Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 7


- Số tàu thuyền

(chiếc)

0

18

0

9

62


- Số lao động

(người)


36


20

124


- Thu nhập (triệu/người/năm)


4


4

5


- Thời gian nghỉ

(ngày)


120


120

120


- Chi phí

(đ/ngày/chuyến)


20.000


20.000

20.000


- Chi phí đầu tư

ngư cụ (triệu/năm)


1,5


1,5

1,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 7


(Nguồn: Phòng Thống kê UBND Thị xã Cửa Lò) Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu này ta có thể thấy:

Nghề mang lại thu nhập bình quân đầu người hàng năm cao nhất là các nghề vó ánh sáng, nghề mành - chụp, nghề câu và nghề dạ kéo, tất cả những nghề này cơ bản đều ở mức 7 triệu đồng/ người/năm. Tiếp đến là nghề bóng ghẹ và nghề đăng đáy ở mức 6 đến 6,5 triệu đồng/ người/năm. Nghề te và nghề lưới - thuyền mủng có thu nhập bình quân thấp nhất với mức từ 4 đến 5 triệu đồng/người/năm.

Nghề có chi phí đầu tư ngư cụ cao nhất là nghề mành - chụp và nghề vó ánh sáng với mức đầu tư hàng năm lần lượt là 20 triệu đồng và 15 triệu đồng. Tiếp đến là nghề bóng ghẹ với mức 10 triệu đồng/năm. Nghề đăng đáy, nghề dạ kéo và nghề câu có mức chi phí cho ngư cụ hàng năm từ 5 triệu đến 6,5 triệu. Hai nghề tốn ít chi phí đầu tư ngư cụ nhất là nghề te và nghề lưới - thuyền mủng, với mức 1,5 đến 2 triệu.

Nghề có nhiều lực lượng lao động tham gia nhất là nghề vó ánh sáng với tổng số 547 người trên địa bàn.

Nghề te có thời gian nghỉ ít nhất, chỉ 2 tháng trong năm. Còn các nghề khác, trung bình được nghỉ 3 tháng trong một năm. Thời gian không hoạt động nghề biển phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và sự xuất hiện của các loài đánh bắt tương ứng với các dụng cụ.

Số lượng các nghề ở mỗi phường khác nhau, tùy thuộc điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế, xã hội và lịch sử dân cư, trong đó phường Nghi Thủy là nơi có nhiều nghề nhất, hầu như tập trung tất cả các nghề khai thác.

Nghi Hải có 5 nghề, bao gồm: nghề vó ánh sáng, nghề mành - chụp, nghề câu, nghề dạ kéo, nghề đăng đáy.

Nghi Thuỷ có 7 nghề: nghề bóng ghẹ, nghề vó ánh sáng, nghề mành - chụp, nghề câu, nghề dạ kéo, nghề te, nghề lưới - thuyền mủng.

Nghi Tân có 6 nghề: nghề bóng ghẹ, nghề vó ánh sáng, nghề mành - chụp, nghề câu, nghề dạ kéo, nghề te.

Nghi Hoà có các nghề: nghề câu, nghề dạ kéo, nghề đăng đáy.

Thu Thuỷ có 3 nghề: nghề bóng ghẹ, nghề dạ kéo và nghề lưới - thuyền mủng. Phường này là địa bàn của bãi tắm chính hiện tại (kéo dài từ đảo Lan Châu tới quảng trường Bình Minh), dân cư đa số làm nghề dịch vụ du lịch, một số ít tham gia đi nghề biển, trong đó nhiều nhất là nghề thuyền mủng câu mực ban đêm, phát triển đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là nghề mới xuất hiện dưới tác động của chính sách đẩy mạnh phát triển du lịch của thị xã.

Mặc dù Nghi Tân và Nghi Thủy nằm sát cửa sông đổ ra biển nhưng hiện tại không có nghề đăng đáy (nghề đặc trưng cho đánh bắt thủy sản nước lợ vùng cửa sông ven biển) như ở Nghi Hải và Nghi Hòa vì, cửa sông Lò hẹp hơn cửa sông Lam, người ta cũng đã xây dựng cảng Cửa Lò (đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1980) gần như án ngữ cửa sông và lạch nước ăn sâu vào đất liền chia cách hai phường này thì lại được sử dụng làm bến cá.

Ở Nghi Thủy, trước đây dân làng Mai Bảng thường đánh cá bằng câu te, dạ, lưới rút, câu vàng, câu mực, đan lồng đánh mực vào lộng ra khơi; dân làng Yên Lương thường đánh cá lộng, đánh lưới lợ, lưới chân. Hiện tại, vẫn có nhiều nghề khai thác nhưng không phải gia đình nào cũng làm tất cả mọi nghề. Do điều kiện về lao động và nguồn vốn, họ chỉ có thể sắm ngư cụ để làm một nghề chính nhất định, có hộ chuyên làm nghề te, có hộ chuyên nghề mành hoặc nghề dạ,... và có thể làm thêm nghề đánh bắt với dụng cụ đơn giản là nghề câu trên thuyền đánh bắt chính của nhà mình. Khối 1, 2 chuyên làm nghề câu mực, câu cá; khối 3, 4, 5, 6 chủ yếu làm nghề mành và dạ; khối 8, 9, 10 chuyên làm nghề te và dạ.

Đặc trưng của môi trường lao động và của đối tượng đánh bắt là đa dạng về chủng loại, thói quen sinh sống khác nhau, nhịp sinh học theo mùa cũng khác nhau,... Qua quan sát và kinh nghiệm thực tiễn, ngư dân đã sáng tạo nên những ngư cụ và cách thức đánh bắt phù hợp với từng loại đối tượng. Sự đa dạng của đối tượng đánh bắt đã dẫn tới sự đa dạng trong ngư cụ và phương thức khai thác tương ứng.

Trước khi các hợp tác xã nghề cá ra đời cùng với thuyền có động cơ

gắn máy, ngư dân ở ven biển Cửa Lò đã sử dụng một số phương thức khai thác phù hợp điều kiện tự nhiên và địa hình với hai nghề chính là nghề lưới rút (hay còn gọi là lưới xăm, lưới rút), nghề câu và nghề phụ là kéo lưới rẹo.

Dưới đây sẽ mô tả cụ thể các hình thức khai thác và hệ thống ngư cụ mà ngư dân phường Nghi Thủy đã, đang sử dụng từ xưa tới nay.


2.1. Lưới rút

Đây là nghề cần nhiều lao động và cần tới thuyền đi đôi, mỗi thuyền có từ 9 đến 10 lao động. Thường chỉ có nhà khá giả mới có điều kiện vốn để thực hiện phương thức đánh bắt này. Những chủ thuyền này bỏ tiền ra thuê lao động đi bạn và chủ yếu dùng để đánh bắt cá. Vụ nam, thì đánh bắt gần bờ, vào vụ bắc thì thuyền đi đánh khơi. Vào thời điểm đó, khi chưa có máy chạy bằng dầu hoặc điện, nên việc chèo thuyền đều dựa vào sức chèo thủ công, và lợi dụng yếu tố thời tiết. Gió tây nam (thổi từ đất liền ra) thường được chọn làm thời điểm xuất phát ra khơi, và ngày về thường chọn ngày có gió nồm (gió thổi từ biển đông vào hướng đất liền).

Chính vì đánh thủ công, nên khi đi đánh khơi nhiều nhất là đi cả tháng trăng mới về, ít nhất là đi một tuần, còn thường đi cứ nửa tháng trăng thì mới về. Việc chuẩn bị đồ ăn thức uống cho mỗi chuyến đi là rất quan trọng. Rau xanh và nước ngọt sẽ được dự trữ sẵn, còn thức ăn mặn lại không quá cần thiết, bởi vì ngư dân thường sử dụng cá đánh bắt được chế biến đồ ăn ngay trên biển. Ngoài ra họ còn phải chuẩn bị rất nhiều muối để ướp cá, giữ cho cá được tươi, không bị hỏng trong chuyến đi dài ngày đó.

Đặc trưng của loại đánh bắt này là khai thác các loài cá, tôm đi thành đàn. Cho nên kinh nghiệm nhận biết đàn cá tôm được phát huy hết khả năng trong nghề lưới rút và có thể nói đó là điều quan trọng, quyết định cho một mẻ lưới hiệu quả. Việc nhận biết được thực hiện thông qua sự quan sát màu sắc của nền nước biển, hiện tượng sóng lăn tăn bất thường trên mặt biển lặng, sự tập trung của các loài chim biển và dễ nhận biết nhất là sự phát sáng trên bề mặt nước biển vào ban đêm. Màu sắc càng nổi bật, dễ nhận thấy thì càng chứng tỏ sự tập trung đàn cá đông đúc. Tuy nhiên, việc quan sát này hoàn toàn không dễ dàng, và chỉ có thể phát huy hiệu quả tốt nhất trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường và biển lặng.

Vàng lưới vây thường được cấu tạo bởi ba phần: cánh lưới, thân lưới và tùng lưới, trong đó cánh lưới có mắt lưới to nhất, rồi đến thân lưới và cuối

cùng là tùng lưới, vì hai bộ phận trước có nhiệm vụ lọc nước lấy cá, còn tùng lưới có nhiệm vụ giữ cá.

Lưới rút thường được thả ở độ sâu 20 sải nước, ngư dân ở đây thường thả lưới ngay gần bãi rạo. Bãi rạo do chính các ngư dân tạo ra, như một nơi để cá vào trú ẩn và sinh sản. Rạo được hình thành từ những cây tre, cây luồng, cành lá cọ được đan kết vào nhau và thả xuống biển.

Ra đến nơi đánh bắt, hai thuyền neo song song, người mỗi thuyền sẽ giữ một đầu lưới, khi phát hiện đàn cá, tiến hành việc thả lưới cách vị trí đàn cá một khoảng nhất định, mỗi thuyền sẽ cầm một đầu dây kéo và dần khép vòng vây quanh đàn cá, tôm, sau đó là giai đoạn kéo, thu lưới. Đây là giai đoạn nặng nhọc nhất trong mẻ lưới, cần tới sự hợp lực cao nhất của tất cả các thành viên trên thuyền, nhất là khi sóng to. Mỗi mẻ lưới kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi thu mẻ lưới và nghỉ ngơi, họ có thể tiếp tục tiến hành đánh mẻ lưới khác nếu phát hiện đàn cá.

“Không phải gia đình nào cũng có tiền để đóng nôốc, trai tráng trong làng hầu như phải đi làm thuê cho những gia đình khá giả, công việc trên biển thì vất vả, làm thuê làm mướn khổ cực lắm”, Nam ngư dân, 85 tuổi.

Mỗi làng có dăm ba chủ thuyền, họ có vốn, mua đóng thuyền, sắm ngư cụ và thuê những người trong làng đi đánh bắt. Sau mỗi chuyến đi biển, thành quả lao động được phân chia theo thứ bậc và phải trả cho chủ thuyền một số tiền nhất định.


Nghề này đặc biệt được phát triển trong thời kỳ hợp tác hóa vì dễ huy động lực lượng lao động từ các thành viên trong hợp tác xã, nhưng sau khi các hợp tác xã giải thể đầu những năm 90 của thế kỷ XX, kinh tế hộ gia đình phát triển, lực lượng lao động vì thế không còn dễ tập trung cho phương thức khai thác này. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc nghề lưới rút không còn phù hợp và được thay thế bởi những nghề khai thác khác. Hiện tại, nghề lưới rút không còn tồn tại ở khu vực này, nguyên nhân là do số lượng cá đi theo đàn đã suy giảm so với trước đây, trong khi lực lượng lao động cần cho nghề phải rất đông, điều đó đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế không cao.

Lưới rẹo

Với lợi thế vùng biển sát bờ có đáy phẳng và có nhiều hải sản sinh sống, ngư dân ở đây đã sử dụng phương thức đánh lưới rẹo (hay còn gọi là lưới rẻo) – thả lưới ngay gần bờ và kéo lưới lên bờ. Đây là một phương thức khai thác hoàn toàn thủ công, có từ trước đây cho tới tận bây giờ.

Cạnh trên của lưới lắp phao, cạnh dưới lắp chì, chiều dài của lưới khoảng 100m. Một đầu lưới sẽ được neo lại trên bờ, phần lưới còn lại để lên thuyền (ngư dân ở đây thường dùng thuyền mủng) một thanh niên vừa chèo thuyền vừa thả lưới xuống biển, đi theo hình cánh cung rồi lại trở vào bờ. Mỗi một đầu lưới có 5 người kéo, chủ yếu là nữ giới. Mỗi người đứng cách nhau khoảng 1m vào cùng kéo lưới với nhịp di chuyển chân đồng đều. Cứ như vậy, họ thu hẹp dần vòng lưới và cuối cùng hai bên gặp nhau tại một vị trí.

Thời gian kéo mỗi mẻ lưới khoảng từ 5 đến 6 tiếng, thời điểm đánh bắt trong ngày có thể bất kỳ, thường bắt đầu từ sáng sớm hoặc từ khoảng 2 đến 3 giờ chiều. Vào mùa du lịch, ngư dân thường kéo lưới rẹo ngay khu vực bãi tắm, sau 5 giờ lao động cực nhọc, hải sản đánh bắt không được bao nhiêu. Công sức của 10 người lao động được chỉ được ba chậu nhỏ cá (cá dẹt, cá ve,...), mực, tôm. Họ cũng kéo được rất nhiều sứa, tuy nhiên, hầu hết là vứt đi vì ít người dùng, chỉ có một số lấy về để làm nộm. Sau khi đánh bắt, họ bán cho khách du lịch trên bãi biển hoặc bán cho các nhà hàng ngay sát đó.

Có thể dễ dàng quan sát hoạt động khai thác này của những ngư dân vào buổi chiều muộn hoặc sáng sớm trên bãi biển Cửa Lò, từng đôi tốp 5 người lững thững đi trong ánh chiều muộn và trong bình minh rồi lặng lẽ kéo lưới. Đặc biệt, một bức tranh tương phản hiện ra trong mùa du lịch, giữa một bên là những con người lầm lũi lê từng bước chân nặng nhọc theo nhịp sóng để kéo mẻ lưới và một bên là vô số những khách du lịch nằm phơi nắng hoặc tắm biển, ăn đồ hải sản bên những nhà hàng ven biển.

“O coi, nghề ni vất vả rứa đó, đứng kéo rã rời chân tay suốt gần 5 giờ đồng hồ, có những mẻ lưới chỉ được ít cá, mực, tôm, còn lại là sứa. Mà sứa thì vừa nặng, vừa nỏ bán được là mấy, chỉ vứt đi thôi. Khách du lịch nếu thích thì họ mua luôn ngay khi kéo lưới lên, bán cho họ thì được giá hơn bán cho nhà hàng, nhưng nhiều khi cứ nằn nèo mặc cả, mà cả mấy người chúng tôi chỉ có được chừng nấy (một rổ). Nhưng rứa thì vẫn cứ phải làm thôi, vừa là tranh thủ thời gian, vừa kiếm thêm lấy vài đồng để mua rau cỏ”

Nữ ngư dân, 34 tuổi

Đây là một hình thức khai thác thủ công, vô cùng nặng nhọc nhưng hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời lại làm ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái ven bờ. Mặc dù vậy nó vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay vì đây là nghề khai thác ngay sát bờ, ít gặp rủi ro về tính mạng, và là một trong những hình thức làm thêm của một số phụ nữ nghèo, giúp tăng thu nhập cho gia đình.


2.2. Câu

Thường là câu những loại hải sản to và đi khơi, chính vì vậy, khi chưa có thuyền máy, việc chèo tay ra khơi rất vất vả, phụ thuộc nhiều vào sức gió. Mỗi thuyền câu có khoảng 4 đến 5 người, gồm 1 người thuyền trưởng (thường là chủ thuyền), 1 người thợ máy (khi thuyền đã được cơ giới hoá) và 2 đến 3 thuyền viên. Trước đây, khi nghề câu còn phát triển, thuyền viên là những người có kinh nghiệm đi biển lâu năm, và còn trong độ tuổi lao động.

Hiện tại, thuyền viên đi nghề câu thường là những người quá độ tuổi lao động, không còn đi các nghề te, dạ được nữa, họ có kinh nghiệm đi biển, và tự liên kết với nhau để đi làm nghề này. Đây là nghề có thu nhập thấp và đi khơi vất vả. Mỗi chuyến đi kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Đánh mực thì câu ban đêm, cá thì câu vào ban ngày (chủ yếu là cá măng và cá thu). Ngoài ra, đây cũng là một nghề được triển khai kết hợp trên các thuyền mành, phù hợp với chủ trương “đa dạng hóa ngành nghề trên thuyền”, tranh thủ thời gian chong đèn chờ cá, các thuyền viên có thể tự sắm bộ câu riêng và câu thêm cá, mực – và hải sản câu được thuộc về người đi câu, không tính vào sản lượng đánh bắt được chung của cả thuyền.

Câu cá

Có hai cách để câu cá to, đó là câu ở cồn hoặc rạo (gọi là câu cồn, câu rạo - gọi theo vị trí thuyền câu, thường thả ở bãi cồn và bãi rạo), đây là nơi nhiều cá nhỏ tập trung, nên sẽ là điểm đến của các loài cá lớn hơn. Kiểu câu thứ hai là kiểu câu vời, cho thuyền chạy không có lộ trình nhất định, phụ thuộc và may mắn nhiều hơn. Mồi câu cá to làm bằng sợ nilông tổng hợp hoặc bằng cá con sống (móc lưỡi câu ngoảnh về phía sống lưng, để tạo cảm giác như cá nhỏ đang bơi).

Câu mực

Thông thường có hai loại mồi câu mực. Loại phổ biến nhất là rường mực, gồm 8 đến 10 lưỡi câu bằng sắt được kết lại với nhau, phía bên trên có hình con tôm bằng nhựa với các loại màu sắc xanh đỏ khác nhau để thu hút mực. Hoặc có loại câu lòi trong bằng sắt, bên ngoài bọc chì và cũng quét các loại màu sắc sặc sỡ. Nếu vừa thả mồi mà thấy có mực cắn câu ngay, khi kéo lưỡi câu lên thấy có dính trứng mực thì đó chính là tổ mực. Còn nếu neo thuyền, phát điện khoảng 15 phút mà không thấy có dấu hiệu đớp mồi, lại di chuyển thuyền đi sang khu vực khác.

Nghề này không mang lại nhiều thu nhập, mà chỉ mang tính chất đi thêm, mang lại thu nhập phụ cho gia đình và cũng không thu hút nhiều lực lượng lao động.

Còn nghề câu mực nhảy bằng thuyền mủng vào ban đêm mới xuất hiện kể từ năm 1995, khi thị xã thành lập và phát triển các dịch vụ du lịch kèm theo ở bãi tắm biển Cửa Lò.

Thông thường, muốn câu mực, người câu phải ra khơi. Nhưng với lợi thế về độ mặn, biển ăn sâu vào đất liền, ít có sóng to, bãi biển Cửa Lò trở thành nơi thích hợp cho loài mực mò sát vào bờ sinh sống. Mọi người vẫn quen gọi là mực nhảy. Thực ra phải gọi là mực "nháy" mới chính xác. Bởi vì con mực mới bắt lên còn sống, mình trong suốt, làn da nhấp nháy những đốm lân tinh.

Đồ nghề trong một chuyến câu mực rất đơn giản, có chiếc thuyền thúng tròn, đường kính khoảng 1,5m. Nếu ai không quen nghề sông nước chắc chắn sẽ không chèo được vì ngoài sức khỏe, còn cần kinh nghiệm, kỹ thuật, chèo không khéo sẽ làm thuyền xoay vòng tròn một chỗ, và không tiến lên được. Ngoài ra còn có vài chiếc cần câu làm bằng tre, trúc có độ dài chừng 1m – 1,5m, một cái vợt, một đèn măng sông và cuộn dây câu khoảng 30 mét có gắn một hoặc hai chiếc rường câu trông giống con tôm đầy màu sắc. Rường làm bằng chì hoặc nhựa phản quang có gắn chùm móc câu phía dưới. Thân rường được quấn giấy kim tuyến xanh, đỏ, tím, vàng để dễ bắt ánh sáng đèn. Hấp dẫn bởi ánh sáng, mực tập trung dưới ánh đèn măng-sông. Lúc đó người câu thả rường xuống nước và thỉnh thoảng giật nhẹ cần câu để thu hút mực. Bị kích thích bởi chiếc rường câu lấp lánh sắc màu, mực sẽ bám vào và dính câu ngay lập tức. Khi nào người câu có cảm giác nặng tay, giây câu dường như bị vít trở lại, có nghĩa mực đã dính câu. Lúc đó phải giật thật nhanh để đưa chú mực đang xịt nước đen, ì ọp đang treo toòng teng ở rường câu vào trong thuyền.

Cách thứ hai để bắt mực không cần câu là đánh thẻ. Thẻ làm bằng các mẫu ni lông màu kết thành hình con châu chấu được nối với nhau bằng sợi giây cước. Người đánh thẻ, một tay cầm vợt sẵn sàng xúc những chú mực theo mồi ngoi lên sát mặt nước. Muốn bắt được nhiều mực thì người đánh thẻ phải dẻo tay và dùng vợt chính xác.

Nghề câu mực này được tiến hành từ tháng 4 âm lịch tới rằm tháng 7 âm lịch, về cơ bản trùng với thời điểm của mùa du lịch biển Cửa Lò. Thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022