Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 29


hoạch phải chú ý đến việc bảo tồn và phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo vệ thác, hồ nước…

- Cần nhanh chóng bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Đà Lạt, không nên phát triển các toà nhà cao tầng, bảo vệ nghiêm ngặt các cánh rừng thông ở Đà Lạt…

* Chính phủ cần phân cấp và tạo cơ chế đặc biệt cho chính quyền tỉnh Lâm Đồng để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến lĩnh vực về du lịch Lâm Đồng: trên cơ sở qui hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt, Chính phủ nên phân cấp cho chính quyền tỉnh được trực tiếp cấp giấy phép đầu tư nước ngoài đối với các dự án du lịch lớn (nhóm A), nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng có giấy phép đầu tư và đi vào hoạt động; phân cấp cơ chế miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư; tiến hành bảo lãnh cho địa phương phát hành trái phiếu địa phương để đầu tư vào các công trình trọng điểm trên địa bàn…

* Đẩy nhanh tiến độ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: thời gian qua các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã có những biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Song trên thực tế vẫn còn chậm, nhiều dự án du lịch, trồng rừng…đã được cấp phép, nhưng việc giao đất cho chủ đầu tư chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ở các địa phương còn chậm, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; mặt khác, chính chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tổ chức, cá nhân đã không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng trên theo chúng tôi các cấp, các ngành ở tỉnh Lâm Đồng cần nghiên cứu giảm thiểu các thủ tục giấy tờ không cần thiết, để tăng nhanh tiến độ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, các cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.


* Cải cách thủ thục hành chính, chính sách thuế, đất đai:

- Thủ tục hành chính rườm rà là một trong những hạn chế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Đã có rất nhiều kiến nghị nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính đối với ngành du lịch, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được các ngành, các cấp tiến hành cải cách thực hiện một cách triệt để, nên đã làm hạn chế việc thu hút đầu tư. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển ngành du lịch, chính quyền các cấp cần cải cách nhanh các thủ tục hành chính, có như vậy mới thu hút được nhà đầu tư đến với Lâm Đồng nhiều hơn.

- Để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, theo chúng tôi việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh từ 2 đến 5 năm cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và miễn thuế đối với phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư ngành du lịch Lâm Đồng là một giải pháp cơ bản để thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các cấp chính quyền cần đẩy nhanh tiến độ cho thuê đất, giao đất và giải phóng nhanh mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân có dự án phát triển du lịch trên địa bàn. Từ đó các tổ chức, cá nhân có thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, qua đó dự án được nhanh chóng đưa vào phục vụ du khách.

* Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào ngành du lịch: để ngành du lịch Lâm Đồng có thể phát triển tốt hơn, theo chúng tôi Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào ngành du lịch, chẳng hạn như các chính sách miễn, giảm thuế, chính sách ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, chính sách hỗ trợ về vốn, đào tạo, công nghệ, thị trường. Đối với những doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư vào ngành du lịch thì nên miễn thuế thu nhập doanh nghiệp…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.


Kết luận chương 3

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 29


Trong chương 3 luận án thực hiện được những vấn đề cơ bản sau:


Bên cạnh việc xác định một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du lịch luận án đề nghị nhóm giải pháp tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn để tạo nguồn vốn tài trợ cho ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, trong đó đề nghị thực hiện việc đa dạng hóa kênh thu hút vốn như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền để thu hút vốn trong công chúng và các tổ chức kinh tế, xã hội; giải pháp xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút tiền gửi và cho vay; giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; giải pháp mở rộng mạng lưới giao dịch và xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, sạch đẹp; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giới thiệu sản sẩm dịch vụ đối với khách hàng.

Gắn liền với nhóm giải pháp huy động vốn luận án đề nghị nhóm giải pháp mở rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng và phương thức cho vay nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch, bao gồm thực hiện đa dạng hoá đối tượng khách hàng vay; mở rộng các đối tượng cho vay gắn với giải pháp tiếp tục đơn giản hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng vay vốn …

Luận án còn đưa ra giải pháp về đảm bảo tiền vay, có thể áp dụng hình thức thế chấp quyền khai thác tài sản; mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay; định giá tài sản thế chấp, cầm cố sát giá thị trường; lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo.

Cũng trong chương 3 luận án còn đề nghị nhóm giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng như xem xét các điều kiện vay vốn; thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay; mức cho vay … nhóm giải pháp về chính sách tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng; nhóm giải pháp tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và


mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Đồng thời luận án đưa ra giải pháp về mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng phát hành thẻ quốc tế. Giải Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

Một trong những giải pháp quan trọng là giải pháp tiếp tục nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo phát triển vững chắc hoạt động ngân hàng.

Luận án còn đề nghị các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao khả năng tài trợ vốn tín dụng ngân hàng cho ngành du lịch Lâm Đồng bao gồm những giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng, kể cả vốn trong và ngoài nước. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút bền vững khách du lịch. Giải pháp tiếp tục và nâng cao việc bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Giải pháp về qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp liên kết phát triển du lịch nhằm tạo thế liên hoàn và làm tăng chuỗi thu nhập. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo và mở rộng, phát triển thị trường; bảo tồn và phát triển rừng. Giải pháp về bảo tồn và phát triển rừng; tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý Nhà nước về du lịch và đặc biệt là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Trong giải pháp bổ trợ còn có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn để thu hút khách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội ngành du lịch Lâm Đồng.

Luận án đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương với những nội dung như cho phép khách hàng vay được thế chấp “quyền khai thác tài sản” để vay vốn tại các tổ chức tín dụng; chỉnh sửa một số điều qui định tại Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật dân sự và các văn bản dưới luật; thành lập


qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo hiểm tín dụng cùng những kiến nghị khác về qui hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng, cải cách thủ thục hành chính, chính sách thuế, đất đai; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào du lịch.

Nội dung mới đạt được là các giải pháp gắn liền với thực tiễn Lâm Đồng, trong đó những giải pháp mới nổi trội như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; nhóm giải pháp về chính sách tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng; tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

Những giải pháp trên đòi hỏi phải được triển khai gắn kết, đồng bộ với nhau với những lộ trình, bước đi phù hợp để tăng tính khả thi của các giải pháp.


KẾT LUẬN


Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đề cập tổng quan về du lịch và tín dụng ngân hàng, làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành du lịch; làm rõ lợi thế phát triển của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở phân tích, đánh giá, luận giải về thực trạng và chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng để đưa ra các quan điểm, các giải pháp tín dụng ngân hàng và các giải pháp khác nhằm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng ; luận án đã thực hiện được những kết quả nghiên cứu chủ yếu sau :

Một là : luận án đề cập đến lý thuyết tổng quan về du lịch trên các mặt như xác định khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch; đề cập đến khái niệm, nội dung tài nguyên du lịch chỉ ra tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, nguồn tài nguyên kinh tế, kỹ thuật của du lịch … Luận án đề cập đến các loại hình du lịch; những điều kiện phát triển, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch và làm rõ sự cần thiết phải phát triển du lịch, coi đó là một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Luận án làm rõ những điều kiện và lợi thế để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng so với các địa phương khác trong vùng.

Hai là : luận án tập trung đề cập và làm rõ nguồn tài trợ cho phát triển du lịch và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch. Vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Trong đó làm rõ lý luận về NHTM và các chức năng của NHTM; tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch; vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch, các NHTM cần phải nắm bắt những đặc điểm đó để có phương thức tài trợ tín dụng cho ngành du lịch có hiệu quả, an toàn và bền vững.

Ba là : Luận án đề cập những bài học kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore.


Bốn là: Luận án đề cập khái quát về hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch của tỉnh Lâm Đồng trên các nội dung như thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thực trạng nguồn nhân lực, về nguồn khách, về doanh thu và số ngày lưu trú của du khách, những vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng, qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được của ngành du lịch Lâm Đồng, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của ngành du lịch Lâm Đồng thời gian qua.

Năm là : Luận án khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương và tiếp nhận nguồn vốn điều hoà từ trung ương để tăng cường khả năng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Luận án đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua trên các mặt tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ; xem xét cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ; đề cập dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng trên địa bàn; khảo sát thực tế những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng cho khách hàng.

Sáu là: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra những mặt làm được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng thời gian qua ; luận án chỉ ra 9 hạn chế bao gồm những hạn chế về nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn, hạn chế về tín dụng ngân hàng đầu tư cho du lịch còn thấp, cơ cấu chưa thực sự hợp lý; hạn chế về chiến lược đầu tư, chưa xác định đối tượng đầu tư tín dụng cho ngành du lịch; chưa xác định được phương pháp cho vay hợp lý cho từng đối tượng vay; hạn chế về thủ tục vay vốn, về thời hạn cho vay bởi sự thiếu hợp lý, mức cho vay chưa phù hợp; những hạn chế về vấn đề đảm bảo tiền vay; hạn chế trong ứng dụng công nghệ ngân hàng và hạn chế về trình độ


chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng và chỉ ra 7 nguyên nhân hạn chế chủ yếu gồm nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, cơ cấu không thực sự vững chắc; nguyên nhân từ một số qui định về đảm bảo tiền vay chưa phù hợp; nguyên nhân từ trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng; nguyên nhân từ một số quy định về hồ sơ vay vốn về qui trình vay vốn; nguyên nhân từ ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt động ngân hàng chưa thật đồng bộ; nguyên nhân từ các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và nguyên nhân từ quá trình cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm, chưa sát với thực tế.

Bảy là: Luận án xác định một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du lịch và đề nghị nhóm giải pháp tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn. Trong đó đề nghị thực hiện việc đa dạng hóa kênh thu hút vốn như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền để thu hút vốn trong công chúng và các tổ chức kinh tế, xã hội; giải pháp xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút tiền gửi; giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; giải pháp mở rộng mạng lưới giao dịch, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giới thiệu sản phẩm dịch vụ.

Gắn liền với nhóm giải pháp huy động vốn luận án đề nghị nhóm giải pháp mở rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng và phương thức cho vay nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch, giải pháp tiếp tục đơn giản hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng vay vốn … Luận án đưa ra giải pháp về áp dụng hình thức thế chấp quyền khai thác tài sản; mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay; định giá tài sản thế chấp, cầm cố sát giá thị trường; lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo. Cũng trong chương 3 luận án còn đề nghị nhóm giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng như xem xét các điều kiện vay vốn; thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay; mức cho vay … nhóm giải pháp

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí