Bảo Tồn Và Phát Triển Các Hoạt Động Văn Hoá Của Cộng Đồng Các Dân Tộc Tây Nguyên, Giữ Gìn An Ninh Trật Tự Xã Hội Và Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái


lợi thế vốn của mình, ngành du lịch Lâm Đồng cần phát triển mạnh các loại hình du lịch này.

Ngoài ra, cần phát triển các loại hình du lịch khác như: tham quan thành phố, du lịch công vụ, du lịch ẩm thực,…

+ Về sản phẩm du lịch: tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch như trước đây như: tham quan hệ thống thác nước, hồ nước, công trình kiến trúc văn hoá lịch sử của tỉnh, tổ chức tốt các lễ hội: festival hoa, festival chè, tham quan khu bảo tồn rừng, chùa chiền…ngoài những sản phẩm du lịch truyền thống như hiện nay, cần phát triển các sản phẩm du lịch khác mang đậm bản sắc của Lâm Đồng như:

- Hoa và con người Đà Lạt: đến với sản phẩm du lịch này, du khách sẽ được đi tham quan các cánh đồng hoa với nhiều loài hoa khác nhau, thưởng thức các sản phẩm sản xuất từ hoa: nước hoa, mỹ phẩm, chè hoa, các sản phẩm khác làm từ hoa… đồng thời du khách có thể tham gia cùng nghệ nhân trồng hoa, tham gia các công đoạn sản xuất và chế biến hoa…

- Hàng năm chọn tổ chức một lễ hội tình yêu tại Đà Lạt: Đà Lạt được mệnh danh là “Thành phố tình yêu” để tô đẹp thêm vẻ đẹp của thành phố và tôn vinh tình yêu đôi lứa của các cặp tình nhân, vợ chồng, thì theo chúng tôi nên tổ chức một lễ hội tình yêu tại Đà Lạt. Tại lễ hội này, cần tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao đặc sắc, chẳng hạn như: cặp đôi hát song ca, mô phỏng tập tục bắt vợ, cuộc thi ai hôn nhau lâu nhất, đua xe đạp đôi nam nữ…Ngoài ra cần dành riêng hai khu vực là Thung Lũng Tình Yêu và hồ Than Thở để cho các cặp đôi tâm sự, hẹn hò…

- Săn bắn, leo núi, leo thác, đua ngựa và nhảy dù: là một địa phương có thế mạnh để phát triển các sản phẩm dịch vụ trên, như: có nhiều cánh rừng, đồi, núi để phát triển các hoạt động săn bắn, đua ngựa; nhiều đồi, núi, thác nước có thể phát triển các hoạt động leo núi, leo thác; nhiều đồi, núi (Langbiang, núi Voi, đèo ngoạn mục) có thể phát triển các hoạt động thể thao khác như nhảy dù, đua ngựa, đua xe đạp…Do


vậy, ngành du lịch cần mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ này để thu hút du khách.

- Xây dựng khu vui chơi giải trí, nhất là các hoạt động vui chơi, giải trí về ban đêm: hiện nay khi đến Lâm Đồng, du khách có thể thấy chưa có một khu vui chơi giải trí lớn nào có tầm cỡ, có thức hấp dẫn đối với du khách, nhất là về ban đêm, gần như không có hoạt động vui chơi nào đáng kể, điều đó làm giảm đi sức hấp dẫn đối với du khách. Để phục vụ cho nhu cầu của du khách, thiết nghĩ Lâm Đồng cần xây dựng một số khu vui chơi giải trí có tầm cỡ, đặc biệt là khu vui chơi giải trí về đêm, nên kết hợp các loại hình vui chơi hiện đại gắn liền với các hoạt động truyền thống tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

- Tổ chức tham quan làng nghề truyền thống, làng văn hoá dân tộc: Lâm Đồng có một số làng nghề truyền thống, như làng hoa, dệt, tơ tằm…ngoài ra còn có một số buôn, làng dân tộc có nền văn hoá đặc sắc như các làng dân tộc K’ho ở Di Linh, Lạch ở Lạc Dương…phát triển sản phẩm dịch vụ này nhằm phục vụ cho du khách biết được sản phẩm tranh thêu độc đáo, được tận mắt thấy kỹ năng thêu của các nghệ nhân; được thưởng thức những cánh đồng hoa dường như bất tận với nhiều màu sắc rực rỡ toả hương thơm ngào ngạt, hay những nét đẹp vừa chân chất vừa giàu tình cảm mà giản dị của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đến đây du khách có thể thưởng thức nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc của nhiều nền văn hoá khác nhau …

- Xây dựng các trạm dừng chân và các điểm tham quan ở dọc các quốc lộ đi Lâm Đồng: thực trạng hiện nay cho thấy, hiện nay trên cả nước nói chung, Lâm Đồng nói riêng chưa thực hiện xây dựng các điểm du lịch, các trạm dừng chân hiện đại dọc các quốc lộ nhằm tạo cho du khách khỏi bị nhàm chán khi đi qua một quãng đường khá dài. Nên chăng cần xây dựng các trạm dừng chân và các điểm du lịch tại các quốc lộ, tỉnh lộ theo dọc các tuyến đường du khách thường xuyên đi qua. Riêng trên địa bàn Lâm Đồng nên xây dựng các trạm dừng chân ở các địa bàn có nhiều đặc sản của tỉnh Lâm Đồng như: trái cây, chè, cà phê, tơ tằm,…Ngoài ra du khách còn có thể tham quan một số danh lam, thắng cảnh, các làng văn hoá dân tộc. Việc xây dựng các địa điểm này nên được thực hiện không quá gần hoặc quá cách xa nhau, cụ thể: xây dựng

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 25


trạm dừng chân ở Đạ Huoai, nơi đây có rất nhiều đặc sản là trái cây và các sản phẩm làm từ trái cây, thuốc lam, ở đây còn có khu du lịch nổi tiếng là Suối Tiên, đến đây du khách có thể nghỉ ngơi và tham quan phong cảnh hùng vĩ, lãng mạn; trạm dừng chân ở Bảo Lộc, địa phương này là thủ đô của chè, tơ tằm và có dòng thác Đambri nổi tiếng; Di Linh có cà phê và nhiều làng văn hoá dân tộc, có thác Bobla hùng vỹ mà quyến rũ; Đức Trọng có nhiều đặc sản rau, hoa, có dòng thác Pongour được mệnh danh là Phương Nam đệ nhất thác,…

- Tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống: như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, không gian văn hoá cồng chiêng…cần được tổ một cách có bài bản và được quảng bá ra công chúng biết ngày, tháng và địa điểm tổ chức các lễ hội này để du khách biết trước.

- Sản phẩm du lịch “Tết Việt”: Tết cổ truyền ở Việt Nam có rất nhiều nét độc đáo, ấm cúng và mang nhiều bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay ngành du lịch Việt Nam nói chung Lâm Đồng nói riêng chưa biết tận dụng để khai thác. Đây là sản phẩm dịch vụ có lẽ cũng rất thú vị cho du khách nước ngoài và Việt kiều về quê ăn Tết. Du khách tham gia các hoạt động: mua hoa mai, hoa đào; gói bánh chưng, bánh tét, xông đất, lễ chùa…qua đó giúp cho du khách hiểu biết về phong tục, tập quán của người Việt.

- Ẩm thực: Lâm Đồng là một địa phương có nhiều dân tộc anh em sinh sống nên có nền văn hoá ẩm thực rất đa dạng và phong phú. Vì vậy nên chọn những sản phẩm ẩm thực có giá trị và mang nhiều nét địa phương của mỗi dân tộc để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước thưởng thức.

- Tắm dưới các dòng thác, suối, hồ trong thời tiết lạnh, tắm suối nước nóng: dưới tiết trời se lạnh của những tháng mùa đông cần đưa ra các sản phẩm thử lòng can đảm của du khách như: tắm dưới các dòng suối, thác, hồ trong thời tiết lạnh; bên cạnh đó tổ chức tắm nước nóng ở dòng suối Đam Rông với mục đích chữa bệnh để thu hút và gây ấn tượng đối với khách.


- Tổ chức các hoạt động tham quan gắn liền với ngành nghề đặc trưng của tỉnh như: du khách đến tham quan và cùng nghiên cứu, làm việc với người trồng, chế biến hoa, cà phê, chè, tơ tằm, rau và trái cây…tại các vùng chuyên canh. Sản phẩm du lịch này ra đời sẽ tạo cho du khách thấy được những điều mới lạ và sự thú vị của từng ngành, nghề lâu nay mình đã sử dụng nhưng chưa biết cách thức, qui trình làm ra nó, hơn thế nữa thông qua việc trực tiếp thực hiện các công việc sẽ cải thiện tinh thần và sức khoẻ cho mỗi du khách.

Lễ hội rượu: Lâm Đồng là vùng đất rất nổi tiếng về sản phẩm rượu nho và rượu cần, để quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài nước cũng như thu hút nhiều du khách đến thử hương vị rượu mang nét đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng, ngành du lịch nghiên cứu đưa ra một lễ hội rượu vang và rượu cần. Tại lễ hội này ngoài việc trưng bày và bán các sản phẩm rượu, tham quan các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất rượu, thực hiện một số hoạt động văn hoá ẩm thực...và nên thực hiện một cuộc thi uống rượu đối với du khách trong và ngoài nước.

Tham quan mua sắm: đến nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thực sự chưa có trung tâm mua sắm có qui mô nào cả, sản phẩm hàng hoá còn đơn điệu nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Để cho khách hàng có thể thoả sức mua sắm hàng hoá, đặc biệt là các mặt hàng đặc trưng của Lâm Đồng thì trước mắt phải xây dựng một vài trung tâm thương mại lớn và cần nghiên cứu sản xuất ra nhiều mặt hàng được sản xuất ra từ các sản phẩm đặc trưng riêng của Lâm Đồng để phục vụ cho nhu cầu của du khách.

Tham quan các phiên chợ ở nông thôn- thành thị, tham quan hoạt động chế biến tiểu thủ công nghiệp, hoạt động tham quan nghiên cứu kho mộc bản triều Nguyễn, nghiên cứu thánh địa Cát Tiên, nghiên cứu sinh vật cảnh ở rừng quốc gia Cát Tiên, nghiên cứu sản xuất hoa,…


3.4.3. Bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái

Ngày nay, xu hướng của các quốc gia trên thế giới là cùng hợp tác, hội nhập với nhau để cùng phát triển, chính quá trình hội nhập đã đưa các tộc người, các địa phương đến gần với nhau và hoà quyện vào nhau hơn. Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, do qúa trình phát triển kinh tế và hoà nhập với thế giới một cách sâu rộng, nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang bị lãng quên, đây là một mất mát lớn nếu các cấp chính quyền không có giải pháp để bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ngày nay, có rất nhiều du khách đi du lịch muốn thưởng thức được nhiều các hoạt động văn hoá của các dân tộc khác nhau. Như vậy, việc bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên cũng chính là góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành du lịch của địa phương cũng như của cả nước và nhiều học giả cũng cho rằng trong khi đưa dân tộc tiến lên, cần chú ý đến bản sắc văn hoá của dân tộc đó, nên việc giữ gìn bản sắc văn hoá của từng dân tộc sẽ làm phong phú nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Như vậy, để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng, cần bảo tồn các hoạt động văn hoá đặc sắc của tỉnh Lâm Đồng như: văn hoá cồng chiêng, các lễ hội truyền thống: lễ hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa, lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng thần Suối, lễ cúng thần Bơ Mung…Giữ gìn các làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, làng hoa, tranh thêu, nghề làm gốm bằng tay…Văn hoá ẩm thực: rượu cần, các món ăn truyền thống…Nghệ thuật âm nhạc: đàn đá, hát kể, hát nói…

An ninh trật tự xã hội là một vấn đề quan trọng luôn gắn liền với việc phát triển du lịch, một quốc gia hay một địa phương có môi trường an ninh trật tự xã hội an toàn cho du khách thì sẽ được du khách lựa chọn đến tham quan nhiều hơn và ngược lại. Do vậy, việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là một việc làm cần thiết để có thể thu hút du khách đến với tỉnh ngày một nhiều hơn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn còn xảy ra tình trạng trộm cắp tài sản của du khách tại các điểm tham quan hay ở nơi lưu trú; tình trạng buôn bán không đúng nơi, đúng


chỗ, bán hàng với giá cao hơn nhiều với giá trị thực của nó; tình trạng đánh nhau để tranh giành du khách tại một số khách sạn, các cửa hàng bán hàng lưu niệm hay tình trạng ăn xin vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh…chính những điều đó đã làm cho du khách cảm thấy không thấy an tâm, thoải mái khi đến với Lâm Đồng. Nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh, các cấp như: công an, quản lý thị trường, văn hoá thông tin, báo chí…cần phối hợp chặt chẽ với nhau để hạn chế tình trạng trộm cắp, cướp giật tiền bạc hàng hoá của du khách; giải quyết dứt điểm tình trạng cho thuê khách sạn, bán hàng hoá với giá cao, hàng hoá kém chất lượng; chấm dứt tình trạng chèo kéo khách, tình trạng ăn xin ở nơi công cộng…Có như vậy du khách mới an tâm, thoải mái khi đến tham quan ở Lâm Đồng.

Một địa phương, một điểm du lịch hay một di tích văn hoá lịch sử bao giờ cũng gắn liền đến cảnh quan, môi trường sinh thái, ngành du lịch ở một địa phương chỉ có thể thu hút, hấp dẫn du khách nhiều hơn nếu địa phương ấy luôn có được một cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái tốt. Vì vậy, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái luôn là những yếu tố quan trọng mà các quốc gia, hay mỗi địa phương du lịch cần quan tâm giải quyết. Ngành du lịch trên thế giới cũng như trong nước trong những năm qua đã đang kêu cứu về sự ô nhiễm môi trường, tình trạng khí thải, hay nạn chặt phá rừng đã gây lên sự biến đổi khí hậu ở trái đất, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội nói chung, hoạt động du lịch nói riêng. Ở Lâm Đồng thời gian vừa qua vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, khiến nhiều điểm du lịch bị biến mất hoặc huỷ hoại trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như: nhiều cánh rừng đã và đang bị tàn phá dẫn đến lũ lụt và khí hậu không còn được trong lành, mát mẻ, tình trạng hạn hán gây thiếu nước sản xuất, sinh hoạt của người dân; tình trạng người dân xả rác bừa bãi đã làm cho nhiều dòng thác đẹp ( thác Prenn, Cam Ly… ) bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của các dòng thác; có những dòng thác đẹp nhưng do xây đập thủy điện đã làm mất luôn thác như thác Gougah…Đây chính là những hậu quả của hành vi thiếu ý thức của con người, đã gây thiệt hại cho nhiều nguồn tài nguyên quí giá để rồi


khó có thể khắc phục hoặc tốn rất nhiều tiền của mới có thể khắc phục được. Để giữ gìn môi trường sinh thái, chính quyền tỉnh cần bảo tồn và phát triển rừng; có chính sách phạt nặng đối với tổ chức, cá nhân nào có hành vi làm tổn hại đến môi trường sinh thái; thu phí môi trường để hỗ trợ các cơ quan, đơn vị nào tham gia bảo vệ môi trường; thành lập các tổ bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu qủa hiệu lực của cảnh sát môi trường; thường xuyên tham gia các hoạt động thu gom rác, xử lý nước thải, vệ sinh các công trình công cộng; giáo dục người dân địa phương và du khách tham gia bảo vệ môi trường…Ngoài ra, các cấp chính quyền và các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xây dựng các nhà vệ sinh công cộng tại các điểm tham quan và những nơi công cộng khác, tránh tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng như thời gian vừa qua, nhiều khi du khách không có chỗ nào để “ giải quyết nỗi buồn”, bí quá đành giải quyết ngay tại những điểm công cộng, điều đó vừa làm mất đi mỹ quan, vừa góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường.

Việc bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn Lâm Đồng có ý nghĩa quan trọng liên quan mật thiết đến sự phát triển ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Các cấp, các ngành cần khẩn trương vào cuộc để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, từ đó từng bước đưa Lâm Đồng trở thành hình mẫu về môi trường của cả nước cũng như khu vực, qua đó ngày càng thu hút du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng ngày một nhiều hơn.

3.4.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

- Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông: nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Lâm Đồng được nhanh chóng, an toàn hơn, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành trung ương và địa phương cần đầu tư, thu hút đầu tư để khôi phục, nâng cấp và mở rộng một số hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Trước mắt cần đầu tư nâng cấp, mở rộng một số công trình quan trọng như: quốc lộ 20 từ Đà Lạt đi Dầu Giây (Đồng Nai), nâng cấp mở rộng tuyến đường bộ từ Nha Trang, Phan Rang và Đắc Lắc đi Đà Lạt và tuyến đường từ Bình Thuận, Đắc Nông đi Di Linh- Lâm Đồng. Khôi phục lại tuyến đường sắt từ Tháp Chàm- Phan Rang đi Đà


Lạt, Chính phủ chỉ đạo Tổng công ty hàng không Việt Nam nghiên cứu thực hiện các chuyến bay quốc tế và tăng tần suất các chuyến bay đến Lâm Đồng nhiều hơn, đặc biệt là các ngày cuối tuần, ngày lễ, tết. Bên cạnh đó cần đầu tư nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế hiện đại, có đủ sức đón các chuyên cơ cỡ lớn để các hãng hàng không trong nước và quốc tế có thể bay đến đây.

- Đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước: ở nhiều nơi, chẳng hạn ngay ở trung tâm Đà Lạt, tuy đã có hệ thống cung cấp nước sạch nhưng vào mùa khô vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân địa phương và du khách. Để giải quyết vấn đề này, các ngành các cấp cần kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư để cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, để cung cấp đủ nguồn nước sạch cho người dân và du khách, ngay cả trong mùa khô.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc: trong những năm qua hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phát triển tương đối khá, nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống thông tin liên lạc chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là ở Lâm Đồng vẫn chưa ứng dụng hệ thống CD- ROM( Compact Read Only Memory), hệ thống này có thể lưu trữ hàng vạn dữ liệu khác nhau về lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, trung tâm vui chơi giải trí, hệ thống khách sạn, nhà hàng,…Ngoài ra còn rất nhiều vùng vẫn chưa có điện thoại cố định, internet, sóng điện thoại di động…ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư và du khách. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch, cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống thông tin liên lạc trải khắp các vùng từ thành thị đến các vùng núi để du khách có thể sử dụng, cung cấp và tiếp nhận đầy đủ các thông tin trong suốt chuyến hành trình của mình.

- Hệ thống cung cấp điện: ngành du lịch Lâm Đồng sẽ ngày càng phát triển, nhu cầu cung cấp điện cho các khách sạn, nhà hàng, cơ sở du lịch, nhà ở cho người nước ngoài thuê…càng tăng, bên cạnh đó còn cung cấp cho nhiều ngành kinh tế khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022