Những Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam Có Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Du Lịch


công bằng trong hoạt động quản lý, gây ra những kìm hãm cho sự phát triển của dịch vụ du lịch quốc gia hoặc địa phương.

Thứ ba, các vấn đề thuộc về môi trường tự nhiên. Các vấn đề của môi trường tự nhiên như địa hình, khí hậu, thiên tai… cũng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Cụ thể, vị trí địa lý với quy mô của lãnh thổ hay sự phức tạp của địa hình sẽ tác động trực tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Phạm vi càng rộng và địa hình các phức tạp tất yếu sẽ đòi hỏi càng cao về sự phân nhánh của các tổ chức hoặc cá nhân được trao quyền quản lý và ngược lại. Vấn đề khí hậu tác động đến các quy định về thời gian và nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Các dịch vụ du lịch bản chất là những giá trị hưởng thụ được cung ứng bởi các nhà cung cấp dịch vụ, nó chịu tác động của vấn đề khí hậu rõ rệt. Ví dụ: dịch vụ cung cấp đồ ăn, thức uống sẽ có sự biến đổi về chất lượng khác nhau giữa mùa đông và mùa hè. Chính vì thế, nhà quản lý cũng phải nắm bắt được các quy luật để có những quy định về quy chuẩn khi thanh tra, kiểm tra và giám sát chất lượng của các sản phẩm này. Đối với thiên tai, chủ yếu tác động của nó là những cản trở tiêu cực đến hoạt động du lịch nói chung và cung ứng dịch vụ du lịch nói riêng. Do đó, thiên tác cũng tác động tiêu cực trực tiếp đến hoạt động quản lý dịch vụ du lịch. Ví dụ, ngập lụt tại thành phố Hội An diễn ra thường xuyên khiến cho hoạt động du lịch bị đình trệ trong một khoảng thời gian nhất định, các dịch vụ du lịch vì thế cũng bị hạn chế. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tất yếu cũng không thể thực hiện hết các nội dung quản lý của mình một cách bình thường.

Thứ tư, những vấn đề văn hoá và trình độ dân trí. Văn hoá và dân trí tác động trực tiếp đến cách thức cung ứng và hưởng thụ dịch vụ du lịch, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Vấn đề văn hoá quy định nội dung của dịch vụ du lịch. Ví dụ, đất nước Thái Lan có đặc trưng văn hoá là sự phổ biến và tôn sùng Phật giáo và Hoàng gia. Do đó, người du lịch phải ăn mặc kín đáo khi tham quan các công trình thuộc hai vấn đề kể trên. Từ đó tạo ra dịch vụ cho thuê tấm vải choàng cho những du lịch ăn mặc không kín đáo. Điều


này đồng nghĩa với việc quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch của Thái Lan và các địa phương thuộc quốc gia này phải bổ sung thêm nội dung quản lý về dịch vụ cho thuê tấm vải choàng với các khía cạnh quản lý như: điều kiện cho thuê; giá cả; địa điểm; màu sắc… Nội dung này hoàn toàn không xuất hiện trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở Việt Nam do sự khác biệt về đặc điểm văn hoá của người Việt và người Thái.

Vấn đề trình độ dân trí cũng tác động rất lớn đối với quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Trình độ dân trí của các chủ thể cung ứng dịch vụ du lịch là việc hiểu và tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ, trong đó đặc biệt là các nghĩa vụ của mình khi cung ứng dịch vụ du lịch. Ở chiều hướng khác, trình độ dân trí của khách du lịch là sự hiểu biết của người du lịch về quyền và nghĩa vụ, trong đó đặc biệt là quyền của mình khi hưởng thụ các dịch vụ du lịch. Nếu trình độ dân trí của cả hai đối tượng đều cao, mối quan hệ cung ứng – hưởng thụ sẽ được diễn ra trên cơ sở sự tác động qua lại của sự thoả thuận. Trong đó, nghĩa vụ của người này là cơ sở để thoả mãn quyền của người khác và ngược lại. Trạng thái này cần rất ít đến sự hiện diện của nhà nước. Ngược lại, sự không hiểu rõ và tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của mình sẽ dẫn tới các xung đột về lợi ích đôi bên hoặc dẫn đến người cung ứng vi phạm các nguy cơ của cung ứng dịch vụ du lịch thì đòi hỏi sự quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch phải mạnh mẽ hơn.

Thứ năm, sự tác động của quốc tế. Sự tác động của quốc tế bao gồm hai vấn đề: vấn đề hội nhập quốc tế và vấn đề tiêu cực của quốc tế.

Quá trình, mức độ và quy mô hội nhập quốc tế có tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch của một quốc gia, thậm chí là của một địa phương cụ thể. Các quốc gia càng hội nhập sâu rộng càng đón nhận nhiều lượng khách du lịch quốc tế. Dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách quốc tế có sự khác biệt với dịch vu du lịch dành cho du khách nội địa. Đầu tiên, các dịch vụ du lịch phải đảm bảo phổ biến, vừa đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu du khách đến từ rất nhiều đất nước với đa dạng nền văn hoá, sắc tộc và tôn giáo. Nhưng đồng thời dịch vụ du lịch đó phải không trái với các quy tắc văn hoá, sắc tộc và tôn giáo đó của


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

một hay nhiều cộng đồng quốc tế. Tiếp đó, dịch vụ du lịch dành cho du khách quốc tế có tiêu chuẩn cao hơn dành cho du khách nội địa. Điều này không có nghĩa là dịch vụ du lịch phải coi trọng du khách quốc tế mà xem nhẹ du khách nội địa. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ, du khách quốc tế tiêu tốn nhiều chi phí hơn du khách nội địa cho cùng một điểm du lịch do khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, sinh hoạt… chính vì thế họ luôn có tâm lý yêu cầu dịch vụ du lịch cao hơn so với tiêu chuẩn chung của du khách nội địa. Sự tác động này cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trong khâu định hướng và giám sát chất lượng và việc tuân thủ nguyên tắc của các nhà cung ứng. Càng hội nhập sâu rộng, thu hút được nhiều du khách quốc tế thì công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch càng nặng nề với đa dạng các nội dung quản lý hơn và ngược lại.


Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 5

Tiểu kết Chương 1


Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch có thể thấy, đây là một hoạt động có chủ đích của nhà nước, tác động vào hoạt động cung ứng và thụ hưởng dịch vụ du lịch để đạt được những mục đích đã dự liệu trước. Hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch có 04 nội dung chính bao gồm: ban hành văn bản quản lý; tổ chức thực hiện các văn bản quản lý; thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động dịch vụ du lịch và xử phạt hành chính trong lĩnh vực này. Phương thức được sử dụng trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch bao gồm: phương thức thuyết phục; phương thức hành chính; phương thức kinh tế và phương thức cưỡng chế.Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: những yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên; thể chế quản lý; năng lực nhận thức và thực thi của chủ thể quản lý; vấn đề văn hoá và dân trí; tác động của hội nhập quốc tế.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có liên quan đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch

Có rất nhiều những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch của một địa phương. Đối với thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có thể kể tới một số các đặc điểm tác động như sau:

Thứ nhất, đặc điểm tự nhiên của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.[21;tr5]

Phần đất liền của thành phố có diện tích 46,22 km2 (chiếm 74,9% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố), có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy là phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông giáp biển với bờ biển dài 7 km. Hạt nhân trung tâm đô thị Hội An là các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô; trong đó có Khu phố cổ rộng chừng 5km2 đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 04/12/1999)[21;tr32].

Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49 km2 (chiếm 25,1% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố), ở vị trí tọa độ : 15o52’30’’ đến 16o 00’00’’ Bắc và 108o24’30’’ đến 108o34’30’’ kinh độ Đông. Cù Lao Chàm bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô (Khô Mẹ, Khô Con), Hòn Nồm. Các hòn đảo này quần tụ thành hình cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, như bức bình phong che chắn cho đất liền. Cù Lao Chàm- Hội An đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày 26/5/2009)[21; 35].


Ngoài lợi thế nằm gần sân bay Chu Lai của Quảng Nam và cảng hàng không quốc tế hiện đại Đà Nẵng, Hội An còn có một ưu thế đặc biệt với vị trí nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung” bao gồm: Hội An- Mỹ Sơn- Huế. Đây được xem là điều kiện khách quan thuận lợi giúp Hội An thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Vị trí tiếp giáp biển Đông và cụm đảo Cù Lao Chàm- Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã tạo cho Hội An có thêm lợi thế về khai thác du lịch biển đảo. Các bãi biển An Bàng, Cửa Đại cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông được bình chọn xếp hạng trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất trên thế giới. Đặc biệt, 7 km bờ biển Hội An nằm trên trục con đường biển “5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu- Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ Hội An và trong tương lai gần sẽ kết nối với các vùng ven biển phía Nam dọc theo dòng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi.

Ngoài ra, Hội An còn nằm trong chuỗi đô thị ven biển dài hơn 500 km vùng duyên hải miền Trung, là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng. Khu vực lân cận Hội An đã và đang hình thành các khu kinh tế, khu cảng phi thuế quan, các khu đô thị mới với quy mô lớn. Phía Bắc có khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô gắn liền với Di sản văn hóa thế giới kinh thành Huế, thành phố Đà Nẵng đang được đô thị hóa nhanh và đóng vai trò động lực của khu vực. Phía Nam có cảng Kỳ Hà, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất. Các khu kinh tế và đô thị này đều có cảng nước sâu, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không thuận lợi.

Với vị trí địa lý và quan hệ liên vùng, thành phố Hội An là trọng tâm của cụm động lực phía Bắc vùng Đông của tỉnh Quảng Nam, có quan hệ mật thiết với thành phố Đà Nẵng- vừa là đô thị lớn nhất Miền Trung, vừa là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước; là điểm đầu tuyến của hành lang Bắc trong chiến lược kết nối phát triển Vùng Đông- Vùng Tây tỉnh Quảng Nam, cùng với Đà Nẵng kết nối Đông Tây theo trục Quốc lộ 14B qua cửa khẩu Nam Giang của hành lang kinh tế


EWEC2 và vùng kinh tế Tây Nguyên theo đường Hồ Chí Minh. Về đối nội, Hội An nằm trong Cụm động lực phát triển số 1 của Quảng Nam, là vùng giao thoa giữa Hành lang phát triển Bắc Quảng Nam (kết nối Vùng Đông Quảng Nam với các huyện Tây Bắc (Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang) tương đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu) với Vệt ven biển Quảng Nam.

Các đặc điểm tự nhiên này khiến cho Hội An có một ưu thế về phát triển du lịch rất lớn, hoạt động dịch vụ du lịch vì thế cũng rất đa dạng và tất yếu khiến choquản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở Hội An có phạm vi nội dung rộng lớn và rất phức tạp. Không những thế, với địa thế thấp khiến cho Hội An phải chịu ngập lụt thường niên, thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai như bão; xâm nhập mặn… khiến cho hoạt động dịch vụ du lịch có nhiều thời gian gián đoạn hoặc ảnh hưởng nặng nề. Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch vì vậy cũng phải có những hoạt động điều chỉnh đặc biệt để ứng phó với những biến đổi của tự nhiên.

Thứ hai, đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.Năm 2019, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển đều trên các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 11.780,9 tỷ đồng, tăng 14,34% so với năm 2018, vượt 5,22% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 53,1 triệu đồng, tăng 3,1 triệu đồng so với kế hoạch đề ra.[21; tr72]

Ngành du lịch tăng trưởng khá và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 8.563,6 tỷ đồng, tăng 15,56% so với cùng kỳ, vượt 6,71% so với kế hoạch.[21; tr73]

Thành phố đã xây dựng và phê duyệt phương án phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà và làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim; mở rộng tuyến tham quan nội vùng xã Cẩm Kim; chương trình liên kết vùng giữa Hội An - Điện Bàn - Duy Xuyên; phê duyệt đề án cải tiến phương thức bán vé tham quan khu phố cổ Hội An bằng hình thức vé tham quan số hóa; thông qua phương án mở rộng phố đi bộ ra tuyến đường Phan Châu Trinh, phường Minh An.

Năm 2019, thành phố Hội An đón được 5.350.000 lượt khách, tăng 5,24% so với cùng kỳ, đạt 94,22% kế hoạch; trong đó, khách Quốc tế là 4 triệu lượt, tăng


5,16% so với cùng kỳ, đạt 94,25% kế hoạch. Tổng lượt khách mua vé tham quan khu phố cổ đạt 2.498.230 lượt, tăng 4,09%. Tổng lượt khách lưu trú ước đạt 1.971.800 lượt, tăng 13,56% so với cùng kỳ và đạt 97,61% kế hoạch. Bình quân ngày khách lưu trú ước đạt 2,07 ngày. Doanh thu ngành du lịch ước đạt 5.300.000 triệu đồng, tăng 7,91% so với cùng kỳ và tăng 8,16% so với kế hoạch. Nhìn chung, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành đều tăng và vượt cao so với kế hoạch.[21]

Du lịch Hội An tiếp tục được bình chọn và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Trong đó, đáng kể nhất là Tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel

+ Leisure bình chọn Hội An đứng đầu trong 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới, lần đầu tiên hình ảnh Chùa Cầu được Google vinh danh trên trang chủ (ngày 16/7/2019). Sự kiện đặc biệt quan trọng là ngày 12/10/2019 thành phố Hội An được trao giải thưởng “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu Châu Á 2019” của Ban tổ chức giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 26 - World Travel Awards (WTA).Công tác quy hoạch, quản lý theo quy hoạch được quan tâm triển khai.Các dự án lớn của Trung ương, tỉnh đầu tư trên địa bàn như: cầu Cẩm Kim thuộc quốc lộ 14H, đường ĐT 607, làn thứ hai đường dẫn cầu Cửa Đại (đường 129) đã khởi công xây dựng.[21]

Lĩnh vực quản lý, bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm thực hiện chu đáo. Đến nay, khu phố mang dấu ấn kiến trúc Pháp đã được tỉnh công nhận xếp hạng là di tích cấp tỉnh; nghề gốm Thanh Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tổ chức khảo sát, đưa 109 di tích vào danh mục được tỉnh bảo vệ; khảo sát, định vị ranh giới để dựng bia cắm mốc cho 16 di tích.

Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị khu sinh quyển tại Cù Lao Chàm tiếp tục được quan tâm. Các dự án hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái rừng và biển Cù Lao Chàm được triển khai hiệu quả. Đã thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp khu sinh quyển giai đoạn 2020-2024; hoàn chỉnh Quy chế quản lý hệ


sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh, điều chỉnh Quy chế quản lý khu sinh quyển trình tỉnh phê duyệt.

Thành phố cũng đã tham mưu Thành ủy ban hành Chỉ thị về Tăng cường kiểm soát, giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni – lông khó phân hủy; tiếp tục thực hiện chủ trương phân loại rác tại nguồn để bảo vệ môi trường thành phố.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi từ thành phố đến cơ sở với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Các hoạt động lễ hội, sự kiện như: Liên hoan ẩm thực quốc tế, Hội thi hợp xướng quốc tế, Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản và Festival Văn hóa Tơ lụa – Thổ cẩm Việt Nam và thế giới, lễ hội đèn lồng Hội An tại thành phố Wernigerode (CHLB Đức).. được tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp, đã huy động được các nguồn lực xã hội cùng tham gia. Đặc biệt, thành phố đã chủ động và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa nhân kỷ niệm 10 năm Cù Lao Chàm được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, 20 năm Khu phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Phong trào thể dục - thể thao tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Thành phố tiếp tục đầu tư mở rộng các khu vui chơi công cộng cho trẻ em và lắp đặt thiết bị tập luyện thể dục thể thao ngoài trời phục vụ nhu cầu luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe của nhân dân; phê duyệt phương án thí điểm cải thiện an toàn giao thông cho xe đạp trên tuyến đường Hai Bà Trưng, Kế hoạch phát triển giao thông xe đạp giai đoạn 2019 – 2025.

Hoạt động đối ngoại, quan hệ giao lưu hợp tác, kết nghĩa tiếp tục đi vào chiều sâu và đạt được nhiều kết quả thiết thực trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, môi trường…Từ đầu năm đến nay, UBND thành phố và các ngành đã tiếp, đón trên 70 đoàn khách quốc tế đến liên hệ công tác và tham quan, học tập kinh nghiệm. Các hoạt động trên đã góp phần quan trọng trong công tác quảng bá, giới thiệu Hội An ra thế giới, huy động các nguồn lực quốc tế cùng tham gia phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023