1.2. Kinh nghiệm tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại của Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng Techcombank là một trong những NHTM cổ phần lớn ở Việt Nam và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Không chỉ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng mà Techcombank cũng có một loạt các chính sách huy động vốn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là hướng tới nhóm khách hàng cao cấp. Ngày 17/6/2009, Ngân hàng Techcombank đã chính thức khai trương khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Đây là khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên được triển khai một cách đồng bộ và chuyên nghiệp dành cho đối tượng khách hàng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam. Tính đến nay, con số này đã lên đến 3 trung tâm đặt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Khách hàng được hưởng rất nhiều ưu đãi khi tham gia vào khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên và cảm thấy thoải mái, hài lòng bởi khu dịch vụ này được thiết kế sang trọng, hiện đai với các trang thiết bị tiên nghi. Bên cạnh đó, Techcombank còn tăng cường nguồn vốn huy động bằng cách bán chéo sẩn phẩm tài chính thông qua liên kết với Manulife cung cấp cho khách hàng sản phẩm “An phúc gia” - sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân trên phạm vi toàn cầu với thời gian 24/24 [16].
Techcombank đã tung ra chương trình “ Gắn kết bền lâu” - một chương trình chăm sóc khách hàng một cách toàn diện đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Techcombank đã áp dụng cho các khách hàng thân thiết của mình khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân như: thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm…Khách hàng được tích luỹ điểm thưởng và đổi lấy phần quà có giá trị từ máy tính bảng Ipad, xe máy,… cho đến những chuyến du lịch, dịch vụ giải trí, chăm sóc bản thân (spa, mua sắm,…). Danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất năm 2011 của Việt Nam” do tạp chí Asian Banking and Finance trao tặng và danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” cũng một
phần nhờ vào những chương trình chăm sóc khách hàng sáng tạo và linh hoạt của Techcombank trong thời gian qua. Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hiệu quả Techcombank đã thực hiện một số biện pháp sau:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng.
+ Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng lớn.
+ Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo từng thời điểm.
+ Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.
+ Có kế hoạch phát triển, đào tạo cán bộ chuyên sâu, tác phong giao dịch chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc khách hàng.
+ Triển khai các sản phẩm, dịch vụ linh hoạt, hấp dẫn
1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Vietcombank là ngân hàng Quốc doanh có thâm niên hoạt động lâu năm trên thị trường. Là ngân hàng có tăng trưởng tín dụng mạnh trong những năm gần đây, hiện tại Vietcombank là một trong những ngân hàng có lợi nhuận dẫn đầu hệ thống. Vietcombank đã phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân. Song song đó, với uy tín lâu năm trên thị trường và lãi suất huy động tương đối cạnh tranh, Vietcombank là điểm đến tin cậy của đông đảo khách hàng cá nhân.
Với phương châm “Đi vay để cho vay” ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hết sức coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.Vietcombank luôn coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động vốn và đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác nguồn vốn như: vận động khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng, đổ lương qua tài khoản, luôn lắng nghe ý kiến
đóng góp từ khách hàng… Nhờ vậy công tác huy động vốn của Vietcombank rất phát triển, cụ thể:
+ Trong những năm qua Vietcombank luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Khối lượng vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm với cơ cấu đa dạng, hợp lý.
+ Đa dạng hoá các danh mục sản phẩm
+ Huy động được nguồn vốn có giá đầu vào thấp: Vietcombank thu hút được lượng lớn khách hàng doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán và giao dịch qua hệ thống Vietcombank…
Đạt được kết quả như vậy là do Vietcombank đã sử dụng các hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng, linh hoạt. Hơn nữa, Vietcombank đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng làm cho tỷ trọng nguồn vốn huy động qua hình thức nhận tiền gửi của khách hàng ngày một tăng lên, tạo ra nguồn chi phí thấp, góp phần đáng kể trong việc giảm thấp chi phí đầu vào [7].
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ
Từ kinh nghiệm thực tế về huy động vốn dân cư của các ngân hàng Vietcombank, Techcombank rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV chi nhánh Phú Thọ:
- Hình thức huy động vốn phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.
- Phải đưa ra chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân gửi tiết kiệm, và thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho ngân hàng.
- Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hoá hoạt động của ngân hàng.
- Đổi mới công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý tài sản ngân hàng.
- Tăng cường liên kết với các tổ chức, các bên có liên quan khác như các ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán… nhằm khuếch trương danh tiếng của ngân hàng, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là cơ sở để thu hút khách hàng mới và gia tăng uy tín, vị thế của ngân hàng.
- Đa dạng kênh phân phối và phát triển hệ thống kênh phân phối ngân hàng hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới ngân hàng, giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng kịp thời nắm bắt những nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những động thái phù hợp làm hài lòng khách hàng.
- Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm toạ sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Từ đó tạo niềm tin và xây dựng lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho ngân hàng
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ?
- Giải pháp tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ và các Chi nhánh, Phòng Giao dịch trực thuộc.
2.2.2. Thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Các tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, tạp chí chuyên ngành Ngân hàng, tài liệu trên mạng Internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thu thập tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ qua các giai đoạn từ 2014-2016, định hướng phát triển hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân của BIDV Phú Thọ trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài còn tiến hành thu thập kết quả hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và những tài liệu liên quan đến đề tài.
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
- Phương pháp chọn mẫu điều tra:
+ Đối tượng bao gồm: khách hàng cá nhân thực hiện gửi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ.
+ Địa bàn điều tra: Để đảm bảo những mẫu chọn ra đủ lớn, vừa đảm bảo tính đại diện cho đối tượng khách hàng, đề tài chọn nghiên cứu một số địa bàn được phân bổ như sau: Hội sở chính Việt Trì và hai phòng giao dịch và Lâm Thao và Phong Châu.
- Cỡ mẫu điều tra: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu nhiên.
Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin
Trong đó:
n: quy mô mẫu
n N
(1N * e2 )
N: kích thước của tổng thể. N = 400 (tổng số khách hàng đến giao dịch tại 3 địa điểm điều tra trong vòng 3 ngày cụ thể Hội sở chính là 120 khách hàng, PDG Lâm Thao Là 45 khách hàng và PGD Phong Châu là 30 khách hàng).
Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lêch e = 0,05
Ta có: n = 400/ (1 + 400 * 0,052) = 200=> quy mô mẫu: 200 mẫu.
- Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:
+ Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.
+ Phần 2 thu thập thông tin về đánh giá hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Phú Thọ.
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi mục đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau. Cụ thể:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
Ý nghĩa | Kém | Trung bình | Khá | Tốt | Rất tốt |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại - Nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ - 2
- Vai Trò Của Huy Động Vốn Trong Hoạt Động Ngân Hàng
- Vai Trò Huy Động Vốn Từ Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại
- Giới Thiệu Về Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Chi Nhánh Phú Thọ
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng Tmcp Đt&ptvn, Chi Nhánh Phú Thọ
- Huy Động Vốn Dân Cư Nhóm Sản Phẩm Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Bidv Phú Thọ
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh chất lượng hoạt động huy động vốn KHCN với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:
Khoảng điểm | Ý nghĩa | |
5 | 4,21 - 5,0 | Rất tốt |
4 | 3,41 - 4,20 | Tốt |
3 | 2,61 - 3,40 | Khá |
2 | 1,81 - 2,60 | Trung bình |
1 | 1,00 - 1,80 | Kém |
- Phương pháp thu thập thông tin điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với bảng hỏi điều tra về hoạt động huy động vốn KHCN tại BIDV chi nhánh Phú Thọ.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Sau khi thu thập thông tin, tác giả tiến hành tổng hợp, thống nhất toàn bộ nội dung, các nhận xét từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin thông qua việc lập các biểu đồ cột, hình tròn, bảng thống kê số liệu bằng cách sử dụng các phần mềm excel, word, máy tính…Các số liệu sau khi được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý để việc phân tích dữ liệu được hệ thống thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Tiếp cận và hệ thống số liệu, đánh giá kết quả đạt được qua các giai đoạn của BIDV Phú Thọ, kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát để phân tích từng vấn đề, kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp sát thực. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại BIDV Phú Thọ.
- Phương pháp so sánh: Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của nội bộ BIDV Phú Thọ và một số các NHTM khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đối tượng nghiên cứu. Nội dung
cần phân tích, so sánh là kết quả đạt được qua các năm, so sánh với các đối thủ cạnh tranh về các chỉ tiêu như thị phần, nợ xấu, số lượng khách hàng, doanh số, lợi nhuận.
- Phương pháp bảng biểu, đồ thị: Đồ thị là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong luận văn sẽ sử dụng đồ thị, bảng biểu để trình bày các kết quả nghiên cứu và phục vụ việc phân tích thông tin đối vớ i việc tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
2.3.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn
- Tổng huy động vốn từ khách hàng cá nhân: Chỉ tiêu này giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ nhận rõ xu hướng gửi tiền của khách hàng khách hàng cá nhân để có những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân cho Chi nhánh.
- Quy mô huy động vốn khách hàng cá nhân:
+ Số dư huy động vốn.
+ Số dư bình quân huy động vốn.
+ Số lượng khách hàng.
+ Tốc độ tăng trưởng khách hàng và số lượng khách hàng phát triển mới hàng năm. Đánh giá nền khách hàng.
- Cơ cấu huy động vốn khách hàng cá nhân (số dư).
- Hiệu quả từ hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân (so sánh chi phí huy động vốn với thu nhập từ hoạt động điều chuyển vốn).
- Đánh giá chất lượng dịch vụ huy động vốn khách hàng cá nhân (thông qua điều tra xã hội học).
- Lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân: Đây là chỉ tiêu rất nhạy cảm trong hoạt động ngân hàng. Phân tích chỉ tiêu này để thấy được lãi suất của sản phẩm đã hấp dẫn khách hàng hay chưa, có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác không và lãi suất này có bị vi phạm trần của Ngân hàng Nhà nước hay không.