Các Yếu Tố Thuộc Về Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


với 4.679 phòng, chiếm 88% tổng số phòng khách sạn 3-5 sao; thành phố Móng Cái 4 khách sạn 3-5 sao với 491 phòng, chiếm 9%. Còn khối khách sạn 1-2 sao con số khá cao: 190 cơ sở với 4.727 phòng, tăng 51 cơ sở, 735 phòng so với năm 2016, chiếm 47% số phòng khối khách sạn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thành phố Hạ Long 102 cơ sở, chiếm 54%, thành phố Móng Cái 19 cơ sở, chiếm 10%, huyện Vân Đồn 20 cơ sở, chiếm 11%, huyện Cô Tô 26 cơ sở chiếm 14%. Các trung tâm du lịch khác như: Vân Đồn, Cô Tô, Uông Bí, Quảng Yên chưa có khách sạn 3-5 sao. Đây là điểm hạn chế của các địa phương trong việc quảng bá thương hiệu điểm đến và thu hút khách du lịch chất lượng cao.

Quảng Ninh cũng đã thu hút được một số thương hiệu khách sạn đẳng cấp quốc tế, như: Wyndham Legend, Novotel, Royal Lotus, Vinpearl... Đặc biệt, năm 2017, địa phương đã thu hút thêm được 1 dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn lưu trú tại thành phố Hạ Long, đó là dự án khách sạn Double tree by Hilton Ha Long Bay do Công ty Cổ phần Khách sạn Trí Đức đầu tư, với tổng số vốn là: 42.874.262 USD. Hilton là một thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nghỉ dưỡng với lịch sử phát triển gần 100 năm. Khách sạn Double tree by Hilton Hạ Long đã được khởi công xây dựng trên diện tích 4.500m2 với quy mô 28 tầng, 318 phòng. Khi khách sạn này hoàn thành sẽ góp phần thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế đến Hạ Long và đặc biệt, quảng bá thêm về vùng đất Quảng Ninh thông qua hệ thống marketing toàn cầu của Hilton...

Sự phát triển nhanh về số lượng nhưng phần nào còn hạn chế về chất lượng của các cơ sở lưu trú du lịch cũng tác động đến công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh. Số lượng các cơ sở lưu trú nhiều, sự phân bố không đồng đều làm cho công tác quản lý gặp khó khăn, chất lượng các cơ sở lưu trú không đồng nhất cũng đòi hỏi công tác quản lý nhà nước cần sát sao với những chính sách hợp lý đảm bảo chất lượng cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, sự có mặt của những nhà đầu tư có tiếng, thương hiệu khách sạn nổi tiếng với cách tổ chức cung cấp


dịch vụ chuyên nghiệp, bài bản có thể là thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trúnhư việc kiểm tra, giám sát hoạt động...[26]

3.4.5. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Du lịch được Quảng Ninh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là giải pháp hữu hiệu để có thể thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Chính vì thế, công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được tỉnh thường xuyên tăng cường và không ngừng đổi mới.Năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập sở Du Lịch với mục tiêu đưa Quảng Ninh sớm trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở gồm: Ban Giám đốc, Văn Phòng Sở, Thanh Tra, Phòng Lữ hành, Phòng Kế hoạch - Phát triển Tài nguyên du lịch, Phòng Quản lý cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch, Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch. Việc thành lập Sở Du Lịch (tách từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) với phòng chuyên môn quản lý về cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú thuận lợi và hiệu quả hơn, bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch nói chung và cơ sở lưu trú du lịch có hiệu lực và hiệu quả.[30]

3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch theo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.5.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

a. Công tác tham mưu đề xuất

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các CSLTDL, Sở Du lịch đã tham mưu đề xuất UBND tỉnh nội dung sau:

Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 12


- Ngày 28/4/2017 ban hành Tờ trình số 581/TTr-SDL về việc đề nghị phân cấp quản lý nhà nước về du lịch, trong đó đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho các địa phương quản lý nhà nghỉ du lịch và nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay). Ngày 22/6/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chỉ đạo số 4524/UBND-DL1 về việc phân cấp quản lý một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, trong đó đồng ý chủ trương phân cấp. Việc phân cấp quản lý cơ sở lưu trú du lịch cụ thể hóa chủ trương của Trung ương và của tỉnh, tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm kinh phí đi lại thẩm định, nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước và các cơ sở lưu trú du lịch.

- Ngày 30/6/2017, Sở Du lịch ban hành Tờ trình số 1003/TTr-SDL đề nghị UBND tỉnh phê duyệt Quy chế phối hợp quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Quy chế được ban hành sẽ tăng cường sự gắn kết giữa Sở Du lịch và các sở, ngành, địa phương trong việc quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú.

b. Công tác phối hợp

Công tác phối hợp với các sở, ngành địa phương, đơn vị liên quan đã được Sở Du lịch triển khai, thực hiện đạt kết quả tốt, cụ thể:

- Xây dựng Kế hoạch số 01/SDL-QLCSLT&DVDL ngày 04/01/2017 về việc rà soát hoạt động lưu trú trên địa bàn thành phố Hạ Long và Móng Cái (thành phố Móng Cái 164 cơ sở, thành phố Hạ Long 371 cơ sở); Hướng dẫn cơ sở lưu trú du lịch ký cam kết thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử Nụ cười Hạ Long;chất lượng dịch vụ lưu trú; an toàn thực phẩm. Đến nay, gần 1.000 chủ các cơ sở lưu trú du lịch đã được tập huấn nghiệp vụ quản lý cơ sở lưu trú du lịch và nâng cao nhận thức pháp luật, bộ Quy tắc ứng xử: “Nụ cười Hạ Long”.

- Xây dựng Kế hoạch số 47/KH-SDL ngày 26/5/2017 về việc tổ chức chương trình phát động bảo vệ môi trường, phổ biến pháp luật hưởng ứng ngày du lịch Việt Nam 09/7/2017. Chương trình tổ chức tại thành phố Hạ


Long và TPMóng Cái có sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành: công an, Công thương, Lao động thương binh và xã hội, Cục thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh và UBND các địa phương. Các đơn vị đã cùng Sở Du lịch phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực lưu trú, mua sắm, nhà hàng, bãi tắm du lịch cho trên 400 đại diện phòng VHTTDL các địa phương, chủ các cơ sở lưu trú du lịch, bãi tắm du lịch, điểm mua sắm, nhà hàng đạt chuẩn.

- Ban hành Kế hoạch số 14/KH-SDL ngày 16/02/2017 tổ chức Hội thi nghiệp vụ Buồng khách sạn Quảng Ninh năm 2017 từ ngày 17-18/4/2017 tại khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.Đây là hội thi lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Ninh đã thu hút 83 thí sinh đến từ 58 khách sạn từ 1 đến 5 sao trên địa bàn tỉnh tham gia. Hội thi đãvinh danh các cá nhân giỏi chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh lưu trú.

- Ngày19/5/2017, ban hành văn Kế hoạch số 46/SDL- QLCSLT&DVDL về việc tổ chức Hội thảo “Giải pháp thu hút du lịch MICE đến Quảng Ninh”. Hội thảo lần đầu tiên tổ chức thu hút 80 đại biểu tham dự. Các chuyên gia hàng đầu ngành du lịch, chuyên gia truyền thông, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tiêu biểu đã đề xuất Tỉnh một số giải pháp thu hút du lịch MICE đến Quảng Ninh trong thời gian tới.Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch và Trường đại học Hạ Long đã ký kết chương trình hành động thu hút du lịch MICE đến Quảng Ninh tập trung vào các nội dung: xây dựng Chiến lược thu hút du lịch MICE; nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ; xây dựng và quảng cáo thương hiệu du lịch MICE; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch MICE...

- Ban hành văn bản số 993/SDL-QLCSLT&DVDL ngày30/6/2017, trong đó đề nghị cơ quan truyền thông của tỉnh, địa phương, doanh nghiệp lữ


hành...phối hợp tuyên truyền CSLTDL. Việc này có ý nghĩa thiết thực, qua đó mở rộng không gian du lịch, giảm áp lực về lượng khách du lịch đến Hạ Long quá tải vào các ngày cuối tuần, tạo công ăn việc làm thu nhập cho cộng đồng.

c. Về công tác chỉ đạo doanh nghiệp

Sở Du lịch đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở lưu trú du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể: (1) văn bản số 107/SDL-QLCSLT&DVDLngày 20/01/2017 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư phí thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du lịch; (2) văn bản số 23/SDL-QLCSLT&DVDL ngày 10/3/2016 về việc đề nghị đầu tư, nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng về đêm của các cơ sở lưu trú du lịch;(3) văn bản số 631/SDL-QLCSLT&DVDL ngày 3/5/2017 về việc thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch...

Nhìn chung, công tác quản lý hoạt động lưu trú trong thời gian qua đã được triển khai đồng bộ từ việc xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai, ban hành văn bản chỉ đạo đến các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo, tổ chức hội thảo, hội thi…huy động được sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, địa phương, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh du lịch.

d.Về công tác hướng dẫn hồ sơ

Công tác giải quyết thủ tục hành chính đã được duy trì thường xuyên đạt kết quả tốt, đảm bảo công khai, minh bạch đúng quy trình. Với phương châm “Công khai-chính xác-đúng pháp luật”,Sở Du lịch luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục hồ sơ xin cấp hạng, cụ thể:

- Hướng dẫn 02 cơ sở lưu trú du lịch kinh doanh từ năm 2009 đến nay chưa hoàn thiện hồ sơ xin cấp hạng. Khách sạn Sao mai (Morning Star) đã được TCDL cấp hạng 3 sao, khu căn hộ cao cấp Paradise Suite được cấp hạng 4 sao.


- Phối hợp thẩm định 12 cơ sở lưu trú, trong đó Tổng cục Du lịch đã ban hành quyết định công nhận lại 02 khách sạn hạng 4 sao, công nhận mới 01 khu căn hộ du lịch cao cấp hạng 4 sao và 05 khách sạn hạng 3 sao;

- Hướng dẫn 207 khách sạn 1-2 sao, nhà nghỉ du lịch và homestay hoàn thiện hồ sơ nộp hành chính công, trong đó giải quyết trước hạn 193 hồ sơ, đúng hạn 01, trong hạn 05, bổ sung 08.[25]

3.5.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh

Một là, công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch chưa thực hiện tốt. Những căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch còn chưa đầy đủ và chính xác. Cụ thể là, còn thiếu các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế; các tài liệu phân tích...Các tài liệu đánh giá chưa cụ thể, danh mục đầu tư trải rộng, các dự báo, các tiêu chuẩn định mức tính toán chưa thật sát với điều kiện cụ thể của Quảng Ninh, chưa lường hết được những biến động và những khó khăn sẽ nảy sinh. Các quy hoạch, kế hoạch thiếu các phương phá khoa học hỗ trợ. Xác định nhiều hướng phát triển sản phẩm du lịch, điểm du lịch cụm du lịch nhưng chưa nhận thức đầy đủ hướng nào chính, hướng nào phụ. Chưa chú ý đến việc giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng chiến lược phát triển, gắn chiến lược doanh nghiệp với chiến lược của tỉnh. Hệ thống các chiến lược, quy hoạch chưa quan tâm đúng đến đầu tư khôi phục, chỉnh trang, mở rộng các cơ sở, các điểm hiện có theo quan điểm hệ thống với chất lượng cao.

Hai là, việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch còn chậm, nội dung chưa sát với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Thủ tục hành chính đối với các hoạt động du lịch nhìn chung còn phức tạp. Công tác tuyên truyển, phổ biến pháp luật về du lịch cho người


dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Ba là, bộ máy tổ chức quản lý hoạt động còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các ban, ngành liên quan. Năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp yêu cầu, một số vấn đề chậm phát hiện, nghiên cứu chưa sâu, chưa kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa DNNN hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chậm so với kế hoạch đề ra và có hiệu quả thấp.

Bốn là, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp. Có một thực tế cho thấy rất rõ, hiện nay chương trình đào tạo tại các trường vẫn còn nặng nề về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng thực hành. Hàng năm, lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng ngay được yêu cầu công việc, phần lớn phải đào tạo lại. Thêm nữa lực lượng quản lý nhà nước về du lịch còn rất mỏng, hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Ngoài ra, số lượng hướng dẫn viên tại các điểm du lịch trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, số hướng dẫn viên du lịch sử dụng các ngoại ngữ hiếm như Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan v.v.. còn rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Không giống với các ngành khác, đặc thù của ngành du lịch là tính liên ngành và tính xã hội cao. Lao động ngành này, cần được đào tạo không chỉ về chuyên môn du lịch mà còn phải hiểu biết nhiều chuyên môn khác như: văn hoá, ngoại ngữ, kinh tế. Đào tạo một nhân viên du lịch không chỉ là dạy cho họ kỹ năng nghề mà còn rèn lối sống, trang


bị các kiến thức văn hoá cần thiết. Cơ cấu lao động trong ngành du lịch chưa hợp lý, thiếu lao động có năng lực quản trị khách sạn, nhà hàng, lữ hành.

Năm là, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đã được đổi mới, song chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của Vịnh Hạ Long. Các lễ hội du lịch hàng năm còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa thực sự mang lại sự hài lòng cho du khách khi đến tham quan. Du lịch Quảng Ninh đã có nhiều hình thức quảng bá được dư luận hoan nghênh. Tuy nhiên, hiệu quả không như mong muốn. Các hình thức còn mang tính quảng bá hình ảnh, chưa có được mô hình gắn kết giữa Quảng Ninh với các doanh nghiệp, giữa khách trong nước và ngoài nước. Chưa có các biện pháp để các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ ở Quảng Ninh quan tâm đến hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Việc xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về các điểm du lịch khác vẫn còn rất thấp. Phần lớn những thông tin về du lịch trên trực tuyến và các ấn phẩm đều ít nói đến các địa danh khác ngoài Vịnh Hạ Long. Sự thiếu hiểu biết về những điểm du lịch hấp dẫn thay thế khác, ngoài việc tham quan khu vực Vịnh Hạ Long, qua các phương tiện trên mạng Internet và các ấn phẩm thông tin đã gây cản trở sự phát triển mang tính toàn cầu đối với các ngành công nghiệp du lịch của tỉnh. Trong hoạt động quảng bá các tài nguyên du lịch, tỉnh phát hành một số tài liệu thiếp thị với hình ảnh hấp dẫn và thông tin hữu ích, nhưng những tài liệu này lại không có sẵn tại các khu trọng điểm du lịch để khách du lịch tham khảo như tại các trung tâm du lịch và khách sản nổi tiếng.

Sáu là, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù được chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao. Công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra từng lúc, từng nơi chưa dứt khoát, còn để kéo dài, việc tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực du lịch còn diễn biến phức tạp. Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động đối với các doanh nghiệp còn những khó

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí