khăn nhất định, bởi nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không mở văn phòng, không có địa chỉ cụ thể nên không nắm được số lượng doanh nghiệp thực hoạt động là bao nhiêu. Việc kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh, ăn uống, lưu trú tuy được đẩy mạnh nhưng hiệu quả chưa cao. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với mức giá quá cao vẫn hoạt động, gây ra những hậu quả không hay cho ngành du lịch của tỉnh.[25]
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chính của những tồn tại hạn chế nêu trên là do:
- Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, theo dõi hoạt lưu trú giữa các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị chưa đều khắp và chặt chẽ, kết quả xử lý các vụ việc tại chỗ của lực lượng chức năng một số địa phương chưa chuyên nghiệp;
- Việc trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu giữa Sở Du lịch với các Sở, Ngành, địa phương chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả;
- Ngành du lịch chưa có định hướng cụ thể về phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, hệ thống khách sạn 2 sao trở xuống được xây dựng mang tính tự phát;
- Chưa có nhiều sự kiện thu hút khách du lịch MICE đến Quảng Ninh vào mùa thấp điểm.
Chương 4
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Đánh Giá Qlnn Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch
- Quản Lý Của Nhà Nước Về Khách Lưu Trú Du Lịch
- Các Yếu Tố Thuộc Về Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Kiện Toàn Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Và Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Quản Lý Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch Của Tỉnh
- Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 15
- Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Cơ sở định hướng giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh
4.1.1.Quan điểm phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh
Theo Quyết định số 1418/QĐ-UBND “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
- Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.
- Phát triển du lịch dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược, cơ bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.
- Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hoá, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường.
- Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng - an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Phát triển du lịch phải gắn chặt với lộ trình xây dựng Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái.
- Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội, lịch sử văn hóa Quảng Ninh và đẩy mạnh liên kết vùng cho phát triển du lịch.[9]
4.1.2. Mục tiêu phát triển của Ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh
a. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt, trong đó có 4 triệu lượt khách quốc tế; tổng doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho
62.000 lao động trực tiếp;
- Đến năm 2030, tổng số khách du lịch đạt 23 triệu lượt, trong đó có 10 triệu lượt khách quốc tế; tổng doanh thu đạt 130.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 120.000 lao động trực tiếp;
- Hoàn thiện phát triển không gian du lịch theo 4 địa bàn du lịch trọng điểm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cô Tô và Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên. Định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận, đồng thời phát triển các không gian du lịch mới ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà...Tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ các thị trường mục tiêu như Châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông...; hình thành và phát triển dịch vụ văn hóa - giải trí; hình thành hệ thống sản phẩm du lịch chuyên nghiệp mang tính đặc trưng tại 4 trung tâm du lịch;
- Phấn đấu đến năm 2020: xây dựng thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển hiện đại và văn minh; đến năm 2020 Vân Đồn - Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao, trung tâm vui chơi giải trí
đẳng cấp quốc tế, phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp giải trí có đẳng cấp quốc tế; Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên trở thành trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh đặc sắc, có sức hấp dẫn cao.
- Tầm nhìn đến 2030:
Xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu nói trên, tầm nhìn phát triển Du lịch Quảng Ninh đến năm 2030 được khái quát trên những tiêu chí sau:
+ Là một trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế;
+ Một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia;
+ Trung tâm công nghiệp văn hóa giải trí, nghỉ dưỡng;
+ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất -kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại;
+ Có sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc,chuyên nghiệp chất lượng cao;
+ Có thương hiệu mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu;
+ Có năng lực cạnh tranh quốc tế;
+ Có điều kiện, năng lực liên kết, liên doanh với các hãng hàng không, các tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới.
- Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện những chiến lược sau:
+ Chiến lược tổng quan là: Tập trung vào các phân khúc khách du lịch mục tiêu quan trọng nhất và phát triển các dịch vụ du lịch phù hợp với các phân khúc trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm.
+ Chiến lược cụ thể là: Trong giai đoạn phát triển mới, Quảng Ninh cần tập trung vào 3 phân khúc chính: khách du lịch Châu Âu, khách du lịch Trung Quốc và khách du lịch có thu nhập cao.[9]
4.1.3.Phương hướng phát triển các loại hình dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh
Trước hết cần khẳng định các cơ sở lưu trú du lịch nói chung và khách sạn nói riêng không chỉ phục vụ nhu cầu về lưu trú và nghỉ ngơi cho khách du lịch mà còn phục vụ nhu cầu lưu trú và nghỉ ngơi của nhiều đối tượng khác trong xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi sự giao lưu kinh tế giữa các nước,
các vùng, các địa phương ngày càng tăng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng vào ngành giao thông vận tải và viễn thông. Sự đi lại của con người giữa các châu lục, giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ngày càng thuận tiện, dễ dàng và an toàn; nhu cầu về lưu trú nói chung tăng lên không ngừng. Nhu cầu của khách rất phong phú và đa dạng không chỉ về mục đích chuyến đi, về phương tiện đi lại, về khả năng thanh toán, các nhà đầu tư và kinh doanh các cơ sở lưu trú du lịch đã xây dựng và kinh doanh các loại cơ sở lưu trú du lịch khác nhau để phục vụ khách. Xu hướng chung là nhu cầu của thị trường cần gì các nhà kinh doanh lưu trú đáp ứng ngay theo nhu cầu đó. Trên quan điểm này, trong thời gian tới, xu hướng phát triển chủ yếu của các loại cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh cơ bản sẽ theo hướng sau:
4.1.3.1.Phát triển cơ sở lưu trú du lịch như một tổ hợp hoặc một cơ sở đơn lẻ đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu đa dạng của con người
Xuất phát từ xu hướng này, ngày nay trên thế giới xuất hiện rất nhiều loại cơ sở lưu trú du lịch khác nhau để thoả mãn nhu cầu của con người khi đi khỏi nơi ở thường xuyên của mình. Các loại cơ sở lưu trú du lịch này thoả mãn nhu cầu của khách không chỉ về khả năng thanh toán của họ, mà còn đáp ứng các nhu cầu của từng loại đối tượng từ sang trọng đến nhu cầu bình thường và tối thiểu. Đó là:
- Loại khách sạn và tổ hợp khách sạn cao cấp phục vụ các thương gia và chính khách.
- Loại khách sạn du lịch, chủ yếu phục vụ khách du lịch đi tham quan theo các chương trình du lịch trọn gói và khách thương nhân cũng như những người có nhu cầu về lưu trú với khả năng thanh toán trung bình
- Các khách sạn dọc theo các đường giao thông, đối tượng phục vụ chủ yếu cho khách đi bằng ô-tô thường gọi là khách sạn bên đường (motel) và các cơ sở lưu trú du lịch xây dựng tại các nhà ga, bến cảng, sân bay nhằm phục
vụ hành khách của các loại phương tiện vận chuyển gọi là các cơ sở lưu trú du lịch quá cảnh.
- Các biệt thự, nhà gỗ và cơ sở cắm trại phục vụ cho các loại khách yêu thích thiên nhiên muốn gần gũi với thiên nhiên.
- Các cơ sở lưu trú du lịch di động, đó là những phương tiện vận chuyển bố trí chỗ ngủ cho khách từ tầu hoả đến tàu thuỷ, tầu biển, ô-tô và ngay cả toa du lịch do ô-tô kéo theo sau.
4.1.3.2.Phát triển mạnh các cơ sở lưu trú du lịch hạng sao, cao cấp
Nhu cầu của khách trong quá trình lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, mức sống cao và khả năng chi trả lớn của du khách, với mục tiêu thoả mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú, các chủ đầu tư sẽ không ngừng xây dựng cơ sở lưu trú du lịch quy mô lớn, chất lượng cao hoặc xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của mình lên hạng cao sao, cao cấp để phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch sẽ có các trang bị hiện đại là:
- Hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, fax, internet, truyền hình cáp, họp từ xa thông qua hệ thống truyền hình vệ tinh,... an toàn tuyệt đối, chất lượng cao, nhằm đảm bảo thông tin đến với khách một cách nhanh nhất, khắc phục sự xa cách về không gian, địa lý giữa nơi ở tạm thời và nơi ở thường xuyên của khách.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thể thao, giải trí cho khách như sân tennis, bể bơi, sân tập golf, phòng thể dục - thể hình với những trang thiết bị, dụng cụ thể thao chất lượng tốt; khu vực dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho khách như phòng tắm nước khoáng, tắm bùn, xông hơi, xoa bóp và các dịch vụ y tế phục hồi sức khỏe.
4.1.3.3.Nâng cao tỷ lệ sử dụng sản phẩm “sinh thái”, phát triển khách sạn “xanh” phục vụ khách
Một trong những xu hướng mới của các cơ sở lưu trú du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh nói riêng đó là đảm bảo môi
trường sinh thái không chỉ bên trong các cơ sở lưu trú du lịch mà còn cả bên ngoàicơ sở lưu trú du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách thích gần gũi thiên nhiên. Vấn đề này được biểu hiện trước hết là khẩu hiệu “xanh - sạch - đẹp” trong các cơ sở lưu trú du lịch, khách lưu trú tại đây có cảm giác gần gũi với thiên nhiên với màu xanh của cây cối, hoa lá, môi trường sạch sẽ, vệ sinh, không gian thoáng mát, yên tĩnh. Nhiều khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch còn tạo ra những khung cảnh thiên nhiên rất tự nhiên với mầu sắc, mùi vị, âm thanh, ánh sáng độc đáo. Ngoài việc tạo ra môi trường tự nhiên, các cơ sở lưu trú du lịch còn có các chương trình bảo vệ và gìn gữi môi trường trong từng khu vực dịch vụ phục vụ khách như: buồng ngủ, phục vụ ăn uống, chế biến món ăn, bộ phận đón tiếp.
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh
4.2.1. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sác, quy hoạch, kế hoạch trong quản lý dịch vụ lưu trú du lịch của tỉnh
Đối với Quảng Ninh, ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch là động lực để thúc đẩy phát triển toàn bộ kinh tế địa phương. Do đó, cần có sự tập trung đầu tư các nguồn lực, những ưu ái nhất định về cơ chế, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Đặc biệt là các quy định của pháp luật về du lịch, những cơ chế, chính sách về phát triển du lịch. Quảng Ninh cần áp dụng một số văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đã được ban hành ở nước ta: Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch,...và các văn bản pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch. Những quy định, những chính sách phải xuất phát từ các nguyên tắc thị trường, huy động được sức mạnh của các thành phần kinh tế tham gia vào sự phát triển. Các chính sách phải tạo cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, hợp tác kinh tế giữa Quảng Ninh với các địa phương khác trong cả nước, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nằng và Nha Trang.
Quảng Ninh cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan, kinh doanh lưu trú, đồng thời mở rộng các danh mục dịch vụ, sản phẩm du lịch mới tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ cho du lịch Quảng Ninh. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành vươn lên đưa du lịch Quảng Ninh sang thế chủ động gắn với thị trường cả nước và quốc tế.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách trong quản lý du lịch, tỉnh còn phải thường xuyên tiến hành việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch.
Ngoài ra cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho du khách thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và súc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch và thông qua vai trò của hướng dẫn viên du lịch giúp cho khách du lịch tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn. Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch. Hướng dẫn tiến hành xây dựng các quy ước, hương ước ở khu dân cư về tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã. Sớm nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể về môi trường như chính sách thuế môi trường, các quy định xử phạt, bồi thường,...đối với trường hợp làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, ven biển và các hải đảo. Ban hành các quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường biển đối với tàu thuyền nước ngoài ra vào hoạt động trên biển.
Bổ sung và hoàn thiện quy hoạch là giải pháp quan trọng để phát triển du lịch một cách bền vững. Trong giai đoạn đầu, du lịch ở Quảng Ninh phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch nên việc xây dựng diễn ra một cách tràn lan, không theo bất cứ một trật tự hay một quy định cụ thể nào. Để khắc