Tăng Cường Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Ngành Du Lịch


- Tăng cường tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và toàn thể người dân trên địa bàn để họ nhận thức rõ các ý nghĩa trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Lâm Đồng.

- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu về sản phẩm dịch vụ du lịch, phong cảnh và văn hoá, con người ở Lâm Đồng.

Một số lưu ý khi xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng:

- Về logo: có tính trừu tượng cao về du lịch Lâm Đồng, dễ biểu đạt nội dung và làm sao để du khách có thể cảm nhận tốt nhất về giá trị thương hiệu của du lịch Lâm Đồng. Tổ chức tuyên truyền cho người dân Lâm Đồng biết được những ý nghĩa, tính biểu đạt để có thể giải thích cho du khách khi cần thiết.

- Slogan: khẩu hiệu của du lịch Lâm Đồng phải thể hiện được giá trị tinh thần và tính nhân văn của du lịch Lâm Đồng; Slogan cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và luôn xuất hiện tại những nơi công cộng và quảng cáo ở trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong và ngoài nước.

- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu trên các kênh thông tin ở trong và ngoài nước như: báo chí, internet, phát thanh, truyền hình, tờ rơi…chú trọng các kênh thông tin chuyên ngành, kênh thông tin có số lượng người theo dõi lớn.

- Cần xây dựng bộ phận chuyên trách về thương hiệu, muốn vậy phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ và có tâm huyết với ngành du lịch Lâm Đồng. Ngoài ra cần phải có sự ủng hộ của các ban, ngành từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là phải có sự ủng hộ của các doanh nghiệp du lịch và người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều điểm du lịch đẹp, khí hậu luôn trong lành mát mẻ…nhưng lại ít được người nước ngoài biết đến vì công tác tuyên truyền quảng cáo còn khá ít và thực sự kém hiệu quả, công tác tuyên truyền quảng cáo thời gian qua thực sự vẫn chưa tương xứng với tiềm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

năng và sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Một số du khách đến với Lâm Đồng hết sức ngạc nhiên về khí hậu và cảnh quan ở nơi đây, song trước khi đến đây họ không hề được giới thiệu về nơi này. Điều đó chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền quảng cáo về du lịch Lâm Đồng vẫn còn hết sức hạn chế, hình ảnh của Lâm Đồng chưa đến được với nhiều người dân trong và ngoài nước, qua đó làm hạn chế du khách quan tâm đến với Lâm Đồng.

Để người dân trong và ngoài nước biết đến du lịch Lâm Đồng nhiều hơn, các ngành, các cấp và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tăng cường tuyên truyền quảng cáo hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ du lịch của Lâm Đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo chí, phát thanh, mạng internet…

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 27

Công tác tuyên truyền quảng cáo còn được thực hiện thông qua việc đặt văn phòng đại diện về du lịch ở các tỉnh thành khác cả trong nước và nước ngoài để tiếp xúc, giới thiệu cho nguời dân bản xứ về hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ của Lâm Đồng. Bên cạnh đó, cần có sự liên kết giúp đỡ của các công ty du lịch lữ hành lớn, các hãng hàng không, đại sứ quán của các nước… để cùng tuyên truyền, quảng cáo về du lịch Lâm Đồng.

- Mở rộng và phát triển thị trường: ngành du lịch Lâm Đồng chỉ thực sự phát triển khi ngày càng thu hút được càng nhiều du khách. Do vậy, việc nghiên cứu để mở rộng và phát triển thị trường là việc làm thường xuyên, liên tục đối với ngành du lịch. Để phát triển thị trường ngành du lịch phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, tăng cường quảng cáo hình ảnh du lịch Lâm Đồng đến với du khách trong và ngoài nước.

Ngoài việc mở rộng các thị trường truyền thống, ngành du lịch Lâm Đồng cần phát triển thị trường tiềm năng để ngày càng thu hút được nhiều du khách hơn nữa. Về thị trường, cần mở rộng và phát triển các thị trường sau:


- Thị trường trong nước: ngoài việc tiếp tục mở rộng các thị trường truyền thống như: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, cần tiếp cận và phát triển các thị trường miền Trung, đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

- Thị trường quốc tế: tiếp tục mở rộng khai thác các thị trường du lịch truyền thống như Pháp, Đài Loan, Mỹ,…cần phát triển thêm các thị trường khác như: các nước trong Liên minh châu Âu (Anh, Hà Lan, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ…); thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Nam Mỹ ( Brazil, Achentina, Meheco…); thị trường Úc; thị trường Đông Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc); thị trường Trung quốc và thị trường ASEAN; thị trường Nga và các nước Đông Âu.

Để hỗ trợ cho việc mở rộng và phát triển thị trường ngoài các yếu tố cần thiết như trên, Chính phủ và các ngành các cấp cần hỗ trợ để quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng đến với người dân ở trong và ngoài nước, đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, có chính sách kích cầu đối với du khách đến với Lâm Đồng; khuyến khích, hỗ trợ các hãng hàng không trong và ngoài nước bay trực tiếp đến với Lâm Đồng…

3.4.8. Bảo tồn và phát triển rừng

Rừng chính là một trong những yếu tố cần thiết để bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu được những thiên tai xảy ra đối với con người, những nơi có kế hoạch bảo tồn và phát triển rừng tốt, chắc chắn mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Cũng như nhiều tỉnh miền núi khác, tại Lâm Đồng rừng chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để giữ gìn môi trường sinh thái, giữ cho khí hậu luôn được trong lành, mát mẻ và để phát triển du lịch. Trong những năm qua, dưới tác động của bàn tay con người đã tàn phá hàng trăm héc ta rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, dẫn đến làm mất đi vẻ đẹp vốn có của núi rừng Tây Nguyên, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan thiên nhiên, khí hậu của toàn vùng. Chính sự tàn phá rừng đã gây ra nhiều trận lũ lụt, lở đất kinh hoàng trong thời gian qua; chính sự tàn phá rừng là một trong những nguyên nhân làm cho khí hậu trên địa bàn nóng lên, làm mất đi vẻ đẹp hùng vỹ của núi rừng và cũng chính sự tàn phá rừng làm cho sự thiếu


hụt nước, làm mất đi vẻ đẹp của những dòng thác nổi tiếng và sự thiếu nước trầm trọng của nhiều địa phương trên địa bàn…đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sức hấp dẫn du khách đến với Lâm Đồng. Để ngành du lịch phát triển một cách nhanh và bền vững, thì ngay từ bây giờ các ngành, các cấp phải gấp rút đề ra chiến lược để bảo tồn và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đây là việc làm cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Dưới đây là một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

Một là, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho người dân có nhu cầu trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, khi giao đất xong cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Hai là, có chính sách hỗ trợ cho người trồng rừng vay vốn với lãi suất ưu đãi để trồng, chăm sóc rừng, hỗ trợ người trồng rừng trong việc bao tiêu các sản phẩm được sản xuất ra từ rừng.

Ba là, người trồng rừng cần phối kết hợp giữa việc trồng các loại cây, chăn nuôi và thực hiện các dịch vụ khác nhằm tăng hiệu quả kinh tế, từ đó giúp cho người trồng rừng ngày càng gắn bó với rừng hơn.

Bốn là, các cơ quan chức năng (chính quyền địa phương, kiểm lâm, bộ đội, công an, dân phòng, viện kiểm sát, toà án…) cần thường xuyên phối kết hợp với nhau để tăng cường kiểm tra và xử phạt nghiêm các đối tượng chặt, phá rừng; bên cạnh đó cần có chính sách đãi ngộ và bảo vệ những người tham gia bảo vệ rừng.

Năm là, thu phí môi trường đối với các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ rừng, trước mắt thu phí đối với các doanh nghiệp du lịch, nhà máy nước, thủy điện.

Sáu là, đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương không cấp phép để xây dựng thủy điện tại những khu rừng nguyên sinh, địa phận rừng quốc gia Cát Tiên; nghiên cứu mở rộng và tái tạo diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.

Bảy là, các cấp chính quyền tỉnh cần đẩy nhanh việc qui hoạch và phân loại cụ thể từng khu rừng nhằm có cơ sở để triển khai các dự án trên đất rừng theo hướng không cấp giấy phép cho các doanh nghiệp dân doanh không đủ năng lực tài chính,


chậm triển khai thực hiện dự án; không cấp giấy phép cho các dự án ở trong và gần rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân được giao đất trồng rừng như có hành vi chặt, phá rừng trái phép. Bên cạnh đó cần khẩn trương rà soát và thu hồi các qũi đất rừng sử dụng sai mục đích, hoặc bỏ hoang để giao lại cho những người dân địa phương chưa có đất sản xuất, có tâm huyết với rừng nhằm giảm áp lực chặt phá rừng để chiếm đất sản xuất.

3.4.9. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công hay thất bại của các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Hiện nay, lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tương đối dồi dào, dự báo thời gian tới ngành du lịch Lâm Đồng sẽ còn thu hút một lực lượng lớn lao động nữa. Nhìn chung, số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch tăng nhanh trong thời gian qua, nhưng chất lượng nguồn nhân lực lại đang là vấn đề cần phải bàn đến. Chẳng hạn như: nhiều lao động làm việc trong khách sạn chưa được đào tạo qua các trường lớp về khánh tiết, phục vụ phòng, nấu ăn.., đội ngũ hướng dẫn viên còn chưa am hiểu nhiều về văn hoá lịch sử của đất nước, con người Việt Nam, khả năng giao tiếp kém, trình độ ngoại ngữ còn có nhiều hạn chế; thiếu cán bộ quản lý có đủ năng lực điều hành, năng lực chuyên môn yếu…Chính những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua. Để thay lời nhận xét trên, chúng tôi trích lời của ông Nguyễn Mạnh Cường- Phó tổng cục trưởng Tổng cục du lịch “Chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, chất lượng phục vụ du lịch của Việt Nam họa chăng chỉ có thể hơn Campuchia, Lào và Myanmar, còn thì thua xa các nước láng giềng khác”[1]. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nguồn nhân lực trong ngành du lịch của nước ta vẫn đang ở trong tình trạng kém phát triển, chưa theo kịp với các nước trong khu vực.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch Lâm Đồng cần thiết phải có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, có như vậy mới tạo ra được một lực lượng cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề để đưa


ngành du lịch phát triển tốt hơn. Nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ, ngành du lịch phải dự báo được nhu cầu phát triển, nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh nguồn nhân lực hiện có và lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ. Đào tạo cán bộ cần được thực hiện ở các trường, viện có uy tín ở trong nước, bên cạnh đó nên gửi cán bộ đi đào tạo ở những nước có ngành du lịch phát triển. Đào tạo đội ngũ cán bộ cần phải gắn giữa đào tạo lý thuyết ở trường, lớp với đào tạo thực tế công việc.

Nội dung, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tế, cán bộ làm ở bộ phận nào thì đào tạo chuyên sâu về bộ phận ấy, ngoài đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, cần đào tạo bổ sung cho cán bộ các lĩnh vực: pháp luật, kỹ năng giao tiếp khách hàng và ngoại ngữ chuyên ngành. Đối với cán bộ làm công tác quản lý cần trang bị kiến thức về quản trị, pháp luật, ngoại ngữ chuyên ngành và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế.

Để ngành du lịch Lâm Đồng có đội ngũ cán bộ giỏi, tận tâm phục vụ ngành du lịch phát triển thì ngành du lịch phải có chính sách thu hút và giữ chân những cán bộ có năng lực, trình độ, đạo đức tốt. Chính sách đó được thể hiện cả về vật chất cũng như tinh thần như: có chế độ lương bổng thật xứng đáng cho những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý giỏi; bên cạnh đó phải tạo điều kiện cho những cán bộ giỏi có nhiều cơ hội thăng tiến, học hành và đi du lịch đến các quốc gia khác trên thế giới để giải trí và học tập kinh nghiệm về phát triển du lịch.

3.4.10. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch là làm các chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, tức là không làm chức năng chủ quản và không làm thay các doanh nghiệp du lịch, việc quản lý đó được thực hiện thông qua các công cụ vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và định hướng các tổ chức, cá nhân hoạt động theo đúng định hướng của ngành.

Trong những năm qua, nhất là từ khi có Luật du lịch (2005) ra đời, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có những bước đổi mới đáng kể, qua đó từng bước tách rạch ròi giữa quản lý vĩ mô của nhà nước về du lịch


với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn có những tồn tại nhất định, chẳng hạn như: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn vẫn là cơ quan chủ quản của một số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch; bộ máy tổ chức và cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch vừa thiếu lại vừa thừa; sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý về du lịch vẫn còn lỏng lẻo; việc sáp nhập cơ quan quản lý về du lịch vào chung với một số ngành khác cho thấy còn chưa phù hợp đối với những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch như tỉnh Lâm Đồng…dưới đây là một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Theo chúng tôi, để ngành du lịch thực sự phát triển nhanh và bền vững, qua đó đưa ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng, là trung tâm du lịch của cả nước và của khu vực thì chính quyền tỉnh cần tách quản lý du lịch ra khỏi Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch như hiện nay, để quản lý chuyên sâu về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần phân công trực tiếp đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi mảng du lịch nhằm giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý về du lịch, có như vậy mới có thể chỉ đạo kịp thời các ngành, các cấp ở địa phương trong việc phối hợp thực hiện công tác quản lý về du lịch được tốt hơn.

- Cần cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đang trực thuộc sở du lịch ra thành đơn vị cổ phần hoá và nhà nước không nắm cổ phần chi phối, từ đó Sở Du lịch Lâm Đồng chỉ đơn thuần là cơ quan về quản lý về du lịch và thực hiện các công cụ vĩ mô để đưa du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển theo đúng với định hướng mà ngành du lịch đề ra, còn các doanh nghiệp chỉ đơn thuần là đơn vị kinh doanh về du lịch.

- Sắp xếp cơ quan quản lý ngành du lịch theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả: để thực hiện được điều này, ngành du lịch Lâm Đồng cần phải có chính sách đào


tạo đội ngũ cán bộ, tiến tới là tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Sắp xếp cán bộ làm việc theo đúng năng lực, sở trường của từng cán bộ, có chính sách đãi ngộ và thưởng, phạt công minh, thường xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với ngành…

- Phối hợp tốt giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý nhà nước về du lịch, sao cho khách du lịch đến với Lâm Đồng cảm thấy được thoải mái, an toàn và luôn mong muốn được trở lại với Lâm Đồng sớm nhất. Cần phối hợp tốt giữa ngành du lịch với chính quyền địa phương, văn hoá thông tin, công an, ngoại giao, hải quan, giao thông vận tải, điện lực, cấp nước,…

- Đối với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…cần giao trách nhiệm cho đơn vị khai thác và có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với đơn vị được giao trách nhiệm khai thác và quản lý, bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa chính quyền và các cơ quan đơn vị tham gia quản lý. Cần có biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, bảo vệ rừng…

- Để hoạt động kinh doanh du lịch cạnh tranh một cách lành mạnh, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch: thực tế cho thấy thời gian qua các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn xảy ra tình trạng chèo kéo khách; tình trạng cho thuê phòng khách sạn nhiều khi giá quá cao hoặc quá thấp; tình trạng bắt du khách mua hàng với giá “cắt cổ” thường xuyên xảy ra…những hiện tượng tiêu cực trên nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của du lịch Lâm Đồng. Để giảm thiểu những tiêu cực trên, chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát về hoạt động du lịch và khi phát hiện ra những tiêu cực, cần có biện pháp xử lý một cách nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm, có như vậy mới có thể hạn chế được tình trạng tiêu cực xảy ra trong hoạt động du lịch.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí