Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Trong Xây Dựng Lối Sống Cho Sinh Viên Gắn Với Việc Tạo Lập Môi Trường Học Đường Lành Mạnh Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa


dân tộc trong xây dựng đạo đức, lối sống mới. Tư tưởng, tình cảm, lối sống của Người đều thể hiện sự kết hợp vô cùng tinh tế, nhuần nhuyễn giữa những tinh hoa văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là những tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách, lối sống mới - con người xã hội chủ nghĩa. Người từng dạy: trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt như đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Đồng thời Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ”. Nền giáo dục toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới không nằm ngoài lời dạy của Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với chắt lọc sự tiên tiến của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

Tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ XXI.

Trong tư tưởng về phương pháp giáo dục, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học và học tập suốt đời. Người quan niệm: "Về cách học, phải lấy tự học làm cốt". Điều này tương đồng với quan điểm của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”. Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành 5 vấn đề:

- Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích

học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn.

- Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời.

- Muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải

bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

- Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học.


Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 17

- Học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đến đó.

Trên cơ sở lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn luôn coi trọng vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc trong xây dựng đạo đức mới, lối sống mới. Trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, Đảng và Nhà nước ta xác định đây là bộ phận cấu thành quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 góp phần bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, nhằm mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu đối với thanh niên Việt Nam được đặt ra là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đây là những mục tiêu và chỉ tiêu quan trọng nhằm phát triển thanh niên sinh viên Việt Nam một cách toàn diện, từ thể chất đến tinh thần, từ ý thức công dân đến lý tưởng sống, từ năng lực, trình độ đến kỹ năng, khát vọng sống, khả năng làm chủ tri thức và hội nhập thời đại, nhằm hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về việc phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong xây dựng lối sống mới là hết sức đúng đắn, vừa thể hiện tính khoa học, cách mạng, vừa mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Do đó, trong quá trình xây dựng lối sống mới cho thanh niên sinh viên hiện nay chúng ta cần quán triệt, trung


thành, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục giá trị truyền thống, xây dựng cho đất nước lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng có đời sống tinh thần cao đẹp, có trình độ khoa học, kỹ thuật cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

4.1.3. Phát huy giá trị đạo đức trong xây dựng lối sống cho sinh viên gắn với việc tạo lập môi trường học đường lành mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, của xã hội, bao gồm môi trường địa lý, môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân” [87, tr.108]. Các ông chỉ rõ, để tìm hiểu bản chất con người, cần phân tích môi trường kinh tế - xã hội, tức là môi trường được tạo nên bởi con người thông qua hoạt động thực tiễn của họ. Môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, trong sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức, lối sống, ngược lại, sẽ gây cản trở cho sự phát triển ấy, sẽ tạo ra những con người có lối sống tha hóa, biến chất.

Môi trường kinh tế - xã hội được coi là lành mạnh khi ở đó, sự phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, sự phát triển kinh tế phải là tiền đề vật chất của sự phát triển con người, phát triển xã hội. Sự phát triển con người với lối sống mới lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, tạo môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, lành mạnh.

Để xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, từ góc độ quốc gia, một mặt Đảng ta chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển kinh tế xây dựng xã hội giàu mạnh, đồng thời thực hiện


công bằng xã hội trong từng bước phát triển, thực hiện dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiến tới xã hội văn minh. Trong quá trình đó, Đảng ta chú trọng kiện toàn cơ chế thị trường thông qua việc hoàn thiện hệ thống luật pháp phù hợp với sự vận hành lành mạnh của thị trường, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội; thực hiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường mà còn là yêu cầu trong xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới, đảm bảo tạo việc làm, thu nhập chính đáng và cơ hội phát triển cho mọi người, trong đó có sinh viên.

Việc lành mạnh hoá môi trường học đường, công bằng, dân chủ, có kỷ cương pháp luật, tạo dư luận xã hội phê phán những biểu hiện sai sẽ có tác dụng củng cố tinh thần hiếu học, đoàn kết, niềm tin, ý chí phấn đấu trong sinh viên.

Môi trường giáo dục đào tạo bao gồm cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, quan hệ thầy - trò với văn hoá ứng xử và các yếu tố về nội dung, phương thức giáo dục rèn luyện của thầy - trò. Nhà trường, học đường, trường mầm non thực hành, ký túc xá, nhà trọ chính là môi trường xã hội thu nhỏ của sinh viên, là môi trường đặc biệt của sinh viên.

Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên nên môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh sẽ là môi trường lý tưởng để cho sinh viên hình thành lối sống mới. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người, lối sống mới là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Học đường là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động giáo dục, rèn luyện của sinh viên. Môi trường giáo dục trong nhà trường là môi trường gần, tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên theo mục tiêu mô hình đào tạo. Nó gồm tổng thể các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các


giá trị vật chất, tinh thần được hiện thực hoá trong nhà trường. Môi trường giáo dục lành mạnh không chỉ bó hẹp ở cảnh quan xanh - sạch - đẹp, mà chủ yếu là các giá trị xã hội được hiện thực hoá. Cần xây dựng các mối quan hệ chuẩn mực trong nhà trường; công bằng, văn minh, đó là các mối quan hệ thầy - trò, quan hệ cấp trên và cấp dưới, giữa phục vụ và được phục vụ… Các quan hệ này phải được xây dựng theo đúng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chế độ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới, lối sống mới phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc như: tôn sư trọng đạo, yêu lẽ phải, công bằng, danh dự…

Phải xây dựng quan hệ thầy - trò trong sáng, tốt đẹp vì đó là quan hệ cơ bản nhất trong nhà trường, tác động trực tiếp đến lối sống sinh viên. Xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường thông qua các hoạt động toạ đàm, hoạt động đoàn thể, hoạt động kỹ thuật, thông qua xây dựng các cảnh quan tự nhiên nhân văn nhằm bồi dưỡng tâm lý, tình cảm và hứng thú thanh nhã chân, thiện, mỹ. Hoàn cảnh giáo dục con người tốt đẹp, văn minh có tác dụng khích lệ tinh thần, nâng cao tố chất cho sinh viên, không một giáo trình môn học nào có thể thay thế được.

Hiện nay, môi trường học đường ít nhiều đã bị các tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường xâm nhập, làm tha hoá một bộ phận cán bộ, giảng viên, sinh viên. Các hiện tượng tiêu cực như: lười học, ý thức học tập kém, tiếp thu thụ động, gian dối trong học tập và thi cử… đang trở nên phổ biến. Phải “tăng cường trật tự, kỷ cương, xây dựng, củng cố nền nếp, thực hiện trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học. Phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục thiết thực và sâu sắc đối với học sinh, sinh viên” [50, tr.13]. Một mặt, cần nêu cao tinh thần trung thực, tự trọng của sinh viên, mặt khác cần có quy chế quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm đối với cả giảng viên và sinh viên. Cải tiến công tác thi cử, áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm và làm bài tự luận theo hướng ra đề mở, gắn lý thuyết với thực hành, gắn hiểu biết với kinh nghiệm cá nhân của sinh viên để hạn chế tình trạng sao chép, học vẹt.


Đối với sinh viên sống trong ký túc xá, các bộ phận làm công tác quản lý sinh viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để quản lý, giáo dục, định hướng các hoạt động vui chơi lành mạnh cho sinh viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải kịp thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các phong trào, hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức. Đẩy mạnh cuộc vận động “Ký túc xá là nhà, sinh viên là chủ”, xây dựng “Phòng ở kiểu mẫu”, Hội thi “Nét đẹp sinh viên nội trú”… Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ thăm dò dư luận sinh viên, đội an ninh xung kích, đặc biệt là tổ phát thanh tuyên truyền trong khu nội trú nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin thời sự của sinh viên, nêu gương người tốt việc tốt, đồng thời đó cũng là phương tiện trao đổi tình cảm của sinh viên.

Hiện tại nhiều sinh viên đang gặp khó khăn về nhà ở do ký túc xá không đủ. Việc một số sinh viên phải thuê nhà ở ngoài có thể dễ bị nhiễm thói hư, tật xấu. Vì vậy, không chỉ các nhà trường mà cả xã hội cần phải quan tâm đến vấn đề này. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa việc quản lý của nhà trường với việc quản lý của công an khu vực, chính quyền địa phương với sinh viên thuê trọ cũng như các chủ nhà có phòng cho thuê. Thành lập các nhóm sinh viên ngoại trú theo các khu vực sinh viên thuê trọ, cử nhóm trưởng theo dõi thường xuyên và tham gia các buổi giao ban với Nhà trường. Mỗi học kỳ Nhà trường cử cán bộ quản lý đến thăm hỏi, khảo sát tình hình thực tế để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn.

Trong quá trình giáo dục sinh viên, nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với các nơi sinh viên thực tập, vì đó là môi trường hết sức quan trọng trong việc rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Nếu môi trường thực hành nghề trong sạch, lành mạnh; tập thể đoàn kết, yêu thương, gắn bó với nhau; trong sáng…sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành lối sống mới cho sinh viên, giúp sinh viên thêm yêu nghề mà mình đã chọn.

Phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo

dục lối sống mới cho sinh viên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm


phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống mới cho sinh viên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN.

Với vị trí và chức năng của mình, nhà trường, gia đình và xã hội đều có vai trò quan trọng riêng. Để tạo ra hiệu quả cao trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên thì cả nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội đều phải tự xây dựng mình thành những môi trường văn hoá lành mạnh, làm cho sinh viên thực sự tin tưởng, yên tâm học tập, rèn luyện. Sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng trong quản lý và giáo dục của cả ba thành tố này là rất quan trọng, nếu buông lỏng, coi nhẹ bất cứ một khâu nào, sẽ tạo những khoảng trống là cơ hội cho cái xấu len lỏi vào, lấn át, xô đẩy quá trình rèn luyện đạo đức của sinh viên.

Thực chất ở đây là đi tìm tiếng nói chung trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp với sự tác động nhiều chiều, đa dạng trong công tác xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Có thể sử dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi thông tin về các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay là việc làm có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là lối sống văn minh tiến bộ, tích cực, chủ động và lành mạnh. Đó là lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại. Để thực hiện mục tiêu trên, để phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau.


4.2.1. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người, lối sống mới là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Môi trường giáo dục trong nhà trường là môi trường gần, tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân cách, lối sống sinh viên. Nó gồm tổng thể các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các giá trị văn hóa, các giá trị tinh thần được hiện thực hóa trong nhà trường. Ở đây, các tổ chức chính trị trong nhà trường giữ vai trò quyết định trực tiếp. Vì thế cần phải nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay.

Cùng với chủ trương, chính sách của Bộ Giáo dục về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và xây dựng lối sống sinh viên, vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu là rất quan trọng trong công tác giáo dục lối sống mới cho sinh viên. Nó có tác dụng lãnh đạo, định hướng nhận thức và hành động, xây dựng chiến lược kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo thực hiện xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, đặc biệt là trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị; thông qua hoạt động của Phòng Công tác Sinh viên, hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các phương tiện truyền thông đại chúng…

Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Trên nền tảng ý thức đạo đức tốt, sinh viên sẽ tích cực rèn luyện, học tập nâng cao trình độ. Qua đó chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ được từng bước nâng cao. Ban Giám hiệu cần kiên trì thực hiện nghiêm mục tiêu đào tạo và yêu cầu về chất lượng đối với sinh viên tốt nghiệp để có những nhà sư phạm “vừa hồng, vừa chuyên”, cương quyết không để tốt nghiệp những sinh viên không đảm bảo chất lượng hoặc chất lượng thấp, không đạt chuẩn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022