đào tạo lên 9 mã ngành (Gồm các ngành: quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quân trị khách sạn, quản lý văn hóa, khoa học máy tính, Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Nuôi trồng thủy sàn, Quản lý tài nguyên và môi trưởng.). Ký kết hợp tác với các tố chức trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hoạt động lĩnh vực dịch vụ.
Hiện nay, Hiệp hội Du lịch cũng đã ký kết với Trường Đại học Hạ Long trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020. Theo đó, có sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, hỗ trợ các nhà quản lý, chuyên gia du lịch tham gia các hội thảo khoa học, tham gia giảng dạy một số chuyên đề du lịch phù hợp tại trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các giảng viên tham quan, tìm hiểu các kiến thức mới, kỹ năng mới, cũng như sự quan tâm hướng dẫn, rèn luyện các kỹ năng thực hành trong các đợt đi thực tế, thực tập của học sinh - sinh viên, đảm bảo sự gắn kết giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Sự phối hợp này nhằm thực hiện chủ trương “Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội”, hướng tới việc hợp tác lâu dài trong vấn đề đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Quảng Ninh.
Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh và sự hỗ trợ từ Dự án EU (Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ), riêng năm 2014, Quảng Ninh đã tổ chức 33 khoá tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội cho 3.791 cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp du lịch, giáo viên giảng dạy du lịch của Trường Đại học Hạ Long, cộng đồng tham gia hoạt động du lịch của 12/14 địa phương trong tỉnh (trừ huyện Ba Chẽ và Đầm Hà). Cũng trong năm 2014, tỉnh tổ chức 4 khoá đào tạo kỹ năng giám sát và đào tạo viên VTOS (Tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp du lịch Việt Nam) cho 102 cán bộ các cơ sở lưu trú du lịch và nhân lực phục vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long; 1 khoá
thuyết minh viên VTOS cho 30 cán bộ các khu, điểm du lịch và giảng viên Trường Đại học Hạ Long. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 60 đào tạo viên VTOS lĩnh vực khách sạn và tàu thuỷ du lịch; 91 thuyết minh viên VTOS, tập trung chủ yếu ở TP Hạ Long, TP Uông Bí. Cùng với đó, năm 2017, tỉnh cũng tổ chức 4 khoá tập huấn (38 học viên) về các lĩnh vực: Vận hành trung tâm du lịch, quản lý khủng hoảng và công tác truyền thông, quản lý chất lượng dịch vụ du lịch; tổ chức 1 khoá đào tạo kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ bán hàng cho 30 học viên cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 1 khoá tập huấn homestay cho 30 hộ dân kinh doanh lưu trú du lịch tại huyện Cô Tô... Ngoài các khoá tập huấn do Dự án EU hỗ trợ, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch còn phối hợp với Trường Đại học Quảng Tây (TrungQuốc) tổ chức lớp “Đào tạo nhân tài du lịch ASEAN khoá XIII cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cao cấp Việt Nam” cho 39 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, lãnh đạo doanh nghiệp du lịch và giảng viên Trường Đại học Hạ Long.
Đáng chú ý hơn, trong các chương trình đào tạo, ngành Du lịch chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch. Cuối tháng 1-2075, trên 20 cán bộ phụ trách, theo dõi, tham mưu ở các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quy hoạch, quản lý nhà nước về du lịch, đại diện các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh đã có chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về quản lý du lịch tại New Zealand. Tham quan tại New Zealand, cán bộ của tỉnh có thể học hỏi được rất nhiều điều trong quản lý, phát triển du lịch. Nổi bật là: Bảo vệ môi trường; quảng bá điểm đến bằng công nghệ thông tin; coi trọng văn hoá bản địa... Rõ ràng, việc tỉnh Quảng Ninh lựa chọn New Zealand là điểm đến cho khoá học này rất hợp lý, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh.
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch.[23]
3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong quản lý dịch vụ lưu trú du lịch của tỉnh Quảng Ninh Để thực hiện định hướng phát triển du lịch và từng bước đưa ngành du
lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tỉnh đã cho xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cũng như có các chính sách về phát triển du lịch. Trong bối cảnh Quảng Ninh xác định, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn thì nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển phong phú hơn các sản phẩm du lịch là một điều bức thiết.
Từ năm 2001, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 2001 - 2010. Trong năm 2013, tỉnh đã ban hành hàng loạt các văn bản để thực hiện mục tiêu này, Như: Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030; Kết luận số 29-KL/TU về nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015. Bên cạnh đó, ngành Du lịch Quảng Ninh cũng đã tích cực tham gia đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch; chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 410/QĐ-UB và Quyết định số 4117/QĐ-UB của UBND tỉnh về quản lý tàu thuyền du lịch, quy chế xếp hạng tốp 05 doanh nghiệp phong phú du lịch, 5 doanh nghiệp lữ hành, tàu thuyền du lịch và các nhà hàng đạt chuẩn mua sắm du lịch hàng đầu của tỉnh; đề xuất tham gia xây dựng các chính sách góp phần quan trọng cho quản lý nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Ngành du lịch tỉnh đã tham gia các dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính Phủ hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Du lịch về cơ sở lưu trú, Lữ hành, quảng bá xúc tiến du lịch, chi nhánh văn phòng đại diện;
UBND tỉnh đã phối hợp với các thị xã, thành phố, huyện có tiềm năng về du lịch để tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch cho các cơ sở doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du lịch Quảng Ninh với một số tỉnh, thành phố trong nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng) và một số nước trong khu vực (Thái Lan, Lào, Hàn Quốc).
Tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để khuyến khích sự phát triển du lịch bằng các chính sách và ưu đãi đặc biệt. Tỉnh hiện nay đưa ra những ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số dự án cụ thể, rất nhiều trong số đó liên quan đến du lịch. Ví dụ như ưu đãi của nhà nước cho nhà đầu tư với thuế suất ưu đãi áp dụng cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh, góp vốn, chuyển giao công nghệ và miễn thuế nhập khẩu và những ưu đãi tương tự khác của tỉnh cùng những chi phí thuế đất đặc biệt áp dụng cho một số dự án nhất định được nêu rõ trong nội dung xúc tiến đầu tư tỉnh đề ra.[27]
Bảng 3.2. Khảo sát mức độ phù hợp đường lối phát triển du lịch của Nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh
Đơn vị: %
Chỉ tiêu | Đồng ý | Không có ý kiến | Không đồng ý | |
1 | Nhà nước có đường lối phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng du lịch của địa phương. | 81,2 | 19,8 | 0 |
2 | Cơ quan QLNN xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời, chính xác | 66,4 | 20,3 | 13,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Nha Trang
- Khái Quát Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh
- Lượng Khách Du Lịch Đến Một Số Địa Danh Nổi Tiếng Ở Việt Nam Giai Đoạn 2016 - 2017
- Phân Loại, Xếp Hạng Số Lượng Và Chất Lượng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch
- Kết Quả Khảo Sát Đánh Giá Qlnn Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch
- Quản Lý Của Nhà Nước Về Khách Lưu Trú Du Lịch
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Thời gian qua, hoạt động du lịch Quảng Ninh đã có những bước tiến quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực, bước đầu xây dựng thương hiệu hình ảnh, tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần vào sự phát triển KT-XH chung của tỉnh. Bên cạnh việc tăng cường công tác lãnh đạo, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đầu tư cho phát triển du lịch; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch; mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm, không gian du lịch… Chính những hoạt động tích trong việc ban hành chính sách phát triển du lịch đã được thể hiện rõ nét trên kết quả khảo sát của tác giả khi có tới 81,2% ý kiến đồng ý cho rằng nhà nước có đường lối phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng du lịch của địa phương; có 66,4% đồng ý với ý kiến cho rằng cơ quan QLNN xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, vẫn có 20,3% không có ý kiến hoặc 13,3% số phiếu không có ý kiến và không đồng ý với cơ quan QLNN xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, chính xác. Điều này cho thấy, việc ban hành và hướng dẫn thực hiện văn bản của cơ quan QLNN về du lịch vẫn còn có điểm chồng chéo, chưa cụ thể với từng đối tượng, đôi khi chưa phù hợp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến số phiếu đồng ý không chiếm được tuyệt đối.
3.3.2. Công tác tổ chức điều hành quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch
3.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch của tỉnh
Vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh những năm qua luôn được chú trọng. Đặc biệt là khâu tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nước về du lịch sao cho có hiệu quả nhất.
Về bộ máy tổ chức quản lý, trước đây, mọi công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn đều do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Nhưng đến ngày 28/4/2016, UBND
tỉnhQuảng Ninh đã tách bộ phận Du lịch ra khỏi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thành lập Sở Du lịch theo Quyết định số 1270/2016/QĐ-UBND. Theo đó, Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Du lịch gồm có 04 phòng, ban: Thanh Tra, Phòng Quản lý Lữ hành, Phòng Quản lý Cơ sở Lưu trú và Dịch vụ Du lịch, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch. Lãnh đạo Sở gồm 02 Phó Giám đốc. Khối văn phòng có 07 cán bộ: 01 Chánh Văn phòng, 02 Phó Chánh Văn phòng, 04 Chuyên viên.
Ngay trong tháng 6, sau khi tách bộ phận Du lịch ra khỏi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành lập Sở Du lịch, bên cạnh việc kiện toàn lại bộ máy hoạt động, ngành du lịch đã bắt tay vào các công việc cụ thể. Theo đó, để nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ thuyền viên, nhân viên đang làm việc trên tàu du lịch, Sở Du lịch đã phối hợp với Chi hội tàu du lịch cùng các chủ tàu, thuyền trưởng tổ chức lễ ký cam kết thực hiện văn minh khi phục vụ khách trên tàu du lịch. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long đến chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và nhân viên trên tàu. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành du lịch cũng đã cùng với các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn và đơn vị kinh doanh thực phẩm ký cam kết nói không với thực phẩm không đảm bảo an toàn v.v.Cùng với đó, các trung tâm du lịch của tỉnh chú trọng đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Còn ở các thành phố, huyện, thị xã thì công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Du Lịch.
Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Quảng Ninh đã dần đi vào nề nếp và có những dấu hiệu khả quan. UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh, tiến hành sắp xếp tổ chức, quy hoạch cán bộ, xây dựng phương án phối hợp liên ngành để triển khai các hoạt động du lịch. Ngoài ra, UBND tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ và biện pháp nhằm dẩy mạnh phát triển du lịch ở các trung tâm du lịch của tỉnh thông qua Chương trình hành động du lịch. Đồng thời kiến nghị với lãnh đạo tỉnh vàTrung ương ban hành các quy định phù hợp với tình hỉnh quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Trên tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 07, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tập trung vào công tác xây dựng quy hoạch. Đến nay, đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch đã đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá nhằm giải quyết những khoảng cách lớn nhất mà Tỉnh hiện đang phải đối mặt. Nội dung của Quy hoạch tập trung vào giải quyết 07 vấn đề để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Ninh, định hướng phát triển tại 04 vùng du lịch, đồng thời đã đề ra 8 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch với 56 giải pháp, dự án thành phần. Cùng với quy hoạch về du lịch, Tỉnh đã tập trung xây dựng một số quy hoạch như Quy hoạch Vùng tỉnh Quảng Ninh đến 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch kinh tế xã hội... Các quy hoạch này là cơ sở để xây dựng các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch.
- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh được phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung về du lịch theo quy hoạch; xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng, khu, điểm du lịch. Một số địa phương đã triển khai lập quy hoạch du lịch của địa phương mình, như: Quy hoạch phát triển dịch vụ vùng đệm Yên Tử; Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô, thành phố Móng Cái, thành
phố Cẩm Phả... Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy ba khu di tích lịch sử và danh thắng quan trọng của Quảng Ninh: Khu Di tích lịch sử - Danh thắng Yên Tử; Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng; Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu di tích lịch sử nhà Trần và các dự án đầu tư để hình thành chương trình du lịch văn hóa tâm linh kết nối với quần thể di tích Yên Tử.
- Trên cơ sở của Quy hoạch du lịch, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, sản phẩm du lịch sẽ được phát triển theo 04 không gian du lịch trọng điểm như Hạ Long, Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên, Vân Đồn - Cô Tô và Móng Cái, cùng với không gian này đề án đã đưa ra 82 dự án phát triển sản phẩm du lịch cho các giai đoạn từ nay đến 2030. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai và kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch.
- UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo nghiên cứu quy hoạch quỹ đất kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu dịch vụ cao cấp, ăn nghỉ, vui chơi giải trí tại các địa phương. Đồng thời đã ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư năm 2016, định hướng giai đoạn 2016 -2020.
- Đối với công tác quản lý vịnh Hạ Long: Tỉnh đã chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long về UBND thành phố Hạ Long, qua đó công tác quản lý nhà nước trên vịnh Hạ Long đã có chuyển biến tích cực. Cùng với việc thay đổi mô hình quản lý là công tác xây dựng quy hoạch chi tiết đã được hoàn thành.
- Công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quản lý đối với hoạt động du lịch đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như quản lý hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, hoạt động lữ hành tại Móng Cái, quản lý về môi