Bản Lĩnh Và Nhân Cách Của Người Hà Nội

của một thời kỳ bao cấp kéo quá dài. Xã hội đã được vận hành theo những quy luật thông thường” (Danh phận).

Đó là Hà Nội của những năm sau Đổi mới, còn trước đó rất lâu, sau kháng chiến Hà Nội nhỏ bé và có vẻ xơ xác : “Từ kháng chiến trở về một Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”. Chế độ mới đã làm thay đổi không chỉ đời sống kinh tế, chính trị mà còn ở ngay cách thức xưng hô: “ Một lần tôi đến thăm cô chú, thằng em trai đã 14, 15 tuổi chạy ra mở cửa kêu ầm lên: Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!. Cô tôi cau mặt gắt: “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?” (Một người Hà Nội).

Dấu ấn của thời đại trong tập truyện ngắn này tựu chung lại là những yếu tố liên quan tới kinh tế, chính trị xã hội của thời kì trước và sau khi Đổi mới, đó là sự lên ngôi của đồng tiền, sự tha hóa trong một bộ phận người dân trước sức mạnh của kim tiền, những xô lệch của nền nếp, gia phong những giá trị xưa cũ bị lùi dần vào dĩ vãng…

Nếu như đất nước có sự thay đổi nhỏ nào đó, điều ấy đương nhiên đã diễn ra ở Hà Nội đầu tiên, nếu có sự biến đổi trong cuộc sống, phải bắt nguồn từ Hà Nội. Vị thế của từng thành phần xã hội cũng trở nên khác biệt, dẫu mới chỉ trong vòng mươi năm trở lại, nếu như sau khi giải phóng ít lâu, những người lính là lớp người được xã hội trọng vọng và kính nể bởi đã làm nên những chiến công hiển hách “ Là người lính vừa chiến thắng, người lính đang được cả xã hội trọng vọng”. Thế nhưng sau khi có những thay đổi ở tầng vĩ mô, mọi thứ xoay vần đến chóng mặt: “ Còn bây giờ, sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng lớp lính đã mất ngôi vị độc tôn của mình rồi. Bây giờ là thời các giám đốc công ty, các tổng giám đốc công ty, các cố vấn, chuyên viên kinh tế thật giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội”.

Nhưng cũng nhờ thế mà người ta thấy: “Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui”. Cái vui đã trở lại trên những khuôn mặt

và bộc lộ cả trên phố phường: - Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại. Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rò (Một người Hà Nội).

Dẫu có những điều chưa hay, chưa được, những gam màu sáng tối lẫn lộn trong khoảng thời thế xoay vần, nhưng tác giả vẫn ngầm hi vọng về một Hà Nội giàu có, đẹp đẽ và thanh lịch khi thế hệ sau này đã được “gạn đục khơi trong” .

2.1.2. Nếp sống của người Hà Nội

"Ăn Bắc, mặc Kinh" - câu ngạn ngữ chỉ nét đẹp trong trang phục của người kinh đô Thăng Long với dấu ấn Hà thành cổ kính và thanh lịch. Và người Hà Nội rất tự hào với sự vinh danh ấy, đặc biệt là những cô gái của 36 phố phường thuở xưa.

Người Hà Nội có văn hóa mặc rất đặc trưng. Họ mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo chứ không phô trương, lòe loẹt. Nét văn hóa đặc trưng này luôn được họ gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời kỳ mở cửa. Mỗi thời kỳ lại có những trang phục riêng nhưng tất cả đều tuân theo "mẫu số chung": đó là sự thanh lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, tác giả đã miêu tả những người Hà Nội của thời kì Đổi mới với trang phục dẫu có hiện đại, tân thời hơn nhưng vẫn gìn giữ nét riêng: “…Con gái Hà Nội mặc quần chẽn đen, gót xẻ, có dải buộc dưới bàn chân, mặc măng tô lửng, hoặc đi bít tất đen dài, quần cộc, áo vét trùm … Đàn ông cũng diện lắm, áo vét tông các kiểu, thắt cà vạt đủ màu, giầy đen, cứ như họ từ các đại sảnh bước ra. Không phải đâu, chỉ là quần áo thường ngày thôi, cũng giống như trước kia họ mặc áo bông xanh, quần kaki vàng và đi dép nhựa. Chưa bao giờ tôi thấy người Hà Nội ăn mặc sang trọng như bây giờ.(Nếp Nhà). Ngày thường đã thế, ngày lễ nhà có

khách cái sự mặc lại càng được chú trọng hơn, như một thứ lễ nghi cần phải có của người Hà Nội: “Rồi cửa trong mở, bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển” (Một người Hà Nội).

Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa - 5

Hiếm có vùng đất nào lại được người ta chú ý đến cách ăn mặc như thế, người vùng khác nhìn vào Hà Nội để tìm thấy sự đẹp đẽ bởi đây là đất kinh kỳ văn hiến ngàn đời. Người Hà Nội vì thế mà cũng tự ý thức bản thân mình đang ở chốn đô hội, cần phải có sự chuẩn mực cho vùng miền khác nhìn vào. Chẳng thế mà từ việc mặc như thế nào đến lời nói hằng ngày, dường như đã được đúc kết thành một quy tắc: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng” (Một người Hà Nội) bởi nếu họ buông tuồng, ngoài khuôn khổ thì đã tự mình làm mất đi cái hay cái đẹp đáng ra phải có. Đó cũng chính là nền nếp của những người có văn hóa ở vùng đất văn hóa.

Nếp sống của người Hà thành cũng khác với các vùng miền còn lại. Người ta ăn, chơi cũng đặc biệt. Người ta chơi lan, dù là chơi hoa đó nhưng cũng chẳng kém phần cầu kì. Loại hoa nào dễ trồng, dễ ra hoa mà lại ra hoa quanh năm thì lại bị rẻ rúng, bị “khinh”, “ Lan Tứ Thời, thơm lừng lẫy, lá dài hẹp, cứng đơ, trồng dễ lại đẻ khỏe. Nhưng các cụ khinh, liệt vào loại hoa hèn cỏ nội. Vì sao? Vì thời nào nó cũng sống được, cũng thơm được. Cái thứ hoa nịnh đời, nịnh người đến thế thì trọng làm quái gì.”

Nếp sống thanh tao, giản dị nhưng đầy chất thơ ấy nếu đi một vòng quanh Hà Nội không khó để bắt gặp, người xưa có câu “Không thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” hẳn là có nguyên cớ riêng của nó. Người Hà Nội dù thuộc tầng lớp nào trong xã hội cũng luôn gắng giữ cho mình một nếp sống không phụ thuộc, nhẹ nhàng và sâu lắng. Đó

là những nếp ăn, nếp mặc, nếp chơi, là những thói quen được hình thành và gìn giữ qua nhiều thế hệ để ngày nay còn lan tỏa đi khắp bốn phương.

Xã hội xáo trộn, khiến cho từng gia đình xáo trộn, và từng cá nhân trong cơn bão ấy cũng nghiêng ngả trong canh bạc cuộc đời để tìm kiếm giá trị sống, tìm kiếm giá trị làm người. Chủ đề nếp nhà, trong bối cảnh đó, với mỗi cá nhân vừa là một điểm tựa tinh thần, giúp con người định vị mình giữa bối cảnh xã hội hỗn loạn, tìm kiếm được một con đường để sống có cốt cách, có phẩm giá. Mặt khác, nếp nhà, cũng như bất kì giá trị nào trong thời kì chuyển giao giá trị, khi mà cái cũ đã mất đi nhưng cái mới chưa hình thành, cũng phải trải qua một cuộc “lửa thử vàng”, cái mới đối lập với cái cũ, cái tiến bộ đối lập với cái lạc hậu, để thay đổi. Sư thay đổi đó, có cả tốt, và có cả xấu.

Trong Hà Nội trong mắt tôi, nếp nhà thường gắn với những người phụ nữ có vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo, họ chính là những người thấu hiểu nhất giá trị của nếp nhà, và chính là những người gìn giữ nếp nhà. Khác với hình tượng người phụ nữ Việt Nam truyền thống thường gắn với các phẩm chất đức hạnh như hy sinh, tảo tần, thương chồng thương con, chung thủy, nghĩa tình…, một số hình tượng người phụ nữ của Nguyễn Khải trong tập Hà Nội trong mắt tôi được khai thác đậm nét dưới phương diện trí tuệ. Những người phụ nữ như cô Hiền, hay bà cụ trong Nếp nhà đều là những người có trí tuệ hơn người, tỉnh táo và lý trí trước thời cuộc, có cốt cách văn hóa. Họ có bản lĩnh kiên cường, và thay thế vị trí của người đàn ông, họ mới chính là trụ cột của gia đình, là người nội tướng chèo chống, lèo lái gia đình giữa vòng xoáy xã hội. Vẻ đẹp nữ tính ở đây có sự sáng tạo, mới mẻ, không còn đơn thuần là vẻ đẹp phẩm chất, đức hạnh, mà nổi bật lên chính là vẻ đẹp của trí tuệ, của bản lĩnh sống.

Trí tuệ sắc sảo giúp họ có cách cư xử khéo léo, uyển chuyển trong cuộc sống, để gia đình được êm ấm, thuận hòa. Bà cụ trong Nếp nhà trong cuộc sống với dâu, rể rất tế nhị, tinh tế, nên được cả con dâu và con rể quý mến. Người con dâu cả của bà vốn là con gái Hàng Bộ, đỗ đại học, kiêu hãnh, tự

tin, không dễ nhân nhượng. Thế nhưng hai người phụ nữ ấy sống trong một gia đình rất thuận hòa. Bởi lẽ, bà cụ đối xử với con dâu rất khéo léo, chân tình. Theo bà: “Đúng là tôi có phần chịu nó, nhưng nó cũng phải có phần chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa” (Nếp Nhà). Con dâu đối với bà là “vàng trời cho”, bà chiều và quý trọng con dâu thật lòng nên cả hai cô con dâu ai cũng cởi mở, gắn bó với bà. Không phải một sớm một chiều mà người ta có thể sống được với nhau như thế, đó là cả quá trình hình thành nếp sống, nếp nghĩ qua nhiều thế hệ mà tạo thành vậy. Người Hà Nội coi trọng gia đình, gia phong bởi đó là một cái nôi tạo dựng các thế hệ tương lai cho đất nước. Cha mẹ, ông bà luôn là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Việc trong nhà to nhỏ đều tự xử. Đưa nhau ra tòa là nhà vô phúc, thế mới có câu “Vô phúc đáo tụng đình”. Với Nếp nhà tính triết luận của Nguyễn Khải dường như hòa quyện vào cách nghĩ, cung cách ứng xử trong gia đình.

Nét thanh lịch của người Hà Nội không những thể hiện ra ngoài xã hội, ngay trong gia đình cũng luôn tồn tại một cung cách ứng xử đầy văn hóa, trong Nếp nhà ta có thể thấy một gia đình nền nếp đến cổ điển: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao”. Chỉ qua cách ăn nói, ứng xử với nhau giữa những con người trong cùng một gia đình sống giữa trung tâm thủ đô có thể biểu hiện sự khái quát cho nét văn hóa thanh lịch của người Tràng An.

Ngay cả việc chia tài sản vốn là chuyện rất dễ gây ra những mối bất hòa thậm chí có thể làm tan nát một gia đình, bởi thế cung cách ứng xử của người chủ gia đình cụ thể ở đây là bà cô tỏ ra rất thuyết phục, bà chia tài sản thành sáu phần không ai hơn ai, không ai phải bỏ phần của mình ra để lo việc chung, đó là cách giữ cho nếp nhà luôn được yên ấm: “Chia khéo thì trai gái dâu rể mãi mãi là con của mình, mãi mãi là anh em ruột thịt của nhau. Chia vụng thì xẻ đàn tan nghé ngay tức khắc, càng đông con cháu càng lắm mối họa”(Nếp Nhà). Với Hà Nội trong mắt tôi, một nét văn hóa trong ứng xử gia

đình đã được Nguyễn Khải khéo léo lồng vào giữa những câu chuyện có tính thời sự, giữa sự áp đảo của kim tiền.

2.3. Bản lĩnh và nhân cách của người Hà Nội

Trên mảnh đất "lắng hồn núi sông ngàn năm", lịch sử đã hun đúc truyền thống văn hiến, anh hùng và bao lần trào dâng cảm xúc hào hùng của chiến thắng khải hoàn. Truyền thống ngàn năm văn hiến nếu không được thấm đẫm trong mỗi hành động, cách ứng xử hàng ngày thì truyền thống chỉ dừng lại ở hồi tưởng, ở sách vở. Ở tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, các nhân vật của Nguyễn Khải đã phần nào góp vào việc gìn giữ truyền thống văn hóa ấy. Tác giả đã khéo léo truyền tải đến người đọc một phác họa những người Hà Nội với bản lĩnh và nhân cách của con người vùng đất kinh sư.

Muốn hình thành nên một xã hội tốt đẹp đương nhiên phải xuất phát từ những con người có nhân cách tốt. Cái tốt ở đây cũng không cao xa gì, đơn giản chỉ là sống cho đúng với thời thế, đúng với lương tâm và trách nhiệm của một người với xã hội.

Trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, nhân vật bà Hiền là một biểu tượng sáng cho lớp người Hà Nội như thế : “Theo tôi được biết từ trẻ đến già cô tôi sống theo một số nguyên tắc, thời thế có thể thay đổi nhưng cách sống của bà dứt khoát không thay đổi. Đó là: sống thẳng thắn, sống lương thiện và sống theo pháp luật hiện hành” (Một người Hà Nội). Thời thế có thể thay đổi nhưng nhân cách đó luôn giữ vững, để làm trụ đỡ cho một gia đình giữa vòng xoáy của xã hội. Đứng trước cơ hội làm giàu, mà làm giàu một cách chính đáng, nhưng bà Hiền dường như không màng tới điều đó “…In tập thơ đó chắc chắn sẽ thu lãi nhiều, bà biết thế nhưng vẫn từ chối. Vì nhà xuất bản Nguyễn Du do bà chủ trương chỉ in có sách giáo khoa, đúng như trong giấy phép”. Giữ cho bàn tay không vương mùi tiền bạc giữa thời đại kinh tế là thước đo cho mọi thứ quả thật không hề đơn giản. Thế nhưng những người Hà Nội như bà vẫn tìm được cách để không vướng vào nó. Bởi vậy ngôi nhà

nằm giữa con phố trung tâm của thủ đô vẫn chỉ để bày bán những mặt hàng sơn mài, những bưu thiếp nho nhỏ. Đó thực sự là “cái khôn ngoan cao siêu chứ không phải là khôn vặt”. Bởi những người như bà quan niệm rằng : “Đồng tiền do may mắn mà có, do thời thế đổi thay mà có rất dễ là mầm mống của nhiều tai họa. Vì người có tiền chưa kịp học cách tôn trọng đồng tiền, sai khiến đồng tiền”. Đấy là bản lĩnh của người Hà Nội mà giờ đây chúng ta khó có thể bắt gặp được nữa.

Sống giữa thủ đô nhộn nhịp, năng động và hầu như mọi người đều mải miết đi tìm cho mình sự giàu sang bất kể bằng cách nào. Nhưng vẫn còn những con người mà: “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ” (Nếp Nhà). Tiền với nhiều người là mục đích sống, là thứ cần phải có và phải có nhiều, nhưng với bà cụ tiền lại như một nỗi khiếp sợ, không cần thiết mà cái quan trọng là một gia đình hạnh phúc. Một nếp nhà yên ấm được giáo dục qua nhiều đời luôn có giá trị hơn vàng mười. Đó thực sự là bản lĩnh của người Hà Nội không chỉ ở sức sống bền bỉ qua những biến thiên thời đại, đó còn là sự gìn giữ một Nếp nhà khỏi xiêu đổ trước giông bão cuộc sống, trước sức mạnh của đồng tiền. Đọc Nếp nhà ta thấy chân dung Một người Hà Nội đầy bản lĩnh trước thời cuộc luôn cố gắng giữ lấy sự cân bằng giữa gia đình và sức mạnh của đồng tiền.

Cô Hiền trong Một người Hà Nội có cuộc sống ung dung, tự tại, giữ được cốt cách, bản lĩnh của người Hà Nội dù trải qua nhiều biện động thăng trầm, do cô ý thức rất rò về bản thân và thời cuộc. Cô và gia đình ở lại Hà Nội suốt những năm tháng chống Pháp vì không thể xa Hà Nội. Cô luôn tự hào

với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, tự hào là Một người Hà Nội, có trách nhiệm giữ gìn nếp sống của người Hà Nội, dù có những lúc bị hiểu lầm đó là lối sống tư sản, “một cách sống tư sản nhưng lại không bóc lột ai cả”. Cô luôn tìm cách dạy dỗ con cháu giữ lấy niềm tự hào ấy, “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Ngay cả trong nhưng năm chiến tranh, cô vẫn giữ thói quen họp mặt bạn bè hàng tháng, ăn mặc sang trọng, kiểu cách khác ngày thường. “Rồi cửa trong mở, bà chủ xuất hiện trước…, lược giắt hoa trầm cài hột lấp lánh,… áo nhung, áo da, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển. Ngày thường các bà mặc áo bông ngắn, quần thâm, đi dép đi guốc, vuông khăn tơi tớp buộc cổ hay bịt đầu, là các cô Lọ Lem của mỗi ngày”. Chính cách sống ấy đã làm sống lại nét sinh hoạt giao tiếp sang trọng, đẹp đẽ như truyền thống kinh kì. Sau bao nhiêu biên thiên của lịch sử, phòng khách, cũng như cô Hiền, vẫn mang vẻ cổ kính, lịch lãm, quý phái và tinh tế của Hà Nội, “suốt mấy chục năm không hề thay đổi”: Tấm bình phong bằng gỗ chạm, bộ salon gụ, sập gụ, tủ chùa, lọ men Thúy Hồng, lư hương đời Hán, liễn hấp sâm Giang Tây… Đó là những cổ vật quý giá, thể hiện cốt cách văn hóa của chủ nhân. Căn phòng khách như biểu tượng cho con người có thế giới thanh sạch, luôn bình tâm trước mọi đổi thay.

Và con người, chủ nhân của không gian ấy, cũng mang một giá trị không phai nhòa của một thời vàng son.

Nếu bản lĩnh là sự mạnh mẽ và có quá trình đấu tranh thì nhân cách là cái được hun đúc qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, do tự bản thân nhìn nhận cuộc sống và ứng xử với nó. Là một người Hà Nội, người ta không thể sống mà bằng mọi cách đạp lên trên mọi người, phải là người có nhân cách mới được xã hội công nhận: “Tiếng nói của họ dầu là chính thức hay không chính thức vẫn tác động tới đời sống tinh thần của cả nước. Nhưng không có con buôn đâu nhá, dầu là tỷ phú vẫn cứ bị dân Hà Nội xem là lái buôn. Cũng không có quan lại đâu nhá, quan lại phải đỗ đại khoa, phải sống cao thượng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022