Địa Điểm, Thời Gian Và Đối Tượng Nghiên Cứu 20233

(Malawi, Mali, Benin), Lâm nghiệp Xã hội (Phi-líp-pin, Ấn Độ), Quản lý Rừng có sự Tham gia (Ấn Độ) và Quản lý Vùng Đệm (xung quanh các khu bảo tồn ở nhiều quốc gia).

Theo Gibson và Koontz (1998: 621), quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng ngày càng được xem như là giải pháp phù hợp nhất để thúc đẩy sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nhà hoạch định chính sách và các học giả trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên hợp lý gần đây đã phải xem xét lại vai trò của cộng đồng trong việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên. Cần phải phát triển xây dựng quan hệ hợp tác dựa trên năng lực sẵn có theo hướng tự vận động của cộng đồng địa phương và sự hỗ trợ của chính phủ (Pomeroy, 1992). Quan hệ hợp tác này đem lại sự quản lý phi tập trung, sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng nhằm mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được gọi là quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (CBNRM) (Agrawal và Gibson, 1999).

Bản chất của CBNRM là thay thế sự bắt buộc bằng sự kết hợp các phương pháp tiếp cận mang tính thúc đẩy và thuyết phục (Bromley, 1999). Đây là giải pháp thay thế phù hợp đối với kiểm soát của nhà nước hoặc tư nhân hóa. CBNRM dựa trên nền tảng nhân dân địa phương quan tâm tới việc sử dụng bền vững tài nguyên nhiều hơn là nhà nước hay các nhà quản lý thiếu tâm huyết; các cộng đồng địa phương nhận thức sâu sắc hơn về tính phức tạp của các quá trình và thực hành sinh thái tại địa phương. Cộng đồng địa phương có khả năng quản lý hiệu quả hơn những nguồn tài nguyên này thông qua các hình thức tiếp cận “truyền thống” hoặc “địa phương” (Tsing và các tác giả khác, 1999:197). CBNRM liên quan tới tự quản lý tài nguyên nơi cộng đồng có trách nhiệm giám sát và thực hiện. Một cơ chế về quyền sử dụng tài sản và các quy tắc ứng xử đối với sử dụng tài nguyên được thiết lập. CBNRM cho phép mỗi cộng đồng phát triển một chiến lược quản lý đáp ứng các nhu cầu và điều kiện riêng của từng cộng đồng. Bởi vậy, nó cho phép sự linh hoạt và có thể thay đổi dễ dàng. CBNRM cho phép cộng đồng tham gia nhiều hơn trong quản lý tài nguyên. Kể từ khi cộng đồng được tham gia xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý, mức độ về khả năng chấp nhận và tuân thủ cũng đuợc kỳ vọng

cao hơn. CBNRM phấn đấu tận dụng tối đa kiến thức và chuyên môn địa phương trong phát triển các chiến lược quản lý (Pomeroy, 1992: 3).

Hiệu quả quản lý dựa vào cộng đồng ngày càng rò hơn như đoàn kết xã hội, hiệu quả kinh tế và tính bền vững của sinh thái. CBNRM cho phép người dân sống ở làng xã bao gồm cả những nhóm người ít được quan tâm trong cộng đồng địa phương đáng lẽ có thể bị đứng ngoài quá trình ra quyết định được đàm phán với các nhà lãnh đạo của chính phủ và tổ chức diễn đàn để nói lên những nhu cầu xung đột với nhau của những con người sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên (quỹ Ford, 1998). Nghiên cứu của các học giả về công sản đã chỉ ra cho các cộng đồng làm thế nào để thành công và chỉ ra các giải pháp thay thế bền vững đối với việc quản lý tài nguyên của nhà nước và tư nhân mà ý tưởng của họ hỗ trợ việc bảo tồn tài nguyên nhằm mục đích gạt người dân địa phương khỏi sự tham gia (Agrawal và Gibson, 1999).

Leach và các tác giả khác (1997:5-7) đã có phân tích phản biện về cộng đồng, môi trường và mối quan hệ giữa chúng và kết luận rằng cộng đồng không phải là “những thể chế đồng nhất, giới hạn nhưng đa dạng và khác biệt về xã hội”. Hơn nữa, chúng được phân chia bởi “giới, địa vị, sự giàu sang, tuổi tác, nguồn gốc xuất thân và những khía cạnh khác của xã hội”. McCay và Acheson (1987: 22-23) chỉ ra rằng bản thân cộng đồng đã chứa đựng những xung đột nội tại giữa những người sử dụng về quyền tiếp cận với tài nguyên, về xác định quyền và luật pháp về tài sản cũng như sự cạnh tranh giữa các nhóm xã hội khác nhau sống trong cộng đồng (Leach và các tác giả khác 1999: 225-247; Leach và các tác giả khác, 1997: 5-13).

Agrawal và Gibson (1999: 636) đề nghị cộng đồng phải được xem xét trong bối cảnh có nhiều lợi ích và hành động trong cộng đồng để thấy được những điều này ảnh hưởng thế nào tới những yếu tố bên trong và bên ngoài và hình thành nên quá trình ra quyết định như thế nào (Leach và các tác giả khác, 1999). Theo quan điểm của họ, sự tập trung vào các thể chế như là các trung gian hòa giải của mối quan hệ con người-môi trường có vẻ như đem lại kết quả, giúp hiểu rò hơn các quá trình quản lý cấp địa phương và kết quả của các quá trình này. Nói cách khác, nó là

công cụ giúp ta hiểu được “mối liên kết giữa những môi trường khác biệt và những cộng đồng khác biệt” (Leach và các tác giả khác, 1999: 236-38).

Những vấn đề về xây dựng thể chế, chế độ quản lý tài nguyên và quyền sử dụng tài sản là những vấn đề cốt lòi trong quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng (Pomeroy, 1992: 1-7; Agrawal và Gibson, 1999). Chấp nhận các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng và quản lý phi tập trung hơn như quản lý dựa vào cộng đồng sẽ tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong vai trò của bộ máy quan liêu nhà nước vốn không quen với chia sẻ quyền lực. Các đơn vị tổ chức nhỏ hơn như các làng xã “được trang bị để quản lý các nguồn lực của họ tốt hơn những chính quyền lớn” và có thể là “cơ sở để phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên bền vững có hiệu quả hơn những thể chế được áp đặt từ bên ngoài” cần được các chính phủ công nhận (Pomeroy, 1992: 7). Sự chuyển đổi này có thể cần thiết nếu muốn quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng cộng đồng trong đó có đề cập đến sự phân quyền quản trị/quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng. Một nghiên cứu của Nygren (Nygren, 2004) tại Honduras là một minh chứng. Trong nghiên cứu của mình, Nygren đã tập trung đề cập một thể chế phân quyền cũng như tính trách nhiệm chính trị và sự đại diện của cộng đồng địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đây là một yếu tố quan trọng trong phân quyền quản lý bảo vệ rừng của hệ thống chính trị được đánh giá là thành công trong việc lồng ghép, giải quyết những xung đột về mặt lợi ích và đạt được sự công bằng hơn về mặt lợi ích, vị thế của người dân, cộng đồng trong việc sử dụng tài nguyên rừng. Trong nghiên cứu có đề cập đến các phương thức quản lý, bảo vệ rừng tại các cộng đồng tại Honduras tuy nhiên chủ yếu tập trung vào vấn đề phân quyền quản lý nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng được hưởng lợi từ rừng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.3. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam cộng đồng đã có quyền được nhận đất, nhận rừng, được hưởng thành quả lao động và khai thác công dụng diện tích rừng được giao và được quy định rò trong các văn bản luật chính thống của nhà nước:

- Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004, luật đất đai năm 2013;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng;

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;

- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ các tỉnh Tây Nguyên.

- Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày ngày 27/11/2006 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 hướng dẫn về thi hành luật bảo vệ phát triển rừng;

- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;

- Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 hướng dẫn về chính sách chi trả môi trường rừng;

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ban hành ngày 25/4/2007 hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;

- Thông tư số 07/2011/TTLT/ BNNPTNT-BTNMT ban hành ngày 29/1/2011 hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.

Trong hai thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng đã chỉ rò thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng (các tác giả thường gọi là luật tục địa phương) có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản lý rừng bền vững và cần được phục hồi và duy trì (Vò Trí Chung và đồng sự, 1998; Sikor và đồng sự, 2000; Đỗ Đình Sâm và đồng sự, 2002; Phạm Xuân Phương, 2004; Apel và đồng sự ,1998; Cao Lâm Anh, 2002; Dupa và đồng sự, 2002; Trần Ngọc Lân, s.d.). Sự đóng góp của các nghiên cứu này đã làm thay đổi vị thế của cộng đồng trong công cuộc quản lý tài nguyên rừng.

Trong một báo cáo “Quản lý rừng dựa vào cộng đồng những bài học kinh nghiệm và thực tiễn tại tỉnh Bắc Cạn cho rằng: các diện tích rừng và đất rừng có tiềm năng cho phát triển rừng cộng đồng và diện tích rừng tự nhiên là rừng phòng hộ được giao cho hộ gia đình hầu hết nằm ở xã địa bàn dân cư hoặc ở những nơi giáp ranh nên công tác tuần tra và bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn, động lực của người dân trong quản lý rừng không cao và quyền của họ chưa được xác định đúng mức, người dân thì thường theo phong tục tập quán là khai thác những sản phẩm từ rừng mà không cần có thủ tục gì (Vũ Thái Trường, 2010). Qua đó chúng ta cũng có thể thấy rò hơn hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý, văn hóa và thể chế giữa các bên tham gia.

huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, 2012” do Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã Hội (SPERI) thực hiện đã chỉ rò



lợi, khó khăn của các hình thức quản lý đất rừng tại thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui làm ảnh hưởng đến quá trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng quan lý bảo vệ lâu dài nhu:

(i) (ii)

(iii)

(iiii)


là mới chỉ ra các hình thức quản lý bảo vệ rừng cũng như đề cập đến những vấn đề tồn tại, vướng mắc về chủ quyền đất rừng chưa đi sâu vào các hiệu quả, quản lý bảo vệ rừng của nhóm hộ, cộng đồng của thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui.

Một nghiên cứu khác liên quan đến đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế (Lê Quang Vĩnh và các đồng sự, 2012) đã đưa ra các chỉ số chứng minh cộng đồng quản lý rừng tốt hơn so với các nhóm hộ. Trong nghiên cứu nêu rò nhờ sự tham gia tích cực của người dân mà hạn chế được các vụ vi phạm, trữ lượng cũng như chất lượng rừng (do cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ) ngày càng được nâng cao. Các khu rừng đã có vai trò rất lớn trong bảo vệ sinh thái,

môi trường. Cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng, chủ yếu là sự tăng lên của thu nhập từ lâm nghiệp và nguồn thu từ du lịch sinh thái đóng góp vào cơ cấu thu nhập của cộng đồng.

Ở một khía cạnh khác trong nghiên cứu Rừng cộng đồng được quản lý bảo vệ dựa trên luật tục, tín ngưỡng địa phương (Nguyễn Văn Sự và các cộng sự, 2013). Nghiên cứu trên đã chỉ rò được luật tục trong quản lý, quy hoạch và bảo vệ rừng của cộng đồng người Thái các bản Pà Kỉm, Bản Chiếng, Bản Khốm và Bản Pà Cọ, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Người Thái nơi đây có câu:

Tai pá phăng, nhăng pá liệng" có nghĩa là: Sống rừng nuôi, chết rừng chôn. "Hiêm pá vạy lun lăng chắng mả/Vạy haử nặm chu bỏ lay lơng/Phaư chứ đảy khót nặn măn chẳng pên côn" có nghĩa là: Giữ rừng cho muôn đời con cháu/Để cho muôn mỏ nước tuôn trào/Ai nhớ được câu ấy thì mới thành người.

Rừng trong tâm thức của người Thái như trái tim của cộng đồng, thể hiện những quy ước, tập quán và những giá trị văn hóa truyền thống được tôn thờ, được sùng kính như với ông bà tổ tiên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được: (i) Quy hoạch rừng theo không gian và tầng lớp; (ii) Qui định sử dụng rừng và những điều cấm kỵ; (iii) Quản lý tài nguyên rừng dựa vào luật tục. Phần kết luận nghiên cứu cũng nêu rò công tác quản trị tài nguyên rừng trong nhiều năm nay chưa thực sự được xem xét, nghiên cứu trong mối quan hệ giữa quyền lợi về vật chất và tinh thần của người dân miền núi; chưa gắn liền hoặc nói cách khác là chưa có giải pháp lồng ghép để kế thừa hệ thống kinh nghiệm, kiến thức địa phương và cả những tập tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số vào trong quản lý tài nguyên rừng.

Cụ thể và rò nét hơn, báo cáo nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên (Ninh Thị Thu Hằng, 2009) cũng đã chỉ ra khá rò những khía cạnh liên quan đến kinh tế, môi trường, xã hội đồng thời nêu ra những khó khăn, thách thức trong quá trình bảo vệ phát triển rừng của cộng đồng. Tuy nhiên trong báo cáo chưa đưa ra những thay đổi cụ thể về trạng thái rừng qua các giai đoạn, cũng như những tác động của người dân lên diện tích rừng được giao. Điều này chưa làm nổi bật nên được hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó những đề xuất kiến nghị đưa ra mang tính tổng thể cho cả vùng Tây Nguyên mà chưa cụ thể đối với từng địa phương, từng nhóm người dân tộc thiểu số.

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌

2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Huyện Hương Sơn là một trong những Huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh tiến hành giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP. Khu vực đầu tiên của Huyện triển khai ở xã Sơn Kim (Hiện tách thành xã Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2). Chương trình này được thực hiện dựa trên sự hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lực phụ nữ dân tộc (TEW) và chính quyền huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng số có 19 xóm và 01 hợp tác xã trên địa bàn xã Sơn Kim được GĐGR với tổng diện tích là 3.613,74ha1.

Tại xã Sơn Kim trước khi tách thành xã Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2 có mô hình quản lý rừng cộng đồng với tên gọi là Hợp tác xã Lâm nghiệp Trường Sơn. Hợp tác xã được thành lập chính thức vào ngày 5/12/1997 với 14 thành viên.

Trung tâm xã Sơn Kim 1 có tọa độ địa lý 18°25′23″B 105°11′50″Đ Phía 12

Trung tâm xã Sơn Kim 1 có tọa độ địa lý:18°25′23″B, 105°11′50″Đ

- Phía đông giáp thị trấn Tây Sơn;

- Phía Bắc Giáp xã Sơn Hồng;

- Phía Nam giáp xã Sơn Kim 1I;

- Phía Tây giáp đất Lào.

Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 197 km2, mật độ dân số 25 người/km2

- Tổng diện tích đất rừng: 22.609ha bao gồm tiểu khu 51, 46, 54, 64. Diện tích rừng giao cho các hộ dân tính đến năm

Hình 2.1: Bản đồ ranh giới xã Sơn Kim 1 “Nguồn:http://huongson.gov.vn/


1Phỏng vấn Ông Trần Quốc Việt, Bí thư xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

2013 là 4.600ha trong đó 2.000ha ở Sơn Kim 2 theo hình thức xâm canh, 2.600ha ở Sơn Kim 1. Diện tích rừng trên địa bàn xã Sơn Kim 1 phần lớn do Lâm trường Hương Sơn, Quân khu 4, các dự án của huyện, Trung tâm CHESH, ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố đang quản lý bảo vệ hơn 11077,5ha. Diện tích trồng keo tính đến thời điểm hiện tại là: 1000ha (mỗi năm thu hoạch khoảng 200-300ha x 30.000.000đ/ha).

- Diện tích đất thổ cư: 17ha, đất vườn: 77ha, diện tích mặt nước: 8ha cho thu hoạch 18-20 tấn/năm, mỗi tấn cho thu hoạch 40.000.000đ.

- Diện tích đất nông nghiệp 166 ha trong đó:

o Ruộng nước 15,6ha, năng xuất lúa nước đạt 11 tấn/ha (tính cả 2 vụ)

o Đất hoa màu 46ha (canh tác 2 vụ): canh tác Ngô: 3 vụ/năm = 120 tấn/ha, Lạc 1 vụ/năm = 2,2 tấn/ha, Đậu xanh, đen = 1,2 tấn/ha.

o Diện tích đất còn lại 104,4 ha: Canh tác cây trồng 1 vụ và trồng cỏ.

Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu: Xã Sơn Kim 1 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về đã bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh, ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rò rệt:

- Mùa mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2500mm đến 2650mm. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54 % tổng lượng mưa cả năm.

- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn. Số ngày gió Tây Nam khô nóng trung bình khoảng 30 – 50 ngày/năm.

Thủy văn: Trên địa bàn có sông Rào Àn, sông Ngàn Phố chảy qua và các nhánh nhỏ của nó (hẹp và có độ dốc lớn, thường gây ra lũ lụt lớn vào mùa mưa). Ở thượng nguồn rừng tự nhiên còn nhiều và tốc độ tái sinh khá tốt nên các sông, suối không bị cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô. Với hệ thống thủy văn nhiều sông và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022