Hà Nội Với Những Nét Sinh Hoạt Văn Hoá Truyền Thống

Với tiểu thuyết Mười năm, Tô Hoài muốn dựng lại một giai đoạn lịch sử dữ dội và phức tạp, đau thương nhưng sôi động thời kỳ Mặt trận dân chủ đến Cách mạng tháng Tám ở vùng ven thành quen thuộc. Tô Hoài còn dụng công miêu tả Hà Nội trong những ngày xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh B.52 trong truyện ngắn Phố và tiểu thuyết Những ngò phố, người đường phố. Các tác phẩm đó của Tô Hoài đứng cạnh nhau, tạo thành một bức tranh liên hoàn, khắc hoạ những chặng đường biến đổi của Hà Nội. Nhân vật chính trong các tác phẩm đó, không ai khác, vẫn là những người thân thiết cũ của ông: người nông dân ngoại thành. Nhưng họ xuất hiện với tư thế khác, không còn là những con người nạn nhân bé nhỏ, mà là những người có ý thức về sức mạnh của mình, về nghĩa vụ đối với đất nước lúc nan nguy, lặng lẽ và kiên trì đóng góp vào cuộc vận động chống Pháp đầu thế kỷ.

Điều đáng quý ở những tác phẩm này còn ở giá trị tư liệu của nó. Biết bao nhiêu thứ chuyện, bao nhiêu cảnh đời một thời vang bóng đã được tái hiện một cách sống động. Nó giúp ta hiểu quá khứ từ những chi tiết nhỏ nhặt. Những tên đất, tên trạm, những đặc sản địa phương. Cách chạm cửa miếu và lễ dựng nóc, cảnh rước kiệu linh đình, kiệu bay, kiệu bò, cách nói, cách gọi đồ vật theo lối xưa…Tất cả làm tăng màu sắc cổ kính của tác phẩm và chứng tỏ công phu tìm tòi hết sức say mê, tỉ mỉ của tác giả để có thể gợi lên “hồn núi sông ngàn năm”.

Tuy vậy, nhược điểm dễ thấy của những tác phẩm này là kết cấu chuyện không chặt, dễ gây ấn tượng tản mạn, rời rạc, nhiều cái kết đột ngột nhưng kém dư ba, nó là kết vội. Sự kiện, chi tiết còn ngổn ngang, bề bộn, chưa được sắp xếp theo một cấu trúc nhất quán hay một trật tự hợp lý. Và ở một khía cạnh nào đó, tác giả chưa miêu tả được những khía cạnh bản chất nhất của hiện thực lịch sử những năm tiền khởi nghĩa. Nhiều nhân vật, kể cả những nhân vật chính – chưa được thể hiện trong những mối quan hệ xã hội chính trị, vì thế, họ không thực sự có cá tính sắc nét và đạt tới độ điển hình.

Hơn 90 năm sống với hàng loạt thăng trầm của Hà Nội, Tô Hoài gần như viết về mọi giai đoạn lịch sử của mảnh đất này. Thời Pháp thuộc có Bố mìn mẹ mìn, Chuyện cũ Hà Nội. Thời chống Mỹ, Hà Nội dưới mắt ông tổ trưởng tổ dân phố Tô Hoài ẩn hiện trong những Chiều chiều, Cát bụi chân ai... Rồi sang thế kỷ 21, ở tuổi ngót 90, ông lại có tập tản văn Giấc mộng ông thợ dìu với những cái nhìn khá độc đáo về một Hà Nội đang thay đổi từng ngày. “Tôi chỉ thích viết về quần chúng, viết về người lao động bình thường. Bắt mình viết về anh trí thức nghèo như Nam Cao thì khó, bởi mình có phải là anh giáo như “hắn” đâu” - Tô Hoài nói. Ngẫm ra, từ khi mới cầm bút, những trang viết về Hà Nội của Tô Hoài luôn có những nét rất riêng: có lúc hơi bụi bặm, nhếch nhác xô bồ nhưng vẫn đáng yêu bởi tràn đầy hoài niệm và sự cảm thông, chia sẻ của những con người đang sống nơi ấy. Con mắt tinh đời và có phần “lọc lòi” từ rất sớm của Tô Hoài luôn giúp ông đọc ra những góc khuất các mẫu nhân vật của mình, để từ đó thanh thản biết chấp nhận cái phần không hoàn thiện của cuộc sống như nó đang diễn ra. Tô Hoài tâm sự, suốt ngần ấy năm, đi đâu về đâu, ông vẫn yêu và nhớ nhất là vùng quê ngoại Nghĩa Đô, Cầu Giấy của mình. Hà Nội có thay da đổi thịt đến mấy, ông vẫn có thể nhắm mắt mà đi băng băng trên những vỉa hè trong khu phố cổ, dù đã không còn lát đá xanh và những nắp cống tròn đúc bằng gang như thời xưa.

Cũng theo tâm sự của người trong cuộc, Tô Hoài đã từng trả lời về mục đích viết tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội: “Hà Nội: Thủ đô nghìn năm của đất nước. Nơi chung đúc tinh hoa của cả nước. Mọi sự việc xảy ra ở đây đều mang tính tiêu biểu và điển hình văn hóa, chính trị, xã hội từng thời kỳ. Những chuyện cũ viết hầu hết khi nước ta còn bị thực dân Pháp đô hộ… Hà Nội: lầm than và quyết liệt thuở ấy, để lớp trẻ sau này có dịp so sánh đối chiếu với cuộc sống hôm nay”.

Tuổi 91, yếu đi rất nhiều vì bệnh gout và tiểu đường, nhà văn lão thành này vẫn hào hứng kể về một cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành nếu sức khỏe cho phép: “Tôi muốn viết về Cách mạng tháng Tám như những gì mình trông thấy. Ở đó không chỉ có khí thế ngút trời của quần chúng mà còn có cả những chuyện dở khóc dở cười của những anh trí thức nghèo đang lúng túng không biết chọn đường nào”.

CHƯƠNG 2

CẢM QUAN VỀ XÃ HỘI, CON NGƯỜI VÀ PHONG TỤC TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI


2.1. Cảm quan về xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

2.1.1. Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống

Viết về mảnh đất Thăng Long xưa, như lời tác giả, là “tự thuật đời sống tinh thần vật chất và hoạt động của một địa phương…là khơi gợi và xem xét thấy được lịch sử của mỗi vùng làm nên hình ảnh cả nước, cả dân tộc, có nối tiếp và lâu dài. Nó cũng là kỷ yếu đời người, bài học hôm nay và mai sau”. Vì vậy, vẻ đẹp của một Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống đã được Tô Hoài tạo dựng trên những trang văn giản dị mà diễm tuyệt.

Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 6

Một trong những đặc điểm đầu tiên nhận diện văn hoá của một vùng, miền chính là ở cách người ta ăn uống và cư xử với nhau. Tô Hoài đã chỉ ra nét đẹp của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung trong cách thức ăn uống khá riêng này: “Một mâm cơm, dẫu xềnh xoàng ở gia đình, dùng mâm chòng, mâm gỗ, nhà có thì mâm đồng, mâm nhôm, nhưng mỗi thứ bày ra đều có trật tự nhất định. Bát nước chấm đặt giữa. Không để bát cà, bát dưa, những thức ăn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên. Hai bát canh không đặt liền nhau. Con trẻ ngồi mâm với người lớn thì lễ phép lấy đũa so cho mọi người, để ý đặt đầu đũa to ra ngoài, để tiện tay người cầm. Khi ăn, không nhai nhồm nhoàm, tóp tép, không vừa lúng búng nhai vừa nói chuyện” [14,413]. Ngay cả cách ngồi cũng bộc lộ sự ý tứ riêng, điều mà có lẽ thời nay, đã trở nên mai một: “Vợ chồng ý tứ không ngồi bên nhau, cũng như nàng dâu và con gái thì giữ chân đầu nồi xới cơm cho cả nhà”. Ở một nhà cách thức ăn uống đã cẩn thận như thế thì ra chỗ đình trung, cái tiếng to hơn cái miếng, thì chỗ ngồi và cách thức ăn uống càng phải cẩn trọng hơn. Như “làng có khách

trên về, khách ngồi với các ông chức việc cao, sau đến mâm tuần phiên trai tráng. Người mò có phần, có chỗ ăn uống một mình. Phụ nữ thì chẳng bao giờ được dự lễ bái và ăn cỗ uống rượu trong đình” [14,415].

Tô Hoài từng nhận định: “Mỗi người ta đều có nếp nghĩ, cái nhìn và thói quen được truyền lại có lẽ cả nghìn đời. Như, người Việt Nam chỉ để ý một năm có tháng nhuận không, tháng này thiếu hay đủ, không quan tâm một năm bao nhiêu ngày. Ăn cỗ mừng sinh nhật là môt nét mới, trước kia chỉ có mừng thọ, thượng thọ, lên lão và rất voi trọng nền nếp ngày giỗ. Một năm có những ngày bình thường, lại có những ngày khác thường, ngày khác thường ấy là những ngày cúng giỗ, tết nhất” [14;370]. Hiểu thấu thói quen và cũng là một nét văn hoá cổ truyền của người Việt, Tô Hoài đã tỉ mẩn ngồi điểm lại những ngày Tết của một năm: Tháng giêng gồm Tết cả, Tết nhất, tết Nguyên Đán; mùng bảy lễ hạ nêu và động thổ; tháng giêng tết thanh minh đi tảo mộ; rằm tháng giêng cúng ngày Phật sinh; mùng ba tháng ba tết bánh trôi bánh dùng; Tết mùng năm tháng năm giữa mùa hè giết sâu bọ; rằm tháng bảy xá tội vong nhân; rằm tháng tám tết Trung thu; mùng chín tháng chín tết trùng cửu; tháng chạp 23 cúng ông Công ông Táo, lễ sắp ấn ngày 25, chiều 30 tết cúng tiên thường…Riêng về ngày giỗ, Tô Hoài cẩn thận lí giải ngay rằng “cúng giỗ không phải chỉ vì mê tín mà trước nhất là nhớ người đã khuất và ý nguyện cầu mong điều tốt lành. Dù không phủ nhận những phiền hà, hệ lụy xung quanh chuyện giỗ tết, nhưng nhà văn muốn người đọc nhìn vào chiều sâu của thói quen này để nhận ra một nét đẹp của tâm hồn Việt. Vì sao những con người mà ngày thường chỉ có “niêu cơm và vài ngọn rau dền rau bí vơ ngoài vườn xưa kia còn cơm độn, tháng ba ngày tám bát cơm ngữ, bát độn khoai” vậy mà sẵn sàng “no nê đụng bát đụng đũa khi khác thường”. Ông đã lí giải căn nguyên của sự “hoang phí khác thường” ấy và nhủ mọi người “đừng lấy thế

làm lạ. Người ta gánh cái thiếu thốn cả đời đã lâu, lại cũng thói quen bóp mồm bóp miệng ngày thường” [14;374].

Bàn đến chuyện giỗ tết, nhà văn không quên miêu tả nét đẹp trong đời sống người Việt khi luôn nhớ tới người đã khuất, dành riêng cho người đã khuất một ngày để tảo mộ Thanh minh trong tiết tháng ba…. Tô Hoài cho rằng: “Tục lệ sửa sang phần mộ cuối năm khác nào đánh tiếng với người đã khuất hằng năm hết Tết đến nhớ về đoàn tụ. Ấy thế mà vẫn áy náy hình như chưa hẳn đã là chu tất. Đến bữa cơm canh cúng chiều ba mươi, mỗi nhà lại khẩn thiết khấn mời, xin các cụ, các vong hồn ở xa đến đâu cũng cố về sum họp với cả nhà trước giao thừa, cho kịp năm mới. Người sống đoàn tụ đã đành nhưng còn băn khoăn, sốt ruột nữa, người dưới âm có về kịp, đủ không”. Phải chăng, chính tình yêu thương xuyên mọi còi thời gian và không gian ấy, sự giao lưu về mặt tâm hồn giữa người trên dương thế với kẻ đã khuất chốn âm là một vẻ đẹp đáng quý trong nếp sống của người Việt bao đời, bởi điều ấy góp phần tạo nên sự bền vững trong đời sống gia đình, sợi dây kết nối nhiều thế hệ.

Dân gian đã có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”, Tô Hoài sắc sảo chỉ ra nội dung của hai từ “chào hỏi” mà ta thường rất dễ bỏ qua: Chào là chào người trên, người ngang vai và hỏi người dưới. Không chào người dưới, nhưng thường ngỏ lời khéo và thân: thế nào, hồi này con (cháu/em) có khoẻ không?. Nhà nề nếp,việc chào hỏi được dạy từ khi trẻ mới biết nói. Và lớn hơn, khi thấy sơ suất thì nhắc nhở. Không được lừ lừ đi về, dù là người ruột thịt gặp hàng ngày. Nhưng nhìn về nét đẹp của Hà Nội xưa, Tô Hoài cũng không nguôi lo lắng về hiện tại, khi ông thấy: “Những chuyện về chào hỏi trên kia xem ra ngày trước được giữ gìn. Bây giờ chểnh mảng nhiều. Tôi đi vào trong ngò nhà tôi, các cháu gặp, chẳng mấy cháu nhớ chào tôi. Có cháu đi không tránh, cứ đâm thẳng vào chân, vào vai tôi rồi nó tỉnh bơ, cười trừ. Những thói ấy xa lạ với nếp nhà”.

Vốn là một dân tộc yêu lễ nghĩa, quý chữ, lại là người dân của chốn kinh kỳ, người Hà Nội trong trang viết của Tô Hoài rất trọng một nét văn hoá đẹp trong những ngày đầu năm mới, đó là “khai bút”. Mà nét đẹp này, có tự thuở xưa “người làm việc quan, dẫu chỉ chức tước ở làng bé bằng con muỗi mắt, có cái triện đồng triện gỗ, đồng triện hay mộc triện giắt hầu bao, ông trưởng bạ trông coi sổ sách về đất cát, điền địa đều làm mâm lễ sắp ấn hôm hai mươi tháng chạp rồi sang giêng được ngày lành lại làm cỗ cúng khai ấn”. Người có học thì khai bút, anh thợ cửi thì “động thổ khung cửi” lấy ngày vào mùng sáu, đồng áng nhà nông thì mùng bảy dắt trâu ra cày vài đường làm lễ hạ điền…Tất cả những tục lệ này đều chan chứa ước vọng về một năm mới may mắn, thành công.

2.1.2. Hà Nội trong sự phồn tạp của nhiều giá trị văn hóa

Hà Nội trong tác phẩm của Tô Hoài được miêu tả như một dòng chảy phồn tạp với sự hoà hợp của nhiều giá trị. Chỉ riêng khuôn mặt của phố Hàng Ngang đã được ông miêu tả với những vẻ mặt khác hẳn nhau: “Phía giáp Hàng Đường thì sầm uất, chen lẫn những nhà làm xưởng với các nhà làm kẹo bột, người cởi trần đứng vắt dây đường vào cột kéo kẹo cả ngày. Xưởng dệt Lợi Quyền, hiệu chè Chính Thái, kẻ ăn người làm khách buôn tấp nập ra vào, qua lại. Lại đám ăn mày rách lướp tướp chỉ thấy những đầu gối trố ra; bọn bói bài Tây nhâng nháo, với lũ kẻ cắp móc túi nháy mắt tụ tập rồi kéo vào chợ. Trên vỉa hè ra đến chợ Đồng Xuân, người nhốn nháo chốc lại hô hoán bị giật nón, người xô đẩy kêu khóc, cái dùi cui của đội xếp nện xuống đám đông túi bụi” [14,110]. Chỉ một đoạn văn ngắn miêu tả một con phố đủ thấy hiện lên khuôn mặt của một xã hội trước Cách mạng thu nhỏ lại: một Hà Nội sầm uất phồn hoa của những tay buôn, vẻ lam lũ nhọc nhằn của một Hà Nội cần lao với những thợ thủ công khó nhọc, một Hà Nội rách rưới của những kẻ ăn mày, một Hà Nội nhốn nháo của những kẻ bất lương, một Hà Nội vào nề nếp dưới dùi cui của những tay đội xếp…

Nhưng điêu đáng nói là, đó không chỉ là một Hà Nội thuần Việt, mà, vào những tháng ngày thuộc Pháp ấy, nơi đây còn là nơi lưu dấu khuôn mặt của những ông Tây, bà đầm với những hội Tây ồn ã, lai căng. Đó là hình ảnh của một phố toàn Tây đen bán lụa, những người tới từ các đất thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ, những thành phố Mađrat, Mahê, Săngđecnago, họ gặp gỡ, tán tỉnh ghen tuông ầm ĩ mỗi sáng mai. Nếu hội làng trống đánh chiêng reo náo nức sân đình, trai gái hẹn hò, trẻ con nắm váy bà, theo chân mẹ, xúng xính ngắm những ông áo the, khăn sếp…thì hội Tây “toàn trò chơi cù người ta cười”. Tô Hoài còn hóm hỉnh, mỉa mai (và có thể, rất nhiều ái ngại xa xót nữa) khi miêu tả một đoàn lính An Nam mặc giả làm đàn bà da đen nước Đa –hô- mây bên Châu Phi: “Ở ngực mỗi người buộc hai chiếc bong bóng lợn nhuộm đen thành hai cái vú giả thỗn thễn, chỏm vú chấm phẩm đỏ hây, mỗi bước đi lại bần bật nảy lên”. Để có được đội hình sinh động đó, các “ông cai đã lột trần từng người lính An Nam ra, lấy cồn trộn bồ hóng trát đen nhóng nhánh khắp người, cả chân tay mặt mũi” [14,246]. Vậy mà người An Nam vẫn “ham vui”, chen nhau vòng trong vòng ngoài. mặc cho bọn đội xếp “chiếc dùi cui cao su trắng quật đôm đốp như mưa xuống đám người đương đun đẩy nhau”.

Sự phồn tạp của những giá trị văn hoá ấy còn được thể hiện rò nét qua hình ảnh các món ăn ở phố Cửa Đông: “Một chiếc bánh tây tròn xoe như cái đấu, môt mảnh lườn gà luộc. Một miếng bít tết bò xù xì tím như miếng tiết. Những hiệu Nhật Tân, Tây Nam, Mỹ Kinh trên Hàng Buồm, Asia Hàng Bông

..” [14;268]. Như vậy, dưới con mắt của Tô Hoài, Hà Nội hiện lên vừa gần gũi trong những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, vừa lạ lẫm bởi dòng chảy phồn tạp giữa đời thường.

2.2. Cảm quan về con người

2.2.1. Con người Hà Nội trong nét đẹp văn hoá truyền thống

Viết về người Hà Nội, dù ít hay nhiều, đã trở thành mối ám ảnh không chỉ của Tô Hoài. Dù ở dạng thức thể loại nào, các cây viết tâm huyết với Hà

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí