Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng Tmcp Đt&ptvn, Chi Nhánh Phú Thọ


Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh.

Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp; Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.

Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.

d) Khối quản lý rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và phòng chống rửa tiền.

đ) Khối trực thuộc

Các phòng Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Các Quỹ tiết kiệm: Thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như các Phòng giao dịch với hạn mức thấp hơn và không thực hiện nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh.


3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP ĐT&PTVN, chi nhánh Phú Thọ

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn luôn luôn là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh, nó không những quyết định tới quy mô hoạt động của Ngân hàng nói chung mà còn ảnh hưởng đến quy mô của hoạt động tín dụng . Nguồn vốn có dồi dào mới cung cấp được “nhiên liệu” cho các hoạt động khác. Chính vì tầm quan trọng này, BIDV Phú Thọ đã tổ chức công tác thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên thị trường thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động kết hợp với hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đổi mới tác phong làm việc, thoả mãn kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng cũng như thực hiện tốt các dịch vụ khác.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016‌

Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh (%)

15/14

16/15

BQ

14-16

Tiền gửi của TCKT

1.509.069

1.643.446

1.826.631

108,90

111,11

110,00

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân

2.336.552

2.736.445

3.320.497

117,11

121,34

119,22

Tổng

3.845.621

4.379.891

5.147.128

113,89

117,52

115,71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại - Nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ - 7

(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, BIDV Chi nhánh Phú Thọ)

Qua các số liệu trên bảng ta nhận thấy trong quãng thời gian từ năm 2014- 2016, tình hình huy động vốn của BIDV Phú Thọ rất khả quan, thể hiện qua các con số liên tục tăng trưởng qua các năm.

Trong năm 2014, tổng nguồn huy động đạt 3.845.621 triệu đồng đến năm 2015 con số này đã tăng lên đáng kể đạt mức 4.379.891 triệu đồng (tăng


13,89% so với năm 2014). Thị trường cạnh tranh gay gắt xáo động mạnh trong năm 2015. Trong năm, số huy động vốn qua các tháng có sự sụt giảm ở tháng 4, tháng 7 và tháng 9, đây cũng là các tháng mà huy động vốn toàn ngành giảm sút, đặc biệt là vào tháng 9 khi NHNN thực hiện kiểm soát chặt chẽ trần lãi suất huy động. Với các chính sách điều hành hợp lý, linh hoạt, nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ luôn ổn định và tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2016, tổng nguồn huy động của BIDV Phú Thọ đạt 5.147.128 triệu đồng tăng 17,52% so với năm trước.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Thực hiện định hướng tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, coi trọng chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt nợ xấu. Đồng thời, tận dụng cơ hội, chuyển kinh doanh theo hướng chủ động phát triển mạnh khách hàng bán lẻ. Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng trong thời gian qua.

Bảng 3.2: Hoạt động tín dụng BIDV Chi nhánh Phú Thọ năm 2014 - 2016‌

Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2014


Năm 2015


Năm 2016

So sánh (%)

15/14

16/15

BQ14-

16

Tổng dư nợ

3.085.764

3.301.466

3.594.259

106,99

108,87

107,93

KHDN lớn

1.522.776

1.569.132

1.768.212

103,04

112,69

107,76

KHDN vừa và nhỏ

828.878

894.782

924.281

107,95

103,30

105,60

KHDN siêu vi mô

199.917

235.431

232.139

117,76

98,60

107,76

KHDN FDI

1.483

1.566

1.543

105,56

98,59

102,02

KHCN

532.709

600.555

668.084

112,74

111,24

111,99

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%)

1,83

1,47

1,14




(Nguồn:Phòng Tổng hợp tiếp thị, BIDV Chi nhánh Phú Thọ )

Năm 2014, BIDV Phú Thọ đã tổ chức triển khai tích cực hoạt động tín dụng theo chính sách kích cầu, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tổng dư nợ tín dụng đạt 3.0.85.776 triệu đồng.


Năm 2015, trên tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của NHNN, BIDV Phú Thọ đã tăng cường kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, đảm bảo tăng trưởng dư nợ ở mức hợp lý theo quy mô huy động vốn. Đến 31/12/2015 dư nợ tại BIDV Phú Thọ đạt 3.301.446 triệu đồng, tăng 6,99% so với năm 2014.

Tiếp tục giữ vững và phát huy thành tích đó, trong năm 2016 BIDV Phú Thọ đã chủ động đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn, nỗ lực không ngừng để đạt được những kết quả khả quan. Kết thúc năm 2016 tổng dư nợ tại BIDV Phú Thọ là 3.594.259 triệu đồng tăng 887% so với năm 2015.

Cùng với phát triển tín dụng, song song quản lý chất lượng chặt chẽ. Rủi ro tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn. Năm 2014, nợ xấu chiếm 1,83% tổng dư nợ tín dụng (thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 3,8% trung bình ngành ngân hàng). Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,47% thấp hơn năm 2014 và thấp hơn nhiều so với bình quân của toàn ngành là 3,3%. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ là 1,14% giảm thấp hơn nhiều so vớ tỷ lệ 2,8% trung bình ngành ngân hàng.

3.13.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là bản mô tả chính xác nhất tình hình hoạt động của NHTM nói chung và BIDV tỉnh Phú Thọ nói riêng, Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ban lãnh đạo Chi nhánh sẽ đưa ra những quyết định hợp lý nhằm kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV tỉnh Phú Thọ heo bảng số liệu sau:


Bảng 3.3. Thực trạng lợi nhuận của BIDV Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016‌

Đơn vị: Triệu đồng



Danh mục


Năm 2014


Năm 2015


Năm 2016

So sánh (%)

2015/

2014

2015/

2014

2015/

2014

I.Tổng thu nhập

292.991

347.091

402.395

118,46

115,93

117,20

Tổng chi phí

145.175

186.148

232.316

128,22

124,80

126,51

Lợi nhuận trước thuế

147.816

160.943

170.079

108,88

105,68

107,28

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV Chi nhánh Phú Thọ

Năm 2014-2016 thu nhập của BIDV chi nhánh Phú Thọ đều tăng nhanh với tốc tăng bình quân trong giai đoạn này là 17,20%. Năm 2014 tổng thu nhập của chi nhánh là 292.991 triệu đồng đến năm 2016 tổng thu nhập của chi nhánh đã tăng lên 402.395 triệu đồng tăng 109.404 triệu đồng. Theo đó, chi phí hoạt động của Chi nhánh cũng tăng, chi phí của BIDV tỉnh Phú Thọ tăng từ 145.176 triệu đồng năm 2014 lên 232.316 triệu đồng năm 2016 tăng 87.141 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 26,51%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập nên Chi nhánh kinh doanh luôn thu được lợi nhuận dương qua các năm, cụ thể:

- Năm 2014 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh là 147.816 triệu đồng, năm 2015 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh là 160.943 triệu đồng tăng

13.217 triệu đồng tương ứng tăng 8,88% so với năm 2014.


- Năm 2016 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 170.079 triệu đồng tăng 5,68% so với năm 2015.

Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2014 - 2016 hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều khó khăn khách quan do xu hướng chung của nền kinh tế thị trường và áp lực cạnh tranh. Song, BIDV tỉnh Phú Thọ vẫn hoạt động kinh doanh hiệu quả do đã tăng các hoạt động cho vay đi đôi với việc sử dụng chi phí hợp lý, sử dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ và thu hút nhiều khách hàng lớn có uy tín hơn làm cho thu nhập tăng và giảm chi phí hoạt động. Năm 2015, tốc độ tăng của lợi nhuận thuế giảm đi đáng kể nguyên nhân, không phải hoạt động không hiệu quả mà do lãi suất trên thị trường có nhiều biến động đã làm cho các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh tăng mà chủ yếu là chi phí huy động vốn, chi phí dịch vụ, chi lãi vốn điều hòa, chi dự phòng rủi ro. Như vậy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận luôn tăng qua các năm. Đây là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên và uy tín của ngân hàng BIDV trên thị trường ngân hàng.

3.2. Thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ

Hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân của BIDV chi nhánh Phú Thọ được triển khai thông qua ba nhóm sản phẩm là nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, nhóm sản phẩm tiền gửi thanh toán và nhóm sản phẩm công nợ. Để có cái nhìn tổng quát về hoạt động huy động vốn khác hàng cá nhân của BIDV chi nhánh Phú Thọ, tác giả đã phân tích thực trạng huy động vốn dân cư thông qua từng hình thức, nhóm sản phẩm như sau:


3.2.1. Thực trạng huy động vốn nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm

3.2.1.1. Quy trình huy động vốn khách hàng cá nhân nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm

Đối với hoạt động huy động vốn nhóm sản phẩm gửi tiết kiệm, đây là một trong những nhóm sản phẩm chính trong huy động vốn khách hàng cá nhân của BIDV. Trên thực tế BIDV đã triển khai hoạt động huy động nhóm sản phẩm gửi tiết kiệm và đạt được những thành công nhất định.

Quy trình này thông qua 4 bước như sau: Xây dựng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm, Xây dựng chính sách khách hàng, Tiếp xúc với khách hàng, Hoàn thiện hồ sơ.

a. Xây dựng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

- Nhóm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

- Nhóm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiết kiệm năng động USD kỳ hạn 2 ngày, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bảo lộc. Đây là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng. Lợi ích của sản phẩm là:

+ Đa dạng về kỳ hạn, loại tiền và linh hoạt.

+ Được hưởng lãi suất tiền gửi niêm yết ở ngân hàng.

+ Khách hàng có thể rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào của BIDV.

+ Được bảo hiểm tiền gửi.

+ Có thể sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi để thế chấp, cầm cố, vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

+ Khách hàng có thể chuyển nhượng tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

+ Các phương thức trả lãi: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ.

+ Quay vòng: tới khi đáo hạn, nếu khách hàng không đến lĩnh, ngân hàng sẽ chủ động nhập lãi vào gốc và quay vòng thêm một kỳ hạn như kỳ hạn ban đầu của chính sản phẩm và áp dụng mức lãi suất quy định tại thời điểm quay vòng.


- Các chương trình tiết kiệm khuyến mại theo đợt: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm thẻ cào,… Cơ cấu nhóm hàng gửi tiết kiệm được BIDV xây dựng dựa trên tổng số tiền huy động được với các kỳ hạn tiền gửi và được phân chia theo một số căn cứ như: theo kỳ hạn, theo loại tiền.

b. Xây dựng chính sách khách hàng

BIDV Phú Thọ là một trong những ngân hàng thương mại khá mạnh mẽ trong các chính sách cho khách hàng. Việc xây dựng uy tín thương hiệu cũng được BIDV khá chú trọng. Các chương trình marketing, truyền thông cũng được ngân hàng sử dụng rộng rãi. Một số chính sách khách hàng gồm: chính sách bán hàng, chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng - khuyến mại, tặng quà, miễn phí sử dụng dịch vụ, chăm sóc khi khách hàng đến giao dịch, nhân dịp sinh nhật, lễ, tết.

Để xây dựng các chính sách khách hàng hiệu quả, BIDV đã phân nguồn vốn huy động khách hàng cá nhân theo nhóm sản phẩm gửi tiết kiệm theo các đối tượng khách hàng khác nhau. Từ năm 2009, BIDV Phú Thọ đã triển khai chính sách phân đoạn khách hàng tiền gửi do BIDV ban hành. Điều này giúp ngân hàng quản lý hiệu quả hơn đến việc chăm sóc khách hàng. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư. Cụ thể:

Bảng 3.4. Tiêu thức phân đoạn khách hàng tiền gửi tại BIDV


Đoạn khách hàng

Số tiền gửi bình quân trên tháng

Khách hàng VIP

Từ 01 tỷ đồng trở nên

Khách hàng thân thiết

Từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng

Khách hàng phổ thông

Dưới 300 triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Thọ

Ngoài ra, một chính sách vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng. Đó là chính sách niêm yết lãi suất của ngân hàng. Một trong những yếu tố thu hút chính đối với khách hàng cá nhân chính là lãi suất, nếu lãi suất cao sẽ kích thích khách hàng gửi tiền nhiều hơn. Tuy

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 09/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí