cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy hồng, một cái lư hương đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rò từ đời nào. Không gian ấy mang đậm tính hoài cổ của một quá khứ diễm lệ hào hoa những năm đầu thế kỷ 20.
Tóm lại, ở trong tập truyện ngắn này, không gian quá khứ khiến người ta hồi tưởng, hoài cổ về một Hà Nội của những năm trước, chưa xa lắm nhưng lại đang bị phủ một lớp bụi mờ, một Hà Nội không lạ lẫm nhưng lại như mới quen bởi nó cổ kính và nên thơ.
Cùng với không gian văn hóa quá khứ, không gian văn hóa hiện tại xuất hiện trong tác phẩm như một mảng đối lập với không gian văn hóa quá khứ . Trong tập truyện ngắn này, không gian của thực tại đầy ắp những nét tươi mới nhưng cũng chứa đầy hào nhoáng bóng bẩy của xã hội hiện đại, những nét cổ kính rêu phong chìm lấp dưới những ngôi nhà cao tầng, Hà Nội chói lòa bởi ánh đèn điện và nhộn nhịp tiếng xe: “Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui. Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại.
- Tôi nói: Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rò”. (Một người Hà Nội).
Cái xô bồ cũng tìm đến tận ngoại thành, ở một làng chạm khắc ngà voi và gỗ khi “Tôi đã đi suốt làng cả một buổi chiều, thăm nhiều nhà, ngắm nhìn nhiều tượng gỗ, tượng Phật có, tượng Thánh có, rồi ông Tiều ông Ngư, trẻ trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo, sư tử vờn cầu, hổ nằm, hổ đứng, đẹp thì có đẹp nhưng không thích, chỉ là sản phẩm thủ công của những ông thợ làm nghề, chỉ thấy giá tiền, nơi bán, quy luật thương trường, chứ không được nghe một câu nào về nghệ thuật, về cái thần bí của nghề, những chuyện của nghề. Đứng đâu ngồi đâu cũng nghe nói đến tiền, đến chính mình cũng phải luôn luôn nghĩ đến tiền. Thật chán quá!” (Nghệ nhân ở làng)
Không gian hiện tại ngập ngụa trong mớ hỗn độn của đồng tiền, ở đâu cũng thấy người ta nhắc tới tiền; ngay cả ở trong nhà: “hai gia đình chỉ có một cửa hàng, chỉ có một chỗ làm ra tiền, sẽ không ai chịu nhường ai, cũng không ai muốn chung đụng với ai trong cái thời buổi đến thần thánh cũng phải quỵ lụy kẻ có tiền”(Tiền). Không gian hiện tại của Hà Nội trong mắt tôingập tràn sự đảo lộn, là không gian của những người trẻ như Lộc (Chúng tôi và bọn hắn), như Nghĩa (Người của ngày xưa) và Hiền (Tiền), Hà Nội không còn dành cho người già, những người ưa lối sống chậm và coi thường tiền bạc, tránh xa xô bồ, ngược lại những người trẻ sẵn sàng lao vào nó “Bây giờ các con anh đều lao vào kiếm tiền, đều nuôi mộng làm triệu phú tỷ phú trong chớp mắt (Nếp nhà). Trong tập truyện này, Hà Nội của hiện tại hiện lên có phần xấu xí, đó như là điều không thể tránh khỏi sau khi mở cửa. Tác giả dường như không ngại ngùng khi nói lên một cách chân thực mặt trái của Hà Nội trong vận hội mới, nhiều thách thức.
3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện và giọng điệu trần thuật mang đậm màu sắc văn hóa thời đại
3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện
Đỗ Hải Phong trong: Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại, đã dẫn lời của Todorov như sau: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng… Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Ngôn ngữ của người kể chuyện tập trung ở lời người kể chuyện. Nó bao gồm phần lời giới thiệu, miêu tả, trần thuật sự việc, con người; bao gồm cả lời dẫn thoại; lời trữ tình” [10, 116 – 125]. Lời người kể chuyện thường mang tính khách quan hơn so với lời nhân vật, nó có nhiệm vụ làm nền cho sự xuất hiện của câu chuyện và của lời nhân vật, là mối dây liên kết các yếu tố tổ chức tác phẩm. Lời người kể chuyện là thành tố quan trọng trong ngôn ngữ kể chuyện, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong lời văn nghệ thuật toàn tác phẩm.
Với Nguyễn Khải, ngòi bút của ông hướng nhiều vào đời sống thế sự với sự chiêm nghiệm và triết lí về nhân sinh, tìm kiếm những giá trị bền vững vĩnh hằng của con người và đời sống. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải vì thế cũng được mở rộng, thay đổi, với nhiều kiểu loại nhân vật mới và nhất là được soi ngắm, định giá từ những thang bậc giá trị khác – những giá trị bền vững về nhân cách, về lối sống. Những nhân vật ấy tuy rất khác với các nhân vật lí tưởng của Nguyễn Khải hồi trước đổi mới nhưng giữa họ lại có những nét chung, đó là bản lĩnh, niềm tin vào điều mình đã lựa chọn, là sự sắc sảo, thông minh, có tài ăn nói. Bà Hiền trong Một người Hà Nội là một nhân vật rất tiêu biểu cho một mẫu người được tác giả ưa thích, say mê trong sáng tác của ông ở thời kì đổi mới.
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí Của Tập Truyện Ngắn Hà Nội Trong Mắt Tôi Trong Hành Trình Sáng Tạo Văn Học, Văn Hóa Của Nguyễn Khải
- Bản Lĩnh Và Nhân Cách Của Người Hà Nội
- Nghệ Thuật Biểu Hiện Cảm Thức Văn Hóa Qua Tập Truyện Ngắn Hà Nội Trong Mắt Tôi Của
- Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa - 8
Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.
Truyện Một người Hà Nội được tác giả chia làm 7 phần, có đánh số mỗi phần, kể những chuyện về bà Hiền và gia đình bà trong một khoảng thời gian dài suốt mấy chục năm, chủ yếu từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Hà Nội được giải phóng cho đến những năm đầu đổi mới, qua lời kể của nhân vật kể chuyện xưng tôi – người cháu họ gọi bà Hiền bằng cô. Truyện Một người Hà Nội khá tiêu biểu cho lối viết quen thuộc và ưa thích của Nguyễn Khải: không xây dựng một cốt truyện chặt chẽ xung quanh một tình huống cơ bản, mà là sự xâu chuỗi nhiều sự việc, nhiều mẩu chuyện, nhiều khi không có quan hệ trực tiếp với nhau, nhưng đều tập trung làm nổi rò một vấn đề hoặc một nhân vật. Cách viết này có ưu thế là cho phép ngòi bút tác giả được tự do, chủ động trong lựa chọn chi tiết, sự việc, lại có thể xen vào những nhận xét bình luận của mình, không bị quá lệ thuộc vào một cốt truyện chặt chẽ, với các chi tiết, sự việc phải sắp xếp theo quan hệ nhân quả. Sử dụng phương thức kể là chủ yếu xen với bình luận và miêu tả cũng là cách viết quen thuộc của ngòi bút Nguyễn Khải.
Qua lời kể của nhân vật “tôi” (mang dáng dấp của chính tác giả), người đọc hình dung được gần như trọn vẹn về cuộc đời bà Hiền, từ thời thiếu nữ
mơ mộng, chủ nhân của một xa lông văn chương có tiếng của Hà Nội trước 1945, đến một bà Hiền, chủ một gia đình, trong việc nuôi dạy con cái, trong cách sống hằng ngày và trong các quan hệ với xã hội mới, với cuộc kháng chiến. Cố nhiên, trong một truyện ngắn nhà văn không thể và cũng không có ý định tạo dựng một hình tượng nhân vật toàn vẹn, với mọi mối quan hệ trong đời sống riêng chung và mọi bình diện của cuộc sống con người. Cái mà tác giả quan tâm và tập trung thể hiện ở nhân vật bà Hiền chính là vẻ đẹp của một lối sống, nhân cách người Hà Nội, “Một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”, như chính lời của người kể chuyện nói về nhân vật bà Hiền. Trong lời nhận xét này, có hai khía cạnh được nhấn mạnh ở tư cách người Hà Nội của nhân vật bà Hiền: “Thuần túy không pha trộn” và “Một người Hà Nội của hôm nay”.
Ngôn ngữ người kể chuyện trong các truyện ngắn được tập hợp thành tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi,“tôi’’ là một người rất yêu Hà Nội, am hiểu sâu sắc về Hà Nội. Từng sống gắn bó với Hà Nội qua nhiều thời đoạn, nhiều chặng đường hiện thực của đất nước, tôi đã cảm nhận và khám phá nhiều vẻ đẹp của Hà Nội, con người Hà Nội. Năm 1955, khi cùng đồng dội về tiếp quản Thủ đô, “tôi” còn trẻ lắm, mới hăm bốn, hăm lăm “cái xuân xanh”, “tôi” thấy Hà Nội thật đẹp ở cái vẻ ngoài rực rỡ, náo nhiệt với bao nhiêu “phố phường” lung linh “ánh điện”. Khi đã có tuổi,“tôi”lại thấy Hà Nội đẹp ở vẻ trầm mặc, cổ kính.
Ngôn ngữ của người kể chuyện ở tập truyện này đôi khi là suồng sã, bốp chát đậm tính ‘’ kinh tế thị trường’’ : “Chạy lộn đường rồi! Văn Điển đi lối kia cụ ơi!” (Nếp nhà), hay như: ‘’ Hắn cười khẽ: “Tất nhiên là bằng xe hơi của cháu”. (Chúng tôi và bọn hắn). Ngôn ngữ của người kể chuyện trong cùng một tác phẩm luôn có sự đối lập với nhau, một bên đầy tính đời thường, xù xì và trần trụi, một bên đầy tính triết luận, trải đời của nhân vật (hay chính là nhà văn), hai dạng ngôn ngữ này cùng nhau tung hứng để tạo nên màu sắc
khác biệt giữa một lớp người cũ đại diện cho truyền thống, văn hóa của Hà Nội ‘xưa” và một bên là những người trẻ, lớp người của thời buổi kinh tế thị trường: “Rồi anh xem, riêng trong cái lĩnh vực này đồng tiền chả có nghĩa lý gì”. Hắn lại cười mủm mỉm, một nụ cười rất là “cáo”: - Vâng, để rồi xem, đó là chuyện sau này chứ đâu phải chuyện ngay ngày mai. Cháu vẫn còn thời gian để chờ đợi mà (Chúng tôi và bọn hắn).
Ngôn ngữ trong các tác phẩm cũng được nhà văn chọn lựa rất kĩ càng, khi nói về những truyền thống, cung cách của một Hà Nội xưa, người kể chuyện thường trở nên trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và tinh tế, khi nói đến những vấn đề nhức nhối hiện tại, ngôn ngữ của người kể chuyện trở nên “đanh” hơn, chua chát hơn. Nó tạo ra cho tác phẩm những luồng mạch rò rệt, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của hai thế hệ. Người kể chuyện đồng thời cũng là nhân vật trong tác phẩm luôn đưa ra những lời kết cho câu chuyện của mình bằng một đoạn có tính triết luận : “Chao ôi! Một anh thợ vô danh ở làng mà dám có cao vọng đoạt quyền tạo hóa bằng cái chàng cái đục của mình sao? Biết thế nào được! Còi mơ mộng của con người ta vốn vô cùng mà” (Nghệ nhân ở làng) hay như “…không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”; “hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”(Một người Hà Nội), nhưng với thế hệ trẻ, người kể chuyện trở thành một người đồng niên, ngôn ngữ sinh động hơn, hoạt bát hơn: “Cái thằng nhóc ấy, cái thằng tôi ẵm bế nó từ thuở mới có mấy tháng lại ghê gớm đến thế à? Nó được đào tạo từ bao giờ, hả? Bố Phúc nó chưa dễ đã làm được huống chi nó. Còn nó… thì nó đã làm rồi đấy. Cái xí nghiệp của nó đã có tiếng tăm rồi đấy. Chẳng gì nó cũng là một ông tỷ phú, tỷ phú nhà nước thôi, của cái thời bây giờ” (Chúng tôi và bọn hắn).
Tóm lại, trong tập truyện ngắn này, ngôn ngữ người kể chuyện thường linh hoạt, chuyển tiếp mềm mại giữa hai tuyến truyện, hai tuyến nhân vật.
Điều đó góp phần làm nổi bật vấn đề xung đột của tác phẩm mà nhà văn nhắm tới.
3.2.2. Giọng điệu trần thuật
Với Nguyễn Khải, một trong những cách tân lớn nhất là chuyển đổi giọng điệu trần thuật từ quan niệm duy ý chí, giọng điệu trang trọng ngợi ca mang âm hưởng của sử thi anh hùng ca, đó cũng gần như là giọng điệu chung cho hầu hết các nhà văn giai đoạn trước giải phóng. sang màu sắc triết luận, tranh biện, điển hình là hình tượng cái tôi xuất hiện với tần suất nhiều hơn, giọng văn mang nhiều tâm tình của nhà văn với xã hội hơn..
Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Khải ở Hà Nội trong mắt tôi nghiêng nhiều về khuynh hướng triết luận, tranh luận trong đó người kể chuyện thường được đặt ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Tất cả 10 truyện ngắn trong tập này đều được kể dưới lời kể của nhân vật tôi, đó là người dẫn dắt độc giả đi vào trong câu chuyện, đảm đương mạch dẫn dắt tự sự. Nếu trước đây triết lý của Nguyễn Khải chủ yếu được khơi gợi xung quanh vấn đề lý tưởng, hành động ý thức giác ngộ (Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa) thì ở trong tập truyện này các tác phẩm như Chúng tôi và bọn hắn mang màu sắc khác. Nhà văn hướng sâu hơn vào vấn đề đạo đức, lương tâm, những trăn trở về một xã hội mới đang xuất hiện phá vỡ những trật tự văn hóa cũ, những câu chuyện thế sự và sự lên xuống của đời người không biết trước được (Người của ngày xưa).
Giọng điệu ở đây đã không còn cái tỉnh táo sắc lạnh của hơn 20 năm trước, thay vào đó là sự trải đời của tác giả đến người trần thuật, từ nhân vật tới nhân vật; đó là sóng ngầm của thời bình, thời mở cửa kinh tế thị trường như trong Nếp Nhà khi ngôi nhà ở giữa trung tâm lọt vào tầm ngắm của giới kinh doanh, là sự cám dỗ của đồng tiền mà lại phải rất khéo léo sử dụng nó trong Chúng tôi và bọn hắn, là sự suy tư, tiếc nuối về những giá trị xưa cũ mà ngày nay Hà Nội đang dần mất đi: “… Hà Nội bây giờ không còn là của mình nữa. Nó là của các anh. Nó sẵn sàng phục vụ cho mọi tham vọng của các anh
(Chúng tôi và bọn hắn). Giọng điệu của nhân vật “tôi” mang nặng tính chiêm nghiệm của người từng trải, xen lẫn vào đó là sự nuối tiếc của một người từng gắn bó với Hà Nội trước những đổi thay như một cơn lốc có thể cuốn đi các giá trị truyền thống từ bao đời.
Từ những ngóc ngách không ngờ của thế giới nhân vật, đời sống thực tại hiện ra như kính vạn hoa ở phía hào nhoáng nhất và cổ kính nhất, hiện tại hào nhoáng va chạm với quá khứ rêu phong, giữa quan hệ tiền bạc và máu mủ ruột thịt (Tiền). Hàng loạt vấn đề cứ ngồn ngộn trải ra qua nhân vật tôi, trong đó triết lý của cuộc đời được đưa ra theo hai chiều hướng đối lập: già và trẻ (Chúng tôi và bọn hắn), giữa hiện tại và quá khứ (Người của ngày xưa, Nếp nhà) thức thời và lạc thời, hoa và rác… Nguyễn Khải rất biết khai thác những cuộc đối thoại mặt đối mặt giữa hai thế hệ già và trẻ với ý thức về quá khứ và hiện tại với thời gian đã mất và vận hội không dành nhiều cho người già. Đồng điệu hay đối lập, phê phán hay ngợi ca có những vấn đề trước đây nhà văn chưa từng đặt ra nhưng nay với sự xuất hiện của một lớp người mới, nhà văn như tâm tình cùng những con người cũ của Hà Nội, như tâm tình với một Hà Nội xưa cũ trước ngưỡng cửa của thời đại mới, trong đó Nguyễn Khải thấy được một lớp người cũ có cái chất vàng đáng quý cần học lấy, cái mà người trẻ đầy kiêu hãnh chưa chắc đã có được (Một người Hà Nội, Đất kinh kỳ, Nếp nhà…) Đối thoại trong tập truyện này được Nguyễn Khải tập trung vào việc hai thế hệ có những chạm trán gay gắt về quan niệm sống, về cách sống (Chúng tôi và bọn hắn).
Viết về Hà Nội, Nguyễn Khải dường như muốn cho người ta thấy một Hà Nội bình thản đi qua biết bao bão giông, qua những thay đổi và thăng trầm của lịch sử. Ở đó có những con người đại diện cho nét văn hóa của thủ đô, là những hạt bụi vàng (Một người Hà Nội), từ chuyện văn chương cho tới việc đời thường giọng văn của ông như thấm cái “sang”, cái tinh tế của vùng đất này để làm nổi bật những “ cốt cách vàng” góp phần làm đẹp thêm, ý nghĩa
hơn cho cuộc đời (Đất kinh kỳ, Một người Hà Nội, Nếp nhà, Người của ngày xưa) là sự tự chiêm nghiệm khi với Hồ Dzếnh đó là phải “tráng chút hơi hướng Tràng An” trong văn chương đích thực, là một bà cô già tưởng như lẩm cẩm nhưng lại là sợi dây bền chặt giữ lại một nếp nhà giữa trung tâm Hà Nội.
Trong tập truyện này, ngoài giọng văn mang tính triết luận, Nguyễn Khải còn thể hiện một giọng điệu mang âm hưởng tâm tình, đầy sự trải nghiệm của người đã đi qua những biến đổi trong cuộc sống. Cái tâm tình đó là lời của một bà cô già về sự thay đổi của xã hội khi đồng tiền làm con người ta mờ mắt (Nếp nhà), đó cũng là sự tâm tình của một anh thợ mộc chuyên đục, chạm (Nghệ nhân ở làng), lời tâm tình trải đời ấy được thể hiện dưới góc độ của nhiều nhân vật khác nhau, ở các địa vị xã hội khác nhau nhưng có một điểm chung đó là những người đã già, những người đang trải qua một sự thay đổi lớn lao của xã hội nói chung, của Hà Nội nói riêng. Nguyễn Khải đã đặt nhân vật vào nhiều vùng không gian, thời gian khác nhau trong các cuộc thoại, của hồi ức và sự chiêm nghiệm với chất giọng tâm tình, chia sẻ luôn hướng con người vào sự tự ý thức. Hiện tại có từ hôm qua, một Hà Nội mới bắt nguồn từ những trầm tích văn hóa xưa cũ khó có thể từ bỏ. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm như lời thủ thỉ tâm tình của người lớn tuổi đang trò chuyện cùng ngày xưa, cùng ngày nay.