Cảm Hứng Văn Hóa Hà Nội Qua Góc Nhìn Của Thạch Lam Và Martín Rama


thúc đẩy các vấn đề chính sách khó khăn trong khu vực và giám sát chất lượng chung của công việc phân tích của Ngân hàng trong khu vực. Để thực hiện các nhiệm vụ này, ông và nhóm của ông tích cực tham gia với các đối tác trong chính phủ, học viện, xã hội dân sự và cộng đồng doanh nghiệp.

Rama nhận bằng tiến sĩ về Kinh tế vĩ mô ở Pháp năm 1985. Trở lại quê nhà, Uruguay, ông làm việc tại CINVE, tổ chuyên trách lớn nhất của nước này, và trở thành giám đốc. Cùng công việc ở Ngân hàng Thế giới, ông là giáo sư thỉnh giảng về kinh tế học phát triển tại Đại học Paris cho đến năm 2005. Năm 2012, Rama là Giám đốc Báo cáo Phát triển Thế giới. Trước khi chuyển sang hoạt động của Ngân hàng Thế giới, Rama đã dành mười năm làm việc cho bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, chủ yếu ở Washington DC, đồng thời hỗ trợ một số lượng lớn các nước đang phát triển. Trọng tâm chính của công việc của ông là về các vấn đề lao động. Ông đồng quản lý một chương trình nghiên cứu lớn về tác động của chính sách và thể chế thị trường lao động đối với hiệu quả kinh tế. Ông cũng chịu trách nhiệm cho một sáng kiến nghiên cứu về thu hẹp của khu vực công. Các hoạt động nghiên cứu của ông đã dẫn đến nhiều ấn phẩm trong các tạp chí khoa học.

Từ 2002 đến 2010, Rama đến Việt Nam và cơ quan của ông có trụ sở đặt tại Hà Nội. Với tư cách này, ông giám sát chương trình Ngân hàng Thế giới trong nước về các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Ông cũng là người đầu mối trong đối thoại chính sách với chính phủ liên quan đến cải cách kinh tế và dẫn đầu một loạt các hoạt động cho vay chính sách hàng năm cùng với sự tài trợ của một tá nhà tài trợ.

Tuy là một chuyên gia kinh tế tại World Bank (Ngân hàng Thế giới) nhưng Rama cũng là người dành cho Hà Nội một tình yêu sâu sắc. Ông nói rằng bản thân biết Hà Nội từ năm 1998 và từng sống ở đây suốt tám năm, trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2010. Ông đã từng viết cuốn


sách Những quyết sách khó khăn dựa trên nhiều cuộc trò chuyện với cố Thủ tướng Vò Văn Kiệt. Trong nhiều năm, ông là tác giả của Báo cáo Phát triển Việt Nam. Đồng thời, ông cũng đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp vào sự phát triển không ngừng của thủ đô ở cả lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Song song với công việc chính, ông còn được biết đến với tư cách là một nhà nhiếp ảnh, nhà hoạt động nghệ thuật nghiệp dư.

Tháng 12/2017, Martín Rama nhận quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc dự án tại Trung tâm Phát triển Đô thị bền vững (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Ông là giám đốc danh dự, không nhận lương, thậm chí còn tự bỏ tiền túi của mình cho dự án. Tuy là một người ngoại quốc nhưng M. Rama luôn cống hiến hết mình trong công cuộc giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo của thủ đô với tình yêu nồng nàn, tha thiết.


1.2.2. Tác phẩm Hà Nội, một chốn rong chơi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Hà Nội, một chốn rong chơi ra đời năm 2014. Cuốn sách được viết dưới con mắt của một chuyên gia kinh tế sau gần mười năm sinh sống tại Hà Nội. Tác phẩm là món quà từ một tình yêu nồng nàn. Với hai mươi chương, cuốn sách này được sắp xếp một cách khá tỉ mỉ cùng nhiều hình ảnh lý thú, lôi cuốn. Chân thực khi viết về mặt trái của đô thị hóa, nhưng đối với Martín Rama, Hà Nội vẫn là một nơi đáng sống và vô cùng hấp dẫn. Ông giới thiệu vẻ đặc sắc từ lối kiến trúc Art Déco, sự đa dạng của những ban công, những khung cửa rồi đến các biệt thự, khu tập thể và cả những danh thắng, vườn hoa, công viên, công trình công cộng… Thông qua những bức ảnh chân thực, tác giả đã đưa người đọc từ với nhịp buôn bán đến đời sống tâm linh. Một điểm nhấn trong cuốn sách này là nét đẹp ẩm thực nổi tiếng của Hà thành được tái hiện bằng cái nhìn độc đáo, khác lạ, hấp dẫn thú vị.


Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 3

Hà Nội, một chốn rong chơi của Martín Rama là một cuốn sách mới mẻ. Tác phẩm đã được trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2014.


1.3. Cảm hứng văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama

Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã từng chia sẻ: “Hà Nội trong tôi là một biểu tượng văn hóa vô cùng đẹp. Giá trị của Hà Nội là biểu tượng văn hóa của cả dân tộc mà được hun đúc qua nhiều đời mới thành danh tiếng như thế này. Hà Nội có bề dày lịch sử mà hiếm có Thủ đô nào trên thế giới có được”. Hà Nội đã chinh phục trái tim bao người đã sống, đang sống và cả những ai chưa từng đến nơi đây. Sức quyến rũ của văn hóa Hà thành là ngọn nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ, trong đó có Thạch Lam và Martín Rama.

Vốn là một con người hiền lành, giản dị, khiêm nhường, Thạch Lam luôn quan tâm đến số phận của những mảnh đời, thân phận nhỏ bé hay những điều bình dị, đơn sơ của cuộc sống. Bởi vậy, văn ông đầy chất thơ, luôn phảng phất tấm lòng đẹp của một tâm hồn nhân ái. Điều đó đi theo nhà văn khắp Hà Nội, thấm đẫm trong từng trang viết say đắm lòng người. Thạch Lam gắn bó với thủ đô, với căn nhà cây liễu ven Hồ Tây suốt một thời gian dài đến tận lúc cuối đời. Từng phố phường, ngò ngách Hà thành đều để lại trong ông những dấn ấn đặc biệt. Ông thâm nhập vào đời sống thường ngày của người dân thông qua những nét văn hóa của những biển hàng, những thức quà Hà Nội, những giá trị tinh thần thuần khiết và cả những đổi thay của thủ đô khi chuyển mình theo chế độ, nhịp sống mới. Thạch Lam bộc lộ tình yêu và niềm tự hào về mảnh đất này. Ông muốn ghi lại tất cả những gì mình trân trọng nhất theo một cách rất riêng. Mở đầu tập kí, Thạch Lam viết: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải,… Chúng ta cũng có Hà


Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (Chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris…” [6,6]. Chẳng hề cầu kì, nhà văn miêu tả những món ăn rất đời, tìm đâu cũng thấy và muốn lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa cổ truyền sống mãi với thời gian. Ông đúc kết trong tác phẩm của mình “quà cũng là người”, qua món ăn hiểu rò hơn về con người. Cảm hứng văn hóa Hà Nội xuất phát từ cuộc sống, con người nơi đây. Nó đong đầy, ngập tràn, ùa vào những trang văn của Thạch Lam rất đỗi tự nhiên. Cảm hứng của tác giả bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Đó là tình yêu Hà Nội, sự kế thừa, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp hòa quyện với tài năng, cảm xúc tinh tế của người nghệ sĩ. Tất cả những điều này đã làm nên giá trị riêng của tập bút kí - một giá trị rất đời thường nhưng không phải ai cũng nắm bắt được.

Với Martín Rama vốn không phải là nhà văn, ông là một nhà kinh tế. Ông biết đến thủ đô ngàn năm văn hiến trên dải đất hình chữ S từ năm 1998, nơi đây là để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng vị chuyên gia kinh tế này. Ông kết duyên cùng Hà Nội khi nhận nhiệm vụ công tác ở đây năm 2002. Trong khoảng thời gian 2002 - 2010, Martín Rama đã tìm hiểu rất kĩ về thành phố này và cho ra đời đứa con tinh thần Hà Nội, một chốn rong chơi. Xúc cảm trước những vẻ đẹp, giá trị văn hóa, tinh thần của thủ đô. Rama thường dạo chơi khắp các ngò ngách của Hà thành mỗi dịp cuối tuần. Với chiếc máy ảnh trong tay, ông ghi lại mọi khoảnh khắc thú vị nhất mà mình bắt gặp. Không chỉ chụp ảnh, ông còn mày mò tự tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, văn hóa và con người… “Chỉ sau khi tôi chọn lọc, phân loại các bức ảnh, tôi mới nhận ra rằng chúng có cùng chủ đề, đủ tư liệu để làm một cuốn sách thú vị. Đó là khoảng năm 2009, tức là 7 năm sau khi tôi đến sống ở Hà Nội” [13].


Trải qua hai cuộc kháng chiến với bao thăng trầm lịch sử, Hà Nội từng bước chuyển mình. Sự phát triển đô thị làm bộ mặt thành phố thay đổi, từ kinh tế, khu công nghiệp, các toàn nhà cao tầng, giao thông hiện đại đến những thói quen, nhịp sống mới. Sự phát triển ấy cũng kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Trong khi nhiều người Việt Nam đang vô tình lãng quên những giá trị văn hóa truyền thống đáng quý thì trong mắt bạn bè quốc tế, Hà Nội vẫn luôn là một thành phố đáng sống, đáng yêu. Đại sứ người Pháp Franz Jessen sau bốn năm gắn bó với thủ đô, khi kết thúc nhiệm kì, ông đã bày tỏ: “Mỗi sáng, chúng tôi được đánh thức bởi tiếng gà gáy bên nhà hàng xóm và tiếng loa phường. Vào buổi tối, chúng tôi lại cảm thấy quen với tiếng rao của người bán hàng rong hoa quả và trà chanh, những tiếng rao phát ra từ cái loa chạy bằng pin của họ. Cho dù là một thành phố rộng lớn, nhưng Hà Nội lại có một sự hấp dẫn riêng mà chỉ những thành phố nhỏ mới có” [14].

Đối với Rama, ngay ở phần Lời mở đầu của cuốn sách, tác giả đã viết “Cuốn sách này là sản phẩm của tình yêu.Tôi đã yêu Hà Nội từ lần đầu gặp gỡ, vào tháng Mười năm 1998, và đến giờ, tình yêu đó chưa hề phai nhạt”. Tác giả khẳng định “trong khi nhiều thành phố ở Đông Nam Á đang trở nên xấu xí hoặc buồn tẻ thì Hà Nội vẫn là thành phố đáng sống, hơn thế nữa, nó còn là thành phố rất đáng yêu”. Có thể thấy rằng để có được những cảm xúc, động lực hoàn thành cuốn sách, Martín Rama đã dành cho Hà Nội một vị trí thật đặc biệt.

Đúng vậy, dù là Thạch Lam hay Rama tuy có góc nhìn, cách cảm nhận khác nhau nhưng Hà Nội vẫn hiện lên thật đẹp trong mắt họ. Chúng ta bắt gặp sự đồng điệu trong cảm hứng về văn hóa Hà Nội của Thạch Lam và Rama trước hết xuất phát từ tình yêu thủ đô. Những xúc cảm nảy nở khi hai tác giả sinh sống ở nơi đây. Họ hòa mình cùng nhịp sống Hà thành để quan sát, cảm nhận và suy ngẫm về vẻ đẹp văn hóa và lối sống của con người trên nhiều


phương diện, khía cạnh của đời sống thường ngày. Tuy sống và cảm nhận về Hà Nội ở những thời điểm khác nhau nhưng cả hai tác giả đều quan tâm đến những giá trị văn hóa lâu đời cùng những đổi thay nhanh chóng của thủ đô trong giai đoạn chuyển mình. Rama và Thạch Lam đều quan tâm từ lối kiến trúc xây dựng độc đáo, cảnh quan đa dạng đến đời sống văn hóa tinh thần người Hà Nội. Song song với cảm hứng tự hào, ngợi ca, các tác giả còn thể hiện quan điểm cá nhân về những góc khuất của thành phố trong những thời khắc đổi thay của chế độ xã hội. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường và cuốn sách Hà Nội, một chốn rong chơi không chỉ thể hiện tình yêu thủ đô của Thạch Lam và Martín Rama mà còn cho thấy những hiểu biết tinh tường của các tác giả này.


CHƯƠNG 2

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN GÓC NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA


2.1. Kiến trúc cảnh quan Hà Nội

Kiến trúc là nghệ thuật, cũng là khoa học về tạo dựng những không gian thích hợp cho hoạt động sống của con người. Có thể nói kiến trúc là một dạng tổ hợp đặc biệt của văn hóa.

Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945, người Pháp thực hiện chủ trương đẩy mạnh đầu tư và khai thác thuộc địa nhầm khôi phục nền kinh tế và củng cố địa vị của Pháp trên thế giới sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất vào cuối năm 1918. Hà Nội, một thành phố thuộc địa giữ vai trò chiến lược quan trọng ở Đông Dương đã trở thành mục tiêu số một cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của người Pháp. Hoạt động kinh tế và xây dựng thành phố với tốc độ và quy mô gấp nhiều lần so với thời kỳ trước đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Hà Nội. Tuân theo quy luật đô thị hóa chung, vùng không gian trống, làng xóm đô thị và vùng ngoại vi đã bắt đầu chịu sức ép về dân cư và đối mặt với các vấn đề xã hội, hạ tầng kĩ thuật. Từ những năm 1920, trong khu vực phố cổ, người ta bắt đầu tiến hành cải tạo hoặc xây dựng mới trên nền nhà cũ. Ngôi nhà mới, cao hai ba tầng, mang phong cách kiến trúc ít nhiều chịu ảnh hưởng của Pháp. Có thể nói, sự xâm lược của Pháp và ảnh hưởng văn hóa phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn trong diện mạo đô thị Hà Nội. Nhà văn Vũ Bằng trong cuốn Miếng ngon Hà Nội đã tái hiện lại bức tranh Hà thành thời đó: “Sau một cuộc biến thiên, đất nước đổi thay nhiều. Ai hồi cư năm 1948 - 1949 có nhớ rằng suốt từ Bạch Mai về đến chợ Hôm có hàng dãy phố bị phá không? Hàng Thiếc, Hàng Đồng


chỉ còn trơ lại cái nhà lỏng lẻo, mất cả trần, cả cửa. Có phố cỏ mọc ra cả đường đi… Bây giờ Hà Nội lại có vẻ mặt mới… Nay đã có những căn nhà rộng, cửa sổ bịt hoa sắt đứng lên thay thế. Người ta thấy nhà cửa tăm tắp như vẽ bản đồ. Ấy là vì nhu cầu của văn minh đó” [2,13].

Sự đổi thay trong kiến trúc Hà Nội cũng được Thạch Lam tái hiện lại: “Hà Nội đã đổi thay nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bực như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh” [6,13]. Bộ mặt kiến trúc xưa vốn thuần nhất, nay đã bắt đầu có những đổi thay, phong cách hòa trộn tây, ta khiến nhà văn thốt lên “không còn gì của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm trở về trước”. Dưới góc nhìn của Thạch Lam: “Khi ông cầm lái chiếc ô tô thì ông lấy làm dễ chịu vì đường rộng, vì phố thẳng lắm. Nhưng đối với người tản bộ đi chơi, lòng thư thả và mải tìm cái đẹp, thì phố xá mới không có thú vị gì” [6,14]. Hà Nội mất dần đi những vẻ cổ kính của mảnh đất kinh kì thời vua Lê, chúa Trịnh. Những nét cổ kính, xưa cũ của Thăng Long xưa đang dần bị mai một. Tác giả bùi ngùi, xúc động, tiếc thương cho quá khứ một thời.

Trước khi người Pháp đặt chân tới Việt Nam, Hà Nội là một đô thị phong kiến. Đô thị Hà Nội có cấu trúc điển hình của các thành phố nông nghiệp truyền thống Đông Nam Á: sự hòa trộn giữa làng xã trong không gian đô thị, tính gắn kết cộng đồng trong đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế nông nghiệp - tiểu khu công nghiệp. “Ngày ấy, đường hẹp chắc hàng xóm láng giềng ăn ở với nhau thân mật hơn. Người cùng hàng phố tự coi như có một liên lạc cùng nhau. Bên này một cửa hàng tạp hóa có đầy quả sơn đen, có chồng giấy bản và ống bút Nho, có cô hàng thùy mị mà hàng phố vẫn khen là gái đảm đang. Bên kia nhà ông cụ Tú, có tiếng trẻ học vang, có cậu học trò

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022