Văn Hóa Ứng Xử Trong Gia Đình Tại Các Kđtm Ở Hà Nội


thể VHGĐ tại các KĐTM tại Hà Nội trên các lĩnh vực chủ yếu

Với hệ thống các chương trình hết sức đa dạng và phong phú, truyền hình đa nền tảng VTV đã hàng ngày phục vụ nhu cầu thông tin và giải trí cho người dân Thủ đô nói chung và cư dân là chủ thể VHGĐ tại các khu đô thị mới ở Hà Nội, nói riêng.

3.3.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình tại các KĐTM ở Hà Nội

Đài truyền hình Việt Nam đã có hệ thống chương trình cực kỳ phong phú và đa dạng tác động đến văn hóa ứng xử trong gia đình người Việt, trong đó có văn hóa ứng xử của các gia đình tại KĐTM thành phố Hà Nội. Với số lượng khổng lồ và đa dạng của tri thức, các chương trình VTV đã đem đến nhiều bài học hay về các chuẩn mực ứng xử trong cuộc sống gia đình cho con người đủ các lứa tuổi từ trẻ em đến người cao tuổi. Hầu như cứ mở ti vi là lập tức ở kênh nào cũng có những chương trình có liên quan đến văn hóa ứng xử.

Trong thống kê về một số chương trình có mức tương tác cao trên hệ thống kiểm đếm của VTV, NCS lựa chọn 7 chương trình để khảo sát cho hạng mục ứng xử trong gia đình. Đặc điểm chung của những chương trình này là đều có những nội dung liên quan đến các chủ thể trong gia đình trong các mối quan hệ với nhau và với xã hội trong các cặp mối quan hệ bố mẹ - con cái, quan hệ vợ chồng. Có thể điểm những chương trình có tác dộng đến văn hóa ứng xử gia đình rất đa dạng và phong phú như sau:

Bảng 1: Các chương trình có ảnh hưởng tới cách ứng xử trong gia đình

(1) Rất tốt (2) Bình thường (3) Không tốt (4) Rất xấu


Chương trình

Ý kiến


(1)

(2)

(3)

(4)

1. Cái lý cái tình

49%

23%

15%

3%

2. Bố ơi Mình đi đâu thế

67%

24%

7%

2%

3. Gia đình hoàn Mỹ

39%

23%

25%

3%

4. Chúng ta là một gia đình

40%

32%

16%

2%

5. Phụ nữ là để yêu thương

55%

30%

10%

5%

6. Câu chuyện văn hóa

27%

23%

39%

1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 14


7. Gia đình và xã hội

16%

32%

40%

2%

(Nguồn: Số liệu điều tra của NCS năm 2021)

Chương trình, Cái lý cái tình hiện đang được phát sóng vào 16h50 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV3. Cái lý cái tình có 49% lượng khán giá đánh giá là rất tốt. Chương trình nằm trong tổng thể Đề án tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật "Sức nước ngàn năm" do Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương; Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp thực hiện. Mỗi tập của chương trình là một tiểu phẩm tình huống, tái hiện một cách sinh động những câu chuyện của cuộc sống, trong đó lồng ghép những vấn đề pháp luật ở 4 lĩnh vực cơ bản: Dân sinh, Y tế - Văn hóa – Giáo dục, An ninh trật tự và Tư pháp – Chính sách xã hội.

Trong chương trình, mỗi nhân vật thường được đặt vào một tình thế vướng mắc buộc phải sử dụng đến "cái lý" theo như quy định của pháp luật, đồng thời cũng phải dựa trên "cái tình" giữa những mối quan hệ của đời sống xã hội để gỡ rối, giải quyết. Qua đó, khán giả không chỉ được tận hưởng những phút giây thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng, mà còn có thêm hiểu biết về những quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, chương trình sẽ tiếp tục cung cấp cho khán giả truyền hình nhiều quy định pháp luật bổ ích về những vấn đề thường gặp phải như trộm cắp vặt, thả rông vật nuôi, hối lộ hay hành vi chống người thi hành công vụ… Nếu vi phạm những quy định này, người vi phạm có nguy cơ phải đối diện với những rắc rối pháp lý như bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này đòi hỏi người dân phải chủ động tìm hiểu và nắm bắt được các quy định của pháp luật để phòng, tránh những rủi ro và hậu quả đáng tiếc có thể xảy đến. Nhờ cách khai thác nhân văn, sáng tạo và gắn liền với hơi thở của cuộc sống nên mặc dù đã phát sóng được gần 6 năm nhưng đến nay, chương trình vẫn là "món ăn" được nhiều khán giả truyền hình lựa chọn.

Bố ơi! Mình đi đâu thế? là một gameshow của VTV3 được lấy từ format Dad! Where Are We Going? của Hàn Quốc. Trong chương trình này, các ông bố là những nghệ sĩ trong lĩnh vực giải trí cùng con cái của họ sẽ có các chuyến du lịch đến nhiều


địa danh khác nhau, dành riêng cho các cặp bố con mà không có sự xuất hiện của các bà mẹ. Trong các chương trình này, Trong các chương trình này, Bố ơi, mình đi đâu thế phản ánh rõ nét câu chuyện quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong các hoạt động sống. Chương trình Bố ơi Mình đi đâu thế có 67% số lượng ý kiến cho rằng là rất tốt vì ở đây các bậc cha mẹ thấy rằng nên dành nhiều thời gian cho con cái của họ. Trong bộn bề công việc hàng ngày, quỹ thời gian eo hẹp, việc được xem và trải nghiệm các mùa của chương trình này cũng giúp cho nhiều bậc phụ huynh thấy rằng nên có sự quan tâm nhất định tới con mình thay vì chỉ lướt web và vào mạng xã hội.

Phụ nữ là để yêu thương 55% đồng ý về việc nội dung chương trình rất tốt. chủ yếu nói về ứng xử với xã hội và việc tuân thủ theo luật pháp, chương trình Phụ nữ là để yêu thương chủ yếu nói về vai trò người phụ nữ trong gia đình và cách ứng xử trong gia đình của người phụ nữ, người giữ lửa trong gia đình. Đôi khi chương trình cũng kể về các tấm gương phụ nữ hoặc câu chuyện về một người phụ nữ vượt qua khó khăn xây dựng cuộc sống gia đình. Với các tiêu đề như Vượt sóng cùng con, Những điều nhỏ nhăt, Tô màu cuộc sống, Người gieo mầm tử tế, Người ham mê đồ cổ … là những chủ đề vô cùng gần gũi với cuộc sống trong đó vai trò của người phụ nữ là vô cùng quan trọng.

Những chương trình này đều nói về cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. Về cơ bản, nội dung đạt tới việc truyền tải những dạng thức ứng xử văn hóa thông qua những câu chuyện về tình huống cố định. Thông qua các chương trình này, các chủ thể GĐ đều được trải nghiệm những tri thức, những tình huống có thật và giả định trong gia đình và ngoài xã hội và có đáp án về việc ứng xử. Văn hóa ứng xử trong gia đình dần dần hình thành từ các chương trình VTV theo thời gian. Giờ đây, thế hệ trẻ đã được truyền hình cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích về cách ứng xử trong cuộc sống GĐ và nhiều bài học nhân sinh đời người như tình nghĩa vợ chồng, cha con, thầy trò, anh em, đồng đội, kể cả những bài học cảm động về thái độ ứng xử của con người với thiên nhiên, xã hội và chính với bản thân mình.

3.3.2. Văn hóa tiêu dùng GĐ tại các KĐTM ở Hà Nội

Trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày GĐ luôn thực hiện việc tiêu dùng, đáp


ứng các nhu cầu hàng ngày về ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí … của on người. GĐ không chỉ là một đơn vị có hoạt động kinh tế, mà còn là một đơn vị tiêu dùng. GĐ cũng là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tổ chức việc tiêu dùng vật chất và hưởng thụ các sản phẩm văn hoá sau giờ lao động.

Nếu trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, chức năng này có thể mờ nhạt, thì hiện nay, với xu hướng phát triển của xã hội công nghiệp, với mức sống ngày càng cao, con người càng chú ý nhiều hơn đến nhu cầu tiêu dùng, giải trí. Gần đây, xã hội hiện đại có những hệ thống dịch vụ, phúc lợi ngày càng mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu của con người. Điều đó đã kích hoạt sự phát triển văn hóa năng tiêu dùng của GĐ nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần đa dạng của các chủ thể trong thiết chế văn hóa GĐ. Khi thực hiện chức năng tiêu dùng, VHGĐ ở các GĐ trong KĐTM đã đi vào chiều sâu tinh tế, phong phú và sở thích sinh hoạt riêng của mỗi các nhân và từng GĐ, hướng tới hành vi tiêu dùng hợp lý, văn minh, tạo nên đặc điểm văn hóa tiêu dùng GĐ riêng của cư dân tại các KĐTM ở Hà Nội.

Vì lẽ đó, một trong những nội dung thiết thực và độc đáo của VTV là thường xuyên sản xuất các chương trình mới hướng tới phát triển văn hóa tiêu dùng của các GĐ ở Thủ đô. Đó không chỉ là việc mua bán đơn thuần mà còn là tri thức, kinh nghiệm quý trong bối cảnh kinh tế thị trường, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, hướng tới sử dụng đồng tiền chi tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi GĐ. Chủ động hướng dẫn văn hóa tiêu dùng cho GĐ Việt.

Bảng 2: Tác động của các chương trình VTV đến cách tiêu dùng trong gia đình

(1) Rất tốt (2) Bình thường (3) Không tốt (4) Rất xấu


Chương trình

Ý kiến


(1)

(2)

(3)

(4)

1. Hãy chọn giá đúng

50

22

16

2

2. Shark Tank

14

65

19

2

3. Tiền khéo tiền khôn

65

20

10

5

4. Vui sống mỗi ngày

49

23

15

3

5. Tiêu dùng 24h

59

23

5

3


6. Vui – Khỏe – Có ích

55

30

10

5

7. Chống buôn lậu hàng giả - bảo vệ

người tiêu dùng

16

32

40

2

(Nguồn: Số liệu điều tra của NCS 2021)

Lên sóng từ năm 2004, tính đến nay, chương trình truyền hình mua bản quyền có tên gốc The Price Is Right, do Ban sản xuất các chương trình giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được phát sóng thứ 7 hàng tuần trên VTV3 đã có 17 năm đồng hành và phục vụ khán giả. Với hình thức trò chơi được thay đổi liên tục, có nội dung gần gũi và liên quan mật thiết với cuộc sống, Hãy chọn giá đúng đã dành được sự yêu mến của khán giả ở nhiều độ tuổi, ngành nghề khác nhau.

Số liệu khảo sát cho thấy chương trình có 50% số bình chọn cho rằng nội dung khá tốt, đáng xem. Thực tế, trong suốt 17 năm, trải qua 5 thế hệ MC, 5 nhóm sản xuất, nhiều lần đổi mới chương trình, Hãy chọn giá đúng luôn tự hào mình là bạn của khán giả mọi miền, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, mang tới cho khán giả thông tin, giá cả sản phẩm chuẩn xác nhất, cần thiết cho đời sống hàng ngày; một sân chơi đúng chất chơi - không cần phải nghĩ ngợi nhiều, không cần ngồi yên yêu kiều mà thoải mái tư vấn, nhắc giá; chơi vui là nhận giải. Tuy nhiên, đánh giá ở góc độ kinh tế, có khá nhiều sản phẩm thương hiệu Việt chưa được biết đến nhiều, mức giá ở chương trình cũng không phải quá khó đoán, nhưng nếu đi ra thực tế lại rất khó mua các sản phầm này.

Tiền khéo tiền khôn là một trong những chương trình truyền thông nhằm thực hiện Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong việc tăng cường truyền thông về các vấn đề liên quan tới thanh toán, an ninh an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng. Chương trình nhận được 65% số lượng bình chọn cho rằng khá tốt về mặt nội dung thể hiện. Câu chuyện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng của người dân luôn luôn ở trong mức độ vừa phải, bởi không phải ai cũng hiểu hết các cách thức nghiệp vụ của các ngân hàng trong việc hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ tiêu dùng …


Nội dung chương trình tập trung cung cấp thông tin liên quan đến tiện ích, dịch vụ ngân hàng, cách sử dụng thẻ ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn bảo mật, cách tiếp cận các dịch vụ ngân hàng như tiết kiệm, vay vốn, và nhiều dịch vụ khác… Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao nhận thức công chúng về tài chính- ngân hàng, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội, giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính; đồng thời, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Tiêu dùng 24h là một chương trình dạng bản tin, chương trình này giúp những người tiêu dùng bình thường nắm bắt các thông tin nhanh về các loại sản phẩm trên thị trường hiện nay, phát hiện những loại hàng kém chất lượng, những loại hàng có chất lượng và được đảm bảo. Chương trình có tới 59% số lượng ý kiến cho rằng nội dung tốt, cập nhật nhanh những thông tin trên thị trường hàng ngày, đem lại những gợi ý cho khán giả chi tiêu theo nhu cầu của mình một cách thông minh. Chi phí hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tốt trong từng thời điểm của thị trường.

Như chúng ta đã biết, GĐ được coi là hạt cơ bản trong sự vận động của xã hội hiện đại, là thành phần cơ bản nhất của bất kỳ xã hội nào, chế độ nào và cũng là nguồn lực cơ bản nhất của sự vận hành nền kinh tế dựa trên nhu cầu của mỗi con người. GĐ cũng là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa GĐ cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy GĐ là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Có thể nhận thấy, mỗi một thành viên trong gia đình đều có thu nhập nhất định mặc dù công việc có thể khác nhau song đều có nhu cầu nhất định trong việc tham gia vào chuỗi sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng. Các chương trình trên đây đã cung cấp thông tin về tiêu dùng đáp ứng nhu cầu, tạo nên sự phong phú của VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội. Phần lớn các công dân các KĐTM đến sinh sống tại Hà Nội và vẫn mang quan niệm tiêu dùng theo phong cách đi chợ truyền thống. Sau một thời gian sống ở đô thị, cùng với việc tiếp cận các chương trình VTV hướng dẫn văn hóa tiêu dùng, việc mua sắm, chi tiêu, sử dụng tiền bạc đã dần dần theo các chuẩn mực mới.

Bên cạnh những chương trình được khảo sát, hiện nay các chương trình trên


giao thức internet của VTV đã có rất nhiều nội dung làm kinh tế được phát sóng định kỳ như : Ceo chìa khóa thành công, Toàn cảnh thế giới, Sự kiện và bình luận, Chào buổi sáng, Thời sự 12 giờ, Cái lý cái tình, Thế giới hôm nay, Chào ngày mới … các chương trình này có thời lượng từ 15 phút cho tới 30 phút, được phát sóng hàng ngày hoặc hàng tuần không gián đoạn. Với những nội dung về việc làm kinh tế, làm doanh nghiệp luật, tin tức kinh tế, những xu hướng phát triển và ý tưởng kinh doanh trên thế giới. Mục tiêu chính là đưa những thông tin đến với khán giả, nâng tầm quan tâm cung cấp tri thức về cách mà nền kinh tế vận hành từ đó tạo nên nền tảng nhận thức cho mỗi thành viên trong gia đình có thể đưa ra ý tưởng làm kinh tế của mình.

Có thể thấy lượng theo dõi và xem ở mỗi chương trình này đều rất cao, như chương trình Ceo chìa khóa thành công, trung bình có từ 30 nghìn lượt xem mỗi số, có chương trình lên tới 80 nghìn lượt xem, đây là những con số đáng được nêu lên để minh chứng cho nội dung hấp dẫn và tính khả thi mà phương án trong các chương trình đã đưa ra, từ đó cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và tác động tốt mà các chương trình mang lại.

3.3.3.Văn hóa giáo dục GĐ tại các KĐTM ở Hà Nội

Truyền hình VTV góp phần “xã hội hoá con người”, tức là quá trình biến làm cho con người vốn là thực thể tự nhiên sinh học, trở thành thành thực thể xã hội; làm cho con người nhận thức và hành động theo yêu cầu phát triển của xã hội và phát triển khả năng phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Theo C. Mác, con người là động vật xã hội. Sau khi lọt lòng mẹ, nếu đứa trẻ không được sống trong môi trường gia đình, không được sự giáo dục của gia đình, của nhà trường và xã hội đứa trẻ sẽ không trở thành một con người. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo, giáo dục gia đình chủ yếu thiên về giáo dục đạo đức, giáo dục phẩm hạnh, giáo dục cách “đối nhân xử thế”, giáo dục quan hệ họ hàng, làng xóm … những tư tưởng “tam cương”, “ngũ thường”, “danh phận” … được gia đình chấp nhận, tuần theo chặt chẽ. Ngày nay giáo dục gia đình được phát triển lên một trình độ mới nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho con người, trong đó giáo dục nhà trường, xã hội là điều kiện cơ bản, thường xuyên để thực hiện thành công mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân


lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Các chương trình VTV đã giới thiệu vai trò của GĐ theo phong cách báo hình. Nhiều hình ảnh mẫu mực về khả năng giáo dục GĐ đã được phát sóng làm gương cho con người. GĐ là nơi nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên tác động đến con người về thể chất, văn hoá, trí tuệ, xã hội, lao động. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên dạy cho con những đức tính, tình cảm tốt đẹp theo truyền thống và văn hoá của dân tộc. Giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường là những yếu tố quyết định để định hướng hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, giáo dục GĐ lại có vai trò quan trọng trực tiếp đầu tiên và lâu dài đối với sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Thực tế cho thấy, sự hình thành nhân cách trẻ em do nhiều yếu tố tác động, trong đó yếu tố giáo dục đóng vai trò quyết định. VHGĐ có chức năng giáo dục về tri thức, chuẩn mực của cuộc sống, hình thành nhân phẩm đạo đức cho con người trong không gian sinh hoạt của GĐ. Các chương trình của VTV có tác dụng nâng cao văn hóa giáo dục GĐ là vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi chương trình đều có tác động và gợi mở cho con người về một lượng tri thức nào đó cần thiết của cuộc sống. Dưới đây là thống kê về các chương trình VTV có liên quan nổi bật đến văn hóa giáo dục GĐ.

Bảng 3: Các chương trình có tác động tới cách giáo dục trong gia đình

(1) Rất tốt (2) Bình thường (3) Không tốt (4) Rất xấu


Chương trình

Các ý kiến (%)


(1)

(2)

(3)

(4)

1. Thiếu niên nói

59

23

5

3

2. Cha mẹ thay đổi

77

14

7

2

3. Đường lên đỉnh Olempia

39

23

27

1

4. Điều ước thứ 7

16

32

40

2

5. Học cùng con

55

30

10

5

6. Gia đình trẻ

50

22

16

2

7. Kỹ năng thoát hiểm

65

20

10

5

(Nguồn: Số liệu điều tra của NCS 2021)

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí