Kiến Nghị Về Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố tác động của YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT cho thấy có mối tương quan giữa các yếu tố trong công tác QLĐT, mô hình hồi quy tuyến tính mô tả tác động của YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT cho kết quả đồng nhất giữa đánh giá của SV và đánh giá của CB, GV về yếu tố chịu tác động nhiều nhất đó là quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo như CSVC, trang thiết bị, cảnh quan môi trường,…Cụ thể như sau:

+ Theo đánh giá của SV: mô hình hồi quy tuyến tính được thiết lập cho thấy YKPH của SV có tác động nhiều nhất đến hoạt động hỗ trợ đào tạo như CSVC, trang thiết bị, tiếp đó là HĐHT của SV, HĐGD của GV và cuối cùng là nội dung CTĐT (Y = 0,277 * hoạt động hỗ trợ đào tạo + 0,222 * hoạt động học tập của SV + 0,164 * hoạt động giảng dạy của GV + 0,129 * chương trình đào tạo).

+ Theo đánh giá của CB, GV: mô hình hồi quy tuyến tính được thiết lập cho thấy YKPH của SV có tác động nhiều nhất đến hoạt động hỗ trợ đào tạo như CSVC, trang thiết bị, tiếp đó là quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung CTĐT và cuối cùng là HĐHT của SV. (Y = 0,376 * quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo + 0,138 * quản lý mục tiêu đào tạo + 0,072 * quản lý chương trình đào tạo + 0,060 * quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên + 0,054 * quản lý hoạt động học tập của sinh viên).

Qua kết quả đánh giá tác động của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đối với các nội dung của hoạt động QLĐT, tác giả luận án đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD và hoạt động QLĐT ở ĐHQGHN.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Quá trình nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, luận án đã góp phần hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về thông tin phản hồi, YKPH của SV về HĐGD, hoạt động quản lý và QLĐT, xác định chức năng và các nội dung cơ bản của QLĐT bao gồm: quản lý mục tiêu ĐT, quản lý CTĐT, quản lý HĐGD của GV, quản lý HĐHT của SV, quản lý các hoạt động HTĐT (CSVC, trang thiết bị, môi trường đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý…); luận án cũng hệ thống được cơ sở lý luận về đánh giá và đánh giá tác động trong giáo dục cũng như phương pháp đánh giá tác động trong giáo dục trên cơ sở vận dụng phương pháp đánh giá tác động chính sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

1.2. Về thực tiễn

Hoạt động lấy YKPH của SV đối với HĐGD đã và đang được các trường đại học trên khắp thế giới triển khai thực hiện bởi vai trò, ý nghĩa của hoạt động này đem lại. Bởi vậy cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động này, tuy nhiên nghiên cứu về tác động gián tiếp của hoạt động này đến công tác quản lý đào tạo của mỗi trường đại học khi triển khai thực hiện thì chưa có công trình nghiên cứu nào được đề cập đến. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tác động của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đối với hoạt động QLĐT rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Kết quả đánh giá cho biết mức độ đạt được mục tiêu, mức độ ảnh hưởng của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đến các nội dung của hoạt động QLĐT trong ĐHQGHN

Tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội - 22

Với mục đích đó, luận án đã tìm hiểu, khảo sát và đánh giá hoạt động lấy YKPH của SV đối với HĐGD, thực trạng hoạt động QLĐT tại các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN theo các nội dung QLĐT đã được xác định từ nghiên


cứu cơ sở lý luận. Luận án đã xác định được thực trạng hoạt động QLĐT, những điểm mạnh, hạn chế trong hoạt động QLĐTở ĐHQGHN.

Luận án đã đánh giá được tác động của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đến các nội dung QLĐT đại học ở ĐHQGHN, kết quả đánh giá cho thấy có sự tác động theo các mức độ khác nhau trong mỗi nội dung QLĐT.

Kết quả đánh giá tác động cùng với những ý kiến đề xuất của tác giả là cơ sở giúp cho các cấp quản lý của ĐHQGHN nhìn nhận và đánh giá hiệu quả của việc triển khai hoạt động lấy YKPH từ người học, từ đó có những điều chỉnh trong hoạt động lấy YKPH của SV, hoạt động QLĐT nói chung, hoạt động giảng dạy nói riêng và trong cả hoạt động quản lý về ĐBCLGD theo hướng tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo

Luận án này mới dừng lại đánh giá tác động của YKPH của SV về HĐGD đối với hoạt động QLĐTcủa ĐHQGHN, chưa tiến hành trên diện rộng đối với các cơ sở giáo dục khác, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều trường đại học khác để có được đánh giá toàn diện về hoạt động lấy YKPH của SV.

Luận án đã thực hiện đánh giá tác động trên phạm vi nội dung khá rộng của quản lý đào tạo nên chưa đánh giá được cụ thể, chi tiết đối với từng nội dung của hoạt động này, có thể tiếp tục nghiên cứu đánh giá tập trung vào một nội dung cụ thể như CTĐT và cần mở rộng đánh giá tác động của YKPH từ các bên liên quan khác không chỉ riêng đối với CB, GV và SV; việc tiến hành so sánh, đánh giá kết quả hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD giữa các đơn vị đào tạo cũng sẽ là một nghiên cứu rất cần thiết.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Vương Thị Phương Thảo (2015), “Đánh giá môi trường giáo dục đại học qua ý kiến phản hồi của sinh viên”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội, (số 49), tr. 22-24.

2. Vương Thị Phương Thảo, Cấn Thị Thanh Hương (2015), “Vấn đề sử dụng kết quả đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy”, Tạp chí Quản lý giáo dục, (số 71), tr. 8-11.

3. Vương Thị Phương Thảo, Phan Xuân Hiếu (2017), “Tiếp cận đa chiều về quản lý hoạt động đào tạo ở ĐHQGHN”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, (số 1), tr. 10-22.

4. Phan Xuân Hiếu, Vương Thị Phương Thảo và các cộng sự (2017), “Performance Prediction for Students: A Multi-Strategy Approach”, Tạp chí CIT, Volume 17, (No.2), pp. 164-182.

5. Phan Xuân Hiếu, Vương Thị Phương Thảo và các cộng sự. Phân tích, phai khá dữ liệu dạy học và thông tin phản hồi của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đào tạo. Đề tài cấp ĐHQGHN mã số QG.15.29. Nghiệm thu tháng 5/2018 đạt loại Tốt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Vũ Thị Phương Anh (2005), “Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh”, Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 48-63.

2. Đặng Quốc Bảo (2001), Kinh tế học giáo dục: Một số vấn đề luận về những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2005), Lí luận giáo dục học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Dự án Việt Bỉ về Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Công văn số 1276/BGD-ĐT ngày 20/2/2008.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Công văn số 2754/BGD-ĐT ngày 20/5/2010.

7. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Lý luận đại cương về quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Trần Văn Chương (2016), Quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.


10. Võ Xuân Đàn (2007), “Sinh viên đại học nhìn từ giác độ phương pháp và công cụ đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 16-19.

11. Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Quy chế đào tạo đại học. Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014.

12. Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Hướng dẫn đánh giá chất lượng thông qua phản hồi từ các bên liên quan, Công văn số 5077/HD- ĐHQGHN ngày 23/12/2014.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa 11 về Đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

14. Đặng Ngọc Dinh (2013), “Một số tiếp cận trong nghiên cứu chính sách”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, (Tập 2 số 2), tr. 96-103.

15. Hoàng Trọng Dũng (2008), Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại Đại học Dân lập Văn Lang, Luận văn thạc sỹ Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Laure Pasquier-Doumer, François Roubaud, Phùng Đức Tùng, Bertrand Savoye et al (2013), Đánh giá tác động: các phương pháp và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính vi mô”, Khái niệm quản lý và rủi ro: Các cách tiếp cận phương pháp luận ứng dụng trong phát triển, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. NXB Tri thức, 2014, tr.269-310.


17. Nguyễn Quang Giao (2007), “Bàn về phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua đánh giá của sinh viên”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 20-23.

18. Hồ Cảnh Hạnh (2013), Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục Trung học cơ sở vùng Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

19. Phan Xuân Hiếu, Vương Thị Phương Thảo và các cộng sự (2018), Phân tích, phai khá dữ liệu dạy học và thông tin phản hồi của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đào tạo. Đề tài cấp ĐHQGHN mã số QG.15.29.

20. Trần Hữu Hoan (2011), Quản lý và đánh giá chương trình môn học trình độ đại học trong học chế tín chỉ, Luận án tiến sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Hùng (2010), Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Luận án tiến sĩ khoa học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

22. Bùi Thị Thu Hương (2013), Quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Mai Hương (2011), Quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay,


Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Cấn Thị Thanh Hương (2011), Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud - IRD-DIAL (2008), “Đánh giá tác động của các chính sách công: thách thức, phương pháp và kết quả”, Những cách tiếp cận phương pháp luận mới ứng dụng trong phát triển, Khóa học Mùa hè 2008, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. NXB Thế giới, Hà Nội, 2009, tr. 16-45.

26. Bùi Trung Kiên (2005), “Hiệu quả trong công tác đánh giá giảng viên”, Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Lê Chi Lan (2015), Tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao động đến chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế (Nghiên cứu trường hợp tại một số trường được chọn tại Thành phố Hồ Chí Minh). Luận án tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Phạm Quang Lê (2007), Giáo trình Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ.

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên, 2003), Giáo dục học đại học, Giáo trình dùng cho các lớp Giáo dục học đại học và Nghiệp vụ sư phạm đại học, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Nguyễn Đức Lợi (2008), Giáo trình Khoa học Quản lý, NXB Tài chính, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024