văn miêu tả cây si ấy bị bão quật đổ bật rễ được cần cẩu kéo lên sau một tháng lại trổ lá non. Đây là cây si của Hà Nội là biểu tượng cho vẻ đẹp của Hà Nội “Hà Nội thời nào cũng đẹp, mỗi thời có một vẻ đẹp riêng của nó”. Hình ảnh cây si giàu sức sống mang ý nghĩa tượng trưng cho thiên nhiên của đất kinh kỳ - vẻ đẹp văn hóa của đất kinh kỳ" [1].
Trên đây là các công trình nghiên cứu, bài báo, bài phê bình văn học có đề cập tới tập truyện ngắnHà Nội trong mắt tôihoặc các truyện ngắn riêng lẻ trong tập truyện này ở các mức độ quan tâm khác nhau. Các ý kiến đề cập tới tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải đều chỉ ra những nét đặc sắc của tác phẩm, đến những yếu tố văn hóa mà tập truyện ngắn đề cập tới, tuy nhiên văn chương là thế giới muôn màu nên việc khám phá vẻ đẹp của văn chương là không có điểm dừng, mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số yếu tố văn hóa trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi nhưng vấn đề mà khóa luận này hướng đến thì chưa có một công trình nào thực sự đi sâu vào và có hệ thống. Trên tinh thần tiếp thu những ý kiến, kinh nghiệm của người đi trước và phát huy những thành tựu đó, tôi triển khai nghiên cứu vấn đề : “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận này nhằm tìm ra các nét văn hóa được truyền tải thông qua các nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi. Khóa luận cũng tập trung vào việc nghiên cứu các nét văn hóa của Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong các trang viết của nhà văn Nguyễn Khải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là là tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải. Trong đó bao gồm 10 truyện được tập hợp thành cuốn
Hà Nội trong mắt tôi. Và ở đây tôi xem các truyện ngắn này là một chỉnh thể xuyên suốt xâu chuỗi với nhau trong tư duy văn hóa của Nguyễn Khải
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính ở đây là yếu tố văn hóa được thể hiện trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải.
Có thể bạn quan tâm!
- Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa - 1
- Giá Trị Văn Hóa, Văn Học Từ Những Sáng Tác Của Nguyễn Khải
- Vị Trí Của Tập Truyện Ngắn Hà Nội Trong Mắt Tôi Trong Hành Trình Sáng Tạo Văn Học, Văn Hóa Của Nguyễn Khải
- Bản Lĩnh Và Nhân Cách Của Người Hà Nội
Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.
Trong khóa luận này cũng đề cập tới các yếu tố ngôn ngữ của nhà văn, các yếu tố không gian thời gian nghệ thuật thể hiện cảm thức văn hóa của nhà văn.
4.3. Phạm vi tư liệu
Phạm vi tư liệu của khóa luận là tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải gồm 10 truyện ngắn. Và ở đây, tôi xem các truyện ngắn này là một chỉnh thể xuyên suốt, xâu chuỗi với nhau trong tư duy văn hóa của Nguyễn Khải.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sáng tác của Nguyễn Khải trải dài trên nhiều thập kỷ, với số lượng đồ sộ có cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Với giới hạn của đề tài, trong một tập truyện ngắn, yếu tố văn hóa gần như xuyên suốt các tác phẩm, ở từng phương diện và khía cạnh vì vậy tôi sử dụng hệ thống các phương pháp :
+ Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
+ Phương pháp so sánh là rất cần thiết vì có so sánh mới làm rò được đối tượng nghiên cứu đó là đi vào so sánh ngang giữa các tác phẩm để làm rò các yếu tố văn hóa thể hiện trong từng tác phẩm với nhau .
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Các phương pháp nói trên đều nhằm mục đích nghiên cứu, khai thác một cách hiệu quả nhất cho khóa luận.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai thành ba chương:
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI
KẾT LUẬN
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm văn hóa, văn học
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Đến nay có không ít những định nghĩa về văn hóa. Theo đó các định nghĩa này có những điểm khác nhau, bởi mỗi học giả lại đứng trên một quan điểm, cứ liệu, mục đích riêng để nghiên cứu. Trong giới hạn của đề tài này, tất nhiên không thể đưa ra hết các định nghĩa về văn hóa mà chỉ có thể lược ra một vài định nghĩa cơ bản có sức thuyết phục cũng như phục vụ cho mục đích nghiên cứu của khóa luận.
Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng xét chung , khái niệm văn hoá có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…
Có thể hiểu một cách đơn giản, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Trong tập Nhật Ký trong tù, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [3].
Theo Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thì văn hóa là: “văn trong nghĩa văn minh, hóa trong nghĩa giáo hóa, nền giáo hóa theo mỗi văn minh của thời đại, điều hiểu biết kiến thức…” [16, 860].
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tái tạo con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.1.2. Khái niệm văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “văn học là sản phẩm lịch sử, văn học tự nó cũng là một quá trình. Văn học cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời sống thực tại, chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, triết học, tôn giáo, khoa học…Những ảnh hưởng cụ thể sẽ quy định bộ mặt văn học của mỗi thời.” [17, 401].
Về văn học khó có thể đưa ra một định nghĩa có tính chặt chẽ, mặc dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những cố gắng khác nhau nhằm đưa ra một khái niệm mang chính xác văn học. Có thể định nghĩa nó như tác phẩm viết mang tính "tưởng tượng" hiểu theo nghĩa hư cấu - tác phẩm viết "không chân thật" hiểu theo nghĩa đen của cụm từ này. Nhưng ngay cả sự phản ánh ngắn gọn nhất về những gì người ta thường đưa vào dưới tiêu đề văn học lại cho thấy định nghĩa này sẽ không đứng vững nổi. Bởi nếu văn học là loại tác phẩm viết có tính "tưởng tượng" và "sáng tạo" thì chẳng hoá ra lịch
sử, triết học và khoa học tự nhiên là những thể loại không có tính tưởng tượng và sáng tạo? Tuy nhiên cũng có thể xem văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ.
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá được thể hiện bằng ngôn từ nghệ thuật. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi…), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống trong truyện ngắn và tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật pha trà, thư pháp…). Tác phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu xa của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch lịch sử trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách người nông dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu...
Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là
một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định.
Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.
Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Chẳng hạn, thông qua nội dung tái hiện của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập của văn hoá Tây Âu trong xã hội thời kỳ này, cũng như khoảng cách văn hoá của người thị dân so với người sĩ phu bị buộc chặt vào những tín điều Nho giáo, một bên, và với người nông dân bị giới hạn trong văn hoá nông thôn ở làng xã, một bên khác.
Tuy nhiên, cách nghiên cứu có phần “thực dụng” này cũng có nguy cơ làm cho nghiên cứu văn hoá nuốt chửng nghiên cứu văn học và thủ tiêu chính đối tượng toàn vẹn của văn học.
Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và khai phóng. Dù là phản ứng trước
những làn sóng văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hoá, giới trí thức sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là những người tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hoá dân tộc.
Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…, cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học.
Cách tiếp cận văn hoá học như vậy thực chất là đặt văn học trong không gian văn hoá với những đặc trưng của nó đã thâm nhập một cách tinh vi vào thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Sự thẩm thấu này truyền đi cả theo hai chiều lịch đại và đồng đại. Một mặt, những giá trị từ nguồn văn hoá truyền thống rì rầm chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình tượng và ngôn từ của tác phẩm mà đôi khi chủ thể sáng tạo không ý thức một cách tự giác. Mặt khác, những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức, đòi hỏi nhà văn phải trả lời, trực tiếp hay gián tiếp, bằng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Đối với những tài năng bậc thầy, cả hai chiều thẩm thấu ấy hoà trộn một cách nhuần nhuyễn đến mức khó mà tách bạch rò ràng.
Văn hoá không bao giờ là một hiện tượng thuần nhất. Sự đan xen văn hoá có khi dẫn đến sự pha tạp, trộn lẫn, nhưng cũng có thể dẫn đến sự kết tinh, chưng cất nên những giá trị mới. Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tòi cho sự chuẩn bị