng, kết thúc bằng một chuyến trở về cũng gian truân không kém làm nổi lên ý nghĩa biểu tượng của những chuyến đò định mệnh và đức tính hy sinh cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

1.3.2. Kết cấu mở

Tác giả Lê Thị Hường khi nghiên cứu về truyện ngắn đương đại Việt Nam đã chỉ ra rằng “Về mặt xây dựng cốt truyện, hình thức kết cấu của truyện ngắn hôm nay phần lớn vượt ra khỏi kết cấu của truyện ngắn truyền thống (tức là kết cấu theo mô hình “kết thúc có hậu…)…Truyện ngắn hôm nay có kết cấu tự do hơn. Đặc biệt đoạn kết truyện ngắn hôm nay khá đa dạng”[36, tr. 29]. Trong đó nổi bật lên là kiểu kết ngỏ, đây là kiểu kết truyện phá vỡ tính khép kín của cốt truyện, mở ra khả năng đồng sáng tạo cho độc giả. Không giống với kiểu kết thúc của truyện ngắn truyền thống, thường đóng lại ở chỗ những mâu thuẫn tình tiết dừng lại và được giải quyết trọn vẹn, kiểu kết này khiến tác phẩm kết thúc ngay cả khi các tình tiết vẫn trên đà phát


triển từ đó gợi mở những cách tiếp cận khác nhau cho mỗi người đọc. Kiểu kết mở được Sương Nguyệt Minh đưa vào thành công ở một số truyện như Người ở bến sông Châu, Mây bay cuối đường, Đàn bà, Đồi con gái, Tha phương…. Người ở bến sông Châu Tha phương câu chuyện không dừng lại ở sự trọn vẹn của số phận nhân vật, mặc dù xu hướng của hai truyện này lúc đầu đều hướng tới việc khái quát về một kiểu người trong xã hội. Dừng lại câu chuyện ở chi tiết tiếng hát ru của Mây vang lên bên dòng sông Châu làm nao lòng những người lính làm cầu (Người ở bến sông Châu) , hay ở quyết định của chàng trai trẻ quyết định ra đi tìm con đường lập nghiệp cho riêng mình (Tha hương), nhà văn muốn mở ra cho người đọc một cái nhìn đầy hy vọng với số phận của các nhân vật. Dù chuyện chưa có kết thúc cụ thể, nhưng vẫn gieo vào mỗi người một niềm tin đầy nhân hậu về những gì tốt đẹp đến với những con người có tình thương, có nghị lực trong cuộc sống.

Phần cuối của câu chuyện kỳ ảo mang tên Đồi con gái lại mang cho người đọc một dư vị khác. Hòa lẫn vào không khí hư hư thực thực của một câu chuyện viết về một hòn đảo hoang sơ, cái kết truyện cũng mang đậm không khí kì ảo. Nhà văn không định đưa người đọc đến một phần kết rõ ràng, hay nói đúng hơn là không muốn dừng câu chuyện lại, ngay khi những dòng ngôn từ đã hết. Số phận của ông Trần, của người con gái trên bãi cát và của cả những người khách thăm đảo cũng không biết rồi ra sao? Cách kết thúc truyện ngắn thể hiện một thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc: Hòn đảo ấy thì vẫn tồn tại như nghìn xưa và nghìn sau vẫn thế, cũng như cuộc sống sinh tồn, đời sống bản năng, niềm khao khát hạnh phúc của con người thì mãi mãi không bao giờ đổi thay. Cái kết mở của Đồi con gái khiến cho chúng ta liên tưởng tới lời nhận xét của Phó giáo sư Đặng Anh Đào về cách kết truyện thường thấy trong các tác phẩm mang màu sắc huyền thoại của Nguyễn Huy Thiệp, đó là “kết thúc huyền thoại thường là mở, bản thân huyền thoại thật sự bao giờ cũng là một hệ thống chứ không phải là một cốt truyện có đầu đuôi”.

Đặc sắc hơn cả là kết thúc của truyện Đàn bà, một kết truyện không rõ thực hay mơ khi người đàn ông trở về nhà mình sau chuyến đi công tác dài,


thấy cô bồ nhí giờ chính là người giúp việc trong nhà mình. Trước khi có cái kết thực sự, đã có một cái kết tưởng tượng của cô vợ về tình thế này, khiến cho người đọc như rơi vào mê cung. Không rõ cô vợ có đủ bản lĩnh, đủ nhẫn tâm để dựng lên màn kịch ba người đó không? Không biết cô bé nhân tình non nớt kia sẽ hành động ra sao? Không biết ông chồng sẽ làm gì khi đối mặt với hai người phụ nữ? Không biết….? Mỗi tình huống có thể xảy ra trong tưởng tượng của người đọc tạo cho tác phẩm một đời sống riêng, làm phong phú ý nghĩa của tác phẩm - đó chính là dụng ý của tác giả.

1.3.3. Kết cấu sắp xếp nhiều mạch truyện

Với khuynh hướng mở rộng phạm vi phản ánh, các nhà văn hiện đại thường ít khi chịu bó hẹp tác phẩm của mình vào tính đơn tuyến của cốt truyện. Kiểu cốt truyện lồng được hình thành bằng cách lắp ghép các mảnh cốt truyện khác nhau, soi sáng cho nhau từ đó làm bật lên ý nghĩa của câu chuyện. Kiểu cốt truyện này được vận dụng trong khá nhiều tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, tạo cho tác phẩm của anh khuynh hướng “tiểu thuyết hóa” với một dung lượng thông tin lớn, các chi tiết trong tác phẩm thường rất bề bộn, phản ánh một cuộc sống phức tạp ngổn ngang, xô bồ, hỗn độn.

Ở các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, kiểu cốt truyện lồng tỏ ra rất thích hợp, bởi Sương Nguyệt Minh thường đưa ra cái nhìn ngoái lại quá khứ của những con người trong thời hiện tại. Nói như Phó giáo sư Nguyễn Văn Long thì “tái hiện quá khứ để hướng vào cuộc sống hiện tại, đó là một nguyên tắc viết về chiến tranh hôm nay”. Góc nhìn của những con người đang sống trong một môi trường mới, hòa bình, đầy đủ với một thời bom đạn đã qua sẽ soi sáng cả hai khoảng không gian, thời gian, từ đó mà bộc lộ những tâm tư, tình cảm cũng như tính cách nhân vật. Khi viết về chiến tranh, các nhà văn thời kỳ trước thường chỉ dừng lại ở sự phản ánh, mô tả những gì đang diễn ra với một nguồn cảm hứng chung của thời đại là ngợi ca. Còn Sương Nguyệt Minh thường bắt đầu truyện của mình bằng khoảng không gian hiện tại, sau đó, cảnh huống chiến tranh được gợi lại bởi nhiều tác động khác nhau. Có khi chỉ mượn không gian hiện tại của một chuyến tàu đêm, nhà văn gợi lại ký ức của một người lính để thấy rằng: một thời gian lao anh ta đã được người dân


cưu mang, cứu sống… nhưng sau chiến tranh thì quên hết, quên tình yêu, quên nghĩa đồng bào, quên quá khứ (Chuyến tàu đêm); có khi tình huống người chồng bán đi bức tranh kỉ niệm về những ngày đi thực tập tại biên giới tây nam khiến cô họa sĩ nhớ lại kỉ niệm ngắn ngủi nhưng ngọt ngào với người chiến sĩ trẻ đã cứu mạng cô trong đạn bom khốc liệt (Quãng đời xưa in dấu); hay là cuộc gặp gỡ tình cờ của hai người lính ở hai chiến tuyến đưa cả hai người cùng tìm về kỉ vật của ngày chiến tranh khốc liệt, cùng tìm đến một tiếng nói chung cho quá khứ, ngay cả khi những người cùng thời với họ đang bạc bẽo, quay lưng lại với những gì đã diễn ra (Hòn đá cháy màu lửa); đôi khi chỉ một âm thanh của tiếng bìm bịp kêu, cũng đủ cho cả một vùng kí ức của những ngày chiến tranh được cùng người con gái yêu thương đánh cá trên sông nước ùa về (Tiếng bìm bịp kêu nước nổi)…. Sự kết nối của hai miền không gian, thời gian được nhà văn xử lý bằng nhiều thủ pháp khác nhau, có khi là tạo dựng một tình huống, có khi chỉ là một chi tiết. Nhưng dù kết nối bằng cách nào, thì gợi lên hình ảnh quá khứ trong tâm tưởng của những con người đang sống trong hiện tại, nhà văn cũng khiến tác phẩm của mình có cách tiếp cận và đánh giá hiện thực khác với những cây bút của thời kỳ trước năm 1975. Sương Nguyệt Minh không bao giờ viết về chiến tranh như kể một câu chuyện chiến đấu. Anh chỉ lấy nội dung chiến tranh, hiện thực chiến tranh để nói về hội chứng lãng quên quá khứ hay sự tha hóa của con người sau chiến tranh. Chiến tranh có tác động quá lớn đến đời sống con người và dân tộc Việt Nam đến mức mà tiếng súng ngừng rồi, song nhiều người không quên được chiến tranh và thân phận con người vẫn bị chiến tranh chi phối rất nhiều. Kiểu cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện rõ ràng đã mở rộng và đào sâu cho ý nghĩa các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh viết về đề tài chiến tranh, tạo ra điểm khác biệt trong sáng tác của anh.

Bên cạnh những truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, kiểu cốt truyện lồng còn được Sương Nguyệt Minh sử dụng trong một số tác phẩm ở các đề tài khác như Nơi hoang dã đồng vọng, Đồi con gái, Chuyến đi săn cuối cùng…. Với những chi tiết ngồn ngộn được rút ra từ một vốn sống phong phú, nhà văn đưa người đọc vào những câu chuyện đan xen trong số phận những


con người. Nơi hoang dã đồng vọng kể liên tiếp những mạch truyện khác nhau, khi thì là chuyện người đàn bà giúp việc trong nhà hàng bị lão chủ chuẩn bị biến thành một “món ăn” trên bàn tiệc, xen vào đó là chuyện về bà chủ nhà bị rắn cắn cụt mất chân giờ bị nhốt ở căn nhà nhỏ nơi góc vườn, thấp thoáng là hình bóng của những thực khách độc ác và đầy khả nghi ra vào nơi quán hàng. Khi người đàn bà chạy trốn khỏi nơi hang hùm miệng sói, bất ngờ gặp lại người đàn ông bắt rắn đã cứu mình thoát chết trong gang tấc khi bị rắn độc cắn, nhà văn lại mở ra một câu chuyện nữa về cái chết oan ức của người mẹ và cuộc đời đầy cay tủi của người cha… Chuyện lồng trong truyện, các sự kiện diễn ra chồng chéo như sự phức tạp bộn bề của cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa loài vật với loài vật, giữa loài vật với con người cứ đan xen với nhau gợi lên một thông điệp về cách ứng xử của con người với đồng loại và với thiên nhiên quanh mình.

Vốn kiến thức phong phú và sở trường viết kiểu cốt truyện lồng khiến tác phẩm của Sương Nguyệt Minh thường ngồn ngộn những chi tiết. Trong khi một số nhà văn rất dè sẻn trong việc đưa các tình tiết, sự kiện vào sáng tác của mình, thì Sương Nguyệt Minh sẵn sàng “tung” ra thật nhiều tình tiết cho tác phẩm. Có những trường hợp, sự dày đặc của các chi tiết khiến tác phẩm có phần nặng nề, nhưng trong đa phần các sáng tác của Sương Nguyệt Minh vốn sống phong phú tạo cho văn của anh sự đầy đặn trong nội dung và ý nghĩa.

Bên cạnh việc tạo ra những cốt truyện lồng, trong tác phẩm của mình Sương Nguyệt Minh còn vận dụng kiểu kết cấu liên văn bản, đưa cả thể loại thơ vào trong truyện ngắn của mình. Ví như trong Đi qua đồng chiều, Dị hương, Hoàng hôn màu cỏ biếc, Đồi con gái…Những trích đoạn lạc thể này được đưa vào làm rõ hơn một ý tưởng, một tình huống, một trạng thái tâm lý nào đó của nhân vật. Những trích đoạn thơ trong truyện Sương Nguyệt Minh thường mang tính trữ tình sâu sắc, phù hợp với tâm tư tình cảm của nhân vật, khiến cho văn anh trở nên giàu tính biểu cảm và cảm hứng trữ tình hơn.

Cốt truyện là một thành tố quan trọng không chỉ trong việc tạo nên sườn cốt cho tác phẩm mà còn là một dấu hiệu nghệ thuật tham gia vào việc


chuyển tải nội dung, tư tưởng của nhà văn tới bạn đọc. Việc sáng tạo nên những kiểu cốt truyện khác nhau phần nào phản ánh được phong cách và năng lực nghệ thuật của tác giả. Không chịu bó mình trong những kiểu cốt truyện truyền thống, Sương Nguyệt Minh luôn tìm tòi không ngừng những cách thể hiện mới. Ngay cả khi thể loại truyện ngắn sở trường không cho phép nhà văn mở ra những không gian nghệ thuật quá rộng lớn, nhưng bằng cách viết của riêng mình, Sương Nguyệt Minh vẫn có một lối đi riêng, truyền đạt một cách tốt nhất, đầy đủ nhất những thông điệp nhà văn muốn nói.

2. Tình huống truyện

Cách lựa chọn tình huống là một trong những khâu then chốt tạo nên thành công cho tác phẩm. Đánh giá về vai trò của tình huống, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đó. Từ tình huống bật nổi một tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng”, còn nhà văn Nguyễn Minh Châu khi nói về tình huống (tình thế) thì đưa ra ý kiến: “Rất nhiều tác giả của những truyện ngắn cổ kim hay mà chúng ta có dịp được đọc cũng đã tự bộc lộ ra một điều chung này: hình như đó là những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi (hoặc có thể dồn dập và không bình thường) nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại”[dẫn theo Bùi Việt Thắng,19,tr.98]. Như vậy, kể cả nhà phê bình và người sáng tác đều có ý kiến chung về tầm quan trọng của việc sáng tạo tình huống trong truyện.

Tình huống cuộc sống đa dạng và đi vào văn chương cũng hết sức phong phú, mỗi nhà văn thường chọn những kiểu tình huống riêng phù hợp với dụng ý nghệ thuật của mình. Thạch Lam trong dòng văn học 1930 - 1945 thường chọn những tình huống nhẹ nhàng nhưng đầy trắc ẩn để bộc lộ những suy ngẫm của mình về cuộc sống, về con người để từ đó tạo nên những câu chuyện mang đậm tính trữ tình. Nguyễn Minh Châu hướng tới việc khám phá


vẻ đẹp bên trong con người nên thường khai thác những tình huống tuy nhỏ nhưng có thể để nhân vật tự bộc lộ được mình…Đến Sương Nguyệt Minh, nhà văn không chú tâm sáng tạo chỉ một kiểu tình huống mà phản ánh cuộc sống thông qua việc tạo dựng nhiều kiểu tình huống khác nhau. Mỗi kiểu tình huống sẽ ứng với chủ đích của anh trong việc xây dựng tính cách nhân vật hoặc đưa ra một tư tưởng nào đó.

Sương Nguyệt Minh hay đặt nhân vật của mình vào tình huống hành động. Đây là kiểu tình huống thường thấy trong các tác phẩm văn học truyền thống khi nhà văn đặt nhân vật trước những sự kiện buộc phải bộc lộ tính cách qua hành động. Tính cách nhân vật trong truyện của Sương Nguyệt Minh thường được xây dựng một cách rất rõ ràng bởi họ phải đối mặt với những sự việc phải thể hiện bản thân. Nhân vật Mây trong Người ở bến sông Châu luôn phải trăn trở với những tình thế lựa chọn đầy éo le, từ khi bước chân về đến bến đò quê hương sau những năm tháng tham gia chiến trận. Tình huống đầu tiên mà Mây phải đối mặt là tiệc cưới của San và lời đề nghị “làm lại từ đầu” của tân chú rể; tiếp đến là việc Mây phải đỡ đẻ cho vợ San trong khi vợ San đang ở tình trạng vô cùng nguy kịch… những tình huống ấy được đặt vào tác phẩm như những bản lề then chốt mà cách tác giả giải quyết thế nào sẽ làm bật lên tính cách nhân vật thế đó. Với ngòi bút thấm đẫm chất nhân văn, Sương Nguyệt Minh cho nhân vật đã lựa chọn điều thua thiệt về mình sau những dằn vặt khôn nguôi. Những hành động của Mây trước các bài toán cuộc đời đều thể hiện một cách thống nhất tính cách đầy vị tha của cô. Từ đó nhà văn gửi gắm một niềm tin ấm áp vào những người lính, vào người phụ nữ, vào cuộc đời.

Để khám phá bản chất của nhân vật, Sương Nguyệt Minh còn đặt nhân vật của mình vào những tình huống mang kịch tính cao. Kịch tính không chỉ làm cho tác phẩm tăng thêm phần hấp dẫn mà sẽ tạo ra điểm thắt nút trong cốt truyện, ở đó tâm lý, tính cách của nhân vật và cả dụng ý của nhà văn cũng được soi sáng. Trong Bản kháng án bằng văn, nhà văn không lập tức đưa ngay nhân vật vào cao trào như ở tác phẩm Đàn bà, mà để cho câu chuyện diễn tiến từ từ trước khi bước vào đỉnh điểm mâu thuẫn. Bắt đầu từ chỗ Đêvít

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí