Nhu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Du Lịch Từ Thực Tiễn Thành Phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam


Tiểu kết Chương 2

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn có thế thấy, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nambên cạnh những nội dung tương đồng với quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở Việt Nam nói chung, còn có những đặc trưng xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hội An. Các hoạt động quản lý cũng bao gồm 04 nội dung: ban hành thể chế; tổ chức thực hiện thể chế; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong cung ứng dịch vụ du lịch. Kết quả đạt được là đã cơ bản thiết lập được những điều kiện đảm bảo cho sự quản lý hiệu quả tại thành phố Hội An. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: những vướng mắc pháp lý; còn chồng chéo trong phân quyền; phương tiện chưa được đảm bảo cho sự hoạt động thường xuyên và lâu dài; sự hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra. Những hạn chế này đang trở thành cản lực cho quá trình quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại Hội An và đặt ra đòi hỏi về việc nâng cao hiệu quả của hoạt động này.


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN

THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM


3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ di lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam xuất phát từ một số nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Thứ nhất, nhu cầu xuất phát từ những hạn chế, vướng mặc của thực tiễn quản lý. Như đã phân tích ở phần đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã cho thấy còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc. Các hạn chế này xuất phát từ cả phía người cung ứng dịch vụ, người thụ hưởng và bản thân các chủ thể quản lý nhà nước (hạn chế về thể chế, năng lực và vật chất kỹ thuật) đã và đang trở thành cản lực cho sự phát triển của dịch vụ du lịch tại Hội An ở những mức độ khác nhau.

Các hạn chế đến từ bản thân chủ thể quản lý với thể chế, năng lực và đạo đức của các chủ thể quản lý, cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những cản lực quan trọng nhất trong nhóm những vấn đề hạn chế của thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở Hội An nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Điều này được lý giải bởi đây là nhóm chủ thể có thẩm quyền. Sự hạn chế của nhóm này tất yếu sẽ dẫn tới những mạnh lệnh hành chính kém chất lượng, trực tiếp tác động tiêu cực vào sự phát triển của dịch vụ du lịch và du lịch nói chung trên địa bàn.

Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 9

Chính vì thế, muốn phát triển dịch vụ du lịch nói riêng và du lịch nói chung cần phải có sự nâng cao hiệu quả quản lý bằng cách khắc phục các hạn chế, tồn tại, vướng mắc như đã phân tích ở trên.

Thứ hai, đòi hỏi thích ứng với những điều kiện mới mang tính toàn cầu.Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, quá trình hội nhập cũng ngày một sâu rộng. Hội nhập mang đến kết quả tích cực đối với dịch vụ du lịch là thu hút được lượng khách quốc tế ngày càng lớn; nhiều loại hình dịch vụ du lịch được du nhập


làm cho đa dạng sự cung ứng dịch vụ; áp lực phục vụ khiến cho chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao… tuy nhiên cũng mang đến những hạn chế rất lớn như: sự bất ổn trong quan hệ giữa các quốc gia do mâu thuẫn lợi ích kinh tế khiến cho nguồn khách thiếu ổn định; vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt khi các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài tham gia đối đầu với các nhà cung ứng nội địa và đặc biệt những vấn đề tiêu cực mang tính chất toàn cầu như ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cũng làm cản trở hoạt động dịch vụ du lịch nếu như công tác quản lý nhà nước về dịch vụ này không có những lường trước để đề xuất các biện pháp quản lý nhà nước hiệu quả.

Đứng trước sự biến đổi phức tạp và liên tục đó, dịch vụ du lịch muốn phát triển bền vững, gia tăng các lợi thế của hội nhập quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực của xu hướng này tất yếu phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cả tầm địa phương lẫn quốc gia đối với dịch vụ du lịch.

Thứ ba, các yêu cầu đặt ra từ quản trị địa phương. Trong xu hướng chuyển dịch từ nền hành chính công truyền thống sang nền hành chính công mới, quản lý địa phương cũng đang dần được thay thế bởi quản trị địa phương. Quản trị địa phương có những điểm khác biệt và cũng là những ưu việt vượt trội hơn quản lý nhà nước ở địa phương như: chú trọng hiệu quả trong một nguồn lực quản lý có hạn; quản lý theo đầu ra; kiến tạo sự phát triển; khuyến khích sự tham gia của người dân… Theo đó, khi chuyển đổi qua hoạt động quản trị địa phương đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp, cách thức và hiệu quả so với hoạt động quản lý nhà nước hiện tại. Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cũng nằm trong xu hướng đó nên cũng có những nhu cầu về nâng cao hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch sẽ là sự chuyển dịch giúp dịch chuyển thực tiễn quản lý địa phương sang trạng thái quản trị địa phương. Theo đó, quá trình nâng cao hiệu quả này sẽ tạo lập một trật tự quản lý mới, trong đó nhà nước không trực tiếp can thiệp vào hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch bằng các mạnh lệnh hành chính, thay vào đó là gia tăng các chính sách công nhằm giúp các doanh nghiệp và cá thể vượt qua những giai đoạn khó khăn, thúc đẩy hồi phục


và tăng trưởng dịch vụ. Đồng thời cũng tạo lập những điều kiện để người dân được trực tiếp tham gia và giám sát hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch…

Thứ tư, nhu cầu đến từ xu hướng phát triển liên tục của địa phương. Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cũng theo xu hướng phát triển nhanh và liên tục của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của Hội An đạt trung bình 12,2%, cao hơn tốc độ phát triển trung bình của cả nước. Tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Hội An xoay quanh sự phát triển của du lịch và dịch vụ du lịch. Tăng trưởng của ngành này chiếm tỉ trọng 69% tổng các ngành nghề. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này, đem đến sự thịnh vượng cho xã hội, nâng cao không ngừng đời sống nhân dân… song cũng gây ra những áp lực đối với công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Các áp lực này bao gồm đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý để đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm thiểu nhũng nhiễu, phiền hà gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho người dân và xã hội; yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý phù hợp hơn với tình hình phát triển để quản lý thực sự là kiến tạo cho sự phát triển; đòi hỏi về tinh giản biên chế, đồng thời nâng cao năng lực tư duy và hành vi của cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch… Những đòi hỏi này là tất yếu để bắt kịp xu hướng và tốc độ phát triển. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch sẽ là cơ sở quan trọng để thoả mãn những đòi hỏi đó.

3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là một tất yếu, song việc nâng cao này cần có những lộ trình phù hợp, bên cạnh việc phải xem xét, cân nhắc kỹ các tác động của từng giải pháp đến đời sống xã hội và đòi hỏi có sự định hướng cải cách rõ ràng. Chính vì thế, cần phải có những phương hướng, nguyên tắc mà việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cần phải tuân thủ:

Thứ nhất, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cần phải có lộ trình rõ ràng. Thực tiễn đã chứng minh rằng, vội vàng thay đổi theo cái mới cũng có nguy cơ phải trả giá như ràng buộc bền chặt vào những thứ cũ kỹ.


Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là một tất yếu để thoả mãn những đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc phải tiến hành nâng cao hiệu quả một cách nhanh chóng, bỏ qua tính lộ trình và thực hiện bằng mọi giá. Các giải pháp luôn có “tác dụng phụ” của riêng nó. Bên cạnh giúp giải quyết các vấn đề vướng mắc, đôi khi một vài giải pháp cũng tạo ra những vướng mắc mới nên không được nghiên cứu ứng dụng đúng nơi, đúng thời điểm.

Sự phát triển luôn cần yếu tố hài hoà. Tính hài hoà giúp cho sự phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch đòi hỏi cũng phải có sự tác động để dẫn đến thay đổi của rất nhiều yếu tố cấu thành. Trong đó, bên cạnh sự phát triển của yếu tố thể chế, vật chất còn cần đến sự phát triển của những giá trị thượng tầng kiến trúc như trình độ chuyên môn, tâm lý xã hội và nhận thức của người dân. Mỗi lộ trình nâng cao hiệu quả phải đảm bảo có sự phát triển cân đối của các yếu tố kể trên. Nếu không đảm bảo được điều đó tất yếu sẽ dẫn tới sự mất cân bằng, phát triển không thể đạt được sự bền vững.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cần lấy việc nâng cao năng lực đội ngũ quản lý làm trọng tâm. Trọng tâm của mọi sự phát triển đều là con người.Máy móc thiết bị và quy trình tuy có được nâng cấp hiện đại, khoa học nhưng con người vận hành thiếu kỹ năng và đạo đức thì cũng không thể mang đến hiệu quả .Trong trường hợp này, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cũng cần lấy việc nâng cao nặng lực quản lý làm trọng tâm.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch phải chú trọng đặc biệt đội ngũ quản lý tại địa phương. Trong đó, cấp quản lý càng thấp, càng trực tiếp, càng gần dân càng cần phải được ưu tiên nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện pháp luật, đúng - sai; hiệu quả hay không đều do cấp này đóng vai trò quyết định rất lớn.

Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý không chỉ chú trọng nâng cao tư duy và hành động chuyên môn, mà còn cần phải chú trọng đến nâng cao năng lực đạo đức. Đạo đức của người thực thi công vụ đóng vai trò quan trọng quyết định sự


liêm chính của hành vi công vụ. Đạo đức của người quản lý bao gồm sự nhật thức về bổn phận của mình, là sự ý thức được hậu quả của việc tham nhũng, gây khó dễ… cho công dân trong hoạt động công vụ. Chú trọng vấn đề đạo đức này không chỉ giúp hoạt động quản lý đạt được sự hiệu quả, minh bạch mà còn qua đó thiết lập niềm tin của người dân, xã hội đối với nhà nước.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch phải đảm bảo thích ứng với điều kiện nền kinh tế 4.0. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến nhiều triển vọng thay đổi đời sống xã hội. Hoạt động quản lý nhà nước cũng chịu tác động rất lớn của cuộc cách mạng này. Các yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data).

Nền công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghệ thông minh như: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, tự động hoá, công nghệ in 3D và người máy… Hoạt động quản lý nhà nước đong vai trò là nền tảng cơ bản của tồn tại và phát triển xã hội là một trong những lĩnh vực thay đổi sớm và nhanh chóng để thích ứng.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch phải đảm bảo ứng dụng các thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0 để bản thân quá trình cải cách không bị lạc hậu. Đồng thời, những chuyển đổi số được ứng dụng trong nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cũng sẽ hứa hẹn tạo lập một trạng thái quản lý mới, đem đến hiệu quả, thuận tiện và chuyên nghiệp hơn.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cần tiếp cận xu hướng phát triển của thế giới để tránh nguy cơ lạc hậu. Trên thế giới, hoạt động du lịch đang được phát triển với tư cách là một mũi nhọn của nhiều nền kinh tế. Đặc biệt ở các quốc gia phát triển, du lịch đã xác lập được nhiều giới hạn phát triển mới mang tính vượt bậc. Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở các quốc gia này cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần rất lớn kiến tạo sự thành công


của kinh tế du lịch quốc gia. Trong xu thế phát triển hay cải tổ của bất kỳ yếu tố nào, phương pháp “đứng trên vai người khổng lồ” mang đến nhiều ưu thế:

- Sử dụng kinh nghiệm thất bại của các quốc gia trên thế giới để làm kinh nghiệm cho mình, tránh đi vào vết xe đổ của họ. Đây là lợi ích đầu tiên vì thực tế chứng minh rằng, người tiên phong luôn gánh chịu nhiều thất bại hơn người tiếp nối. Nắm được định hướng này có thể loại bỏ đa số các nguy cơ, như vậy thành công của quá trình cải cách đã đạt một tỷ lệ vững chắc.

- Sử dụng kinh nghiệm thành công của họ để tìm kiếm các giải pháp phát triển tối ưu. Các kinh nghiệm thành công lẽ dĩ nhiên không phải luôn mang đến những giá trị phát triển thống nhất cho mọi hình mẫu, song không thể phủ nhận được rằng, những kinh nghiệm đó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra những hướng đi phù hợp cho nhu cầu cải cách.

- Xây dựng một chiến lược đi tắt, đón đầu hiệu quả. Trên cơ sở những giá trị có được khi tiếp cận kinh nghiệm của các nước phát triển đó, các quốc gia đi sau có nghiên cứu kỹ lưỡng tình thế bản thân để tạo lập ra một chiến lược đi tắt, đón đầu mới, tự mình tạo thành một người khổng lồ.

Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch muốn nâng cao hiệu quả cũng phải tuân theo định hướng phát triển này. Cần bám sát, học hỏi có chọn lọc các giá trị của những quốc gia thành công trên thế giới để sớm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cần tập trung vào những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về dịch vụ du lịch và quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ du lịch hướng tới hai vấn đề quan trọng. Trước hết là bổ sung và cụ thể hoá các quy định của pháp luật về dịch vụ du lịch nhằm tạo lập đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước. Tiếp đó là sửa đổi những chồng chéo, vướng mắc trong quy định pháp lý hiện hành để hoạt động quản lý được thông suốt. Theo đó, dựa trên ba vướng mắc lớn nhất về pháp lý của


quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch đã được phân tích tại phần thực trạng, tác giả đề xuất một số nội dung hoàn thiện pháp luật về dịch vụ du lịch như sau:

- Hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh lữ hành. Một số quốc gia trong khu vực đặt ra yêu cầu về vốn của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau: Singapore quy định vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế là 100.000 đô la Singapore (tương đương khoảng 1,67 tỉ đồng); Nhật Bản vừa quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải có vốn pháp định là 30 triệu Yên (tương đương khoảng 6,2 tỉ đồng), vừa phải ký quỹ là 70 triệu Yên (tương đương 14,6 tỉ đồng)[13]… Việc đặt ra yêu cầu cao về vốn tối thiểu hay vốn pháp định của doanh nghiệp hiện nay dường như đi ngược lại với xu hướng khuyến khích thành lập và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cần phải dung hòa trong việc bảo vệ lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong những trường hợp cần thiết, chúng ta phải chọn bảo vệ quyền lợi khách hàng và trật tự xã hội hơn vì khách hàng luôn là bên yếu thế trong quan hệ với doanh nghiệp. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phát triển bền vững thì yêu cầu cao về vốn là hợp tình, hợp lý. Pháp luật cũng nên quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có vốn pháp định hoặc phải mua bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc. Và mức vốn pháp định hoặc mức trách nhiệm bảo hiểm được công ty bảo hiểm chi trả sẽ cần sự bàn bạc thêm từ các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế.

- Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ lưu trú. Những vấn đề vướng mắc pháp lý đối với loại hình condotel hay officetel còn rất nhiều và cần phải được giải quyết để pháp luật không đi ngược lại thực tế, bảo đảm an toàn giao dịch và thúc đẩy sự phát triển. Cho đến nay, dù vẫn chưa có quy định cụ thể nào của pháp luật điều chỉnh về condotel, officetel và những loại hình tương tự, nhưng thực tế đã đầu tư, giao dịch khá nhiều dựa trên các quy định chung và theo nguyên tắc, người dân và doanh nghiệp được quyền đầu tư, kinh doanh và giao dịch khi luật không cấm. Việc sử dụng khách sạn hay cơ sở lưu trú du lịch làm nhà ở là không vi phạm pháp luật, nhưng nếu sử dụng nhà ở để làm khách sạn hay cơ sở lưu trú du lịch thì phải đáp

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí