3.3.4. Quản lý của nhà nước về khách lưu trú du lịch
Năm 2017, lượng khách du lịch du lịch đến Quảng Ninh đạt 10 triệu tăng 16% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 4,2 triệu lượt tăng; 22%, tổng thu đạt 18 nghìn tỷ đồng tăng 36% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 4,6 triệu lượt tăng 8%, trong đó khách quốc tế đạt 2,2 triệu lượt khách tăng 17%. Khách quốc tế đến Quảng Ninh từ 140 quốc gia, trong đó các thị trường khách lưu trú quốc tế trọng điểm là: Đài Loan 39%, Hàn Quốc 36%, úc 31%, Trung Quốc 19%, Ý 19%, Pháp 14%, Anh 12%, Đan Mạch 11%, Canada 10%, Malaysia, Tây Ban Nha, Hà Lan 8%...Công suất phòng bình quân của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch năm 2017 ước đạt 54%, tăng khoảng 3% so với năm 2016, doanh thu ước đạt trên 2,8 ngàn tỷ đồng chiếm 15% tống thu từ du lịch, tăng khoảng 1,2% so với năm 2016.[26]
Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 5,8 triệu lượt tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 2 triệu lượt tăng 9%, doanh thu đạt 8,3 nghìn tỷ đồng tăng 23% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 2,3 triệu lượt tăng 5%, trong đó khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt tăng 17%. Khách lưu trú du lịch quốc tế đến Quảng Ninh từ 140 quốc gia, trong đó khu vực Đông Bắc Á (Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật bản) chiếm 55%; Tây âu chiếm 16%; Bắc Mỹ chiếm 6%).Thị trường khách chủ yếu là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bảng 3.5. Giá phòng trung bình và ngày lưu trú bình quân của khách du lịchtại tỉnh Quảng Ninh năm 2017
Công suất buồng (%) | Giá phòng trung bình (tr.đ) | Ngày lưu trú bình quân (ngày/khách) | Thịtrường kháchchủ yếu | |
5 sao | 60.02 | 2,2 | 2,1 | Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Nhật, Mỹ, Đông Nam Á, Pháp, Đức, Úc |
4 sao | 67.61 | 1,3 | 1,97 | |
3 sao | 68.27 | 0,7 | 1,75 | |
2 sao | 60.67 | 0,6 | 1,41 | |
1 sao | 58.39 | 0,5 | 1,32 | |
Trung bình | 65.09 | 1,06 | 1,71 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
- Phân Loại, Xếp Hạng Số Lượng Và Chất Lượng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch
- Kết Quả Khảo Sát Đánh Giá Qlnn Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch
- Các Yếu Tố Thuộc Về Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Cơ Sở Định Hướng Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh
- Kiện Toàn Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Và Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Quản Lý Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch Của Tỉnh
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh)
Qua số liệu, khối khách sạn 3 sao công suất buồng cao nhất, ngày khách lưu trú bình quân khối 5 sao cao nhất, giá trung bình của hệ thông lưu trú du lịch Quảng Ninh khoảng 1,06 triệu đồng.
Bảng 3.6: Tổng số khách và thời gian lưu trú bình quân năm 2017 so với năm 2016
Đối tượng khách | Ngày khách | Tổng khách | Thời gian lưu trú bình quân (ngày) | So với 2016 (ngày) | |
1 | Khách lưu trú | 3,890,000 | 2,274,000 | 1.71 | 0.02 |
2 | Khách quốc tế | 2,196,236 | 1,140,792 | 1.93 | 0.08 |
3 | Khách nội địa | 1,693,764 | 1,133,208 | 1.49 | (0.08) |
(Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh)
Ngày khách lưu trú năm 2017 tăng 0.02 ngày so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế tăng 0.08 ngày, khách nội địa giảm 0.08 ngày khách. Nhìn chung ngày khách lưu trú của Quảng Ninh có chiều hướng tăng đặc biệt là khách quốc tế.
Các chỉ tiêu về khách lưu trú du lịch năm 2017tăng là do: (1) Định hướng đúng đắn của tỉnh Quảng Ninh trong việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn như: Công viên Hạ Long, Bảo tàng Thư viện Quảng Ninh, Cung quy hoạch và khách sạn mang thương hiệu quốc tế như: Wynham, Ryallotus, Novotel, Vinpearl... Vịnh Hạ Long đã khẳng định thương hiệu mạnh, đẳng cấp cao, là sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch quốc tế; (2) Hiệu quả tích cực từ việc liên kết phát triển du lịch, đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, khách du lịch đến từ thị trường phía nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh có chuyển biến; (3) Chủ đầu tư các cơ sở lưu trú du lịch đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, xây dựng thương hiệu; (4) Lượng khách du lịch Trung quốc đến Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh đã góp phần nâng công suất phòng, doanh thu các cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt là khối khách sạn 2 sao trở xuống.[26]
3.3.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh lưu trú du lịch
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong lĩnh vực du lịch là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan QLNN phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của mình. Các nội dung mà UBND tỉnh quan tâm tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch đó là: công tác cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) về du lịch, thực hiện các chính sách về đất đai, quản lý các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về thuế, giá cả,.
Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Ninh được tăng cường. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo và đổi mới trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm cải thiện môi trường du lịch, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến Quảng Ninh. Sở Du lịch đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trong tỉnh được duy trì thường xuyên, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tồn đọng kéo dài vượt cấp nhằm thực hiện tốt những quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho du khách.
Tỉnh Quảng Ninh còn đẩy mạnh việc xây dựng các quy chế quản lý, tăng cường thanh tra nhằm xây dựng môi trường du lịch lành mạnh. Thực hiện Quyết định 1653/QĐ-UBND, ngày 03/07/2012 của UBND tỉnh, Thanh tra liên ngành của tình được thành lập và tiến hành kiêm tra các địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch. Theo đó, lực lượng thanh tra liên ngành đặc biệt chú trọng thanh kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ; việc niêm yết giá tại khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch.[26]
Tiếp tục triển khai chiến dịch chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (theo chỉ đạo
của UBND Tỉnh tại văn bản số 77/TB-UBND ngày 23/3/2017), tổ chức kiểm tra 26 lượt hướng dẫn viên du lịch tại Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15 Móng Cái, các điểm dừng chân tuyến Móng Cái - Hạ Long, các điểm mua sắm tại Hạ Long và Móng Cái, các điểm tham quan trên Vịnh, cảng tàu du lịch Tuần Châu, xử phạt 02 trường hợp với số tiển 7.000.000 đồng so sử dụng thẻ hết hạn, không mang chương trình.
Kiểm tra 17 lượt cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính đối với 01 trường hợp vi phạm với số tiền 1.000.000 đồng do không thực hiện đúng chế độ báo cáo.[26]
Bảng 3.7: Khảo sát QLNN về hoạt động kinh doanh LTDL
Đơn vị: %
Tiêu chí | Đồng ý | Không có ý kiến | Không đồng ý | |
1 | Không phân biệt quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch | 82,9 | 17,1 | 0 |
2 | Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lưu trú du lịch kịp thời | 46,7 | 33,3 | 20 |
(Nguôn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Về cơ bản 82,9% số nhân dân được khảo sát đồng ý với tiêu chí không phân biệt quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch. Đây là một kết quả khá thành công của công tác QLNN về du lịch. Tuy nhiên lại chỉ có 46,7% số phiếu đồng ý với công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lưu trú du lịch kịp thời, và có tới 20% số phiếu không đồng ý với tiêu chí này,
nguyên nhân là vì trong công tác QLNN vẫn còn có những điểm chưa sâu sát, chưa nghiêm khắc và đủ sưc răn đe đối với trường hợp vi phạm trong kinh doanh du lịch.
Hiện nay vẫn còn hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bị phía đối tác ép giá, doanh nghiệp phải chấp nhận và chỉ đạo hướng dẫn viên ép khách mua thêm tour đến các điểm tham quan, mua sắm ở các điểm bán hàng, gây bức xúc đối với khách du lịch và làm xấu đi hình ảnh của du lịch Quảng Ninh, Việt Nam, một số cửa hàng có dấu hiệu giao dịch ngoại tệ trái phép, bán hàng không xuất hóa đơn tài chính, mức thuế khoán còn thấp, chưa sát với thực tế. Việc giới thiệu về hàng hóa không đúng với xuất xứ và giá trị thật; sử dụng người nước ngoài thực hiện nhiệm vụ giới thiệu và bán hàng, trái với quy định; thực hiện chưa nghiêm quy định về niêm yết giá, ghi nhãn mác hàng hóa theo quy định, v.v..
Cùng với đó, hoạt động vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long vẫn còn phát sinh các vấn đề phức tạp, đặc biệt là các nội dung liên quan đến hành vi “chặt chém” khách vẫn xảy ra.
Theo đó, thời gian tới lãnh đạo QLNN về du lịch cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý giá, chất lượng hàng hóa, hình thức thanh toán, quản lý ngoại hối, người lao động tại các cơ sở bán hàng cho các đoàn khách, tour du lịch toàn tỉnh nói chung, trên địa bàn TP Hạ Long và TP Móng Cái nói riêng. Đồng thời, cần tiếp tục kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến chất lượng phục vụ, việc thực hiện các chương trình tour du lịch đã bán cho khách và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch.[30]
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.4.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tỉnh có biên giới
quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km. Điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh trải dài dọc bờ biển phía bắc Việt Nam có cửa khẩu, có các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, giàu tài nguyên khoáng sản, thuận lợi cho phát triển du lịch cũng như các dịch vụ lưu trú du lịch. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giúp cho Quảng Ninh thuận lợi trong việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch.[30]
3.4.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỉnh có nhiều khu kinh tế, trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2016, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam.
Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 10,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 4.528 USD (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 37.600 tỷ đồng; thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 56,67% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 60.600 tỷ đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
Quảng Ninh cũng là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, gắn với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, tỉnh được ví như Việt Nam thu nhỏ. Xét về tính đa dạng dân tộc, tỉnh Quảng Ninh gồm có 22 dân tộc, nhưng chỉ có 06 dân tộc có dân sốtrên 1.000 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay và người Hoa. Các nhóm dân tộc này sống trong cộng đồng riêng của họ, có phương ngữ riêng và các đặc tính dân tộc riêng. Tính đa dân tộc với các tài sản văn hóa bao gồm kiến trúc địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ như thêu thùa, đồ gốm, âm nhạc và các lễ hội.
Những yếu tố kinh tế - xã hội trên đây có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của du lịch cũng như cơ sở lưu trú du lịch, công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch. Tuy nhiên, tính đa dạng về văn hóa - xã hội cũng là thách thức trong quá trình quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch.[30]
3.4.3. Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển
Tỉnh Quảng Ninh rất coi trọng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, ban hành các chính sách quản lý, các quy chế, kế hoạch, đề án, qua đó nhận thức của nhân dân, doanh nghiệp và các cấp, các ngành, địa phương về du lịch đã có những thay đổi, chuyển biến và tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động du lịch. Cụ thể, tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các nội dung và 56 giải pháp, dự án thành phần để thúc đẩy phát triển du lịch; đa dạng hoá các nguồn lực, đồng thời tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch: Khu kinh tế Vân Đồn, thành phố Hạ Long, Móng Cái...
Mặt khác, tỉnh cũng giao các ngành, địa phương đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá, đặc biệt là các giải pháp về quản lý, công tác xây dựng chính sách, giao trách nhiệm, kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện và uỷ quyền, phân cấp... Được tỉnh quan tâm chỉ đạo, các địa phương đã chủ động
phát huy nội lực, tổ chức thực hiện kịp thời, bám sát thực tiễn, qua đó đã phát huy hiệu quả, tích cực trong công tác quản lý nhà nước, điển hình như: Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên Vịnh Hạ Long, công tác quản lý khách du lịch lữ hành qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, công tác quản lý cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch... Cùng với đó, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng đã chủ động ban hành các kế hoạch, chương trình tổ chức thực hiện các quy hoạch và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư các dự án để phát triển du lịch. Điển hình là các quy hoạch như: Quy hoạch phát triển dịch vụ vùng đệm Yên Tử; Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô, thành phố Móng Cái, thành phố Cẩm Phả; Quy hoạch bảo tồn và phát huy 3 khu di tích lịch sử và danh thắng quan trọng của Quảng Ninh: Khu Di tích lịch sử - Danh thắng Yên Tử, Khu di tích lịch sử Nhà Trần Đông Triều, Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng, Quảng Yên... đã trở thành những điểm sáng trong bản đồ du lịch. Đó chính là những minh chứng về hiệu quả của việc áp dụng cách làm mới mang tính chiến lược, đồng bộ, giải pháp phù hợp trong công tác nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.[27]
3.4.4. Các yếu tố thuộc về sự phát triển của các cơ sở lưu trú du lịch
Theo thống kê của Sở Du lịch, đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 1234 cơ sở đã được xếp hạng với 19.773 phòng, trong đó có 1.064 cơ sở lưu trú du lịch trên bờ 17.750 phòng và 170 tàu thủy lưu trú du lịch 2.023 phòng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có thêm 172 cơ sở mới được xếp hạng với 4.486 phòng, trong đó có 4 cơ sở lưu trú hạng 3-4 sao. Nhìn vào con số thống kê trên có thể thấy, số lượng cơ sở lưu trú du lịch Quảng Ninh liên tục tăng. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù số lượng cơ sở lưu trú nhiều nhưng số lượng khách sạn từ 3 - 5 sao chỉ chiếm khoảng trên 53% (41 cơ sở với 5.308 phòng) tổng số buồng phòng cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh. Hơn nữa, số lượng khách sạn từ 3-5 sao và căn hộ cao cấp tập trung chủ yếu ở thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái. Trong đó, thành phố Hạ Long có 35 khách sạn