Du lịch sinh thái - 16


sẽ bị tiêu diệt vào những năm 1990-2020 và đến năm 2050 con số này có thể lên đến 25%.

Sự tuyệt chủng của một loài ảnh hưởng khá lớn đến ĐDSH, nó làm mất đi nguồn gen đặc trưng, giảm sự đa dạng về chủng loại trong hệ sinh thái điển hình. Chỉ khi sự tuyệt chủng của loài ưu thế trong hệ sinh thái mới thực sự gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái dẫn đến sự hình thành một diễn thế sinh thái mới, từ đó hình thành và phát triển một hệ sinh thái khác.

Nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng hay sự đe dọa của giống loài là:


o Sự khai thác quà đà.


o Những ảnh hưởng của thú ăn thịt, những kẻ cạnh tranh hay bệnh tật.


o Sự phá huỷ biến đổi nơi sinh sống của giống loài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.


Vì những ảnh hưởng nhân tạo này, tỷ lệ tuyệt chủng và con số chủng loại bị đe doạ tuyệt chủng đã gia tăng nhanh trong vài thế kỷ qua. Hiện tượng này được chứng minh rõ nhất bởi tài liệu đối với động vật có xương sống. Qua 4 thế kỷ gần đây, trên toàn cầu có toàn bộ hơn 700 loài tuyệt chủng được biết đến, bao gồm 100 loài động vật có vú và 100 loài chim, tất cả đều bởi ảnh hưởng nhân tạo.

Du lịch sinh thái - 16

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con người đã có nhiều những bước tiến trong hoạt động duy trì và bảo vệ các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng. Một trong những cách tiếp cận bền vững, bảo vệ các giống loài ngăn chặn sự tuyệt chủng là xây dựng các Khu BTTN, Vườn quốc gia…để hình thành và phát triển loại hình DLST trên thế giới theo đúng nghĩa của nó. Đó chính là hình thức bảo vệ sự ĐDSH một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay, phát triển du lịch đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú như các nước thuộc Châu Phi, Châu Á. Ở các nước này việc phát triển du lịch chưa theo đúng hướng của DLST nên hoạt động này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sự ĐDSH của địa phương. Điển hình là việc quy hoạch, xây dựng mặt bằng cho hoạt động du lịch làm mất đi nơi ở của các loài, hành vi thiếu ý thức của du khách làm huỷ hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên,…

Du lịch sinh thái là một hình thức hoạt động bền vững, nó là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường. Vì vậy, một khi DLST được thực hiện và phát triển đúng hướng sẽ làm giảm nhẹ hoặc loại bỏ


các tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học. DLST sẽ tạo cơ hội có công ăn việc làm và thu nhập cho các cộng đồng địa phương, gia tăng ý thức bảo vệ môi trường cho họ và từ đó làm giảm nhẹ sức ép của con người lên môi trường sinh thái.

Ngoài ra, với tính chất giáo dục của mình, DLST sẽ không những đem lại cho du khách những hiểu biết về môi trường tự nhiên mà còn tạo cho họ ý thức về việc bảo vệ thiên nhiên nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Một trong những cách duy trì, bảo vệ các giống loài và ngăn trặn sự tuyệt chủng là phát triển mở rộng hình thức DLST.

b. DLST với phát triển cộng đồng Cộng đồng bao gồm bốn yếu tố:

- Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác.

- Có sự liên hệ với tình cảm.

- Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả.

- Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể.


Cộng đồng thường được xem như một cơ cấu xã hội, là một đoàn thể con người có những giá trị chuẩn mực, đất mẹ (ranh giới lãnh thổ được xác định trong quá trình phát triển lịch sử), là cơ sở để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Ranh giới hành chính cũng có thể được xem là một cơ sở để phân biệt ranh giới cộng đồng, nhưng trong thực tế thì cơ sở để phân biệt này không cao do những biến động về tổ chức hành chính.

Đoàn kết xã hội là một đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Ý thức cộng đồng hay còn được gọi là tâm thức cộng đồng được quan niệm như là một ý chí và tình cảm chung do quá trình cùng sinh sống trong một đơn vị lãnh thổ, có những mối liên hệ về mặt huyết thống hay quan hệ láng giềng… một cộng đồng tồn tại được là do các thành viên của nó luôn tìm được tiếng nói chung và thống nhất trong mọi hành động. Tuy nhiên, xu thế công nghiệp hóa ở các nước phát triển và đang phát triển đã đưa đến sự biến đổi các quan hệ xã hội trong cộng đồng, chủ yếu là do cơ cấu ngành nghề bị thay đổi.

Cộng đồng khi được coi như một tiến trình xã hội, là một hình thức tương quan giữa người với người có tính kết hợp, theo đó họ được gần nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn. Các cộng đồng nông thôn ít xảy ra các tiến trình theo chiều hướng ly tâm. Tính cố kết chặt, sự di động xã hội ít, sự đa dạng về nghề nghiệp


không lớn, cộng thêm các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng trong cộng đồng, làm cho các hoạt động của cộng đồng nông thôn thường có tính thống nhất cao hơn so với các cộng đồng đô thị.

Các hoạt động kinh tế không chỉ tạo ra cho cộng đồng sự bảo đảm về vật chất mà còn tạo ra sự liên kết cộng đồng. Các cộng đồng nông thôn với một vài nghề chính, thậm chí có những nơi chỉ có thuần một nghề là do sự tương đồng về yếu tố địa lý kinh tế, phương thức sản xuất, cùng chung nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm… Yếu tố thờ chung một tổ nghề đã đem đến cho cộng đồng lớp vỏ cố kết về tinh thần. Làng nghề trong xã hội nông thôn, các phường nghề trong các đô thị cổ là những kiểu cố kết cộng đồng dựa trên cơ sở của các liên kết kinh tế.

Văn hóa là yếu tố biểu thị tổng hợp để nhận biết cộng đồng, hay nói cách khác nó là thuộc tính riêng được hình thành trong quá trình phát triển của mỗi cộng đồng. Yếu tố văn hóa ở đây được xem xét trên ba khía cạnh cơ bản là tộc người, tôn giáo - tính ngưỡng và hệ thống giá trị và chuẩn mực (các định chế xã hội quy định lên sự nhận thức và hành vi của các cá nhân trong cộng đồng). Phát triển cộng đồng là một quá trình trong đó có sự tăng trưởng về kinh tế cộng đồng cùng với những tiến bộ của cộng đồng theo hướng hoàn thiện về các giá trị chân – thiện

– mỹ.


Vài năm trở lại đây, du lịch ở các nước đang phát triển là ngành đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nó cũng đưa đến những hệ quả tiêu cực cho môi trường sinh thái và các cộng đồng dân cư bản địa. Sự thoái hóa môi trường, sư gia tăng khoảng cách về kinh tế và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư đang làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết. DLST trong trường hợp này đã phải gánh thêm chức năng bảo tồn và phát triển cộng đồng ở các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

DLST phải dựa vào một hệ thống các quan điểm về tính chất bền vững và sự tham gia của các cộng đồng địa phương, của dân cư nông thôn và ở những nơi có tiềm năng lớn về DLST. DLST gắn kết giữa nhân dân địa phương với du khách để duy trì những khu hoang dã và những thế mạnh về sinh thái và văn hóa vốn có.

Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế nào khác, bởi vì tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học...) không thể lường hết được. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý và kinh doanh du lịch là làm thế nào để khai thác tốt các hoạt động du lịch mà vẫn không quên


chức năng bảo tồn được các tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững.

c. Quan hệ giữa DLST và phát triển bền vững


Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại, của mọi quốc gia. Cùng với sự gia tăng dân số thì các nhu cầu về đời sống và văn hóa lấy từ môi trường, từ các hệ sinh thái ngày càng gia tăng. Để đáp ứng cho các nhu cầu đó, đòi hỏi phải có sự phát triển kinh tế mà hệ quả của nó không thể tránh được là tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế này, các hệ sinh thái bị phá hủy và chất lượng môi trường xuống cấp.

Du lịch là một ngành kinh tế mà hoạt động của nó cũng có những tác động làm suy giảm tài nguyên và môi trường một cách đáng kể. Khái niệm “du lịch bền vững” hiện vẫn đang được nghiên cứu, phát triển để tìm ra những nguyên nhân làm suy giảm tính hấp dẫn của du lịch bởi sự xuống cấp của tài nguyên môi trường nhằm mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho ngành du lịch mà còn cho cả cộng đồng địa phương.

Trên thực tế, một số trường hợp đã tồn tại sẳn sự cân bằng giữa bảo tồn và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho nên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng không hề dựa vào yếu tố phát triển bền vững nhưng do việc sử dụng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của phát triển bền vững về tài nguyên thiên nhiên nên sự cân bằng vẫn được đảm bảo.

Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong DLST


Để so sánh, nhận xét, đánh giá mức độ phát triển bền vững có thể sử dụng một số chỉ tiêu mang tính định lượng.

Có thể phân thành hai nhóm chỉ tiêu:


(1) Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống: đó là chỉ tiêu phát triển con người (Human Development Indexs – HDI), bao gồm:

- Thu nhập quốc dân tính theo đầu người, biểu thị bằng chỉ số GDP

- Tuổi thọ bình quân đối với nam giới và nữ giới

- Học vấn biểu thị bằng tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ người có trình độ trung học, đại học và trên đại học

- Tự do trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

- Chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm nặng, vừa và không ô nhiễm.


(2) Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái: một xã hội được coi là bền vững sinh thái khi:

- Bảo tồn được hệ sinh thái phụ trợ cuộc sống và đa dạng sinh học (năng suất sinh học).

- Bảo đảm rằng việc sử dụng tài nguyên tái tạo được là bền vững và giảm thiểu việc làm suy thoái tài nguyên không tái tạo được (tính phục hồi).

- Nằm trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái phụ trợ.

- Bảo tồn và quản lý thận trọng tài nguyên thiên nhiên (tiêu chuẩn hàng đầu là duy trì đa dạng sinh học và tính nhất quán của sinh thái).

- Tính bền vững.


(3) Chỉ tiêu về tính bền vững kinh tế


Theo tạp chí Young (1990) có 4 triển vọng kinh tế của phát triển bền vững là:


Tăng trưởng bền vững kinh tế được xác định bằng lượng hàng hóa cực đại có thể tiêu thụ mà không làm giảm đi giá trị của tài sản vốn

TS vốn = TS tạo nên + TS tự nhiên + Chất lượng môi trường


Sử dụng tài nguyên tái tạo theo phương thức sao cho chất lượng cuộc sống là hàm số đồng biến với chất lượng môi trường

Sử dụng tài nguyên không tái tạo sao cho giá trị thực của tổng lượng tài nguyên không tái tạo không bị suy giảm theo thời gian

Đảm bảo trạng thái vững bền của kinh tế. Tăng trưởng kinh tế nên giữ ở mức “Zero” vì khả năng vật chất của trái đất là có hạn, không thể cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và chứa đựng chất thải của sản xuất một cách vô hạn. Khi ra các quyết định về kinh tế cần dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính bền vững, theo chiến lược về “Tiêu chuẩn an toàn tối thiểu” nhằm ngăn ngừa trước những hiểm họa về môi trường có thể xảy ra.

Chỉ tiêu về xã hội: Duy trì và gia tăng chất lượng đời sống (công bằng là yếu tố chính để đạt được mục tiêu này) và sự công bằng giữa các thế hệ trong việc phân phối tài nguyên

Phát triển du lịch bền vững cần tính đến các yếu tố:


- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế.

- Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài.

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại song song đó không gây ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ trong tương lai.

Để đạt yêu cầu phát triển du lịch sinh thái bền vững đòi hỏi phải có sự tương tác giữa khu vực tư và cộng đồng để hướng tới một xã hội ổn định. Những quy định về phát triển du lịch bền vững cũng đòi hỏi các cộng đồng làm việc trong một cơ cấu rộng thóang.

Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới những nơi môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu về các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy du khách lòng yêu thiên nhiên và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.

Như vậy, DLST là loại hình du lịch với những hoạt động có sự nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm với xã hội. Thuật ngữ “Responsible travel” hay “Responsible tourism” (du lịch có trách nhiệm) luôn gắn liền với khái niệm DLST, hay nói một cách khác, DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm là không làm ảnh hưởng đến các khu BTTN, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì và phát triển cuộc sống cộng đồng người dân địa phương.

Tóm lại, có thể nói DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:


- Phát triển dựa vào giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản địa

- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái

- Có giáo dục và diễn giải về môi trường

- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.


CHƯƠNG 6

QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ DU LỊCH SINH THÁI



Mục đích của việc quy hoạch DLST là để đảm bảo rằng các KBTTN gắn thêm chức năng DLST vào đó mà không gây xáo trộn quá lớn đến chức năng của KBTTN đó. DLST sẽ thành công nếu tài nguyên thiên nhiên trong KBTTN đó được bảo vệ. Tài nguyên thiên nhiên sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất nếu có được một chiến lược quản lý, và các nhà quản lý KBTTN và cộng đồng địa phương đóng một vai trò đi đầu trong chiến lược quản lý này.

DLST đang nhanh chóng chiếm được sự chú ý của nhiều người. Mặc dù, các cộng đồng sống gần các khu BTTN đang có những cơ hội việc làm mới từ du lịch nhưng các nhà quản lý các khu BTTN này lại đang phải đối mặt với số lượng du khách đến với các KBTTN ngày một tăng. Các chuyên gia phát triển nông thôn và chính quyền các cấp đang xem DLST như một nguồn trao đổi ngoại tệ quan trọng và tiềm năng kinh tế từ DLST cũng rất đáng kể. Các công chức của các hãng du lịch đang bắt đầu soạn thảo các chính sách về DLST; các cơ quan tài trợ thuộc các thành phần tư nhân đang đánh giá khả năng tài chính để đầu tư vào DLST... Nói chung, ngành du lịch đã và đang có những lợi thế để phát triển những chuyến tham quan thiên nhiên mới, theo phong cách DLST. Các tác giả chuyên viết về các chuyến du lịch đang cố để có được những thông tin mới nhất về sự đổi mới này; các băng hình về DLST đang trở nên dồi dào và dĩ nhiên, các du khách, yếu tố đầu tiên sau tất cả các yếu tố nhiệt tình trên – đang ngày càng trở nên phiêu lưu hơn, hướng về thiên nhiên hơn, và bị lôi cuốn hơn vào các chuyến đi. Du khách đến thăm các vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên và sinh quyển trên phạm vi toàn cầu nhiều hơn bao giờ hết và coi những chuyến đi này như một cách để hiểu biết hơn về môi trường thiên nhiên và trả nợ cho tự nhiên.

Sự tác động của DLST về lý thuyết là quá rõ ràng. Xét về khía cạnh môi trường, cái giá tiềm năng phải trả của DLST là sự suy thoái về môi trường, sự không công bằng và sự không ổn định về kinh tế, và sự thay đổi tiêu cực về về văn hóa xã hội. Lợi ích tiềm tàng về DLST là tạo ra nguồn kinh phí cho các khu BTTN, tạo công ăn việc làm cho những người sống gần với các khu BTTN, thúc đẩy giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn. Việc xác định cái giá phải trả và lợi ích tiềm tàng nói trên đã làm xuất hiện những ý kiến khác nhau về DLST. Nhiệm vụ của chúng ta giờ đây là phải nhìn nhận được điểm gặp của DLST, bảo tồn và phát triển, và tìm ra phương pháp để giảm thiểu cái giá phải trả và làm gia


tăng tối đa những lợi ích của DLST và bảo tồn. Theo Hội bảo tồn đời sống hoang dã thế giới (WWF), những lĩnh vực này là: quản lý khu BTTN, phát triển bền vững ở các vùng đệm, giáo dục môi trường cho ngưới tiêu dùng và những quyết định về chính sách ảnh hưởng tới DLST và bảo tồn. Quản lý khu BTTN là một trong những yêu cầu cấp bách nhất.

6.1 ĐỊNH NGHĨA QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI


Quy hoạch DLST là việc tổ chức phân chia các đơn vị không gian lãnh thổ trong phạm vi một khu vực có hệ sinh thái (HST) đặc trưng - thường là một khu có cảnh quan sinh thái đặc thù như các khu BTTN (BTTN) hoặc vườn quốc gia (VQG) sao cho vừa phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên vốn có của nó, đồng thời vừa tổ chức được hoạt động DLST, bảo vệ và tôn tạo hệ sinh thái trên mỗi đơn vị ấy một cách hiệu quả nhất.

Sở dĩ phải tiến hành quy hoạch vì hoạt động DLST là hoạt động thường được tiến hành ở những khu BTTN hoặc các VQG - nơi lưu trữ các giá trị ĐDSH của tự nhiên hay những hệ sinh thái có cảnh qua đặc thù. Đây là những khu vực khi thành lập đã có những quy chế phân vùng hợp lý, vì vậy, ta cần phải quy hoạch sao cho vừa phát triển DLST vừa phù hợp với quy chế thành lập mà không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống của các sinh vật trong từng đơn vị lãnh thổ ở các KBTTN hoặc các VQG.

6.2 CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT LỰA CHỌN MỘT KHU VỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DLST

Một khu vực được ưu tiên lựa chọn để phát triển DLST cần phải có một số yêu cầu sau:

o Có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, cùng với sự phong phú và độc đáo của các giá trị văn hoá bản địa, có tính đại diện cho một vùng.


o Có tính đại diện cao cho một hoặc vài HST điển hình, với tính ĐDSH cao, có sự tồn tại của những loài sinh vật đặc hữu có giá trị khoa học, có thể dùng làm nơi tham quan nghiên cứu.

o Gần với những khu du lịch khác trong vùng, để có thể tổ chức một tour du lịch trọn gói, trong đó khu vực được quy hoạch là một điểm DLST nổi bật và quan trọng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023