Tiếp Nhận Truyền Hình Đa Nền Tảng Vtv, Vhgđ Ở Kđtm Tại Hà Nội Ngày Càng Vận Động Theo Xu Hướng Đa Văn Hóa, Liên Văn Hóa


gặp gia đình nào dùng tủ chè, sập gụ cổ truyền trong căn hộ chung cư.

Hiện nay, hầu hết kiến trúc của các KĐTM với các tòa nhà cao tầng đang trở thành một không gian đô thị hiện đại được bố trí chủ yếu theo chiều cao của không gian (trong đó kiến trúc thôn quê lại thiết kế phát triển theo chiều ngang). Mọi việc di chuyển của con người chủ yếu bằng thang máy. Phương tiện đi lại để ngay dưới tầng G của tòa nhà rất tiện ích cho việc sinh hoạt. Văn hóa ứng xử trong GĐ nơi đây có xu hướng tôn trọng riêng tư, bố trí phòng ngủ cho từng chủ thể, thực hiện nếp sống văn minh, chăm sóc và nuôi dạy con cái theo phong cách dịch vụ đô thị hiện đại, có gia sư đến dạy bổ sung kiến thức văn hóa, âm nhạc, thể thao, có người giúp việc đỡ đần nội trợ. Trong các GĐ, việc chi tiêu theo phong cách văn hóa tiêu dùng hiện đại: đi siêu thị vào cuối tuần, mua đủ hàng hóa, thực phẩm cho 5 ngày cất giữ trong tủ lạnh. Và 2 ngày cuối tuần là những dịp thực hiện văn hóa vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, đi picnic hay về quê thăm thân, đi du lịch thay đổi không khí...

Phải khẳng định rằng, phong cách VHGĐ của cư dân các KĐTM ở Hà Nội nói trên không tự nhiên mà xuất hiện. Rất nhiều nét đẹp về VHGĐ thời đại 4.0 được gợi mở, giới thiệu và hướng dẫn từ các chương trình VTV. Đó là những chuẩn mực mới về VHGĐ hiện đại mà VTV là nơi truyền dẫn ý tưởng và thúc đẩy sự phát triển. Trong tương lại, thiết nghĩ VTV nên tiếp tục phát triển các chương trình gợi dẫn về các giá trị VHGĐ hiện đại để tiếp tục xây dựng VHGĐ, xây dựng văn hóa và con người Việt Nam nói chung, xây dựng văn hóa và con người ở các KĐTM tại Hà Nội, nói riêng.

4.4.3. Tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV, VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội ngày càng vận động theo xu hướng đa văn hóa, liên văn hóa

Hiện nay, không hiếm gặp các chương trình có người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam nói tiếng Việt rất tốt và thực hiện vai diễn nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế. Họ đã trở thành những công dân mới, coi Việt Nam là quê hương thứ hai. Nhiều người nước ngoài (đủ các quốc tịch) sau khi hết nhiệm kỳ công tác, lao động đã ở lại Việt Nam sinh sống. Có người lập gia đình với người Việt và xây dựng thành một mô hình gia đình đa văn hóa cư trú tại các KĐTM ở Hà Nội. Từ các chương trình của VTV, người ta đã nhìn thấy thời đại toàn cầu hóa, hiện


tượng người công dân toàn cầu đang dần dần trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn lan truyền trên nhiều nước trên thế giới. Trong một GĐ hiện nay có thể có nhiều sắc màu văn hóa của các dân tộc trên toàn cầu. Hệ giá trị văn hóa nói chung và VHGĐ nói riêng đã có sự giao lưu, xâm nhập và tiếp biến trong không gian cư trú tại một số căn hộ của GĐ có yếu tố nước ngoài. Mặc dù khác màu da, khác ngôn ngữ, khác về phong tục tập quán, nhưng những con người trong các gia đình đa văn hóa vẫn đang cố gắng tìm tiếng nói chung.

Các chương trình VTV đã nhiều đề cập tới tình yêu và hôn nhân có yếu tố nước ngoài cùng hiện tượng GĐ đa văn hóa, liên văn hóa, từ đó vô hình trung đã gợi mở xu hướng này ngày càng lan rộng cho con người tại các KĐTM ở Hà Nội.

Trên thực tế, các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài và GĐ đa văn hóa đang đặt ra nhiều thách thức trong việc duy trì bản sắc dân tộc trong các thế hệ chủ thể GĐ, nhất là trẻ em đang lớn lên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Trong tầm nhìn đến hết thế kỷ XXI, nếu có mong ước về một thế hệ thuần chủng thì điều đó đang dần dần khó thực hiện, bởi xu hướng GĐ đa văn hóa đang ngày càng rộng mở. Đó là chưa kể, trong thời điểm hiện tại, trong các GĐ đa văn hóa, sự ổn định và bền vững hôn nhân đang có nhiều thách thức rất lớn. Không ít các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã đổ vỡ bởi sự khác biệt về văn hóa (nhu cầu và phong cách sống), bởi sự khác biệt về sức khỏe sinh lý của con người đã để lại những hệ lụy phức tạp về đạo đức lối sống, về sự biến đổi VHGĐ hiện nay và mai sau với các mô hình mới lạ lẫm với người Việt truyền thống như: “GĐ đơn thân”, “GĐ kết hôn theo kiểu hợp đồng”, “GĐ kết hôn giả” cư trú tại KĐTM ở Hà Nội, chủ yếu sống biệt lập và ngoại lai xa lạ với giá trị văn hóa Việt Nam

4.4 Khuyến nghị phương hướng và giải pháp chấn hưng VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 20

4.3.1. Phương hướng

Trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân


của xã hội là gia đình” [137, tr. 281 - 282 ]. GĐ chính là nơi ươm mầm nhân cách, tư tưởng đạo đức, lối sống hình thành tri thức và năng lực ban đầu cho con người để hướng tới giữ gìn gia phong, trật tự, kỷ cương của xã hội. VHGĐ được hình thành và phát triển trên nền tảng vừa kế thừa tiếp nối VHGĐ truyền thống của dân tộc, vừa không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại.

GĐ phát triển bền vững là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển xã hội bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đứng trước nhiều vận hội cũng như thách thức, tác động mạnh mẽ tới vị trí, vai trò của gia đình theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Bên cạnh những thành công, tiến bộ, các GĐ cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta đã tổng kết, đánh giá và ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó, tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Trên tinh thần đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thực hiện chiến lược phát triển GĐ Việt Nam với việc thực hiện xây dựng GĐ thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng GĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 629/QĐ-TTg/ngày 29/5/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 , trong đó, khẳng định quan điểm:

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong các mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời cũng lá trách nhiệm của mọi gia


đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ưu tiên, tạo điều kiện để các gia đình khu vực nông thôn, miền núi, khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống [52].

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nêu rõ vấn đề xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam phải gắn với việc xây dựng và giữ gìn hệ giá trị gia đình: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam” [34, tr.143] Và muốn đạt được điều đó thì cần phải “… thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh. Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ” [34, tr. 144].

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vấn đề vừa giữ gìn bản sắc VHGĐ dân tộc, đồng thời vừa tiếp nhận tinh hoa VHGĐ thế giới để phát triển các giá trị VHGĐ Việt Nam đương đại là một đòi hỏi thiết yếu trong xây dựng, phát triển VHGĐ ở nước ta hiện nay.

Hệ giá trị của văn hóa là giao diện tinh thần cốt lõi đặc trưng của xã hội loài người, luôn luôn mang dấu vết của các thế hệ con người qua các thời kỳ lịch sử. Xưa nay, người dân Việt Nam cốn có truyền thống gắn bó mật thiết với thiên nhiên và vũ trụ, sống hiền hòa, tình cảm, mềm dẻo, kín đáo, tinh tế, linh hoạt. Quy tắc xử sự của Việt Nam ngày xưa thường gói gọn trong luật lệ như tục ngữ xưa từng khẳng định: “Phép vua thua lệ làng”. Tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc đã hình thành và chi phối mối tương quan mật thiết trong gia đình, làng xã và đất nước, hợp thành thiên hạ, sơn hà, xã tắc. Sự liên kết chặt chẽ của người Việt trong mối quan hệ gắn bó Nhà

- Làng - Nước là xuất phát từ yêu cầu sinh tồn trong môi trường lịch sử liên tục phải chống ngoại xâm và chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt.

Trong VHGĐ truyền thống Việt Nam, yếu tố gia tộc là một dòng chảy tinh thần độc đáo và mãnh liệt, tạo nên sức mạnh của tình đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau. Bằng chứng sinh động về điều đó được thể hiện từ ngữ trong tiếng Việt chỉ gia tộc lên tới chín thế hệ: kị, cụ, ông, cha, tôi, con, cháu, chắt, chít. Hệ thống gia tộc liên


kết trong dòng dõi như vậy chính là sự hiển thị vẻ đẹp của VHGĐ Việt Nam, thể hiện sự gắn kết gia tộc, gia đình của ông cha ta liên tục trong hàng ngàn năm lịch sử.

Trong VHGĐ Việt Nam truyền thống và hiện đại, chữ Hiếu là hệ giá trị hàng đầu trong bảng giá trị của GĐ. Hệ thống tổ chức gia tộc, GĐ, tâm tình yêu thương đùm bọc, kính trên nhường dưới; GĐ ổn định hài hòa là những nét nổi bật và căn bản của văn hóa Việt Nam. Cho nên giữ gìn bản sắc VHGĐ là nhiệm vụ hàng đầu và cần thiết đối với các GĐ Việt Nam ở nước ta hiện nay nói chung, GĐ các KĐTM ở Hà Nội, nói riêng. Hệ thống giá trị đạo đức, các tập tục truyền thống tốt đẹp trong VHGĐ Việt vẫn đang được các thế hệ người Việt tiếp nối kế thừa và trân trọng, giữ gìn, trong đó có VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội.

Hệ thống quan điểm đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa và con người Việt Nam, xây dựng và phát triển VHGĐ ở nước đã được ban hành rất quy mô và là định hướng quan trọng để phát triển văn hóa, con người Việt Nam (trong đó có VHGĐ trên cả nước nói chung và VHGĐ ở KĐTM ở Hà Nội, nói riêng), tạo ra các thế hệ con người Việt Nam mới với những hệ giá trị VHGĐ mới, làm nên sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững, đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế thành công, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

4.3.2. Giải pháp chấn hưng VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội hiện nay

4.3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

Trên thực tế, nhận thức là yếu tố ban đầu có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành, bại của con người trong cuộc sống. Nếu nhận thức đúng và đầy đủ thì mới có cơ sở để hành động đúng và hiệu quả. Chính vì thế, giải pháp đầu tiên để chấn hưng, phát triển VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội là cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương các quận, phường trên địa bàn Thủ đô về tầm quan trọng, vị trí và vai trò của GĐ và xây dựng VHGĐ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Từ đó chủ thể lãnh đạo quản lý này mới thật sự quan tâm thích đáng, hợp lý, đúng lúc và đúng chỗ đến vấn đề xây dựng và phát triển VHGĐ trên địa bàn Thủ đô.


Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho tất cả các ngành, các cấp và đông đảo cư dân tại các KĐTM ở Hà Nội. Từ việc xác định nhận thức đúng và đầy đủ các giá trị VHGĐ thì mới có kế hoạch và hành động hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng VHGĐ ở KĐTM hiện nay.

Bên cạnh những đặc điểm chung của VHGĐ Việt Nam, VHGĐ ở các KĐTM tại Hà Nội có những đặc thù riêng chính vì thế cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác GĐ, nhất là nhân sự ngành văn hóa ở vùng đô thị này. Đồng thời, cũng cần tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân nắm và hiểu rõ những giá trị chuẩn mực của VHGĐ trong thời kỳ mới cũng như đối với các chuẩn mực của VHGĐ ở các KĐTM tại Hà Nội.

Để phát triển VHGĐ tại địa bàn mới này của Thủ đô, theo đó cần tăng cường và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình đa nền tảng của VTV về vị trí, vai trò quan trọng của GĐ và công tác GĐ trong cộng đồng cư dân các KĐTM tại Hà Nội. Muốn thực hiện được điều đó, VTV đa nền tảng cần tăng cường xây dựng chương trình tuyên truyền giới thiệu, nêu gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt động có hiệu quả, song song với việc phê phán các hiện tượng vi phạm chính sách pháp luật về GĐ, tìm ra những biểu hiện không đúng đắn, thiếu lành mạnh trong cuộc sống GĐ như các hủ tục, mê tín, dị đoan và nhiều tệ nạn khác trong cuộc sống GĐ.

Với sức mạnh riêng biệt là dòng thông tin chủ lưu chính thống chính thức, VTV cần chú trọng ngăn ngừa, đáp trả và bẻ gẫy những thông tin giả dối và các sản phẩm độc hại. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, không để thế lực xấu tác động ảnh hưởng đến con người cư dân các KĐTM ở Hà Nội. Cần đẩy mạnh giáo dục, cung cấp kiến thức cho các thành viên GĐ về chủ trương, chính sách, luật pháp của Nhà nước liên quan đến GĐ và VHGĐ tại các KĐTM.

4.3.2.2. Nhóm giải pháp về thiết kế các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV mới dựa trên nhu cầu phát triển VHGĐ và VHGĐ tại KĐTM ở Hà Nội

Lâu nay VTV thường xây dựng các chương trình hướng tới GĐ và VHGĐ từ kinh nghiệm truyền thống của nhà đài kết hợp với các fomat chương trình mua bản


quyền hoặc mô phỏng từ các đài truyền hình nước ngoài. Tuy nhiên, đã đến lúc, VTV cần tích cực phát huy tài năng sáng tạo của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, các nhà sản xuất chuyên nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng cao của VTV để mở các cuộc thi sáng tạo fomat mới (kiểu như chuyên mục: Chúng tôi - chiến sĩ). Qua đó sẽ chọn ra được các chương trình mới gần gũi với cuộc sống GĐ hơn, thiết thực giáo dục con người về văn hóa GĐ. Gần đây, trong khung thời gian hai ngày nghỉ cuối tuần, các chương trình truyền hình tối thứ bảy và tối chủ nhật đang ở tình trạng tẻ nhạt (chủ yếu hướng tới người mẫu, ca sĩ…), mà chưa thật sự có hơi thở của cuộc sống gia đình. Cho nên, dường người ta thường ít xem ti vi vào hai ngày này và chủ yếu tiếp cận MXH hoặc các trang youtube.

Chính vì vậy, cần có những điều tra xã hội học, nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng đời sống VHGĐ để tìm ra lời giải đáp về thiết kế chương tình truyền hình đáp ứng với nhu cầu đông đảo của công chúng, cũng là để tác động điều chỉnh những khiếm khuyết hiện nay của văn hóa GĐ ở các KĐTM tại Hà Nội nói riêng, VHGĐ trên cả nước, nói chung.

Cần tránh việc chủ quan tự nghĩ ra chương trình theo cách của nhà đài và thiếu ý nghĩa thiết thực với cuộc sống. Truyền hình nên có các chương trình về gia đình hạnh phúc, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền nhiều hơn nữa để truyền cảm xúc tích cực cho công chúng. Bởi lẽ nếu chương trình nhiều hương thơm thì sẽ lan truyền “gieo hạt” về hương thơm ấy, thay vì nhiều chương trình nói về các góc khuất tăm tối, gây ra ấn tượng bi lụy về sự tối tăm, bế tắc của cuộc sống.

Truyền hình nên tăng cường những chương trình nêu gương sáng về gia đình để lan tỏa nhưng mẫu mực chinh phục lòng người. Sức mạnh của truyền hình được thể hiện trong sự phản ánh cuộc sống trên cơ sở chọn lọc bằng trí tuệ, tài năng và nghệ thuật của người làm báo, để chủ yếu gieo mầm tươi sáng cho cuộc đời.

4.3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Để thực hiện tốt, đưa Nghị quyết của Đảng đến cuộc sống của đại đa số nhân dân, chắc chắn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải căn cứ vào hệ thống quan điểm đường lối của Đảng về phát triển GĐ và VHGĐ nghiên cứu tình hình thực tiễn, từ đó


đề xuất ra cơ chế chính sách hợp lý. Giải pháp về cơ chế chính sách có ý nghĩa then chốt, là hành lang pháp lý quan trọng để xây dựng và phát triển VHGĐ trong những tác động của truyền thông và Truyền hình VTV. Có thể nhận thấy một số vấn đề sau đây cần cân nhắc để tăng cường những tác động tích cực của truyền hình đến VHGĐ:

- Thứ nhất, quy định rõ trách nhiệm xây dựng và phát triển VHGĐ thuộc về chủ thể lãnh đạo quản lý là cấp ủy Đảng, UBND các cấp và đội ngũ cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền địa phương ở phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phải coi đây là một chương trình quan trọng trong kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

- Thứ hai, cập nhật những yêu cầu mới từ thực tiễn để kịp thời sửa đổi và ban hành luật Hôn nhân và Gia đình, đáp ứng với yêu cầu phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

- Thứ ba, nghiên cứu và ban hành một số nghị định chuyên đề về công tác truyền thông, truyền hình gắn với yêu cầu phát triển VHGĐ của dân tộc nói chung và trên địa bàn một số thành phố, đô thị lớn trên phạm vi cả nước. Công tác truyền thông truyền hình phải có mục tiêu cụ thể về xây dựng giá trị gì của VHGĐ chứ không thể đưa tin chung chung hoặc giải trí đơn thuần. Đài Truyền hình VTV cần có định hướng phát triển các chuyên mục, chương trình mới, thiết thực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển VHGĐ Việt Nam vừa hiện đại vừa thể hiện bản sắc dân tộc truyền thống, khép lại các chương trình đã quá cũ và xa thực tế.

Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần thì kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội. Muốn xây dựng GĐ và VHGĐ tại KĐTM của Hà Nội, cần phải có những giải pháp về đầu tư vốn, kinh phí để thực hiện. Trước hết là các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải xây dựng kế hoạch tài chính trong năm và cần phải có luận chứng về một số vấn đề văn hóa - xã hội để dự kiến sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người tại địa bàn theo quy định chung. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần phải xã hội hóa, thu hút nguồn vốn từ cộng đồng doanh nghiệp, chủ đầu tư các KĐTM và các công dân cư trú tại đây với mức đóng góp hợp lý, theo đó xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ công khai, minh bạch để sử

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí