KẾT LUẬN
Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến luôn là mảnh đất khởi nguồn những của những giá trị văn hóa – lịch sử tốt đẹp, nơi đây tiếp nhận hình thành và phát triển, gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, đồng hành cùng dân tộc trong sự phát triển trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Từ Hà Nội, những sáng tác văn học được ra đời kết tinh từ truyền thống văn hóa, phong tục đẹp đẽ của đất và người Hà Nội thông qua các nhà văn như Vũ Bằng, Thạch Lam…, trong đó Nguyễn Khải cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học viết về đất và người Tràng An. Tập truyện ngắnHà Nội trong mắt tôilà sự tập hợp của 10 truyện ngắn khác nhau với những nhân vật, chủ đề khác nhau nhưng hầu hết đều gặp nhau trong mạch cảm xúc về một Hà Nội với bề dày văn hóa, phong tục, về đất và người Hà Nội. Hà Nội trong mắt tôi là sự nuối tiếc về những giá trị văn hóa, những truyền thống trong từng nếp nhà, của những Người của ngày xưa đang “lạc thời” trước biến động mới của xã hội kim tiền. Nhưng chính trong hoàn cảnh giao thời ấy, những giá trị tốt đẹp như những viên ngọc lấp lánh ánh sáng, có thể đủ sức soi đường cho thế hệ sau. Thông qua tập truyện ngắn này chúng ta có thể hình dung ra một Hà Nội cổ kính và xinh đẹp của những người Tràng An thanh lịch.
Xem xét tác phẩm dưới góc độ văn hóa là một hướng đi đang được quan tâm trong nghiên cứu văn học, nó gợi mở nhiều vấn đề khác ngoài văn học và cả trong văn học. Tiếp nhận tác phẩm dưới góc độ văn hóa giúp ta hình dung sự đan xen, tương hỗ lẫn nhau giữa văn hóa và văn học. Nghiên cứu văn học qua lăng kính văn hóa vì thế có những khó khăn riêng của nó, nhưng khi tìm hiểu theo hướng này người nghiên cứu như được trở về với cội nguồn thông qua các dấu hiệu ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật, hệ thống nhân vật và không gian thời gian nghệ thuật, từ đó có thể hình dung được một xã hội đương thời đang chuyển động như thế nào.
Dưới góc độ văn hóa, các truyện ngắn tập hợp trong tác phẩm Hà Nội trong mắt tôi lấp lánh như những “hạt bụi vàng” tô điểm thêm cho nền văn học nước nhà, những nhân vật trong tác phẩm dường như đang “sống”, đang nói lên suy nghĩ và trăn trở của mình về một Hà Nội yêu dấu trước cơn bão táp của kinh tế. Tập truyện là sự thể hiện niềm cảm phục, sự trân trọng, và cả niềm tin của tác giả vào những giá trị tinh thần bất biến của con người đất kinh kì. Và cho dù trong bộn bề của cuộc sống đổi thay chóng mặt, có những giá trị văn hóa của Hà Nội đang dần mai một, song đất kinh kỳ vẫn còn và sẽ vẫn giữ mãi bề dày và chiều sâu văn hóa như nó vốn có bởi những con người Hà Nội như cô Hiền, của bà cụ Mặm, của người nghệ nhân ở làng.... "Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng".
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Thị Hảo (2015), Vẻ đẹp văn hóa đất kinh kỳ qua truyện ngắn Một người Hà Nội, Văn nghệ đất tổ: http://www.tapchivannghedatto.org.vn/tintuc.aspx?ID=1419
2. Đoàn Trọng Huy(2015), Nguyễn Khải nhớ về Hà Nội, Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh: http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/nguyen-khai-nho-ve- ha-noi.html
3. Lê Thị Thanh Kiều (2015), Một số đặc điểm nổi bật về khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh: http://truongchinhtridt.edu.vn/wps/portal/tct/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xB z9CP0os_jQEDc3n1AXEwN_X0dzA0cznzALN2cTIwMLE_2CbEdFALgm58k!/?WC M_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/TCT/sittct/sitatintucsukien/sitatintongh op/051015baiwebkieu.
4. Nguyễn Khải (2002), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn.
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Lĩnh Và Nhân Cách Của Người Hà Nội
- Nghệ Thuật Biểu Hiện Cảm Thức Văn Hóa Qua Tập Truyện Ngắn Hà Nội Trong Mắt Tôi Của
- Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa - 7
Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.
5. Nguyễn Khải (1990), Một người Hà Nội, Nxb Hà Nội.
6. Nguyễn Khải (2001), Hà Nội trong mắt tôi, Nxb Trẻ.
7. Lênin,(1963) Bút ký triết học, Nxb. Sự thật.
8. Nguyễn Văn Long, Nguyễn Khải và sự đổi mới quan niệm về con người trong Một người Hà Nội (2012): http://vannghequandoi.com.vn/Van-hoc-voi-nha- truong/Nguyen-Khai-va-su-doi-moi-quan-niem-ve-con-nguoi-trong-Mot-nguoi-Ha- Noi-2913.html.
9. Nhiều tác giả (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb. Khoa học xã hội
10. Đỗ Hải Phong (2004), Vấn đề nguời kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại, Tự sự học, Nxb ĐHSP Hà Nội.
11. Trần Thanh Phương (1998), Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi, Phụ san Văn Nghệ Quân đội: http://vannghequandoi.com.vn/Tu-lieu-VNQD/
12. Đinh Quang Tốn (2004), Nguyễn Khải với Hà Nội, Nguyễn Khải tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục.
13. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Khải đời người – đời văn, Nguyễn Khải tác gia tác phẩm, Nxb Gíao dục .
14. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục.
15. Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, 2014 Nxb Văn hóa - Thông tin.
16. Trần Mạnh Tường (2012), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (2015),Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
18. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Quốc Vượng chủ biên (2006), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục.