- Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết để ghi chép hàng ngày tình hình nhập - xuất cho từng vật tư, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng và giá trị của từng thứ vật tư, hàng hoá.
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ, HÀNG HOÁ Tài khoản .............................................
Tên kho ................................................
Tên, qui cách vật tư, hàng hoá ................ Mã số ................. Đơn vị tính
Diễn giải | TK đối ứng | Đơn giá | Nhập | Xuất | Tồn | Ghi chú | |||||
Số | Ngày | Lượng | Tiền | Lượng | Tiền | Lượng | Tiền | ||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7(5x6) | 8 | 9(5x8) | 10 | 11(5x10) | 12 | |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Toán Nghiệp Vụ Bán Hàng Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên
- Kế toán tài chính 2 - 18
- Kế Toán Nghiệp Vụ Bán Hàng Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ
- Phạm Vi, Thời Điểm Xác Định Và Giá Cả Hàng Xuất Khẩu
- Kế Toán Nghiệp Vụ Nhập Khẩu Trực Tiếp
- Kế toán tài chính 2 - 23
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
Cuối tháng, thủ kho và kế toán tiến hành đối chiếu số liệu giữa thẻ kho và sổ chi tiết. Mặt khác căn cứ vào sổ chi tiết kế toán lập bảng kê tổng hợp nhập – xuất – tồn để đối chiếu với kế toán tổng hợp.
Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lập về chỉ tiêu số lượng. Mặc khác việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán.
Chứng từ nhập
Thẻ kho
Điều kiện áp dụng: Phương pháp thẻ song song áp dụng thích hợp ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng hoá, khối lượng các nghiệp vụ xuất nhập ít và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.
Chứng từ xuất
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn
Ghi chú
Ghi ngày tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song
Phương pháp ghi sổ số dư
Theo phương pháp này thủ kho ghi chép theo chỉ tiêu số lượng còn kế toán chỉ ghi chép theo chỉ tiêu giá trị.
- Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho và ghi chép như phương pháp thẻ song song. Định kỳ, thủ kho lập Phiếu giao nhận chứng từ nhập, Phiếu giao nhận chứng từ xuất để bàn giao chứng từ cho kế toán. Cuối tháng thủ kho phải ghi chuyển số tồn kho trên thẻ kho vào sổ số dư ở cột số lượng.
Sổ số dư được kế toán mở ở đầu năm, dùng cho cả năm, mỗi tháng ghi một cột theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị, mỗi danh điểm vật tư, hàng hoá ghi một dòng. Trước ngày cuối tháng, kế toán chuyển sổ số dư cho thủ kho. Sau khi ghi chép xong, thủ kho lại chuyển trả lại cho kế toán.
SỔ SỐ DƯ HÀNG TỒN KHO Năm ......................
Kho .......................
Tên vật liệu qui cách | Đơn vị tính | Đơn giá | Số dư 31/1 | Số dư 28/2 | v.v... | |||
Lượng | Tiền | Lượng | Tiền | |||||
- Tại phòng kế toán: Kế toán căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ, lấy số liệu ghi vào Bảng luỹ kế nhập, Bảng luỹ kế xuất (được mở chi tiết cho từng danh điểm vật tư, hàng hoá) theo chỉ tiêu giá trị.
Cuối tháng:
+ Căn cứ vào Bảng luỹ kế nhập, Bảng luỹ kế xuất lập bảng tổng nhập – xuất – tồn.
+ Khi nhận được sổ số dư do thủ kho gửi đến kế toán phải tính và ghi vào cột số tiền trên sổ số dư.
+ Đối chiếu số liệu giữa sổ số dư và bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn (theo chỉ tiêu giá trị).
Phiếu
nhập kho
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Bảng lũy kế
nhập
Thẻ kho
Sổ số dư
Bảng tổng hợp
Nhập - Xuất - Tồn
Kế toán tổng hợp
Phiếu xuất
kho
Phiếu giao nhận chứng từ
Bảng lũy kế xuất
Ghi chú:
Ghi ngày tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp sổ số dư
Ưu điểm: Giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc ghi chép hàng ngày và công việc được tiến hành đếu trong tháng.
Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi theo giá trị nên qua số liệu kế toán không thể biết được tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu mà muốn biết phải xem trên thẻ kho. Ngoài ra khi kiểm tra đối chiếu nếu có sai sót thì việc phát hiện sai sót sẽ khó khăn.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp số dư áp dụng thích hợp, trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ về nhập xuất hàng hoá lớn, nhiều chủng loại vật liệu, đã xây dựng được hệ thống danh điểm hàng hoá, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày và trình độ cán bộ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao.
Phương pháp đối chiếu luân chuyển
- Tại kho thủ kho sử dụng “thẻ kho” để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ song song.
- Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng “Sổ đối chiếu luân chuyển” để ghi chép theo chỉ tiêu số lượng và giá trị cho từng loại vật tư, hàng hoá theo từng tháng trên cơ sở Bảng kê nhập, Bảng kê xuất (theo dòi chi tiết từng danh điểm vật tư, hàng hoá theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị) vào cuối tháng. Số liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển
Phiếu nhập
kho
Bảng kê nhập
Kế toán tổng hợp
Thẻ kho
Sổ đối chiếu luân chuyển
được đối chiếu với thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp theo chỉ tiêu giá trị.
Phiếu xuất
kho
Bảng kê xuất
Ghi chú:
Ghi ngày tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp đối chiếu luân chuyển
Ưu điểm: dễ kiểm tra, đối chiếu
Nhược điểm: ghi chép trùng lắp giưa thủ kho và kế toán
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại vật liệu ít, không nhiều nghiệp vụ nhập – xuất – tồn vật tư, hàng hoá, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá, do vây không có điều kiện ghi chép theo dòi tình hình nhập, xuất hàng ngày.
c. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho
c1. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 156 " Hàng hoá
- Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường
- Tài khoản 157 " Hàng gửi bán”
Phương pháp hạch toán
Kế toán các trường hợp nhập kho hàng hóa
(1) Hàng ngày, căn cứ chứng từ mua hàng và chi phí phát sinh trong khâu mua, kế toán ghi:
- Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 156 - Trị giá hàng hoá mua vào theo giá mua chưa thuế Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 331, 111, 112, 141- Trị giá hàng mua theo giá thanh toán
- Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc sử dụng hàng hoá vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:
Nợ TK 156 - Trị giá hàng hoá mua vào theo tổng giá thanh toán
Có TK 331, 111, 112, 141- Số tiền phải thanh toán cho người bán
(2) Khi nhập kho hàng từ nghiệp vụ sản xuất gia công, căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 156- Hàng hoá
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(3) Khi nhập kho hàng thừa phát sinh trong quá trình mua hoặc bảo quản căn cứ phiếu nhập kho và biên bản kiểm nhận, kế toán ghi:
Nợ TK 156- Hàng hoá
Có TK 338- các khoản phải trả phải nộp khác
(4) Khi nhập kho hàng bán bị trả lại, căn cứ phiếu nhập kho kế toán ghi- Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 157 - Trường hợp hàng trả lại khi chưa xác định doanh thu Có TK 632- Trường hợp hàng trả lại khi đã xác định dthu
(5) Trường hợp nhận vốn góp liên doanh, liên kết bằng hàng hóa kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
(6) Khi nhận lại vốn góp tham gia liên doanh, liên kết bằng hàng hoá, kế toán ghi: Nợ TK 156- Hàng hoá
Có TK 222, 228 - Góp vốn liên doanh
(7) Khi nhập kho hàng điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc: Nợ TK 156 - hàng hoá
Có TK 336 - phải trả nội bộ
(8) Khi được phép đánh giá hàng tồn kho theo quyết định của Nhà nước: Nợ TK 156 - Số chênh lệch do được phép đánh giá tăng
Có TK 412 - Giá trị đánh giá tăng
(9) Nhập kho hàng hóa được biếu tặng: Nợ TK 156
Có TK 711 - Thu nhập khác
(10) Các trường hợp nhập khác: Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK liên quan
Kế toán các trường hợp xuất kho hàng hóa
(1) Xuất gửi bán hàng hóa Nợ TK 157
Có TK 156
(2) Xuất kho hàng hóa để tiêu dùng nội bộ Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 511
Có TK 3331 (nếu có) Đồng thời phản ánh giá vốn Nợ TK 632
Có TK 156
(3) Xuất kho hàng hóa để trả lương Nợ TK 334
Có TK 511
Có TK 3331 (nếu có) Đồng thời phản ánh giá vốn Nợ TK 632
Có TK 156
(4) Xuất kho hàng hóa để tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến, ghi: Nợ TK 154- chi tiết gia công
Có TK 156
(5) Khi đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn kinh doanh đồng kiểm soát dưới hình thức góp vốn bằng hàng hóa, căn cứ vào giá trị đánh giá lại hàng hóa được thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết, ghi:
- Trường hợp giá trị ghi sổ > giá đánh giá lại của các bên trong liên doanh Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Nợ TK 811- Số chênh lệch giá trị ghi sổ lớn hơn giá đánh giá lại Có TK 156
- Trường hợp giá trị ghi sổ < giá đánh giá lại của các bên trong liên doanh Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh
Có TK 156- Giá trị ghi sổ kế toán
Có TK 711- Số CL tương ứng tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư khác trong liên doanh
(6) Phát hiện thiếu hàng hóa khi kiểm kê nếu chưa rò nguyên nhân, ghi: Nợ TK 138 (1381)- Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 156
(7) Khi có quyết định xử lý, tuỳ nguyên nhân thiếu để ghi:
- Nếu hàng hóa thiếu do hao hụt ghi:
Nợ TK 1562 - Thiếu do hao hụt trong định mức
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (thiếu ngoài định mức doanh nghiệp chịu) Có TK 138 (1381)- Tài sản thiếu chờ xử lý
- Nếu quy trách nhiệm vật chất bắt bồi thường, ghi: Nợ TK 111- Số bồi thường vật chất đã thu
Nợ TK 138 (1388) - Số bồi thường vật chất phải thu Nợ TK 334 - Trừ vào lương
Có TK 138 (1381) - Tài sản thiếu chờ xử lý
Trường hợp xác định ngay nguyên nhân thiếu thì không phải ghi qua TK 138 (1381) mà tuỳ từng nguyên nhân để ghi như phần xử lý ở trên.
c2. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tài khoản sử dụng
Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 611, TK 151, TK156, TK157 chỉ sử dụng để phản ánh vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán
(1) Đầu kỳ kế toán, kết chuyển giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ Nợ TK 611- Mua hàng (6112)
Có TK 156, 151, 157
(2) Trong kỳ, khi mua hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay, chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào các chứng từ mua hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 611- Mua hàng
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 331- Tổng giá thanh toán của hàng hoá mua vào
- Nếu phát sinh các chi phí mua hàng: Nợ TK 611- Mua hàng
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331- Tổng giá thanh toán
- Trong kỳ nếu phát sinh các khoản giảm trừ trong khâu mua như: Hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112- Nếu được trả ngay bằng tiền Nợ TK 138 (1388)- Nếu chưa thu được tiền
Nợ TK 331- Nếu khấu trừ vào nợ phải trả người bán
Có TK 611- Mua hàng
Có TK 133- Thuế GTGT được giảm trừ tương ứng (nếu có)
(3) Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá hàng tồn kho, trị giá hàng hoá gửi bán chưa xác định tiêu thụ, trị giá hàng hoá đã xác định là tiêu thụ:
- Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ: Nợ TK 156, 151, 157
Có TK 611- Mua hàng
- Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 611- Mua hàng
4.2. Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
4.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
4.2.1.1. Khái niệm
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau thông qua các hợp đồng ngoại thương.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đơn vị kinh tế cơ sở hạch toán kinh tế độc lập do Bộ Công thương quản lý. Nhiệm vụ chủ yếu của các doanh nghiệp này là kinh doanh mua bán hàng hóa với nước ngoài, thực hiện các dịch vụ ngoại thương khác trên cơ sở các hợp đồng kinh tế là chủ yếu về những mặt hàng, dịch vụ được nhà nước cấp phép hoặc cho phép.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn phải thực hiện việc xuất nhập khẩu thông qua các Hiệp định, nghị định thư do Chính phủ đã ký với nước ngoài, giao cho doanh nghiệp thực hiện.
4.2.1.2. Các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay thường thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Xuất nhập khẩu uỷ thác.
- Xuất nhập khẩu hỗn hợp
Hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất nhập khẩu trong đó đơn vị tham gia hoạt động xuất nhập khẩu được Bộ Thương mại cấp giấy phép có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài, trực tiếp giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán, xác định phạm vi kinh doanh trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước.
Hình thức xuất nhập khẩu ủy thác: Là hình thức xuất nhập khẩu được áp dụng đối với các doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu, có nguồn tài nguyên, hàng hóa nhưng không đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng