du khách lướt qua trong thoáng chốc. Đó là một con người chưa vong thân, thuần nguyên dạng vẻ khởi đầu, cả đời tận tâm, tận tụy, sống nhân hậu, ngay thẳng. Nhưng trong cuộc đời này, “sống với những điều mình đinh ninh không phải dễ” [ 20 ; tr 131]. Thầy luôn bị cấp trên và đồng nghiệp đố kỵ, tìm cách hãm hại. Một mình một lối đi, thầy trở thành đơn độc, bị tẩy chay, bị chụp mũ, rồi vô tình bị lợi dụng mà không hề hay biết. Chính thầy Ngọc Kim và ông Chiến, chủ tịch xã đã luôn tìm cách hãm hại thầy. Từ người thầy đường hoàng, chững chạc trên bục giảng, sau trận ốm liệt giường, thầy chỉ còn được sắm vai người đánh trống trường bất đắc dĩ. Tiếng trống trường “cũng là âm thanh của da gỗ cộng hưởng trong khoảng không dồn nén bung bật ra ngoài, cũng chỉ là chày dùi thô mộc khua động vẻ thường tình mà sao nó vang lộng, thống thiết và đa tầng cảm xúc thế. Lúc nó dồn dập tràn khí lực, lúc nó thủng thẳng buồn dứt như một linh hồn đơn côi đang vơ vấn. Có lúc nó dài dại. Có lúc nó nức nở gào thét. Có lúc nó như tiếng kêu bi thảm phát tỏa ra từ nỗi lòng bực bội thê thảm” [20; tr 133]. Phải chăng tiếng trống là sự lên tiếng của thân phận, là ngôn ngữ, là âm thanh mang hồn thầy đang quằn quại, đau đớn. Cả một đời tận tâm, nhân hậu, thế mà chỉ trong phút chốc, một cơn sóng thần ập vào quét sạch cả nhà cửa, ruộng vườn, vợ con thầy. Kết thúc truyện thật bi thảm, thầy Huân treo cổ tự tử trên một cành si, cạnh cái giếng trước ngôi đền thờ vị thánh dâm đãng, thiêng liêng nọ.
Những bi kịch văn hóa như vậy chúng ta còn có thể bắt gặp trong Người làm câu đối ở tỉnh nhỏ, Thầy Đàn…. Nó khiến người ta cảm thấy nhức nhối không nguôi vì sự đời còn nhiều nỗi chông gai Thật không quá lời khi nói rằng, mượn hình tượng một số người thầy để Ma văn Kháng tìm thêm những nỗi đau
, những sai lầm trong hành trình cách mạng, hành trình văn hoá nhiều chông gai..
1.2.4.3. Bi kịch xã hội.
Mỗi người luôn là một thành viên trong xã hội, chịu sự ràng buộc từ chính xã hội mà họ đang sống. Bi kịch của con người phần nhiều do chính họ tạo nên, nhưng cũng rất nhiều khi do xã hội tác động. Vì vậy, từ bi kịch của một người cụ thể đã được nâng lên tầm phổ quát, mang tính xã hội. Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới cũng xuất hiện nhiều bi kịch xã hội. Đó là ông Dụng (Bệnh nhân tâm thần), ông Thại (Tóc huyền màu bạc trắng), ông Sung (Thợ cắt tóc làng)… Ông Dụng vốn là một người lính, trở về sau chiến tranh, bản tính ngay thẳng, dám phơi bày, tố cáo những ngang trái của cuộc đời. Bậc chính nhân quân tử này luôn lấy cái tâm, cái tài của mình ra để đối chọi với cái ác, cái xấu. Ngôn ngữ bộc lộ một bản chất chính trực, một tri thức uyên thâm. Ấy vậy mà cuối cùng phải chịu kết cục đau xót: bị bắt giam và bị coi là bệnh nhân tâm thần, bị tống vào nhà thương điên với hình thức là để chữa trị nhưng thực chất là tiêm thuốc độc để thủ tiêu – xã hội coi ông là người bị bệnh tâm thần, là người không đáng chấp. Có biết đâu sự tồn tại của những người như ông lại chính là phần thật nhất của cuộc đời này. Đó còn là ông Sung (Thợ cắt tóc làng), làm cái nghề giản dị mà đầy ý nghĩa: cắt tóc. Tướng mạo công khanh, không một nét xo xúi, bần hèn, nếu không gặp rủi ro bất thường, ông Sung bây giờ “phải lên tới chức Tổng giám đốc, Bộ trưởng chứ chẳng thường đâu” [27; tr 223]. Ông chính là bậc tiền bối cách mạng, nhưng bây giờ chỉ là kẻ vô danh. Hay nói như gã trai đến cắt tóc, dù cay nghiệt nhưng cũng không phải không có phần hợp lý. “Ông Sung lẽ ra với những thành tích hoạt động và hi sinh của mình cũng phải được hưởng tí chút gọi là thành quả cách mạng, không bộ trưởng, chủ tịch tỉnh thì ít ra cũng phải là ông quan huyện, chứ đâu lại trở về làm con tốt hỉn, bác thợ cắt tóc làng quê” [ 27; tr 229]. Ông bị lịch sử, bị xã hội vô tình quên lãng. Nhưng tự quên cả quá khứ oanh liệt và quyền lợi thiết thân của mình, những nỗi buồn dồn xuống đáy tâm tư, nín nhịn để sống cho ra con người, không cá đối bằng đầu với cái xấu xa, tồi tệ, rủi ro cũng là một cách
sống đẹp. Vả chăng, vít đầu vít cổ thiên hạ chẳng qua cũng chỉ là làm cho thiên hạ đẹp hơn. Và đó chính là một việc làm cao quý.
Tiểu kết
Trên đây là chương mở đầu, cũng là nội dung chúng tôi giành nhiều tâm huyết nhất trong luận văn này về truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới.
Từ góc nhìn văn hoá ứng xử :Truyện ngắn Ma Văn Kháng lí giải cái đẹp và cái thiện. Dẫu cuộc sống phức tạp, đa chiều thì con người vẫn giữ được tính thiện. Đó là những cái đẹp giữa đời thường, nơi cuộc đời trần tục, cái thiện tiềm ẩn trong những con người bình dị. Đồng thời, Truyện Ma Văn Kháng cũng nhìn nhận đúng mức về nguyên nhân và bản chất cái ác và cái xấu, với những mưu toan, bội tình, nhân tình phai lạt, suy thoái tình người. Những hành vi cao cả và những cái tầm thường vặt vãnh.Từ góc nhìn văn hóa ứng xử, con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới hiện lên vừa cao cả vừa đời thường, vừa có cái đẹp, cái thiện lại vừa có cái xấu, cái ác. Con người được đặt trong dòng đời đa tập, trong những mối quan hệ chằng chịt, được khám phá từ nhiều chiều kích.Nhưng chủ yếu Ma Văn kháng ngợi ca tình người và hướng thiện.
Từ góc nhìn văn hoá tính dục: Đây không phải vấn đề mới, cái mới là quan điểm văn hoá của nhà văn khi bàn luận một cách sòng phẳng, quyết liệt về vấn đề lâu nay còn để ngỏ .Vẻ đẹp bản năng trong những người đàn ông và khả năng tính dục. Vẻ đẹp hồn nhiên trong những người đàn bà và bản năng tính dục. Đây là một vấn đề mới mẻ, nhân văn, được phân tích, mổ xẻ không phải từ quan điểm xã hội dung tục mà là từ ánh sáng của môi trường văn hoá nhân văn, bình đẳng giới mang tính nhân loại. Ma Văn Kháng mạnh dạn khẳng định giá trị người như một nhu cầu cổ điển.
Có thể bạn quan tâm!
- Con Người Từ Góc Nhìn Văn Hóa Tính Dục.
- Những Người Đàn Ông Và Khả Năng Tính Dục.
- Con Người Từ Góc Nhìn Văn Hóa Tâm Linh.
- Thiên Nhiên Thành Thị, Nông Thôn Và Các Miền Quê Khác
- Thiên Nhiên- Nỗi Buồn Chán Tuyệt Vọng Của Con Người
- Nghệ Thuật Truyện Ngắn Ma Văn Kháng
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Từ góc nhìn văn hoá tâm linh: truyện ngắn Ma Văn Kháng đặt ra và giải quyết những điều ta còn nghi ngờ. Cuộc sống càng văn minh, hiện đại, con
người càng có nhu cầu trở về với tự nhiên, sống với cõi tâm linh u huyền bí ẩn. Đặt trong bối cảnh thời đổi mới, giao lưu và hội nhập tự do tâm linh, tự do tín ngưỡng, những phần chìm khuất trong ngóc ngách mỗi con người cũng được soi sáng kỹ càng hơn trong những nhân vật của ông.
Từ góc nhìn bi kịch: chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thực này: nhiều tác phẩm của ông luôn chứa đựng nỗi ám ảnh về con người bị mưu phản, mưu hại, bị cái ác săn đuổi. Hàng loạt các nhân vật của ông luôn có những kết cục số phận đầy bất ngờ, ngẫu nhiên, phi lý . Nhìn con người từ góc nhìn bi kịch, Ma Văn Kháng đã phát hiện ra nhiều mặt trái đang tồn tại ngay trong cõi đời này.
Chương 2: THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ
2.1. Văn hoá vùng trong cái nhìn thiên nhiên
Với quan niệm và phong cách văn chương của mình, mỗi một nhà văn có những cách tiếp cận hiện thực và sáng tạo nên thế giới nghệ thuật khác nhau. Trong đó, các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn sau đổi mới mà tiêu biểu là tác phẩm của Ma Văn Kháng đề cập nhiều về tính văn hoá. Tính văn hoá trong văn của Ma Văn Kháng thể hiện trên nhiều bình diện như lịch sử, bản sắc dân tộc, thiên nhiên và con người…Có thể nói, văn hoá thể hiện trong trang viết của ông khá đa dạng, hơn hết qua đó người đọc có thể nhận ra một quá trình trau dồi học vấn, kiến thức, cũng như sự trải lòng để thể nghiệm một cách nghiêm túc của tác giả.
Thiên nhiên trong trang viết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới được nhận diện từ góc nhìn văn hoá nói khác đi chính là xem thiên nhiên trong văn chương như một đối tượng, một hình tượng nghệ thuật cần giải mã. Từ đó, đặt tác phẩm và hình tượng nghệ thuật trong mối tương quan với những hiểu biết, tri thức văn hoá để lí giải những vấn đề của tác phẩm.
Trước tiên có thể nói, trong những trang truyện ngắn của Ma Văn Kháng như được tẩm hương bởi yếu tố văn hoá của các vùng miền. Cách nhìn, quan sát và thể hiện cảnh sắc thiên nhiên ở mỗi truyện đều chi phối những ý tưởng nhân văn trong lối tư duy biến hoá của nhà văn.
2.1.1.Thiên nhiên vùng núi và biên ải
Đặc sắc trong ngòi bút Ma Văn Kháng là biệt tài miêu tả thiên nhiên vùng cao hoang dại làm đắm say hồn người . Đó là thiên nhiên của người dân U Ní ở vùng biên: “Khắp đất nước, có lẽ không ở đâu hoa gạo có cung màu đẹp tuyệt như ở đây. Ở đây, trời xanh trong vắt, thanh lọc đến kỳ hết vẩn bụi và mắt
người hư nhìn thấu tới tận cõi vô cùng. Ở đây, sau một mùa đông giá lạnh, xo ro, cây bung nở hết mình cái sức tích tụ bao tháng ngày... Suốt một nẻo biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hóa, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp... Những hạt gạo đuôi xòe lông tơ từ một miền nảo miền nào theo gió phát tán tới đây” [16 ;Tr 306, 307 ]. Một bức tranh huyền mặc với áng mây bồng bềnh trong sương sớm, khói nhà ai phủ đầy nương bản trong hương hoa ban mận nở trắng rừng, những cô gái H’Mông xinh tươi đằm thắm hay những cô gái người Dao, người Mường người Tày… Những đêm tình mùa xuân, những phiên chợ ngày tết, những tục lệ nghìn đời đến nay còn lưu giữ trong những trang văn của Ma Văn Kháng. Tất cả những điều đó là chất men nồng làm say lòng người đọc. Mùa thu vùng cao “trời xanh thắm thiết và bắp ngô phô hàng hạt vàng ửng đỏ trên nương. Mùa thu khơi gợi cảm hứng về cái đẹp. Mùa thu tĩnh lặng phản chiếu cái đời sống con người” [16 ; Tr 73 ]
Những đề tài dân tộc vùng núi là những dấu ấn rất riêng trong văn chương Ma Văn Kháng. Có một đặc điểm dễ nhận biết rằng, trong văn ông không chỉ viết đề tài dân tộc thiểu số, giọng kể đặc trưng vùng miền mà còn cách nhìn thiên nhiên văn hóa vùng cao của Tổ Quốc rất riêng biệt. Có lẽ, chính trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lí tưởng thì mảnh đất vùng cao đã in dấu tình cảm sâu đậm của chàng thanh niên Hà Nội Đinh Trọng Đoàn. Tuổi trẻ thường dễ cảm dễ tiếp nhận những gì mới lạ, đôi khi dấu ấn tâm hồn ấy khắc ghi tạo thành một phong cách tiêu biểu cho văn chương cuộc đời nên“ Văn là người” chính là bởi vậy.
Ngay cả cách miêu tả và sử dụng ngôn từ cũng bộc lộ được cái nhìn văn hóa vùng độc đáo. Nói như Đào Thủy Nguyên “ …cái khí vị miền núi. Bước chân vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, người đọc được “sống” trong môi trường đậm chất miền núi bởi bao quanh ta là cả một thế giới sinh động những
tên đất, tên người, mang đặc trưng miền núi. Phả vào ta hơi thở miền núi nồng nàn, thuần hậu mà hoang dã, bạo liệt”[ 38]
Trong truyện Vệ sĩ của Quan Châu có đoạn miêu tả “ Khung cảnh im ắng, lầm lì vì bóng dãy núi Hồng Ngài đen sì, tỏa cái hoang rậm và mông muội ra xung quanh” [16;Tr 6]. Một cảm giác hoang sơ và âm u của đại ngàn trong đêm đen càng trở nên huyền thoại nguyên vẹn mang dấu khắc cổ xưa, như chính cuộc sống đen tối và mịt mờ của những con người khốn khổ ở nơi đây. Con người cũng mang nét hoang sơ như thiên nhiên :“ Biên ải lúc nào cũng có hình sắc của thời mới khai thiên. Đất hoang hóa chỉ cho phép tồn tại dưới ánh mặt trời những thế lực hùng mạnh, những thủ lĩnh gian ác, những tù trưởng thông thạo chiến chinh và kéo theo nó bọn theo đóm ăn tàn, theo bản năng bán khai kinh thiên động địa”[16;Tr 11]. Như vậy đấy, bản năng con người hòa vào tự nhiên mộc mạc của núi rừng, có cái ác tồn tại mang tính bản thể thật giản đơn. Những chuyện ấy như lẽ tự nhiên ai cũng có thể nhận thấy nhưng không tìm kiếm lẽ suy nghiệm. Thiên nhiên vùng núi qua con mắt của nhà văn mang hình sắc như thể “thời mới khai thiên”. Những loài cây rất quen thuộc với cách gọi cây soan đào, cây chó đẻ được nhắc tới thoáng qua nhưng tự nó có gì đó riêng biệt khác với nhiều vùng miền khác. Thiên nhiên nơi đây được nhìn từ cái nhìn lịch sử, lịch sử nguyên sơ tự thuở ban đầu của con người.Đúng như tác giả ma Văn Kháng đã nói: “Có thể do địa vực cách chia mà ở đây cảnh quan địa lí nhân văn vẫn còn như đóng gói để nguyên hiện trạng. Cả làn không khí hít thở. Thời gian chua kịp động đến một thứ gì, kể cả con người [29].
Đứng ở góc độ khác, trong truyện ngắn San Cha Chải tác giả lại nhìn thiên nhiên từ văn hóa thời gian “ Bốn năm, bốn lần cỏ ngải tàn rồi cỏ ngải lại xanh”. Cách nhìn thời gian hồn nhiên và nguyên thủy, nhịp điệu theo mùa tồn tại trong cuộc sống con người , nhịp điệu ấy gắn với sự sống và văn hóa của
họ. Thời gian tuần hoàn thay đổi tạo sắc diện lịch sử cho một cộng đồng người, một tổ chức thời gian mang tính bản nguyên của thời đại tưởng chừng cách xa với sự phát triển khoa học kĩ thuật của loài người. Tại nơi đó, con người và thiên nhiên giao hòa, dựa vào nhau, nhìn vào nhau mà sinh tồn. Nơi đó, con người cũng có đấu tranh với thiên nhiên và cũng làm bạn với thiên nhiên, suy cho cùng đó là sự sống. Sự sống nhỏ nhoi nhưng mãnh liệt của xứ sở tự ngàn đời nay.
Bên cạnh thời gian và lịch sử mang tính bản sắc thể hiện qua cách nhìn thời gian ta còn phát hiện trong văn chương của Ma Văn Kháng cũng có những vùng núi cao cụ thể: Y Tý một mảnh đất phía tây Lào Cai, một mái nhà chung của cả vùng núi cao hiểm trở. Những đặc trưng không gian được miêu tả rõ nét trong truyện ngắn Giàng Tả, kẻ lang thang qua những đoạn:
“ Y Tý cao hơn 2000m, chỉ có hai mùa thu đông quanh năm. Mùa đông, bầu trời Y Tý xanh ngăn ngắt, rợn cả con mắt. Nước ruộng kết băng phẳng lì cứng bóng như kính. Nhà nào nhà nấy lấy lá chuối thút nút hết các lỗ cửa sổ. Bếp lửa trong nhà lúc nào cũng rừng rực cháy. Củi sưởi xếp trong chũa cao vượt mái nhà, dự trữ hàng năm” [16;Tr 47]
“Tháng mười, những nương lúa lẫn trong rừng già như cái thảm vàng ai phơi để quên. Hương lúa gọi chim cu ở vùng thấp, vùng cao về. Vùng giữa, vùng người Dao cũng vào mùa thảo quả”[16;Tr 64]
Thiên nhiên hiện lên với không gian cao và rộng, đa dạng và nhiều sắc màu, những sắc màu ấy mang ý nghĩa như tổ chức không gian sống đặc biệt. Từ cái nhìn thiên nhiên ấy, đặc biệt hơn, con người xuất hiện như một bộ phận của thiên nhiên. Dấu ấn con người và sức lao động của họ tạo cho không gian thêm sống động “ Dấu vết về sức lao động của Giàng Tả lưu giữ ở khắp nơi. Trên những khu đồng ruộng bậc thang, mảnh dài như dải khăn vát, miếng the