Phân Loại, Xếp Hạng Số Lượng Và Chất Lượng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch


trường kinh doanh du lịch, quản lý môi trường tự nhiên...; Xây dựng, hoàn thiện và đề nghị HĐND ban hành các nghị quyết về công tác tài chính, thu phí đối với dịch vụ, du lịch. UBND Tỉnh và các sở, ngành đã tăng cường công tác ủy quyền cho UBND các địa phương thực hiện công tác quản lý, đồng thời gắn trách nhiệm của các địa phương, doanh nghiệp vào từng lĩnh vực cụ thể. Mặt khác, phân vùng quản lý cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị. Công tác này đã có tác động và hiệu quả tích cực.

- Đối với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường Du lịch: sau khi ban hành Chỉ thị 11/CT-UBND ngày 22/6/2012 về tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch, trong ba năm qua, UBND Tỉnh đã có nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong Tỉnh triển khai thực hiện. UBND tỉnh cũng đã tổ chức một số hội nghị với chuyên đề về môi trường kinh doanh du lịch, đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh đã trực tiếp đến từng địa phương, các điểm du lịch trọng yếu để chỉ đạo cụ thể các sở, ngành, địa phương, đơn vị về công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch. Các sở, ngành, địa phương đã tổ chức hàng trăm đợt kiểm tra, xử lý các vụ, việc có liên quan đến hoạt động du lịch, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trật tự an toàn xã hội và môi trường kinh doanh du lịch. Đi đôi với công tác kiểm tra xử lý là công tác tuyên truyền giáo dục đã được tăng cường, đẩy mạnh. Sau một thời gian chỉ đạo quyết liệt, đến nay công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch đã đi vào cuộc sống và nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng và cộng đồng. Qua đó, các tồn tại về môi trường kinh doanh du lịch các kiến nghị của khách du lịch đã có chiều hướng giảm so với giai đoạn trước. Vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các khu vực trọng điểm về tham quan du lịch đã được cải thiện bước đầu.

- Công tác hợp tác Công - Tư đã các cấp, ngành tích cực triển khai thực hiện. Trong đó, lĩnh vực du lịch đã tổ chức thực hiện thành công đối với công trình Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, Móng Cái.


- Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng đã nghiên cứu, rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cho phù hợp với thực tiễn, các đề án về kiệm toàn bộ máy tổ chức đang được tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có việc thành lập Sở Du lịch và kiệm toàn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tành Sở Văn hóa, Thể thao. Cùng với công tác xây dựng văn bản pháp luật, Tỉnh đã có chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ và có giải pháp về vay vốn đầu tư cho hoạt động du lịch. Theo đó, cơ cấu tín dụng trên địa bàn đã có chuyển biến rõ nét, mặt khác lĩnh vực này đã đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ, tiện ích hiện đại để phục vụ công tác tín dụng. Bên cạnh việc các công tác này, Tỉnh đã có chỉ đạo và đầu tư nghiên cứu khoa học để áp dụng cho công tác thúc đẩy phát triển du lịch.[23]

3.3.2.2. Phân loại, xếp hạng số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch

Đến nay, Quảng Ninh có khoảng 1.354cơ sở lưu trú du lịch với 20.398buồng tăng 318 cơ sở 7.665 buồng so với năm 2011 và tăng 242 cơ sở

5.100 buồng so với năm 2016. Trong đó có 1036 cơ sở lưu trú du lịch với

17.011 buồng đã được xếp loại tăng 876 cơ sở với 11.822 buồng so với năm 2011 và tăng 159 cơ sở với 3.349 buồng so với năm 2016. Và có thêm loại hình mới đó là khu căn hộ du lịch cao cấp hạng 4 sao. Việc xếp loại rất cần thiết, giúp cơ sở lưu trú du lịch đầu tư đúng hướng, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh được nâng cao, tạo thương hiệu cho doanh nghiệp, cụ thể:

a. Khối khách sạn và khu căn hộ cao cấp 3-5 sao

Quảng Ninh có 39 khách sạn và khu căn hộ cao cấp hạng 3-5 sao với

5.028 buồng chiếm 30% tổng số buồng phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng 6 cơ sở với 400 buồng so với năm 2016, trong đó:


Tỉ lệ %

Hạ Long Móng Cái Cẩm Phả

Đông Triều

2% 1%

6%

91%

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu khách sạn 3-5 sao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2017‌

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2017)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tỉ lệ khách sạn 3 - 5 sao phân bố không đồng đều trên địa bàn Quảng Ninh, thành phố Hạ Long tập trung đến tuyệt đại đa số, nguyên nhân đây là thành phố trung tâm du lịch của tỉnh và cũng là nơi được thiên nhiên ưu đãi có nhiều phong cảnh đẹp nên thuận lợi để thu hút khách du lịch. Cụ thể:

- Thành phố Hạ Long có 34 khách sạn 4.946 buồng chiếm 91% tổng số buồng khách sạn 3-5 sao (04 khách sạn 5 sao, 15 khách sạn và khu căn hộ cao cấp 4 sao, 18 khách sạn 3 sao);

- Thành phố Móng Cái có 3 khách sạn 3-5 sao 353 buồng chiếm 6,5%, (01khách sạn 5 sao, 04 khách sạn 4 sao, 01khách sạn 3 sao);

- Thành phố Cẩm Phả có 01 khách sạn 3 sao 81 buồng chiếm 1,5%; Thị xã Đông Triều có 01 khách sạn 3 sao 60 buồng chiếm 1%;


- Trung tâm du lịch Vân Đồn, Cô Tô, Uông Bí, Quảng Yên chưa có khách sạn 3-5 sao. Đây có thể là điểm hạn chế của các trung tâm du lịch trong việc quảng bá thương hiệu điểm đến và thu hút khách du lịch chất lượng cao.[26]

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 63 phòng tổ chức hội nghị, hội thảo tại các khách sạn 4-5 sao, trong đó: 09 phòng có sức chứa từ 500-1000 khách; 8 phòng sức chứa từ 300 đến dưới 500 khách; 20 phòng sức chứa từ 100 đến dưới 300 khách; 26 phòng nhỏ sức chứa dưới 100 khách. Các phòng họp này đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế, góp phần thu hút thị trường khách du lịch MICE đến Quảng Ninh.

1400


1200


1000


800


600


400


200


0

Đơn vị: cơ sở



Khách sạn 3-5 sao

Cơ sở lư trú du lịch

Quảng Ninh

39

1354

Thành phố Đà Nẵng

127

617

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 9


Biểu đồ 3.5: So sánh số lượng khách sạn 3 - 5 sao và cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Đà Nẵng năm 2017.

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2017)


Nhìn vào biểu đồ trên, so sánh với thành phố Đà Nẵng hiện nay có 617 cơ sở lưu trú du lịch với 24.009 buồng, trong đó khách sạn 3-5 sao 127 cơ sở

13.203 buồng chiếm 55% tổng số buồng trên địa bàn thành phố. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch của thành phố Đà Nẵng ít hơn Quảng Ninh 737 cơ sở nhưng số lượng khách sạn 3-5 sao cao hơn Quảng Ninh 88 cơ sở với 7995 buồng. Qua đó cho thấy, thành phố Đà Nẵng có nhiều khách sạn hạng sang, quy mô lớn hơn so với Quảng Ninh.

b. Cơ sở lưu trú du lịch đang thu hồi quyết định công nhận hạng và khuyến cáo:

Toàn tỉnh có 08 cơ sở thu hồi sao (thành phố Hạ Long 07 cơ sở, thành phố Móng Cái 01, trong đó 01 khách sạn 5 sao, 04 khách sạn 4 sao và 03 khách sạn 3 sao) và 8 cơ sở khuyến cáo chất lượng dịch vụ (thành phố Móng Cái 02, thành phố Hạ Long 6).

Các cơ sở này đang tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dịch vụ với tổng số vốn đầu tư khoảng 252 tỷ đồng, trong đó khách sạn thu hồi sao 52 tỷ đồng (Khách sạn Quốc tế Lợi Lai 45 tỷ đồng, khách sạn Tuần Châu Holiday Villa 10 tỷ đồng, khách sạn Biển Bắc 1 tỷ đồng, khách sạn Mirthin Hạ Long 02 tỷ đồng, khách sạn Heritage 3,5 tỷ đồng, khu biệt thự Hoàng Gia 130 tỷ đồng, khách sạn Kenny 1,2 tỷ đồng, khách sạn Bạch Đằng 5 tỷ đồng) khuyến cáo 200 tỷ đồng.Việc thu hồi sao và khuyến cáo đã giúp chủ các khách sạn nhìn nhận, đánh giá lại chất lượng dịch vụ để đầu tư cơ sở vật chất duy trì và phát triển hạng sao. [26]

c. Khách sạn 1-2 sao, nhà nghỉ du lịch, nhà có phòng cho khách du lịch thuê (cơ sở kinh doanh đạt chuẩn):có 997 cơ sở với 11.983 buồng chiếm 70% tổng số buồng phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh.


Tỉ lệ % khách sạn 1-2 sao

Hạ Long Móng Cái Vân Đồn Cô Tô Uông Bí Địa phương còn lại

4%

10%

7%

9%

55%

15%

Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ khách sạn 1 - 2 sao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm 2017‌

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2017)

Nhìn vào biểu đồ nhận thấy, khối khách sạn 1-2 sao có 165 cơ sở với 4418 tăng 27 cơ sở 350 buồng so với năm 2016, chiếm 37% số buồng khối khách sạn 2 sao trở xuống. Thành phố Hạ Long chiếm 55%, thành phố Móng Cái 15%, huyện Vân Đồn 9%, huyện Cô Tô 7%, thành phố Uông Bí 4%, các địa phương còn lại 10%, cụ thể:

+ Khách sạn 2 sao có 66 cơ sở 2279 phòng chiếm 51% tổng số phòng khối khách sạn 1-2 sao (thành phố Hạ Long chiếm 62%, thành phố Móng Cái 12%, thành phố Uông Bí 3%, thị xã Đông Triều 3%, huyện Vân Đồn 10%, huyện Cô Tô 4%, thành phố Cẩm Phả 5% tổng số phòng khối khách sạn 1 sao).

+ Khách sạn 1 sao có 103 cơ sở 2208 phòng chiếm 49% tổng số phòng khối khách sạn 1-2 sao (thành phố Hạ Long chiếm 55%, thành phố Móng Cái


15%, thành phố Uông Bí 5%, thị xã Đông Triều 2%, thị xã Quảng Yên 3%, huyện Vân Đồn 5%, huyện Cô Tô 10% , thành phố Cẩm Phả 5% tổng số phòng khối khách sạn 1 sao).

- Cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn có 833 cơ sở 7557 buồng tăng 125 cơ sở với 3.332 buồng, chiếm 45% tổng số buồng đã xếp hạng (thành phố Hạ Long chiếm 35%, thành phố Móng Cái 25%, thành phố Uông Bí 4%, thành phố Cẩm Phả 9%, thị xã Đông Triều 8%, huyện Vân Đồn 6%, thị xã Quảng Yên 4%, các huyện Hoành Bồ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Cô Tô 9% tổng số phòng khối nhà nghỉ và homestay), trong đó:

+ Nhà nghỉ du lịch có 728 cơ sở 6785 phòng chiếm 89% số phòng khối nhà nghỉ và homestay, phân bố trên 14 địa phương (thành phố Hạ Long chiếm 35%; thành phố Móng Cái 21%; thành phố Uông Bí 5%; thành phố Cẩm Phả 10%; thị xã Đông Triều 7%; thị xã Quảng Yên 4%; huyện Vân Đồn 7%; huyện Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Bình Liêu chiếm 10%).

+ Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) có 105 cơ sở 772 phòng chiếm 11% số phòng khối đạt tiêu chuẩn tập trung 7/14 địa phương (thành phố Hạ Long chiếm 28%; thành phố Móng Cái 52%; thành phố Cẩm Phả 4%; thị xã Đông Triều 11%; thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn, huyện Vân Đồn 4% tổng số phòng khối nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê).

Việc gia tăng loại hình này là do các địa phương đã chú trọng phát triển du lịch theo định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài các điểm đến quen thuộc như Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên, Đông Triều, Uông Bí, khách du lịch có xu hướng tìm đến các điểm du lịch mới lạ, nguyên sơ ở một số địa phương như: Hoành Bồ, Cẩm Phả, Bình Liêu, Hải Hà,...Do vậy, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã được hình thành, phát triển để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Quảng Ninhcó khoảng 318 cơ sở với 3.387 buồng chưa được xếp loại do thiếu giấy phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự và 08 khách sạn 3-5 sao


847 phòng Tổng cục Du lịch thu hồi quyết định công nhận hạng.Sở Du lịch đang phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn các cơ sở lưu trú hoàn thiện hồ sơ, đầu tư nâng cấp đủ điều kiện cấp hạng.[26]

d. Cơ sở lưu trú trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long: Tổng số khoảng 170 tàu thủy lưu trú, 2.023 phòng, trong đó: 120 tàu 1 sao, 972 phòng và 50 tàu 2 sao, 1.051 phòng. Các tàu thủy lưu trú đều tập trung hoạt động trên vịnh Hạ Long.

e. Cơ sở lưu trú du lịch trên bờ chưa xếp loại: Có khoảng 316 cơ sở 2.709 phòng; chiếm 14% tổng số buồng phục vụ khách đu lịch trên địa bàn tỉnh. Đến nay, 4/8 khách sạn 3-5 sao (bị thu hồi sao)đã được cấp lại hạng (Marjestic 5 sao, Hạ Long Peral 4 sao, Grand Hạ Long 4 sao, Công đoàn Việt Nam 3 sao); 04 cơ sở còn lại đang tiếp tục đầu tư nâng cấp đế duy trì hạng sao (Asean Hạ Long, Starcity Hạ Long, Asean Hải Ngọc, Hạ Long Crow). Theo báo cáo của các doanh nghiệp, để duy trì hạng sao mỗicơ sở lưu trú khuyến cáo đầu tư từ 15-65 tỷ đồng. Nhìn chung, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ các khách sạn đã có chuyến biến tích cực.[26]

Tỉ lệ %

3.3%

20%

Khách sạn

3.3%

Nhà nghỉ du lịch

73.3%

Tàu thủy lưu trú du lịch

Nhà có phòng cho KDL thuê

Biểu đồ 3.7: Khảo sát các loại hình cơ sở lưu trú

(Nguôn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023