Đối Sánh Kết Quả Đánh Giá Tác Động Giữa Cán Bộ, Giảng Viên Và Sinh Viên


Bảng 4.16. Mô hình tuyến tính mô tả tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên qua đánh giá của cán bộ, giảng viên

Model Summaryb


Model


R


R

Square

Adjuste d R Square

Std. Error of the Estimate

Change Statistics


Durbin- Watson

R

Square Change

F

Change


df1


df2

Sig. F Change

1

.601a

.361

.353

.68105

.361

45.324

5

401

.000

1.985

a.Predictors: (Constant), Quanly.HTDT, Quanly.muctieu DT, Quanly.CTDT,

Quanly.HDGD, Quanly.HDHT

b. Dependent Variable: YKPH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội - 21

4.8. Đối sánh kết quả đánh giá tác động giữa cán bộ, giảng viên và sinh viên

4.8.1. Kết quả đối sánh chung

- Theo kết quả đánh giá của SV: HĐGD của GV được SV đánh giá thay đổi nhiều nhất sau khi triển khai lấy YKPH (ĐTBHĐGD = 3.34 < 3.40/5). Tiếp đến là hoạt động liên quan CTĐT, HĐHT của SV và các hoạt động khác có liên quan, mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động lấy YKPH giảm lần lượt là 3.29, 3.24 và 3.14. Nội dung SV cho rằng nhà trường thay đổi ít nhất là CSVC và trang thiết bị, môi trường cảnh quan phục vụ giảng dạy và học tập (ĐTBCSVC = 3.09 < 3.40/5).

- Theo kết quả đánh giá của CB, GV: việc lấy YKPH từ SV về HĐGD

có tác động sâu sắc đến HĐGD và hoạt động QLĐT. CB và GV, đặc biệt là lãnh đạo Bộ môn/Khoa/Trường (ĐTB 4,11 và 4,01). Mức độ thay đổi trong hoạt động QLĐTđối với các nội dung về Mục tiêu, Chiến lược và Kế hoạch đào tạo có ĐTB từ 3,25-3,44. Hệ số tương quan về mức độ hiểu biết hệ thống


văn bản với mức độ thay đổi các hoạt động liên quan đến QLĐT từ 0,408- 0,816, mức ý nghĩa p=0.000<0,01. Đánh giá tương quan mức độ thay đổi từng nội dung trong hoạt động QLĐTđại học ở các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN từ khi triển khai lấy YKPH về HĐGD cho kết quả từ 0,395-0,816 với mức ý nghĩa p=0.000<0,01.

4.8.2. Kết quả đối sánh theo từng nội dung hoạt động quản lý đào tạo

- Thay đổi trong quản lý CTĐT: có sự phù hợp, tương đồng giữa kết quả đánh giá của SV với CB, GV như sau:

SV đánh giá có sự thay đổi nhiều nhất ở các nội dung: CTĐT đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cùa chuẩn đầu ra, CTĐT có đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo, SV được lấy YKPH về CTĐT. Nội dung SV đánh giá có sự thay đổi thấp nhất là việc Cập nhật và điều chỉnh CTĐT phù hợp với mục tiêu đào tạo.

CB, GV đánh giá có sự thay đổi nhiều nhất ở các nội dung: Thông tin về CTĐT được cung cấp đầy đủ cho SV và các bên liên quan; Quy định/hướng dẫn về xây dựng CTĐT rõ ràng, CTĐT được xây dựng phù hợp với mục tiêu đào tạo. Nội dung CB, GV đánh giá có sự thay đổi thấp nhất là việc CTĐT được định kỳ đánh giá bởi các bên liên quan và Thanh tra/kiểm tra thực hiện CTĐT.

- Thay đổi trong quản lý HĐHT của SV

Theo đánh giá của SV cho thấy có sự thay đổi trong hoạt động QLĐT đối với nội dung quản lý HĐHT, trong đó có 3 nội dung có thay đổi nhiều nhất là SV được cấp văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định (ĐTB 3,36); Nhà trường đảm bảo các chế độ chính sách và các hoạt động hỗ trợ khác cho SV trong quá trình học tập (3,30); SV được tham gia lấy ý kiến về HĐGD của GV và các hoạt động hỗ trợ ĐT (3,30). Nội dung thay đổi ít hơn đó là YKPH của SV được sử dụng để điều chỉnh hoạt động đào tạo (ĐTB 3,05).


Theo đánh giá của CB, GV, nội dung có sự thay đổi nhiều nhất trong quản lý HĐHT đó là SV được phổ biến đầy đủ quy chế đào tạo ngay từ đầu khóa học (ĐTB 3,73); Kết quả học tập của SV được thông báo công khai, đúng thời hạn, được quản lý và lưu trữ đúng theo quy định (ĐTB 3,66); Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo đúng quy định (ĐTB 3,64). Nội dung được GV đánh giá thay đổi ít hơn đó là Biện pháp quản lý hoạt động tự học và HĐHT trên lớp của SV (ĐTB 3,39).

- Thay đổi trong quản lý HĐGD

Theo đánh giá của SV, những nội dung có thay đổi nhiều nhất trong quản lý HĐGD của GV đó là GV thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV đúng quy định (ĐTB 3,40) và Hoạt động lấy YKPH của SV (ĐTB 3,39). Nội dung SV đánh giá có ít thay đổi nhất là việc GV thực hiện đổi mới phương pháp GD và đội ngũ GV có đầy đủ để tham gia giảng dạy các CTĐT (ĐTB 3,30). Tuy nhiên, sự chênh lệch trong đánh giá về sự tác động giữa các nội dung trên không có sự khác biệt quá lớn.

Đánh giá của CB, GV về sự thay đổi trong công tác QL HĐGD cho thấy nội dung có thay đổi nhiều nhất đó là Đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn (ĐTB 3,63), GV giảng dạy theo đúng nội dung, thời lượng của CTĐT (TB 3,61). Đối với nội dung GV thực hiện đổi mới phương pháp GD (ĐTB 3,60) được CB, GV đánh giá cao tuy nhiên ở đối tượng SV lại đánh giá chưa có sự thay đổi nhiều so với các nội dung khác trong công tác quản lý HĐGD.

- Thay đổi trong các hoạt động hỗ trợ đào tạo

SV đánh giá cao sự thay đổi về Môi trường cảnh quan sạch đẹp, phù hợp với môi trường giáo dục đại học (ĐTB 3,23), SV được tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa (ĐTB 3,17) và Lớp học có đủ diện tích để tổ chức giảng dạy và học tập (ĐTB 3,10). Nội


dung về Phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm đáp ứng phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu chưa được đánh giá cao về sự thay đổi.

CB, GV đánh giá sự thay đổi nhiều nhất ở nội dung sau: Đội ngũ CB quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực QLĐT (ĐTB 3,52), Chiến lược, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB làm hoạt động QLĐT (ĐTB 3,42). Các nội dung nhận được sự đánh giá thấp hơn đó là Kí túc xá, khu vui chơi, khu luyện tập thể thao (ĐTB 3,03), Môi trường cảnh quan sạch đẹp, phù hợp với môi trường đào tạo đại học (ĐTB 3,08) - nội dung này có sự khác so với đánh giá của SV, do CB, GV thường có yêu cầu cao và khắt khe hơn đối với SV; Nội dung về Phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm đáp ứng phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu (ĐTB 3,25) cũng chưa được đánh giá cao về sự thay đổi và tương đồng với đánh giá của SV.

- Kết quả phân tích hồi quy: các yếu tố tác động của YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT cho thấy có mối tương quan giữa các yếu tố trong công tác QLĐT, mô hình hồi quy tuyến tính mô tả tác động của YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐTnhư sau:

+ Đối với đánh giá của SV:

Y = 0,277 * hoạt động hỗ trợ đào tạo + 0,222 * hoạt động học tập của SV + 0,164 * hoạt động giảng dạy của GV + 0,129 * chương trình đào tạo

+ Đối với đánh giá của CB, GV:

Y = 0,376 * quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo + 0,138 * quản lý mục tiêu đào tạo + 0,072 * quản lý chương trình đào tạo + 0,060 * quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên + 0,054 * quản lý hoạt động học tập của sinh viên

Kết quả 2 phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy có sự tương đồng trong kết quả đánh giá tác động đối với nội dung quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo, đó là tác động của YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT nhiều nhất đến nội dung quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo và sau đến là các nội dung khác.


4.9. Một số kiến nghị giải pháp

4.9.1. Đối với hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc lấy YKPH của SV về HĐGD là một hoạt động hết sức có ý nghĩa và vô cùng cần thiết trong mỗi cơ sở giáo dục. YKPH từ SV đã tác động mạnh mẽ đến công tác QLĐT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQGHN nói chung và các đơn vị đào tạo nói riêng cũng như để hoạt động lấy YKPH ngày càng đem lại hiệu quả và hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng HĐGD, luận án đề xuất một số giải pháp đối với các cấp quản lý thuộc đơn vị đào tạo và ĐHQGHN như sau:

* Đối với các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN

- Để hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD thực sự đem lại hiệu quả, các đơn vị đào tạo cần phổ biến và tuyên truyền cho SV hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm của SV khi tham gia phản hồi ý kiến về HĐGD cũng như các hoạt động khác của nhà trường ngay từ đầu khóa học. Ví dụ như ngay trong tuần lễ sinh hoạt đầu tiên của “tân sinh viên”, để SV thấy rõ được những lợi ích đem lại từ những YKPH của họ, từ đó SV sẽ có trách nhiệm và tham gia một cách có ý thức.

- Để thu nhận được những thông tin hữu ích, chính xác, khách quan và hiệu quả thì trên cơ sở hướng dẫn của ĐHQGHN, mỗi đơn vị đào tạo cần xây dựng các tiêu chí đánh giá riêng cho phù hợp với đặc thù đào tạo của mình, đặc biệt chú trọng đến các câu hỏi mở để SV có thể bày tỏ hết ý kiến của mình. Qua những ý kiến bày tỏ của SV tại những câu hỏi mở, nhà trường sẽ nhận được những thông tin rất đa chiều, mà đôi khi ở những câu hỏi đóng không thu nhận được.

- Việc triển khai lấy YKPH của SV về HĐGD cần được triển khai ít nhất 2 lần đối với mỗi học phần: giữa học phần nhằm kịp thời điều chỉnh nếu


có những đánh giá còn nhiều hạn chế và cuối học phần để rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho các lớp sau tốt hơn.

- Ngoài việc sử dụng khảo sát bằng phiếu hỏi qua phần mềm QLĐT cần kết hợp với nhiều hình thức thu thập thông tin phản hồi khác như hộp thư điện tử, đối thoại với SV, diễn đàn sinh viên, ...

- Việc sử dụng kết quả YKPH của SV cần được thực hiện nghiêm túc, có đánh giá, so sánh giữa các kỳ và năm học để thấy được sự thay đổi trong mọi hoạt động liên quan; kết quả thay đổi cần được thông báo công khai để SV được biết.

- Đơn vị đào tạo cũng cần có những biện pháp, chế tài cụ thể để CB, GV quan tâm, tiếp thu YKPH của SV từ đó có những điều chỉnh, thay đổi trong hoạt động quản lý và HĐGD theo hướng tích cực.

* Đối với ĐHQGHN

- Viện ĐBCLGD cần rà soát lại hoạt động lấy YKPH từ người học nhằm điều chỉnh những điểm chưa hợp lý, đặc biệt là hướng dẫn về tiêu chí đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá thông qua YKPH của SV; công việc này cần có sự tham gia của các ban chức năng như Ban Đào tạo, Ban Chính trị và công tác học sinh, sinh viên, Ban Kế hoạch tài chính, Ban Xây dựng, … để có những đóng góp toàn diện hơn trong các nội dung liên quan. Cần có quy định cụ thể, mang tính định lượng trong hướng dẫn để các đơn vị có thể triển khai thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch. Kết quả đánh giá của SV cần được thông báo công khai cho SV biết về những điều chỉnh, thay đổi trong công tác QLĐT.

- Hàng năm, ĐHQGHN cần có đánh giá, tổng kết riêng về hoạt động này, không nên lồng ghép chỉ là một nội dung rất nhỏ trong báo cáo tổng kết chung về công tác đảm bảo chất lượng.


4.9.2. Đối với hoạt động quản lý đào tạo

* Đối với ĐHQGHN

- Bên cạnh chiến lược phát triển có tính học thuật vững chắc, các cấp lãnh đạo của ĐHQGHN cần quan tâm điều chỉnh chiến lược phát triển với tầm nhìn phù hợp; cần có mối liên hệ chặt chẽ hơn với các bên liên quan bên ngoài nhà trường, nên tìm hiểu nhu cầu của họ, phát triển doanh nghiệp; phù hợp với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với chiến lược, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên cần rút ngắn thời hạn thăng thưởng cho cán bộ, giảng viên và nhân viên, cần quan tâm hơn tới việc đào tạo bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý và tăng cường đầu tư nhiều hơn cho con người.

- ĐHQGHN cần rút ngắn chu kỳ rà soát CTĐT; nhu cầu của mỗi đơn vị đào tạo cần kết hợp hài hoà với nhu cầu của thị trường lao động, đảm bảo cho sự phát triển cộng sinh, tăng cơ hội việc làm cho SV; đặc biệt, cần tăng cường kết nối với doanh nghiệp.

- Trong hoạt động QLĐT, ĐHQGHN cần phân định chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận quản lý, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên sao cho phù hợp và cũng như cần bổ sung một số chức năng cho các đơn vị, phòng, ban; tránh sự chồng chéo về chức năng giữa cấp ĐHQGHN và cấp trường thành viên.

* Đối với các đơn vị đào tạo

- Về hoạt động giảng dạy, mỗi đơn vị đào tạo cần xác định một triết lý giáo dục, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; tăng cường chia sẻ các kinh nghiệm tốt cho đội ngũ cán bộ giảng dạy, đặc biệt quan tâm và chú trọng về đổi mới hoạt động giảng dạy như: đổi mới, cập nhật phương pháp giảng dạy tiên kiến, kiểm tra đánh giá theo tiếp cận đánh giá năng lực người học, đáp ứng chuẩn đầu ra của CTĐT.


- Về quản lý CTĐT: các đơn vị cần tăng cường việc rà soát, đánh giá và cập nhật CTĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới của thị trường lao động; đặc biệt cần có sự tham gia của các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực trong việc trong việc xây dựng, điều chỉnh CTĐT.

- Về quản lý HĐHT của SV: các đơn vị đào tạo lưu ý hướng dẫn đầy đủ cho SV các quy định về kiểm tra đánh giá, cần rà soát đánh giá và củng cố thiết kế của hướng dẫn đánh giá thang bậc chất lượng học tập môn học (rubrics and barem) để đáp ứng các nguyên tắc kiểm tra đánh giá.

- Về các hoạt động hỗ trợ đào: các đơn vị đào tạo cần đặc biệt quan tâm không gian học tập và các trang thiết bị học tập trong lớp học thông minh và hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến. Cơ sở vật chất cần thân thiện hơn đối với sinh viên, quan tâm hơn đến đời sống sinh viên và không gian xã hội trong trường đại học.

4.10. Kết luận chương 4

Thông qua việc khảo sát 407 CB, GV và 2.086 SV nhằm đánh giá tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đến QLĐT của các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN, tác giả nhận thấy hoạt động lấy YKPH của SV được các đơn vị đào tạo triển khai nghiêm túc, theo đúng kế hoạch; SV cũng đánh giá cao về mức độ cần thiết và tác động tích cực của hoạt động lấy YKPH đến QLĐT. Đội ngũ CB và GV cũng cho rằng có sự thay đổi trong QLĐT từ khi đơn vị đào tạo triển khai hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD. Kết quả đánh giá của SV và CB, GV về sự thay đổi trong hoạt động QLĐTkhi triển khai lấy YKPH từ người học về HĐGD tại các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN cho thấy các nội dung của QLĐT từ quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý CTĐT, quản lý HĐGD của GV, quản lý HĐHT của SV và quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo đều có những tác động đáng kể.

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí