Tổng Quan Về Huy Động Vốn Từ Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại

NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM.

- Ở Mỹ, NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

- Tại Pháp, theo luật CH Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

- Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). Theo luật Ngân hàng Nhà nước: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhân tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là: Một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ


bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

1.1.1.2. Khái niệm về khách hàng, khách hàng cá nhân

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách hàng. Khách hàng được hiểu là những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế xã hội, có nhu cầu về một loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhất định, có khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng và mong muốn được thỏa mãn.

Khái niệm khách hàng cá nhân của NHTM: Khách hàng cá nhân là một người hoặc một nhóm người đã, đang, sẽ sử dụng dịch vụ và sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc gia đình của họ.

- Đặc điểm:

+ Số lượng lớn nhưng qui mô mỗi khách hàng nhỏ.

+ Rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa, sở thích…

1.1.1.3. Khái niệm về huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Huy động vốn được xem như hoạt động cơ bản và là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

Huy động vốn của ngân hàng có thể hiểu đó là những công cụ, cách thức và phương pháp, và chương trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng trên cơ sở hai bên đều có lợi. Huy động vốn luôn được quan tâm và chịu sự giám sát chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo ngân hàng.

Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm các khoản như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm); phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của NHNN. Hiện nay, huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của các NHTM. Nó được


phép sử dụng những công cụ và phương pháp khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của nền kinh tế.

Theo Nghị định 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành Luật các tổ chức tín dụng, NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:

- Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam của các tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của luật NHNN.

1.1.1.4. Khái niệm huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Huy động vốn từ KHCN là huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư của KHCN thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, giấy tờ có giá.

Phần lớn nguồn vốn huy động trong ngân hàng là từ huy động các khoản tiền gửi nhàn rỗi của KHCN. Do nguồn vốn huy động không phải thuộc sở hữu của NHTM vì thế, các ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn. Nguồn vốn huy động từ cá nhân có các đặc trưng sau:

- Nguồn vốn huy động từ KHCN chiếm t trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM.

- Đây là đối tượng phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo t lệ NHNN quy định từng thời kỳ. Đồng thời NHTM phải mua bảo hiểm tiền gửi cá nhân. Do đó chi phí huy động vốn KHCN cao hơn lãi trả thực tế.

- Nguồn vốn huy động từ KHCN của NHTM có đặc điểm chung là tương đối ổn định, bền vững, có tiềm năng phát triển.

- NHTM có một danh mục sản phẩm huy động vốn từ khách hàng cá nhân đa dạng, phong phú về kỳ hạn tiền gửi, lãi suất, loại tiền gửi, bên cạnh những hình thức khuyến mãi, tiếp thị sôi động nhằm mục đích thu hút số đông người dân gửi tiền


vào ngân hàng. Đẩy mạnh quy mô nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân là đối tượng đeo đuổi của các ngân hàng thương mại, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng.

- Thông thường, nguồn vốn huy động KHCN có kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao, tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp nhất so với lãi suất các sản phẩm tiền gửi khác.

1.1.2. Phân loại hình thức huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM

Tiền gửi dân cư là bộ phận tiền gửi huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với các NHTM bởi tiềm năng của chúng là rất lớn. Thu nhập của dân chúng càng cao thì tiền gửi của dân cư càng lớn nếu như các NHTM có các hình thức huy động vốn hợp lý. Các hình thức huy động vốn KHCN được phân loại theo các hình thức khác nhau như sau:

1.1.2.1.Phân loại theo kỳ hạn:

Ngày nay người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi và là cơ sở để Ngân hàng xây dựng chiến lược dự trữ phù hợp và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn đó vào quá trình hoạt động kinh doanh.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định. Người gửi được gửi thêm hoặc rút tiền vào bất kỳ thời điểm nào nên lãi suất được hưởng thường thấp. Tiền gửi không kỳ hạn thường biến động nhiều, khó dự báo về quy mô.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất của khoản tiền gửi. Tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn cũng như tính ổn định cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Người gửi được hưởng một mức lãi suất cố định áp theo kỳ hạn đăng ký. NHTM thường huy động đủ các kỳ hạn với nguồn vốn ngắn hạn (có kỳ hạn đến 12 tháng) và nguồn vốn trung dài hạn (có kỳ hạn trên 12 tháng).

1.1.2.2.Phân loại theo loại tiền:

+ Tiền gửi nội tệ: Là nguồn vốn KHCN gửi bằng tiền Việt Nam đồng. Đây là khoản huy động vốn quan trọng chiếm t trọng cao nhất trong tổng tiền gửi.


+ Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, Ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP,… Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của Ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế… các Ngân hàng có xu hướng mở rộng kinh doanh đối ngoại thường có nguồn vốn ngoại tệ lớn. Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là một phương thức đa dạng hóa về phương thức huy động vốn của các Ngân hàng thương mại.

1.1.2.3.Phân loại theo mục đích sử dụng:

+ Tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức huy động tiền gửi truyền thống của NHTM. Với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền sẽ được nhận từ ngân hàng một sổ tiết kiệm. Trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm đó có thể được sử dụng để cầm cố hoặc được chiết khấu để vay vốn. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

+ Tiền gửi thanh toán: Các cá nhân có nhu cầu cũng có thể thực hiện thanh toán qua ngân hàng, khi đó họ cũng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTM và gửi tiền vào tài khoản này để đáp ứng các nhu cầu thanh toán cũng như sử dụng các tiện ích khác liên quan đến tài khoản thanh toán mà NHTM cung cấp.

+ Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá: Đây là nguồn vốn mà các NHTM có thể huy động được thông qua phát hành các công cụ nợ như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi... Các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng số vốn tạm thời nhàn rỗi để mua các giấy tờ có giá này và đây được xem là một kênh đầu tư có lợi khi những người có tiền chưa tìm được cơ hội đầu tư trực tiếp. Các công cụ nợ này có khá nhiều tiện ích: Chúng dễ dàng bán hay chuyển nhượng trên thị trường vốn, được chiết khấu tại ngân hàng. Đối với các NHTM, với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, các ngân hàng có khả năng tập trung một lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng.

1.1.3. Vai trò của huy động vốn khách hàng cá nhân

1.1.3.1. Vai trò của huy động vốn khách hàng cá nhân đối với ngân hàng thương mại


Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Mà nguồn vốn từ KHCN chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Do đó, huy động vốn KHCN có vai trò lớn đối với NHTM, cụ thể như sau:

- Là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

- Quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng

- Quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

1.1.3.2. Vai trò của huy động vốn khách hàng cá nhân đối với nền kinh tế

- Huy động vốn khách hàng cá nhân thông qua kênh huy động từ các NHTM có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, giúp chính phủ và nhà nước thực hiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.

- Việc tăng cường huy động vốn KHCN giúp tăng cường sự ổn định thị trường tiền tệ, giảm nguy cơ tín dụng đen và các tệ nạn xã hội khác liên quan đến tiền tệ

- Thông qua việc huy động vốn KHCN sẽ đẩy mạnh việc mở tài khoản thanh toán cá nhân, qua đó góp phần phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tiến tới tiết kiệm chi phí phát hành và lưu thông tiền tệ.

- NHTM sử dụng nguồn vốn huy động từ KHCN để bổ sung lượng vốn cho nền kinh tế, mang lại lợi ích cho cả người dân, doanh nghiệp và xã hội.

1.1.3.3. Vai trò của huy động vốn khách hàng cá nhân đối với khách hàng cá nhân

- Đối với KHCN là người gửi tiền: Huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi có mức độ rủi ro thấp.

- Đối với KHCN là người cần vốn: Vốn huy động của ngân hàng là một nguồn lực cơ hội cho các khách hàng đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… thông qua nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thường không đủ đáp ứng cho việc mở


rộng quy mô cũng như nâng cao công nghệ, năng suất trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó doanh nghiệp phải đi vay vốn nhằm bù đắp cho nhu cầu đầu tư của mình. Hệ thống ngân hàng thương mại là trung gian cầu nối làm cho việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trở nên dễ dàng hơn, chủ động hơn đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn.

- Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn giúp cho KHCN có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ mua bán hoán đổi ngoại tệ... góp phần đẩy nhanh tiến độ thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường các hình thức quản lý và sử dụng vốn, tài sản ( là tiền) của khách hàng.

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1. Quy mô huy động vốn

Quy mô huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn không ngừng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

Quy mô huy động vốn KHCN là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng thể hiện qua chỉ tiêu tổng số dư huy động vốn KHCN (số dư cuối kỳ hoặc số dư bình quân). Tuy nhiên đây là một số tuyệt đối và nếu chỉ dùng đơn lẻ không thể phản ánh đầy đủ khả năng huy động vốn KHCN của một ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu này nhiều chỉ số tương đối được xác định như các chỉ số sau:.

T trọng nguồn vốn KHCN so với tổng nguồn vốn huy động.



Số dư vốn huy động KHCN

Tỷ trọng nguồn vốn KHCN =

Tổng nguồn vốn huy động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 3


Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.



Tốc độ tăng trưởng vốn KHCN năm i


=

Quy mô vốn KHCN

năm i


x 100%

Quy mô vốn KHCN

năm i – 1

Tốc độ tăng trưởng > 100%: Vốn của ngân hàng tăng.

Tốc độ tăng trưởng < 100%: Quy mô vốn của ngân hàng giảm.

Vốn của ngân hàng gia tăng với những t lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định. Điều đó, một mặt giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng. Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của ngân hàng trong mắt công chúng.

1.2.2. Thị phần nguồn vốn huy động

Thị phần nguồn vốn huy động, được xác định qua công thức:


Vốn huy động KHCN của NHTM x 100 %

Thị phần nguồn vốn KHCN =

Tổng nguồn vốn huy động KHCN của các

NHTM trên địa bàn

T lệ này phản ánh khả năng chiếm lĩnh thị phần huy động vốn của NHTM so với các NHTM khác trên cùng địa bàn hành chính. T lệ này càng cao phản ánh qui mô nguồn vốn huy động và khả năng cạnh tranh của NHTM so với các NHTM khác. Thị phần huy động vốn từ KHCN càng phát triển đồng nghĩa với việc đẩy mạnh huy động vốn từ KHCN thành công.

1.2.3. Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn huy động có ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động nếu phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng được yêu cầu sử dụng để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí