- HĐHT8.19. Triển khai công tác giáo dục mục đích, động cơ học tập của SV; hướng dẫn SV phương pháp học tập bậc đại học
- HĐHT8.20. Biện pháp quản lý hoạt động tự học và HĐHT trên lớp của sinh viên
- HĐHT8.21. SV tham gia lấy YKPH về HĐGD của giảng viên
- HĐHT8.22. Các hoạt động hỗ trợ việc học tập của SV
- HĐHT8.23. Công nhận kết quả học tập của SV được đơn vị đào tạo được thực hiện đúng quy chế đào tạo
- HĐHT8.24. Kết quả học tập của SV được thông báo công khai, đúng thời hạn, được quản lý và lưu trữ theo đúng quy định
- HĐHT8.25. Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo quy định
- HĐHT8.26. Tỷ lệ người học đạt chuẩn đầu ra đúng thời hạn khi tốt nghiệp
- HĐHT8.27. sinh viên tốt nghiệp đáp ứng mục tiêu đào tạo
Từ đồ thị hình 4.17 cho thấy tiêu chí HĐHT8.18. SV được phổ biến đầy đủ quy chế đào tạo ngay từ đầu khóa học có ĐTB cao nhất 3.73 so với 9 tiêu chí còn lại. Điều đó chứng tỏ nhà trường rất quan tâm đến các hỗ trợ người học. Kết quả này tương đồng với nhận định người học về các hoạt động trong nhà trường. Điều đó chứng tỏ, đối với việc quản lý HĐHT của SV mà cụ thể thông qua hoạt động quản lý kết quả học tập của SV cũng rất quan trọng vì kết quả học tập phản ánh quá trình học tập của mỗi SV, từ đó đánh giá được chất lượng giảng dạy và đào tạo. Việc quản lý kết quả học tập theo quy định và có thông báo kịp thời cho người học là rất quan trọng và cần thiết, phản ánh tính khách quan, chính xác của việc kiểm tra đánh giá. Kết quả phân tích đối với hoạt động này cho thấy được các đơn vị đào tạo thực hiện nghiêm túc nhất.
- “Việc quản lý HĐHT của SV cũng chịu ảnh hưởng từ những YKPH của SV, các chế độ chính sách hỗ trợ người học trong quá trình đào tạo được nhà trường quan tâm hơn…”.
Cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng Khoa trực thuộc
- “SV của chúng tôi được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập tại nhà trường…‟
Giảng viên Trường đại học thành viên
- “Khi trường triển khai hoạt động lấy YKPH của SV, việc quản lý HĐHT của SV được thực hiện có hiệu quả, việc kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ được thực hiện nghiêm túc và nhanh chóng, SV được cấp bằng tốt nghiệp ngay sau kết thúc CTĐT”.
Cán bộ quản lý, Giảng viên Trường đại học thành viên
Hộp 4.3. Ý kiến phỏng vấn cán bộ, giảng viên về hoạt động lấy ý kiến phản
hồi của sinh viên tác động đến quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Bảng 4.5. Kiểm định mức độ thay đổi trong quản lý hoạt động học tập xét theo đặc điểm cá nhân cán bộ, giảng viên
Đánh giá tác động (%) | Kiểm định thống kê | Giá trị mức ý nghĩa | ||||
Khôn g thay đổi gì | Tha y đổi ít | Thay đổi nhiề u | ||||
1. Giới tính | Nữ | 3.2 | 21.9 | 34.9 | 4.124 | 0.390 > 0.1 |
Nam | 1.7 | 17.5 | 20.9 | |||
2. Vị trí công tác | Cán bộ | 2.0 | 18.9 | 25.3 | 7.341 | 0.500 > 0.1 |
Giảng viên | 2.2 | 14.5 | 21.3 | |||
3. Nơi công tác | Trường ĐH Công nghệ | 1.5 | 5.4 | 8.4 | 60.74 9 | 0.002 < 0.01 |
Trường ĐH Giáo dục | 1.2 | 2.4 | 5.1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đến Quản Lý Đào Tạo Và Một Số Đề Xuất
- Tác Động Của Hoạt Động Lấy Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đến Quàn Lý Chương Trình Đào Tạo
- Tác Động Của Hoạt Động Lấy Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đến Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Sinh Viên
- Tác Động Của Hoạt Động Lấy Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đến Quản Lý Các Hoạt Động Hỗ Trợ Đào Tạo
- Phân Tích Hồi Quy Yếu Tố Tác Động Của Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đến Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo
- Đối Sánh Kết Quả Đánh Giá Tác Động Giữa Cán Bộ, Giảng Viên Và Sinh Viên
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Đánh giá tác động (%) | Kiểm định thống kê | Giá trị mức ý nghĩa | ||||
Khôn g thay đổi gì | Tha y đổi ít | Thay đổi nhiề u | ||||
Trường ĐH Kinh tế | 0.5 | 6.9 | 9.1 | |||
Trường ĐH Ngoại ngữ | 0.5 | 6.9 | 6.4 | |||
Trường ĐH KHTN | 0 | 3.9 | 8.4 | |||
Trường ĐH KHXH&NV | 0.2 | 5.9 | 8.6 | |||
Khoa Luật | 0.5 | 4.1 | 4.2 | |||
Khoa Y dược | 0.2 | 0.2 | 3.2 | |||
Khoa Quốc tế | 0.2 | 3.4 | 2.4 | |||
4. Thâm niên công tác | Dưới 5 năm | 1.5 | 14 | 20.9 | - 0.032 | 0.607 > 0.1 |
Từ 5 đến 10 năm | 2 | 14 | 14.8 | |||
Trên 10 năm | 1.5 | 11.3 | 20.1 |
Từ bảng 4.5 cho thấy chỉ có yếu tố liên quan đến nơi công tác cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p = 0.002 < 0.01. Kết quả này cho thấy có sự tương đồng trong đánh giá mức độ thay đổi về quản lý HĐHT và quản lý đào tạo khi triển khai hoạt động lấy YKPH trên hai nhóm khách thể cả người học và cán bộ giảng viên trong toàn ĐHQGHN. Ngoài ra các yếu tố liên quan đến giới tính, vị trí và thâm niên công tác cho thấy không có sự khác biệt trong cách đánh giá giữa các nhóm khách thể khác nhau.
4.4. Tác động của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
4.4.1. Kết quả đánh giá của sinh viên
Đánh giá của SV về chất lượng HĐGD của GV đã có những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động giảng dạy trên lớp. ĐTB của thang đo này dao
động trong khoảng từ 3.30 đến 3.40. Trong 5 tiêu chí liên quan đến hoạt động giảng dạy, tiêu chí về “Giảng viên thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV theo đúng quy định” có thay đổi tích cực nhất (ĐTB = 3.40). Riêng 2 tiêu chí liên quan đến đội ngũ giảng viên để thực hiện CTĐT và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy có thay đổi ít nhất trong 5 tiêu chí. Đánh giá của người học về hoạt động giảng dạy cho thấy đây là hoạt động rất phù hợp và sự đánh giá chính xác của sinh viên đối với một cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam. Trong những năm qua, ĐHQGHN là một đại học tiên phong trong lĩnh vực đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.
Hình 4.18. Mức độ thay đổi trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên qua đánh giá của sinh viên
Trong đó:
- HĐGD9.1. Trường/Khoa có đủ đội ngũ giảng viên để thực hiện CTĐT
- HĐGD9.2. Giảng viên giảng dạy đúng nội dung và thời lượng của CTĐT
- HĐGD9.3. Giảng viên thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV theo đúng quy định
- HĐGD9.4. Giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy
- HĐGD9.5. Trường/Khoa thực hiện lấy YKPH của SV về HĐGD Bảng 4.6. Kiểm định mức độ thay đổi trong quản lý hoạt động giảng dạy
của giảng viên xét theo đặc điểm cá nhân sinh viên
Đánh giá tác động (%) | Kiểm định thống kê | Giá trị mức ý nghĩa | ||||
Không thay đổi gì | Thay đổi chưa nhiều | Có thay đổi | ||||
1. Giới tính | Nam | 2.1 | 10.5 | 10.8 | 2.797 | 0.946 > 0.1 |
Nữ | 7.7 | 33.5 | 35.4 | |||
2. Nơi đào tạo | Khoa Luật | 1.7 | 7.7 | 6.2 | 50.304 | 0.021< 0.05 |
Khoa Quốc tế | 0.4 | 2.5 | 1.8 | |||
Khoa Y dược | 0.3 | 1.8 | 2.1 | |||
Trường ĐH Công nghệ | 0.4 | 3.6 | 4.9 | |||
Trường ĐH KHTN | 1.7 | 6.1 | 5.8 | |||
Trường ĐH KHXH&NV | 0.7 | 3.3 | 5.3 | |||
Trường ĐH Kinh tế | 0.7 | 2.4 | 2.4 | |||
Trường ĐH Ngoại ngữ | 3.3 | 12.9 | 14.4 | |||
Trường ĐH Giáo dục | 0.6 | 3.8 | 3.5 | |||
3. Sự trải nghiệm của SV tại trường | SV năm thứ 2 | 4.6 | 18.7 | 17.9 | 0.047 | 0.077 < 0.1 |
SV năm thứ 3 | 2.9 | 14.3 | 15.4 | |||
SV năm thứ 4 | 2.2 | 10.7 | 12.9 |
Kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê liên quan đặc điểm cá nhân SV cho thấy chỉ có 2 yếu tố liên quan đến nơi đà o tạo và sự trải nghiệm của SV tại trường đều có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể khác nhau khi nhìn nhận về mức độ thay đổi HĐGD của GV khi triển khai hoạt động lấy YKPH. Cụ thể nhóm SV của Trường ĐH Ngoại ngữ và SV của Khoa Luật cho rằng nhà trường có nhiều thay đổi nhất về hoạt động giảng dạy kể từ khi nhà trường triển khai hoạt động lấy YKPH. Riêng sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 cho rằng các thầy cô của Trường/Khoa thay đổi tích cực trong hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, yếu tố liên quan đến giới tính không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tác động về mức độ thay đổi HĐGD của GV khi triển khai hoạt động lấy YKPH.
4.4.2. Đánh giá của cán bộ, giảng viên
Đánh giá của CB, GV về sự thay đổi HĐGD từ khi triển khai lấy YKPH của SV cho thấy ĐTB của 7 tiêu chí liên quan đến nội dung này dao động trong khoảng từ 3.49 đến 3.63. Ba tiêu chí mà theo đánh giá của CB, GV có thay đổi nhiều nhất liên quan đến đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn để thực hiện CTĐT, đảm bảo nội dung và thời lượng của CTĐT và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo. Riêng tiêu chí liên quan lấy YKPH của các bên liên quan về HĐGD được triển khai theo quy định theo đánh giá của CB, GV ít có thay đổi.
Kết quả thống kê cho thấy nhờ có sự kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy một cách chặt chẽ nên việc giảng dạy của giảng viên được thực hiện theo đúng nội dung và chương trình đào tạo đã quy định. Nội dung và thời lượng chương trình đào tạo được đảm bảo đầy đủ là một trong những yếu tố góp phần
đảm bảo chất lượng đào tạo. Điều này phù hợp với xu thế của thời đại đại học
4.0 và nhất là với một đại học được coi là tiên phong đổi mới của Việt Nam.
Hình 4.19. Mức độ thay đổi trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên qua đánh giá của cán bộ, giảng viên
Trong đó:
- HĐGD8.11. Đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn để thực hiện CTĐT
- HĐGD8.12. Đội ngũ GV được phân công giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo
- HĐGD8.13. Giảng viên giảng dạy đảm bảo nội dung và thời lượng của CTĐT
- HĐGD8.14. Giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo
- HĐGD8.15. Quy trình và phương pháp kiểm tra đánh giá quá trình học tập của người học phù hợp với yêu cầu về chuẩn đầu ra của CTĐT
- HĐGD8.16. Lấy YKPH của các bên liên quan về HĐGD được triển khai theo quy định
- HĐGD8.17. Kiểm tra, giám sát HĐGD của giảng viên được thực hiện nghiêm túc
Bảng 4.7. Kiểm định mức độ thay đổi trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên xét theo đặc điểm cá nhân cán bộ, giảng viên
Đánh giá tác động (%) | Kiểm định thống kê | Giá trị mức ý nghĩa | ||||
Không thay đổi gì | Thay đổi chưa nhiều | Có thay đổi | ||||
1. Giới tính | Nữ | 0.7 | 20.7 | 38.6 | 3.214 | 0.523 > 0.1 |
Nam | 1.2 | 14.9 | 23.9 | |||
2. Vị trí công tác | Cán bộ | 1.2 | 18.4 | 26.6 | 6.564 | 0.584 > 0.1 |
Giảng viên | 0.7 | 12.3 | 25 | |||
3. Nơi công tác | Trường ĐH Công nghệ | 0 | 5.2 | 10.1 | 42.502 | 0.102 > 0.1 |
Trường ĐH Giáo dục | 0.2 | 2.7 | 5.9 | |||
Trường ĐH Kinh tế | 0.5 | 5.2 | 10.8 | |||
Trường ĐH Ngoại ngữ | 0.5 | 5.7 | 7.6 | |||
Trường ĐH KHTN | 0 | 3.2 | 9 | |||
Trường ĐH HXH&NV | 0.2 | 6.4 | 8.1 | |||
Khoa Luật | 0.2 | 4.6 | 3.9 | |||
Khoa Y dược | 0.2 | 0.2 | 3.2 | |||
Khoa Quốc tế | 0 | 2.5 | 3.7 | |||
4. Thâm niên công tác | Dưới 5 năm | 0 | 2.5 | 3.7 | -0.010 | 0.875 > 0.1 |
Từ 5 đến 10 năm | 0.7 | 13.1 | 22.6 | |||
Trên 10 năm | 0.7 | 11.8 | 18.2 |
Từ bảng 4.7 cho thấy chỉ có yếu tố liên quan đến nơi công tác cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p = 0.002 < 0.01. Kết quả này cho thấy có sự tương đồng trong đánh giá mức độ thay đổi CTĐT và quản lý đào tạo khi triển khai hoạt động lấy YKPH trên hai nhóm khách thể cả người học và cán bộ giảng viên trong toàn ĐHQGHN. Ngoài ra các yếu tố