2.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân
Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, Vietcombank Nha Trang đã đưa ra chính sách chú trọng huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của Vietcombank Nha Trang không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các khách hàng bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ quản lý vốn của ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gởi của Vietcombank Nha Trang đã mang lại cho khách hàng những lợi ích khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Trong giai đoạn 2009 - 2013, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính trong nước và trên thị trường quốc tế diễn biễn phức tạp, tình hình lạm phát trong nước tăng cao, cạnh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước làm ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của hệ thống Vietcombank Nha Trang Hội sở chính nói chung và Vietcombank Nha Trang nói riêng.
Trước tình thế khó khăn này, Vietcombank Nha Trang luôn xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Triển khai nhiệm vụ này, Vietcombank Nha Trang Hội sở chính đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, cùng với đa dạng hóa sản phẩm trong huy động vốn với lãi suất huy động vốn hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống công nghệ,..., giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn.
Bám sát chủ trương của Hội sở chính, Vietcombank Nha Trang đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2009 - 2013. Kết quả là nguồn vốn của Vietcombank Nha Trang tăng trưởng cao và đều đặn qua các năm.
Bảng 2.2: Tổng huy động vốn tại Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 – 2013
ĐVT: tỷ đồng, %
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
Tổng nguồn vốn huy động tiền gửi | 1.612,00 | 2.541,00 | 2.998,00 | 3.688,00 | 4.732,00 |
Tốc độ tăng trưởng | 37,66 | 57,63 | 17,99 | 23,00 | 28,31 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang - 2
- Các Hình Thức Huy Động Vốn Tiền Gửi Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Sự Cần Thiết Phải Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Huy Động Vốn Tiền Gửi Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Động Cơ Của Người Gửi Tiền Và Các Nhân Tố Liên Quan Đến Văn Hóa – Xã Hội, Tâm Lý Khách Hàng
- Kết Quả Cronbach’S Alpha Cho Các Biến Độc Lập Và Biến Phụ Thuộc
- Thống Kê Mô Tả Sự Khác Biệt Trong Đánh Giá Khả Năng Hđvtg Đối Với Khcn Theo Giới Tính
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 - 2013)
Bảng 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động tiền gửi đối với KHCN trong tổng nguồn vốn huy động tại Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 – 2013
ĐVT: tỷ đồng, %
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
Tổng nguồn vốn huy động tiền gửi | 1.612,00 | 2.541,00 | 2.998,00 | 3.688,00 | 4.732,00 |
Tiền gửi của cá | 733,46 | 1.041,81 | 1.507,99 | 1.973,08 | 2.719,87 |
- Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động | 45,5 | 41 | 50,3 | 53,5 | 57,48 |
- Tốc độ tăng trưởng | 42,04 | 44,75 | 30,84 | 37,85 | |
Tiền gửi của tổ | 878,54 | 1.499,19 | 1.490,01 | 1.714,92 | 2012,13 |
- Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động | 54,5 | 59 | 49,7 | 46,5 | 42,52 |
- Tốc độ tăng trưởng | 70,65 | (0,61) | 15,09 | 17,33 | |
Tổng cộng | 1.612,00 | 2.541,00 | 2.998,00 | 3.688,00 | 4.732,00 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 - 2013)
Trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi tại Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 - 2013, nguồn vốn huy động từ KHCN chiếm tỷ trọng cao. Năm 2009, 2010 nguồn vốn huy động từ KHCN chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các khách hàng là tổ chức, là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới trong điều kiện thế mạnh của Khánh Hòa là du lịch biển đảo, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu hải sản. Thêm vào đó là hoạt động dịch vụ ngân hàng tại Vietcombank Nha Trang chưa phát triển mạnh, chưa phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, người dân đang dần thay đổi thói quen sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đến những năm 2011, 2012,
2013, hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân có chuyển biến tích cực hơn, chiếm tỷ trọng cao hơn các khách hàng tổ chức và tăng đều qua các năm nhưng ở năm 2012, 2013 tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2011 là do ảnh hưởng của tình hình lạm phát cao vào cuối năm 2011 và năm 2012 làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân kéo theo sự sụt giảm vốn huy động của ngân hàng đối với KHCN.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi đối với KHCN theo loại tiền gửi tại Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 – 2013
ĐVT: tỷ đồng, %
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
Tiền gửi của cá nhân | 733,46 | 1.041,81 | 1.507,99 | 1.973,08 | 2.719,87 |
Trong đó: | |||||
- Đồng Việt Nam | 685,2 | 999,72 | 1.449,48 | 1.914,08 | 2.657,72 |
+ Tỷ trọng trong tổng vốn huy động đối với KHCN | 93,42 | 95,96 | 96,12 | 97,01 | 98,32 |
+ Tốc độ tăng trưởng | 45,90 | 44,99 | 32,05 | 38,85 | |
- Ngoại tệ (quy đổi) | 48,26 | 42,09 | 58,51 | 59 | 62,15 |
+ Tỷ trọng trong tổng vốn huy động đối với KHCN | 6,58 | 4,04 | 3,88 | 2,99 | 1,68 |
+ Tốc độ tăng trưởng | (12,78) | 39,01 | 0,84 | 5,34 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 - 2013)
Do tác động của suy thoái kinh tế và tình hình lạm phát trong nước làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của tỉnh Khánh Hòa dẫn tới nguồn vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ quy đổi đối với KHCN giảm sút đáng kể.
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi đối với KHCN theo kỳ hạn gửi tại Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 – 2013
ĐVT: tỷ đồng, %
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
Tiền gửi của cá nhân | 733,46 | 1.041,81 | 1.507,99 | 1.973,08 | 2.719,87 |
Trong đó: | |||||
- Tiền gửi không kỳ hạn | 88,24 | 95,91 | 149,14 | 207,57 | 310,45 |
+ Tỷ trọng trong tổng vốn huy động đối với KHCN | 12,03 | 8,63 | 9,89 | 10,52 | 13,62 |
+ Tốc độ tăng trưởng | 8,69 | 55,5 | 39,18 | 49,56 | |
- Tiền gửi có kỳ hạn (dưới 1 năm) | 355,87 | 584,66 | 898,51 | 1.246,75 | 1.842,74 |
+ Tỷ trọng trong tổng vốn huy động đối với KHCN | 48,52 | 56,12 | 69,53 | 58,12 | 60,03 |
+ Tốc độ tăng trưởng | 64,29 | 53,68 | 38,76 | 47,8 | |
- Tiền gửi có kỳ hạn (trên 1 năm) | 289,35 | 361,24 | 460,34 | 518,76 | 566,68 |
+ Tỷ trọng trong tổng vốn huy động đối với KHCN | 39,45 | 35,25 | 20,58 | 31,36 | 26,35 |
+ Tốc độ tăng trưởng | 24,85 | 27,43 | 12,69 | 9,24 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 - 2013)
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm đối với KHCN chiếm tỷ trọng cao hơn các kỳ hạn khác. Điều đó cho thấy, trong những năm qua các chính sách liên quan đến hoạt động HĐVTG đối với KHCN có hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng ổn định. Vì vậy trong thời gian tới, Vietcombank Nha Trang cần chú trọng trong việc hoàn thiện và phát triển sản phẩm HĐVTG có kỳ hạn dưới 1 năm đối với KHCN.
Nhìn chung, hoạt động HĐVTG đối với KHCN có mức tăng trưởng khá tốt và đều đặn là nhờ vào các chương trình huy động trải đều trong năm, chính sách lãi suất linh hoạt… Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank, cũng như khẳng định Vietcombank Nha Trang đã đi đúng định hướng của chiến lược phát triển nhằm duy trì, ổn định, bền vững nguồn vốn huy động tiền gửi. Qua đó, cũng thấy được tầng lớp dân cư đã thay đổi dần thói quen dùng tiền
mặt, cất trữ tiền mặt hay cất trữ vàng sang sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2009 – 2013, công tác HĐVTG đối với KHCN cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt năm 2011 do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt, lãi suất huy động vốn cao đến mức 14%/ năm, ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác với cách thức xé rào phá trần lãi suất, đẩy lãi suất huy động vượt quá mức 14%/ năm thông qua hình thức chi hoa hồng.
Tuy nhiên, với năng lực của mình, nguồn vốn huy động tiền gửi từ khách hàng của Vietcombank Nha Trang vẫn tăng trưởng đều qua các năm và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
2.2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân
2.2.3.1 Thành tựu đạt được
Trong giai đoạn 2009 – 2013, mặc dù kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các tác động của suy thoái kinh tế ở các nước trên thế giới và tác động của lạm phát cao trong nước vào năm 2011, 2012. Nhưng hoạt động HĐVTG đối với KHCN tại Vietcombank Nha Trang vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức HĐVTG đa dạng đối với KHCN với những kỳ hạn linh hoạt, mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa phương thức cung ứng dịch vụ như thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi với khách hàng như quà tặng, xổ số trúng thưởng…
Bên cạnh đó, ngân hàng luôn tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật như đổi mới công nghệ ngân hàng, mở rộng kênh phân phối thông qua mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch, phát triển các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại như hệ thống các máy rút tiền tự động, dịch vụ home banking, phone banking… đáp ứng phần lớn các nhu cầu của khách hàng cá nhân và góp phần gia tăng trưởng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng đã đầu tư, xây dựng trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch khang trang, sạch đẹp thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng và sẵn sàng chào đón khách hàng.
Ngân hàng đã xây dựng được chính sách khách hàng đối với KHCN hợp lý, quan tâm tư vấn, hỗ trợ kịp thời đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, đồng thời có chính sách ưu đãi với từng khách hàng lớn để duy trì, gia tăng lượng tiền gửi và thu hút nhiều khách hàng khác đến gửi tiền tại ngân hàng.
Ngân hàng đã nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, quan tâm đào tạo mới và định kỳ nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên thành thạo về chuyên môn, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tụy với khách hàng... Đây là sợ dây vô hình kết nối giữa ngân hàng và các KHCN.
Ngoài ra, ngân hàng đã phát huy vai trò tích cực của hoạt động quảng cáo, tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tờ rơi, báo chí, mạng internet, các băng rôn quảng cáo cho các sản phẩm HĐVTG mới dành cho các KHCN, các hình thức khuyến mãi vào các ngày lễ lớn. Thông qua hoạt động tiếp thị, ngân hàng đã quảng bá thương hiệu và hình ảnh của ngân hàng đến với các KHCN trong và ngoài nước. Điều này làm tăng giá trị thương hiệu, tạo thêm uy tín đối với KHCN và dần dần làm thay đổi thói quen từ sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt sang sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
2.2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
Mặt dù, ngân hàng đã nổ lực rất nhiều trong công tác HĐVTG đối với KHCN. Ngoài những thành tựu đạt được, với nhiều nguyên nhân khác nhau như bị tác động bởi yếu tố lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới hay những hạn chế của bản thân ngân hàng mà hoạt động HĐVTG đối với KHCN của ngân hàng vẫn tồn tại một số nhược điểm:
Áp lực về doanh số trong HĐVTG đối với KHCN mà Hội sở chính giao cho Vietcombank Nha Trang và từ chi nhánh giao lại cho các PGD. Đây là một phương thức kích thích các nhân viên ngân hàng không ngừng sáng tạo, tích cực trong công tác huy động vốn, nếu đạt kết quả cao thì mạng lại lợi ích cho ngân hàng và cả nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, nếu họ không biết điểm dừng, tạo ra các hành động gây phiền hà cho khách hành thì lại gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và nguồn vốn huy động tiền gửi đối với KHCN tại ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang bị tác động bởi nhiều yếu tố như áp lực cạnh tranh từ các NHTM trong và ngoài nước, áp lực từ hội nhập kinh tế quốc tế... Do đó, một
trong những giải pháp mà ngân hàng lựa chọn là ấn định doanh số huy động vốn cho các đơn vị thành viên nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ nhân viên, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.
Tính chủ động trong công tác HĐVTG đối với KHCN và cơ cấu HĐVTG và cho vay chưa hợp lý. Việc huy động vốn của ngân hàng được thực hiện tại quầy, hoặc huy động vốn qua điện thoại đối với các KHCN đã và đang giao dịch với ngân hàng. Điều này khiến Vietcombank Nha Trang bỏ lỡ những cơ hội trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Do đó, ngân hàng cần mở thêm bộ phận phát triển thị trường để tìm kiếm KHCN mới, tăng cường nhân lực trong công tác tư vấn cho khách hàng các tiện ích nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ các khách hàng này.
Chính sách, biện pháp, hình thức HĐVTG đối với KHCN chủ yếu vẫn là tiết kiệm dân cư, các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ tuy đã được cải tiến, đổi mới nhưng doanh số và tỷ trọng còn thấp là do các loại hình tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ chưa thực sự linh hoạt đã làm tăng chi phí HĐVTG, chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế nên lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng chưa thật sự là kênh đầu tư tối ưu cho những KHCN có tiền nhàn rỗi dẫn đến việc họ tìm kiếm hình thức đầu tư khác có lợi nhuận cao, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Nguồn vốn tiền gửi đối với KHCN trung dài hạn huy động được tuy có tăng trưởng về doanh số nhưng vẫn đạt tỷ trọng thấp trong giai đoạn 2009 - 2013. Nguyên nhân là do lãi suất huy động nguồn vốn này kém hấp dẫn (thường thấp hơn) hơn lãi suất dành cho các khoản tiền gửi có thời hạn ngắn nên khách hàng thường ít người khi lựa chọn gửi tiền.
Chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo vững về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ nhưng chưa nhất quán trong phong cách phục vụ. Một vài cán bộ còn làm việc theo kiểu đúng trách nhiệm, không biết chia sẻ với đồng nghiệp, ít cởi mở, thiếu sự quan tâm, thân thiện đối với khách hàng. Nguyên nhân là do chính sách đãi ngộ đối với người lao động chưa hợp lý, chế độ khen thưởng theo hình thức cào bằng nên không khai thác hết nội lực của cán bộ nhân viên, một số có tính lười nhác trong công việc. Bên cạnh đó, một số cán bộ nhân viên gần đến tuổi nghỉ hưu nên tinh thần làm việc có phần giảm sút. Chính vì vậy, ngân hàng cần có chính sách phân công lao động
hợp lý, đúng người, đúng việc thì cổ máy hoạt động của ngân hàng sẽ vận hành hiệu quả.
Một tồn tại khác dễ thấy trong hoạt động HĐVTG đối với KHCN là công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức, nhất là quảng bá thương hiệu, hình ảnh của ngân hàng tại địa phương. Trong khi đó, cạnh tranh bằng chính chất lượng hoạt động của ngân hàng, xây dựng thương hiệu ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút nguồn vốn huy động từ KHCN.
Bên cạnh đó, các khu công nghiệp ở địa phương là những địa bàn có tiềm năng lớn để mở rộng kinh doanh, thu hút nguồn vốn, phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhưng các chi nhánh chưa thật sự chủ động nghiên cứu để thâm nhập phát triển hoạt động HĐVTG đối với KHCN ở khu vực này.
Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới quá mức làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, năng suất lao động chưa cao, trình độ và chất lượng cán bộ chưa bắt kịp nhịp độ phát triển của cơ chế thị trường. Điều này dẫn đến việc thu thập và xử lý thông tin chưa kịp thời, ảnh hưởng đến việc điều hành quản trị nguồn vốn và rủi ro chưa hiệu quả.
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
– Chi nhánh Nha Trang
2.3.1 Các nhân tố chủ quan
2.3.1.1 Sản phẩm huy động vốn tiền gửi
Trong 5 năm qua, sản phẩm HĐVTG đối với KHCN tại Vietcombank Nha Trang chủ yếu là tài khoản tiền gửi thanh toán và các sản phẩm tiết kiệm với nhiều hình thức đa dạng và ngày càng hoàn thiện. Thực tế đã minh chứng trong 5 năm qua hoạt động HĐVTG đối với KHCN tăng trưởng khá ổn định. Như vậy, Vietcombank Nha Trang đã xây dựng các chính sách liên quan đến sản phẩm huy động vốn phù hợp với bối cảnh kinh tế trong giai đoạn này.
Gắn với các sản phẩm HĐVTG đối với KHCN tại Vietcombank Nha Trang là nhân tố lãi suất. Có thể thấy rằng, mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng trong những năm qua do một số nguyên nhân chính như nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế; Chịu sức